K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 6 2018

Bên cạnh nội dung yêu nước là chủ đề xuyên suốt các sáng tác trung đại giai đoạn trước đó, ở giai đoạn văn học này (từ TK XVIII đến TK XIX) xuất hiện một vài nội dung mới:

+ Chạy giặc, văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu): âm hưởng hùng tráng về thời kì bi thương của dân tộc nhưng cũng đầy tự hào.

+ Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ): tư tưởng canh tân, đổi mới đất nước

+ Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh): ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước

+ Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) Nỗi lòng hướng về dân chúng,và tình yêu nước thầm kín

+ Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương): tình cảnh mất nước và nỗi lòng thương xót của tác giả

13 tháng 7 2017

Văn học thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa vì:

- Lúc bấy giờ, xã hội phong kiến từng bước khủng khoảng, khởi nghĩa, chiến tranh liên miên

- Chủ nghĩa nhân đạo lúc này trở thành một trào lưu, với hàng loạt tác phẩm tên tuổi: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm… gắn liền với các tác giả Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương…

- Nội dung thể hiện của chủ nghĩa nhân đạo:

+ Các tác giả hướng tới giá trị cao đẹp của con người

+ Sự cảm thương cho những kiếp người nhỏ bé, đặc biệt là người phụ nữ

+ Khẳng định đề cao nhân phẩm, truyền thống đạo lý, nhân nghĩa của con người

- Vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong văn học từ thế kỉ XVIII đến kết XIX là:

+ Hướng tới quyền sống của con người

+ Ý thức về cá nhân mạnh mẽ hơn: tài năng, quyền sống, hạnh phúc cá nhân…

Nội dung cơ bản: “Đề cao vẻ đẹp và tài năng của con người (Truyện Kiều), khao khát hạnh phúc lứa đôi ( Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm)

28 tháng 5 2018

Văn học có hai truyền thống: chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo

- Văn học giai đoạn đầu TK XX tới Cách mạng tháng Tám:

+ Quan tâm phản ánh mọi giai tầng, kể cả người dân lầm than

+ Tố cáo, thể hiện khát vọng mãnh liệt của cá nhân về vẻ đẹp hình thức, phẩm giá

b, Các thể loại văn học mới: phóng sự, lí luận phê bình văn học

+ Tiểu thuyết cách tân xóa bỏ sự vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học Trung Quốc, kết cấu chương hồi, cốt truyện li kì

+ Tiểu thuyết hiện đại trọng tính cách nhân vật, đi sâu vào thế giới nội tâm

+ Lối kể linh hoạt, kết thúc có hậu, gần với đời sống

- Thơ: xóa bỏ tính quy phạm, ước lệ trong thơ cũ

+ Cái tôi Thơ Mới được giải phóng, giàu cảm xúc

+ Nhìn thế giới bằng đôi mắt háo hức, tích cực hơn

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Đoạn văn:

Sẽ có những thay đổi lớn trong cách chúng ta sống, làm việc và du lịch trong tương lai. Nhưng nhờ vào dữ liệu, tự động hóa và phần mềm, cách chúng ta tương tác với hành tinh sẽ thông minh và hiệu quả hơn. Việc tiêu thụ năng lượng sẽ chuyển sang năng lượng gió và mặt trời khi các nguồn này trở nên kinh tế hơn. Các tòa nhà sẽ tự tạo ra năng lượng bằng cách sử dụng các nguồn tái tạo. Việc phát điện cục bộ đó sẽ cung cấp điện cho các công trình lân cận và đóng góp vào lưới điện. Với hơn 150 công ty đang làm việc tích cực về phương tiện giao thông hàng không đô thị (UAM), những năm tới sẽ chứng kiến một loạt các ý tưởng taxi bay chạy bằng điện mới. Cuối cùng, các mô hình này sẽ có thể bay mà không cần phi công. Các tòa nhà sẽ phản hồi theo nhu cầu cảm tính và lý tính của người sử dụng. Điều đó có nghĩa là năng lượng sẽ chỉ được tiêu thụ khi nhà có người sử dụng, từ đó tối ưu hóa hiệu quả sử dụng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

8 tháng 11 2017

=> Đáp án D

1 tháng 7 2019

Hiện đại hóa: quá trình làm cho văn học thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại, đổi mới theo hình thức văn học phương Tây

Các nhân tố tạo điều kiện:

+ Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đưa đất nước phát triển tiến bộ

+ Sự góp phần của báo chí, ngành xuất bản dần thay thế chữ Hán, Nôm tạo điều kiện nền văn học Việt Nam hình thành, phát triển

- Qúa trình hiện đại hóa của văn học diễn ra:

+ Giai đoạn thứ nhất ( từ đầu TK XX tới năm 1920)

+ Giai đoạn thứ hai ( 1920 – 1930)

+ Giai đoạn thứ ba (1930- 1945)

⇒ Văn học giai đoạn đầu chịu nhiều ràng buộc của cái cũ, tạo nên tính chất giao thời văn học

b, Sự phân hóa của văn học Việt Nam:

+ Chia thành hai bộ phận: công khai và không công khai

+ Do đặc điểm của nước thuộc địa, chịu sự ảnh hưởng, chi phối của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc

+ Văn học công khai chia nhỏ: văn học lãng mạn và văn học hiện thực

+ Văn học không công khai có văn thơ cách mạng của chiến sĩ và người tù yêu nước

c, Nguyên nhân:

- Sự thúc bách của yêu cầu thời đại

- Chủ quan của nền văn học

- Cái tôi thức tỉnh, trỗi dậy

- Nhu cầu thưởng thức, văn chương trở thành hàng hóa

24 tháng 5 2018

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho bởi tư tưởng đạo đức, nhân nghĩa của ông

+ Người có tư tưởng đạo đức thuần phác, thấm đẫm tinh thần nhân nghĩa yêu thương con người

+ Sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn

+ Những nhân vật lý tưởng: con người sống nhân hậu, thủy chung, biết sống thẳng thắn, dám đấu tranh chống lại các thế lực bạo tàn

- Nội dung của lòng yêu nước thương dân

+ Ghi lại chân thực thời kì đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù quân giặc, nhiệt liệt biểu dương người anh hùng nghĩa sĩ hi sinh vì Tổ quốc

+ Tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những kẻ bán nước, cầu vinh

+ Ca ngợi những người sĩ phu yêu nước, giữ niềm tin vào ngày mai, bất khuất trước kẻ thù, khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước

- Nghệ thuật của ông mang đậm dấu ấn của người dân Nam Bộ

+ Nhân vật đậm lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị, lối thơ thiên về kể, hình ảnh mỗi nhân vật đều đậm chất Nam Bộ

+ Họ sống vô tư, phóng khoáng, ít bị ràng buộc bởi phép tắc, nghi lễ, nhưng họ sẵn sàng hi sinh về nghĩa

27 tháng 11 2018

Nội dung chính của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945:

- Nội dung yêu nước: Yêu nước gắn liền với quê hương, trân trọng truyền thống văn hóa dân tộc, ca ngợi cảnh đẹp quê hương, đất nước, yêu nước gắn với lí tưởng xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản

- Nội dung nhân đạo: Gắn với sự thức tỉnh cá nhân của người cầm bút

Đáp án cần chọn là: C

17 tháng 4 2023

Gợi ý cho em các ý: 

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận

TB: 

Bàn luận:

Nêu khái niệm sống ích kỉ là gì?

Biểu hiện của lối sống ích kỉ:

+ Chỉ biết nghĩ đến lợi ích của riêng mình

+ Khôn lỏi, lừa việc nặng nhọc cho người khác

+ Không chịu nhìn nhận sai lầm của bản thân mà chỉ bảo vệ ý kiến của mình đến cùng

Dẫn chứng: 

Không quan tâm đến mọi người...

Nguyên nhân gây ra lối sống ích kỉ:

+ Do chỉ chú ý đến lợi ích của mình

+ Do sự thiếu hiểu biết

+ Do sự bao bọc quá mức của gia đình

...

Biện pháp khắc phục:

+ Học cách cho đi, quan tâm đến mọi người nhiều hơn

+ Học cách lắng nghe ý kiến của người khác

+ Gia đình nên rèn cho các con cách sẻ chia

...

Mở rộng vấn đề:

Trái với lối sống ích kỉ là gì?

Bản thân em đã làm gì để ngăn chặn lối sống ích kỉ?

_mingnguyet.hoc24_