K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 8 2017

Đáp án D.

Giải thích: Các nước có thải lượng khí thải cacbon đioxit nhiều nhất vào môi trường lần lượt là Trung Quốc 10 540 000 tấn; Hoa Kì 5 334 000 tấn; EU 3 415 000 tấn; Ấn Độ 2 341 000 tấn; Nga 1 766 000 tấn; tiếp đến là Nhật Bản, Liên Bang Đức,… Lượng khí thải từ các nhà máy xí nghiệp, công nghiệp của 10 quốc gia phát thải lớn nhất đóng góp 68.2% trong tổng số lượng phát thải của cả thế giới. Lượng khí thải này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng môi trường toàn cầu đang bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề.

13 tháng 6 2016
  •  
    • Cộng hoà Indonesia
    • Liên bang Malaysia
    • Cộng hoà Philippines
    • Cộng hòa Singapore
    • Vương quốc Thái Lan
    • Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
    • Vương quốc Brunei 
    • Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 
    • Liên bang Myanma
    • Vương quốc Campuchia 
13 tháng 6 2016

Gồm 10 quốc gia:

- Việt Nam

- Philipin

- Malaixia

- Brunây

- Inđônêxia

- Xingapo

- Thái Lan

- Campuchia

- Lào

- Mianma

13 tháng 6 2016

Đặc điểm tự nhiên Miền Đông:

  • Địa hình phần lớn là đồng bằng châu thổ màu mỡ.
  • Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
  • Sông ngòi: có nhiều sông lớn (Hoàng Hà, Trường Giang, Tây Giang)
  • Khoáng sản kim loại làu là chủ yếu.

Thuận lợi:

  • Đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào và khí hậu gió mùa thuận lợi cho nông nghiệp phát triển.
  • Tài nguyên khoáng sản phong phú tạo điều kiện phát triển công nghiệp khai thác và luyện kim

Khó khăn:

  • thiên tai gây khó khăn cho đời sống và sản xuất (bão, lũ, lụt,..)
13 tháng 6 2016

* Miền Đông:

+ Thuận lợi:

- Địa hình thấp có nhiều đồng bằng  rộng lớn,  đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho phát triển trồng trọt

- Khí hậu cận nhiệt gió mùa và ôn đới gió mùa, mưa nhiều, thuận lợi cho phát triển cơ cấu cây trồng đa dạng

-Sông ngòi: hạ lưu của các sông lớn như: Hoàng Hà, Trường Giang, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho việc phát triển thuỷ điện, thuỷ lợi và giao thông…

- Có nhiều khoáng sản nhất là khoáng sản  kim loại màu phát triển công nghiêp chế tạo, luyện kim.

+ Khó khăn: Nhiều bão ,lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp

Tham khảo:

 

- Việt Nam bắt đầu cử lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình (GGHB) Liên hợp quốc từ tháng 6/2014. Đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, được Liên hợp quốc và các đối tác quốc tế đánh giá cao; góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam nói chung và Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế. Hoạt động của lực lượng giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam tại địa bàn phái bộ đã để lại dấu ấn tích cực về hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong thời đại mới.

- Theo Thông tin từ Cục giữ gìn hòa bình Việt Nam, từ tháng 6/2014 đến tháng 8/2022, Quân đội đã cử 512 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại Phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, khu vực Abyei và Trụ sở Liên hợp quốc. Các lực lượng của Việt Nam đã và đang hoàn thành tốt nhiệm vụ; được Đảng, Nhà nước, nhân dân ghi nhận, đồng tình ủng hộ và Liên hợp quốc cùng cộng đồng quốc tế đánh giá cao, đóng góp vào sự thành công trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 của Việt Nam với tỷ lệ phiếu bầu rất cao (192/193 phiếu tán thành). Đồng thời, lực lượng Quân đội tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc đã thể hiện tính chuyên nghiệp, tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết quốc tế, đặc biệt là khả năng thích ứng nhanh trong môi trường làm việc khắc nghiệt tại các phái bộ.

Một điểm nổi bật nữa trong việc tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam là đã phát huy và khẳng định được vai trò của quân nhân nữ trong hoạt động giữ gìn hòa bình. Thực hiện Nghị quyết 1325 của Liên hợp quốc về Phụ nữ, hòa bình và an ninh, trong 8 năm qua, Việt Nam đã cử tổng số 74 nữ quân nhân tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình, trong đó, có 8 sĩ quan nữ tham gia theo hình thức cá nhân, hoạt động độc lập (chiếm 20% so với tỷ lệ trung bình của Liên hợp quốc là dưới 10%); 45 nữ quân nhân trong đội hình Bệnh viện dã chiến cấp 2 (chiếm 16-21% so với tỷ lệ trung bình của Liên hợp quốc là 12%); còn Đội công binh Việt Nam có 21 nữ quân nhân (chiếm gần 12%), trong khi các Đội công binh giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc của các nước khác không có nữ quân nhân tham gia. Điều này được Liên hợp quốc đánh giá cao và ghi nhận.

- Việc tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc đã khẳng định Việt Nam là thành viên có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế. Nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện trách nhiệm của quốc gia thành viên đối với lĩnh vực giữ gìn hòa bình sẽ góp phần thiết thực vào việc giải quyết các vấn đề an ninh, bảo vệ hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới; đồng thời, thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước, nâng cao uy tín, vị thế của Quân đội và tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

- Có 19/53 lượt sĩ quan tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình theo hình thức cá nhân, hoạt động độc lập đã kết thúc nhiệm kỳ công tác được Liên hợp quốc đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (chiếm 30%, trong khi tỷ lệ trung bình của các nước là 2%). Đáng chú ý, năm 2020, 4 sĩ quan của Cục giữ gìn hòa bình Việt Nam đã xuất sắc vượt qua các bài kiểm tra và được Liên hợp quốc tuyển dụng (3 sĩ quan làm việc tại Cục Các hoạt động hòa bình, Trụ sở Liên hợp quốc và 1 sĩ quan làm việc tại Phái bộ giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc, điều phối các hoạt động quân sự với Chính phủ Cộng hòa Trung Phi).

1.sản lượng CN Nhật Bản đứng 2/TG, sau Hoa Kì, trong đó ngành đóng góp nhiều nhất là:A. CN chế tạo B. SX điện tửC. Xây dựng và công trình công cộng D. Dệt  2/ HIỆN nay, Nhật Bản đứng thứ 3 trên thế giới về GDP sau Hoa Kì vàA. Ấn ĐộB. Liên bang NgaC. Trung Quốc D. Anh3/ Hiện nay, về KT tài chính, Nhật Bản...A. 1/TGB. 2/TG sau Hoa KìC. 3/TG sau Hoa Kì, ĐứcD. 2/TG sau EU4. Do là một  quốc gia quần...
Đọc tiếp

1.sản lượng CN Nhật Bản đứng 2/TG, sau Hoa Kì, trong đó ngành đóng góp nhiều nhất là:

A. CN chế tạo 

B. SX điện tử

C. Xây dựng và công trình công cộng 

D. Dệt

  2/ HIỆN nay, Nhật Bản đứng thứ 3 trên thế giới về GDP sau Hoa Kì và

A. Ấn Độ

B. Liên bang Nga

C. Trung Quốc 

D. Anh

3/ Hiện nay, về KT tài chính, Nhật Bản...

A. 1/TG

B. 2/TG sau Hoa Kì

C. 3/TG sau Hoa Kì, Đức

D. 2/TG sau EU

4. Do là một  quốc gia quần đảo, hơn nữa KT PT , khoa học kỹ thuật hiện đại nên ngành GTVT biển của Nhật Bản hết sức PT, hiện đứng thứ 

A. 1/TG

B. 3/TG

C.2/TG

D. 4/TG

5. ý nào sau đây sai về KT  nông nghiệp của Nhật

A. Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền KT Nhật Bản

B. Diện tích đất nông nghiệp rộng nhưng kém phì nhiêu

C. nền nông nghiệp PT theo hướng thâm canh

D.  Tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP chỉ khoảng 1%

6. Để rút ngắn khoảng cách với các nước PT đồng thời tiết kiệm được thời gian và chi phí, Nhật Bản đã thực hiện chính sách 

A. Tận dụng triệt để nguồn đầu tư của nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kì

B.Đẩy mạnh đầu tư vào các nước khác để tận dụng nguồn tài nguyên và nhân công giá rẻ 

C. Đầu tư nhiều hơn nữa cho GD và ĐT nguồn LĐ có chất lượng cao

D. Tích cực NK công nghệ và kĩ thuật của nước ngoài

7.Câu nhận xét nào là đúng nhất về về ngoại thương của Nhật bản trong những trong năm gần đây?

A. Ngoại thương ngày càng PT

B.Ngoại thương có mức tăng trưởng không cao

C.Thương mại ngày càng tăng nhanh

D.Luôn là nước xuất siêu với giá trị XNK ngày càng tăng

8. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế là đặc điểm của vùng 

A. Hôn-su
B. Kiu-xiu
C. Xi-cô-cư
D. Hô-cai-đô

9.Hiện nay về kinh tế khoa học, kỹ thuật và tài chính Nhật được xếp  thứ mấy sau các nước là

A .Hoa Kỳ 

B .Hoa Kỳ - Trung Quốc 

C.Trung Quốc

D. Hoa Kỳ - LB Nga

10.Nông nghiệp  giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế của Nhật Bản là

A.Thiếu lao động có chuyên môn trong nông nhiệp

B.Diện tích đất nông nghiệp ít

C Không được chú trọng phát triển của nhà nước 

D.Chịu tác động của thiên tai

0

Tham khảo:

 

- Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc, tổ chức đóng vai trò trung tâm trong xây dựng luật pháp quốc tế, gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột và ứng phó với các thách thức toàn cầu.

- Quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc trong hơn 40 năm qua đã góp phần bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia - dân tộc của ta, nhất là duy trì, củng cố môi trường hòa bình, an ninh và thuận lợi cho phát triển đất nước; thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng hơn và góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế; làm sâu sắc hơn quan hệ của ta với các nước, các đối tác chủ chốt và bạn bè và tranh thủ một nguồn lực quan trọng phục vụ công cuộc phát triển đất nước.

- Mặt khác, Việt Nam đã chủ động đóng góp tích cực và ngày càng thực chất đối với hoạt động của Liên hợp quốc. Tiêu biểu như:

+ Đề cao vai trò của Liên hợp quốc và chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, quan hệ bình đẳng, hợp tác phát triển giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc, phản đối hành động áp bức, xâm lược, cấm vận đơn phương trong quan hệ quốc tế;

+ Tham gia đóng góp vào quá trình thảo luận, thông qua nhiều nghị quyết, tuyên bố quan trọng của Liên hợp quốc về hợp tác phát triển, giải trừ quân bị, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống khủng bố, bảo đảm quyền con người.

+ Việt Nam được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đánh giá là một điển hình thành công trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và là một quốc gia quyết tâm và nghiêm túc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và Thỏa thuận Pa-ri về biến đổi khí hậu.

+ Việt Nam cũng tích cực thúc đẩy các sáng kiến cải tổ Liên hợp quốc, đặc biệt được đánh giá là một trong những quốc gia đi đầu triển khai sáng kiến “Thống nhất hành động” của Liên hợp quốc nhằm tăng hiệu quả hoạt động của Liên hợp quốc ở cấp độ quốc gia.

- Với những đóng góp của mình, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào nhiều vị trí, cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc và ghi được nhiều “dấu ấn” Việt Nam tại các cơ quan như tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Hội đồng Kinh tế - xã hội (ECOSOC).

=> Như vậy, trong 45 năm qua, hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc đạt kết quả tốt và có tác dụng tích cực, vừa đáp ứng được yêu cầu, lợi ích của Việt Nam trong từng giai đoạn, vừa góp phần tăng cường vai trò, tiếng nói và “dấu ấn” đóng góp của Việt Nam tại Liên hợp quốc.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

♦ Toàn cầu hóa kinh tế

- Biểu hiện:

+ Sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, vốn, lao động… giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng, phạm vi mở rộng.

+ Các hợp tác song phương, đa phương trở nên phổ biến, nhiều hiệp định được kí kết.

+ Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động.

+ Mạng lưới tài chính toàn cầu phát triển nhanh.

+ Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành.

+ Các hiệp ước, nghị định, hiệp định và tiêu chuẩn toàn cầu trong sản xuất kinh doanh được nhiều nước tham gia, áp dụng rộng rãi.

- Hệ quả:

+ Thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tăng trưởng nhanh kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển chuỗi liên kết toàn cầu.

+ Gia tăng mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực; mở ra nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi, những thành tựu của khoa học kĩ thuật tiên tiến và công nghệ.

+ Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo và đặt ra nhiều vấn đề: giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ vững tính tự chủ quốc gia về kinh tế…

- Ảnh hưởng:

+ Mang lại nhiều cơ hội để các nước tiếp cận những nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Tạo khả năng để các nước nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất; mở rộng thị trường quốc tế… góp phần cải thiện mức sống và giải quyết việc làm.

+ Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách; cải cách kinh tế xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp, thay đổi công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư.

+ Gia tăng sự bất bình đẳng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

♦ Khu vực hóa kinh tế

- Biểu hiện:

+ Nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành và quy mô ngày càng lớn.

+ Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau

- Hệ quả:

+ Tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tạo sự gắn kết, xây dựng một môi trường phát triển ổn định và hợp tác.

+ Tạo khả năng để khai thác hiệu quả và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội.

+ Góp phần làm giảm sức ép và sự phụ thuộc từ các nước ngoài khu vực, tạo vị thế của khu vực trên trường quốc tế.

+ Xuất hiện các vấn đề: tự chủ về kinh tế, cạnh tranh kinh tế, trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực.

- Ảnh hưởng:

+ Mỗi nước có điều kiện thuận lợi để thu hút được nguồn vốn bên ngoài, hợp tác phát triển; đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa.

+ Mỗi quốc gia thành viên đều có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế; xây dựng một khu vực phát triển hài hòa, ổn định bền vững

Câu 1. Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn nằm ở khu vực A. Đông Nam Á. B. Bắc Á. C. Đông Á. D. Tây Nam Á. Câu 2. Trung Quốc là quốc gia láng giềng nằm ở phía nào của nước ta? A. Phía bắc. B. Phía nam. C. Phía tây. D. Phía đông. Câu 3. Ý nào nào sau đây không chính xác khi nói về đặc điểm vị trí và lãnh...
Đọc tiếp

Câu 1. Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn nằm ở khu vực

A. Đông Nam Á. B. Bắc Á. C. Đông Á. D. Tây Nam Á.

Câu 2. Trung Quốc là quốc gia láng giềng nằm ở phía nào của nước ta?

A. Phía bắc. B. Phía nam. C. Phía tây. D. Phía đông.

Câu 3. Ý nào nào sau đây không chính xác khi nói về đặc điểm vị trí và lãnh thổ Trung Quốc?

A. Có diện tích lớn sau LB Nga, Ca-na-đa và Hoa Kì.

B. Nằm ở khu vực Đông Á, tiếp giáp với 14 quốc gia.

C. Phía đông giáp Biển Đỏ với đường bờ biển dài khoảng 9000km.

D. Các bộ phận lãnh thổ ven biển gom đặc khu hành chính Hồng Công, Ma Cao và đảo Đài Loan.

Câu 4. Dòng sông nào sau đây tạo thành một đoạn biên giới tự nhiên khá dài giữa Trung Quốc và LB Nga?

A. Hoàng Hà. B. Trường Giang.

C. Hắc Long Giang (A-mua). D. Vôn-ga.

Câu 5. Dãy núi được coi là biên giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Ấn Độ là

A. Hoàng Liên Sơn. B. Hy-ma-lay-a.

C. Côn Luân. D. Thiên Sơn.

Câu 6. Với đặc điểm “Lãnh thổ trải dài từ khoảng 20°B tới 53°B và khoảng 73°Đ tới 135°Đ, giáp 14 nước”, Trung Quốc có thuận lợi cơ bản về mặt kinh tế - xã hội là

A. có thể giao lưu với nhiều quốc gia.

B. có nhiều tài nguyên thiên nhiên

C. có nhiều dân tộc cùng sinh sống.

D. phân chia thành 22 tinh, 5 khu tự trị.

Câu 7. Với đặc điểm “Lãnh thồ trải dài từ khoảng 20°B tới 53°B và khoảng 73°Đ tới 135°Đ, giáp 14 nước Trung Quốc có khó khăn cơ bản trong việc

A. quản lí xuất, nhập cảnh. B. Quản lí xuất, nhập khẩu.

C. quản lí hành chính, chính quyền D. đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Câu 8. Ranh giới giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc thường được phân định theo kinh tuyến

A. 105° Tây. B. 105° Đông. C. 115°Tây. D. 115° Đông.

Câu 9. Miền tự nhiên có nhiều thuận lợi hơn để phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc là

A. miền Đông. B. miền Tâỵ C. miền Tây Bắc. D. miền Tây Nam.

Câu 10. Miền nào của Trung Quốc có đặc điểm tự nhiên sau: “gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa; khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt”

A. Miền Đông B. Miền Tây. C. Miền Bắc. D. Miền Nam.

Câu 11. Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc nằm ở vùng đồng bằng

A. Đông Bắc. B. Hoa Bắc. C. Hoa Trung. D. Hoa Nam.

Câu 12. Các đồng bằng phía đông của Trung Quốc lần lượt từ Bắc xuống Nam là

A. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.

B. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trang, Hoa Nam.

C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

D. Hoa Nam, Hoa Trang, Hoa Bắc, Đông Bắc.

Câu 13. Đồng bằng ở Trung Quốc được tạo nên bởi sông Hoàng Hà là

A. Đông Bắc. B. Hoa Bắc. C. Hoa Trung. D. Hoa Nam.

Câu 14. Đồng bằng do sông Trường Giang bồi đắp là

A. Đông Bắc. B. Hoa Bắc. C. Hoa Trung. D. Hoa Nam.

Câu 15. Địa hình núi cao nhất của Trung Quốc tập trung ở khu vực

A. Đông Bắc. B. Đông Nam. C. Tây Nam. D. Tây Bắc.

Câu 16. Thiếc là loại khoáng sản tập trung ở khu vực nào của Trung Quốc?

A. Phía bắc giáp Mông cổ. B. Phía đông giáp biển.

C. Phía nam giáp Việt Nam. D. Phía tây bắc giáp Ca-dắc-xtan.

Câu 17. Biết diện tích Trung Quốc là 9562,9 nghìn km2, dân số giữa năm 2015 là 1371,9 triệu người, vậy mật độ dân số của nước này là

A. 144 người/km. B. 144 người/km2.

C. 8191 người/km2. D. 10 934 người/km2

Câu 18. Năm 2015, dân số Trung Quốc là 1371,9 triệu người, biết tỉ lệ dân thành thị trong năm này là 54%, vậy số dân thành thị của Trung Quốc năm 2015 là

A. 740 826 triệu người. B. 25 406 triệu người.

C. 740 826 nghìn người. D. 1317,9 triệu người.

Câu 19. Các dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng dân số Trung Quốc?

A. 10%. B. 50%. C. 70%. D. 90%.

Câu 20. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư, xã hội hiện nay ở Trung Quốc?

A. Các khu tự trị tập trung chủ yếu ở vùng núi và biên giới.

B. Các thành phố lớn tập trung chủ yếu tại miền Đông

C. Tỉ lệ dân nông thôn khoảng 46%.

D. Mức gia tăng dân số tự nhiên cao.

Câu 21. Để hạn chế tốc độ tăng dân số, từ năm 1979, Trung Quốc đã thực hiện chính sách dân số với nội dung

A. mỗi gia đình có 1 đến 2 con. B. mỗi gia đình chỉ có 1 con trai.

C. mỗi gia đình chỉ có 1 con. D. mỗi gia đình chỉ có 2 con.

Câu 22. Mặt tiêu cực của chính sách dân số “1 con” ở Trung Quốc là

A. giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.

B. chất lượng đời sống dân cư được cải thiện

C. mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.

D. tỉ lệ dân thành thị tăng.

Câu 23. Ý nào sau đây đúng với đặc điểm phân bố dân cư của Trung Quốc?

A. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Tây.

B. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Đông

C. Dân cư phân bố đều, tập trung chủ yếu ở nông thôn.

D. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền núi.

Câu 24. Các thành phố có trên 8 triệu dân của Trung Quốc là

A. Bắc Kinh, Thiên Tân. B. Bắc Kinh, Thượng Hải.

C. Thượng Hải, Trùng Khánh. D. Trùng Khánh, Hồng Công.

Câu 25. Miền Đông Trung Quốc có nhiều thành phố triệu dân và dân cư tập trung đông chủ yếu do

A. gần biển, khí hậu mát mẻ.

B. đất phù sa màu mỡ, địa hình bằng phẳng.

C. nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú.

D. nền kinh tế phát triển.

Câu 26. Miền Tây Trung Quốc dân cư thưa thớt chủ yếu do

A. điều kiện tự nhiên không thuận lợi.

B. sông ngòi ngắn dốc, thường xuyên gây lũ.

C. ít tài nguyên khoáng sản và đất trồng.

D. nhiều hoang mạc, bồn địa.

Câu 27. Nhìn chung miền Tây Trung Quốc thưa dân (chủ yếu có mật độ dưới 1 ngườì/km2) nhưng lại có một dải có mật độ đông hơn với mật độ 1 - 50 người/km2 là do

A. gắn với tuyến đường sắt Đông - Tây mới xây dựng.

B. đó là phần thuộc lưu vực sông Hoàng Hà.

C. gắn với lịch sử “Con đường tơ lụa”.

D. chính sách phân bố dân cư của Trung Quốc.

Câu 28. Tỉ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết chữ ở Trung Quốc là

A. thấp. B. trung bình. C. cao. D. rất cao.

Câu 29. về mặt giáo dục, ý nào sau đây không phải là giải pháp Trung Quốc đã làm để chuẩn bị và bổ sung liên tục lực lượng lao động có chất lượng cho công cuộc hiện đại hoá đất nước?

A. Nhập khẩu nhiều lao động phổ thông nước ngoài.

B. Cải cách giáo dục, đa dạng hoá các loại hình trường trong nước

C. Cử người đi đào tạo ở nước ngoài.

D. Thuê chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài.

Câu 30. Người Trung Quốc cổ đại là chủ nhân của những phát minh nào sau đây?

A. Đồng hồ, la bàn, gìấy, thuốc súng.

B. La bàn, giấy, kĩ thuật in, bom nguyên tử.

C. La bàn, giấy, kĩ thuật in, thuốc súng.

D. Đúc đồng, gỉấy, thuốc súng, la bàn.

0