Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Những thành tựu
- Về lương thực, thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên, chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân và thay đổi cán cân xuất - nhập khẩu.
- Hàng hóa trên thị trường nhất là hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi.
- Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về quy mô, hình thức.... đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội.
- Đã kìm chế được một bước đà lạm phát.
- Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường và có sự điều tiết của nhà nước.
- Những thành tựu, ưu điểm, tiến bộ đạt được chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp. Công cuộc đổi mới như là một cuộc cách mạng, có thành tựu, ưu điểm nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.
* Những tồn tại yếu kém :
- Đất nước chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.
- Nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nhức nhối chưa được giải quyết.
- Nền kinh tế vẫn còn mất cân đối lớn, lạm phát vẫn còn cao, người lao động vẫn còn thiếu việc làm, hiệu quả kinh tế thấp.
- Chưa có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
- Chế độ tiền lương còn bất hợp lí, đời sống của những người lao động chủ yếu bằng lương và trợ cấp xã hội cũng như một bộ phận nhân dân vẫn còn giảm sút.
Ý nghĩa:
- Những thành tựu của 15 năm đổi mới (1986 – 2000) chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp, được đông đảo quần chúng ủng hộ.
- Việc mở rộng quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, tạo thêm nhiều thuận lợi để đổi mới và phát triển kinh tế – xã hội với nhịp độ nhanh hơn.
- Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và thành công, Việt Nam cũng đứng trước nhiều khó khăn, thử thách, đòi hỏi sự nỗ lực vươn lên tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ và tiến kịp thời đại.
* Kinh tế: tuy có bước phát triển mới: kĩ thuật và nhân lực được đầu tưu. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối, nghèo nàn, lạc hậu, lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
* Xã hội: các giai cấp và xã hội có chuyển biến mới.
- Giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hóa: 1 bộ phận địa chủ vừa và nhỏ tham gia phong trào chống Pháp và tay sai.
- Giai cấp nông dân, bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai. Họ là lực lượng to lớn của cách mạng.
- Giai cấp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng, nhạy bén với thời cuộc, có tinh thần chống Pháp và tay sai.
– Giai cấp tư sản số lượng ít, thế lực yếu, bị phân hóa thành tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam có khuynh hướng dân tộc dân chủ.
- Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, tăng nhanh về số lượng, năm 1929 có 22 vạn người. Họ bị nhiều tầng áp bức, bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có tinh thần yêu nước mạnh mẽ, sớm chịu ảnh hưởng cách mạng vô sản.
Vì vậy, giai cấp công nhân sớm vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Xã hội Việt Nam mâu thuẫn sâu sắc, đó là mâu thuẫn dân tộc ta với Pháp và tay sai.
- Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
- Góp phần làm thay đổi bộ mặt đất nước.
- Cải thiện đời sống nhân dân.
- Tăng niềm tin của nhân dân dưới sựu lãnh đạo của Đảng.
Đáp án D
Những thành tựu, ưu điểm, tiến bộ đạt được trong việc bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới đã chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới là bước đầu phù hợp.