Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình tượng bao trùm cả bài thơ là hình tượng con cò được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Trong ca dao, hình ảnh con cò xuất hiện rất phổ biến và được dùng với nhiều ý nghĩa; mà thông dụng nhất là ý nghĩa ẩn dụ. Con cò là hình ảnh người nông dân, là hình ảnh người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng giàu đức tính tốt đẹp và niềm vui sống. Chế Lan Viên đã khai thác và xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò ở nội dung biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.
2
- Tác giả đã chia bài thơ thành ba đoạn. Bố cục này được dẫn dắt theo sự phát triển của hình tượng trung tâm và xuyên suốt cả bài thơ đó là hình tượng con cò trong mối quan hẹ với cuộc đời con người.
+ Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.
+ Đoạn 2: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo con người đi suốt cuộc đời.
+ Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, nhà thơ suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mồi con người. - Ở đoạn 1, hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây, tác giả chỉ lấy lại vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò ở ca dao. Qua những lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người với những lời ru, ca dao,dân ca.
Trong đoạn 2, hình ảnh con cò trong ca dao đã được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh con cò đã được xây dựng bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của nhà thơ, như được bay ra từ những câu ca dao để sống trong tâm hồn con người, theo cùng và nâng đờ con người trong mỗi chặng đường đời. Hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.
Trong đoạn 3, hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con đốn suốt cuộc đời.
ko đến vì trong thư dóng thẳng hàng dọc thành dòng chữ "anh đừng đến".
1, Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ thể hiện ý tưởng đó theo hai đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu đến câu "Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"): con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và quê hương.
- Đoạn 2 (còn lại): lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương.
2, Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ:
Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ, con còn lớn lên trong sự đùm bọc của quê hương: con người và rừng núi quê hương. Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện (cài nan hoa, ken câu hát) đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng".
3, Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" là:
- Dễ thương, giàu tình cảm (Người đồng mình thương lắm con ơi)
- Thủy chung, gắn bó với quê hương (Sống trên đá không chê đá gập ghềnh – Sống trong thung không chê thung nghèo đói)
- Hồn nhiên, mạnh mẽ (Sống như sông như suối - Lên thác xuống ghềnh – Không lo cực nhọc)
- Bản lĩnh, bền bỉ (Cao đo nỗi buồn – xa nuôi chí lớn - ... Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương)
- Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh (Người đồng mình thô sơ da thịt – Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con)
Từ đó nhắc nhở con khi lên đường phải nhớ rằng "người đồng mình" yêu lắm, phải giữ gìn truyền thống của người "đồng mình", và điều đặc biệt là không thể nhỏ bé, phải luôn đàng hoàng, bằng anh bằng em.
4, Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.
5, Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả, vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.
Ngoài ra, còn có thể kể đến bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt rất tự nhiên của tác giả.
câu 1: Tự sự
câu 2:Thành phần gọi đáp :'con ơi'
câu 3:Trong đoạn trich , cậu bé lại hoảng hốt , sà vào lòng mẹ khóc nức nở vì từ khu rừng có tiếng vọng lại ' tôi ghét người'
câu 4:Để cậu bé nói đc 1 điều tích cực vào khu rừng,từ đó giải cho cậu hiểu về 1 quy luật cho và nhận tất yếu trg cuộc sống.
câu 5:Khi bạn cho những người xung quanh những điều tích cực,giá trị tốt đẹp bạn sẽ nhận điều ấy từ những người bạn đã cho.
câu 6:Thông qua đoạn trích , em thấy tình yêu thương vs cuộc con người là những giá trị tích cực, lan tỏa lòng nhân ái đến xã hội,cộng đồng gắn kết giữa con người vs con người.Tình thương yêu giúp con người hoàn thiện những phẩm chất đạo đức tốt của chính mình.
Cuộc sống luôn gửi gắm đến con người những nghĩa cử cao đẹp, mong muốn con người sống có ích và truyền tải những thông điệp văn minh đến các thế hệ. Từ xưa đến nay, ông cha ta đã để lại nhiều bài học sâu sắc về nghĩa cử cho đi và nhận lại vô cùng thấm thía.
Vậy thế nào là cho và nhận? Cho ở đây mang nghĩa bao quát; đó là khi chúng ta yêu thương mọi người, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, cho đi tình cảm, tấm lòng, sẵn sàng vì người khác để khiến cho xã hội này tốt hơn. Còn nhận ở đây là sự thoải mái, thanh thản trong tâm hồn khi chúng ta cho đi, giúp đỡ, yêu thương người khác và được họ cảm kích, biết ơn, yêu thương, giúp đỡ lại khi mình rơi vào tình huống khó khăn. Cho và nhận là hai khái niệm tưởng chừng đối lập nhau nhưng lại song hành với nhau trở thành những bài học đắt giá cho con người, khuyên con người ta biết yêu thương, san sẻ với người khác để cộng đồng, xã hội ngày càng vững mạnh trên nền tảng tình cảm.
Làm thế nào để nhận biết được những người sẵn sàng cho đi? Sẵn sàng cho đi là khi chúng ta sẵn sàng giúp đỡ người khác dù là không thân thiết, quen biết khi họ gặp khó khăn cũng như không từ chối người có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó là việc tuyên truyền, kêu gọi mọi người cùng giúp đỡ người khó khăn hơn mình. Người sẵn sàng cho đi còn là người hết lòng vì người khác với mong muốn xã hội tốt hơn, mong cuộc sống của người bất hạnh tốt đẹp hơn mà không hề toan tính thiệt hơn hay mong được tư lợi.
Việc cho đi mang nhiều lợi ích, ý nghĩa lớn lao cho cuộc đời. Khi biết cho đi, chúng ta sẽ được nhận lại những điều xứng đáng: đó là sự thảnh thản, thoải mái khi nhìn cuộc sống của người khác tốt đẹp hơn, xã hội tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, những người sẵn sàng cho đi mà không toan tính sẽ được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ lại khi chúng ta gặp khó khăn,…
Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải ai cũng sống với tình thương, sẵn sàng cho đi, giúp đỡ người khác. Ngoài kia vẫn còn có nhiều người ích kỉ, nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác, chỉ biết sống cho bản thân mình,… những người này đáng bị xã hội lên án.
Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống, cho đi và yêu thương để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn, con người được sống tình cảm hơn vì vốn dĩ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
rong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:
Quê hương anh đất mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Trong cuộc đời mỗi chúng ta ai cũng có bạn, nhiều thì vài trăm hoặc hơn nữa, ít thì cũng có được vài người bạn được xem là chí cốt, chí thân. Có lẽ chẳng có ai trên đời này mà không có bạn cả, mối quan hệ giữa ta và bạn, thứ tình cảm giữa ta và bạn được gọi bằng hai từ rất đơn giản là "tình bạn". Nhưng liệu có mấy ai thực sự thấm thía và biết rằng hai chữ ấy thật quý giá biết nhường nào. Xin nhấn mạnh một điều "tình bạn" ở đây không phải là kiểu bạn bè xã giao, quen biết sơ sài, mà là những người bạn chân chính, tri kỷ có một vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.
Trong muôn ngàn các mối quan hệ trên đời, tình bạn là mối quan hệ thật đặc biệt, không xuất phát từ sự rung động của con tim như tình yêu, không có mối dây ruột thịt như tình thân, nhưng tình bạn lại dường như tổng hòa của các thứ tình cảm trên đời. Hai con người gặp nhau, rồi vì vài cuộc nói chuyện hợp ý, vì vài sở thích chung bỗng dưng trở thành bạn lúc nào không hay. Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu của một tình bạn, để có thể duy trì tình bạn ấy thật lâu thì trước hết ta cần đối xử với nhau thật chân thành. Chân thành nghĩa là thành thật với nhau, tình cảm xuất phát từ chân tâm, từ đáy lòng, sẵn sàng trao niềm tin vào bạn bè, tuyệt đối không nghi kỵ hay ngoài mặt nói một kiểu trong dạ lại có suy nghĩ khác đi. Đó là đeo mặt nạ để kết bạn, những hành vi như vậy thật khó để có một tình bạn lâu dài. Có những thứ cơ bản như thế thì bạn chơi với chúng ta mới đủ niềm tin để mở lòng, để tiếp nhận tình cảm từ chúng ta và sẵn sàng chia sẻ những tâm tư tình cảm của họ cho chúng ta được biết. Người ta thường nói câu "Có qua có lại mới toại lòng nhau", nên có một số người thường bảo rằng, tại sao bản thân họ luôn phải mở lòng trước, luôn phải hy sinh nhiều hơn, còn người bạn của họ thường đáp lại sau. Đó thực sự cũng chưa đúng lắm, bởi cái bạn nhìn thấy chỉ là vẻ bề ngoài của sự việc, còn sâu xa như thế nào khó có thể biết được. Mà chung quy, trong một tình bạn mà ngay từ lúc ban đầu đã có những suy tính thiệt hơn như vậy thì thật sự không ổn. Nên nói đi cũng phải nói lại, chỉ có sự chân thành mới là cơ sở của một tình bạn vững bền và lâu dài, những thứ khác chỉ là thứ yếu mà thôi.
Cũng chớ nhầm tưởng giữa việc cùng chí hướng sở thích, với việc cùng ghen ghét, đem chuyện nói xấu, tiết lộ bí mật của một người thứ ba ra làm cầu nối của tình bạn ấy. Tình bạn thật sự chỉ xuất phát từ chính những suy nghĩ, những niềm rung cảm đồng điệu từ tâm hồn, chứ chẳng phải là từ một câu chuyện bàn tán về một người không liên quan. Biết đâu được nay họ nói với ta, mai kia họ lại đi kể xấu ta với kẻ khác, người hay đưa chuyện mồm năm miệng mười như vậy cũng khó có thể làm bạn lâu dài. Ai có thể đủ tin tưởng tâm sự chuyện riêng tư cho một người như thế chứ? Vậy nên trước muốn có một tình bạn chân thành thì phải biết tu tâm dưỡng tính cho thật tốt, nếu ta đã tốt rồi thì ắt xuất hiện một người bạn chân thành đến với ta.
Một tình bạn gắn bó tri kỷ, thì chẳng khác nào tình thân ruột thịt cả, đó sẽ là người thay cha mẹ họ hàng, ở bên ta lúc ta khổ đau, bất hạnh, họ sẽ là người đầu tiên đến bên ta nếu như người thân của ta chưa tới kịp. Phải công nhận một điều rằng, bạn thân là một khái niệm rất mơ hồ và rất rộng, chúng ta sẵn sàng chia sẻ những thứ tình cảm sâu kín nhất của bản thân cho bạn của chúng ta, nhưng chưa chắc đã dám nói với cha mẹ, với người yêu. Có lẽ khi ở cùng bạn ta đã dẹp hết cái tự trọng, cái nỗi xấu hổ hoặc sợ hãi để tự lột trần bản thân chăng? Ở cùng bạn, ta sẵn sàng lộ ra những khuyết điểm xấu xí, những góc khuất trong tâm hồn, vui buồn, hạnh phúc hay khổ đau chắc bạn thân ta sẽ là người biết đầu tiên. Mà một điều đặc biệt khiến ta có xu hướng muốn tâm sự và dựa dẫm vào bạn bè hơn là người thân là bởi bạn thường dễ thông cảm và ít áp đặt hơn, trên hết họ có cùng lứa tuổi, cùng suy nghĩ và cũng dễ dàng tha thứ hơn cả. Ở bên những người bạn tốt thật sự, con người sẽ ít hoặc không cảm thấy áp lực, tuy nhiên nói thế không có nghĩa là phủ nhận vai trò của gia đình, gia đình vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống mỗi cá nhân.
Ông bà ta có câu "Học thầy không tày học bạn", đó là một câu tục ngữ rất hay và sâu sắc, có thể thấy từ xa xưa con người ta đã ý thức về tình bạn một cách rất thâm thúy. Bạn vừa là bạn cũng lại vừa là thầy, bạn sẽ dạy cho ta những thứ mà thầy không thể dạy được, dạy ta chơi, dạy ta vui vẻ, dạy ta biết thế nào là sự tuyệt vời khi có bạn tốt ở bên, bạn nếu giỏi hơn ta bạn có thể chỉ dạy ta mà không nề hà khoảng cách, tôn ti. Thế đấy!
Nói đến đến chữ "tin", không chỉ riêng tình bạn, mà trong bất cứ mối quan hệ nào thì việc tin tưởng lẫn nhau là điều tối cần thiết, ta tin bạn, ngược lại bạn cũng tin ta, chính điều ấy đã xóa bỏ mọi sự phòng bị, khoảng cách, khiến chúng ta mở rộng lòng mình hơn. Chúng ta sẵn sàng dang rộng đôi tay giúp đỡ bạn mình khi nó gặp trắc trở khó khăn, thậm chí bạn ta bị cả thế giới chỉ trích thì ta vẫn không đổi dời mà một lòng che chở, tin tưởng bạn, bởi so ra thì chỉ có ta biết nhiều nhất, hiểu bạn nhiều nhất, những kẻ ưa đâm thọc thì chỉ giỏi làm người khác tổn thương bằng những lời nói vô tình mà thôi. Nếu những lúc như thế ta bỏ bạn mà đi thì chẳng khác nào phản bội, bất nghĩa, vô tình ta đã tự hạ thấp nhân cách của bản thân mà không hề biết. Chơi với nhau kỵ nhất là tính ghen tị, ích kỷ hẹp hòi, nếu có tính ấy sớm muộn gì tình bạn cũng phải tan vỡ. Nếu đã xác định đó là người ta tin tưởng và yêu thương như những người thân trong gia đình, thì niềm vui hay nỗi buồn của họ cũng chính là của ta, bằng không đó chẳng phải là tình bạn thật sự nữa, bởi mang tiếng bạn mà chẳng đoái hoài tới nhau thì là kiểu bạn gì đây, bạn qua đường, hay là bạn có phúc cùng hưởng nhưng có họa thì thân ai nấy giữ?
Thêm vào đó, ta chơi với bạn nên và chỉ nên là vì những mục đích trong sáng, tốt đẹp, vì một mối quan hệ gắn bó cùng san sẻ vui buồn. Chớ đừng vì chút lợi nhỏ, vì lợi dụng bạn bè, hay vụ lợi về cho bản thân mình mà nỡ lòng phá hủy một tình bạn vốn trong sáng, vô tư. Người ta thường hay nhắc nhở, càng thân thiết thì lại càng phải rạch ròi lợi ích, có thế tình bạn mới lâu bền, nhưng điều đó chỉ dành cho những đôi bạn chưa thực sự tin tưởng nhau mà thôi, còn đã tin tưởng nhau rồi thì người ta lại chẳng để ý đến vài chuyện cỏn con như vậy, bạn mới là quan trọng. Bởi chẳng dễ dàng gì mà ta tìm được một người bạn hợp tính, thân thiết.
Với bạn, ta phải biết bao dung, chia sẻ, giúp đỡ đó là điều đương nhiên, nhưng không phải vì thế mà ta mù quáng bao che cho bạn cả những việc làm xấu. Chơi với bạn nhưng không có nghĩa là trở thành đồng lõa, dung túng cho bạn mắc sai lầm, thậm chí là cổ vũ bạn. Chúng ta cần phải biết quan sát và khuyên ngăn bạn đúng lúc, đúng nơi. Nhưng cũng phải thật nhẹ nhàng khéo léo, chớ đừng nóng giận mất khôn, lớn tiếng chỉ trích, điều đó chỉ làm mối quan hệ giữa ta và bạn trở nên căng thẳng, đã không khuyên giả được bạn thì chớ lại còn khiến bạn thêm bối rối mệt mỏi, thì thật không nên.
Khi bạn chúng ta thành công hay làm tốt một việc gì đó thì lời khen, lời cổ vũ là không thể thiếu và ngược lại khi bạn thất bại nản chí thì phải tìm cách kéo tinh thần bạn lên. Hãy tìm cách chia sẻ, giảm bớt nỗi chán chường của bạn, hãy là một người bạn lắng nghe tuyệt vời nhất và cũng là người biết thấu hiểu, đồng cảm với những khó khăn của bạn nhất.
Tựu chung lại, tình bạn là một thứ tình cảm tuyệt vời, đưa dắt ta đi qua những năm tháng tuổi trẻ bồng bột, bầu bạn với ta lúc ta tuổi đã xế chiều, chân mỏi mắt mờ. Có một người bạn tri kỷ thì cuộc đời đã đủ mãn nguyện, đủ hạnh phúc. Tôi vẫn thường rất ngưỡng mộ tình bạn tri kỷ của Bá Nha và Tử Kỳ, họ chẳng phân biệt xuất thân, tầng lớp, thân thiết kính trọng nhau đều vì một tình yêu âm nhạc. Tử Kỳ mắc bệnh qua đời, Bá Nha đập đàn vào đá, vì nghĩ từ nay trở đi chẳng còn người tri kỷ hiểu tiếng đàn của ông nữa. Niềm xót thương và trân trọng ấy ở đời mấy người có được? Thế nên mỗi người trong chúng ta hãy có một người bạn tri kỷ, sống mà không có bạn bè thì đó là một cuộc sống nhàm chán và vô vị đến chừng nào, chẳng khác gì ở đồng bằng mà như ở nơi thâm sơn cùng cốc.
Câu 1: Bài thơ có hai phần, cấu trúc khá giống nhau:
- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê
- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.
- Những trò chơi do em bé sáng tạo.
Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc thống nhất. Việc tác giả lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc, một ý tưởng hẳn là phải có lý do nào đó. Điều này có thể giải thích qua những đặc điểm tâm lý, tính cách của một cậu bé. Đã là trẻ con ai chẳng ham chơi. Những trò chơi của bạn bè đồng trang lứa có sức hấp dẫn thật kỳ lạ. Việc bạn bè đến rủ đi chơi có thể coi là những thử thách.
Với thử thách thứ nhất, chú bé đã vượt qua bởi vì chú luôn yêu mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối.
Nhưng những người bạn lại đến rủ đi chơi. Lúc này là một thử thách thực sự đối với tâm tính của một chú bé. Cũng như lần trước, chú lại băn khoăn: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?". Những người bạn lại nhiệt tình chỉ đường. Nhưng một lần nữa chú bé lại từ chối vì lòng yêu mẹ: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...". Thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất. Bởi vậy, không thể bỏ khổ thơ thứ hai đi được.
Câu 2: Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:
"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?".
"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?".
Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.
Câu 3: Có thể nhận thấy những trò chơi chú bé sáng tạo ra không có gì đặc biệt:
- "Con là mây và mẹ sẽ là trăng
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm".
- "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ
Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ".
Thậm chí có thể coi đó không phải là những trò chơi đúng nghĩa. Nhưng có sao đâu, điều quan trọng nhất đối với chú bé là luôn được ở bên cạnh mẹ, có thể biểu hiện tình yêu đối với mẹ. "Hai bàn tay con ôm lấy mẹ", "Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Quả là những trò chơi thật kỳ lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con nồng ấm, thân thiết đến mức nào.
Câu 4: Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng. Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi? "Trong mây có người gọi con", "Trên sóng có người gọi con"... Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ đối với mỗi con người, đặc biệt là với một chú bé. Đó là những hình ảnh ẩn dụ.
Câu 5: "Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu"
Yêu mẹ, chú bé đã bày ra những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con. Đây không đơn giản là một ước muốn biệt lập, tách rời cuộc sống xung quanh mà là một tình yêu vô cùng sâu sắc, đằm thắm của chú bé đối với mẹ. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vui hằng ngày, thậm chí mãnh liệt đến mức lấn át tất cả những mối quan hệ khác. Chỉ cần hai mẹ con là đủ.
Câu 6: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm:
- Con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.
- Hạnh phúc không phải là điều gì bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng nên...
Câu 1: Bài thơ có hai phần, cấu trúc khá giống nhau:
- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê
- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.
- Những trò chơi do em bé sáng tạo.
Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.
Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc thống nhất. Việc tác giả lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc, một ý tưởng hẳn là phải có lý do nào đó. Điều này có thể giải thích qua những đặc điểm tâm lý, tính cách của một cậu bé. Đã là trẻ con ai chẳng ham chơi. Những trò chơi của bạn bè đồng trang lứa có sức hấp dẫn thật kỳ lạ. Việc bạn bè đến rủ đi chơi có thể coi là những thử thách.
Với thử thách thứ nhất, chú bé đã vượt qua bởi vì chú luôn yêu mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối.
Nhưng những người bạn lại đến rủ đi chơi. Lúc này là một thử thách thực sự đối với tâm tính của một chú bé. Cũng như lần trước, chú lại băn khoăn: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?". Những người bạn lại nhiệt tình chỉ đường. Nhưng một lần nữa chú bé lại từ chối vì lòng yêu mẹ: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...". Thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất. Bởi vậy, không thể bỏ khổ thơ thứ hai đi được.
Câu 2: Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:
"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?".
"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?".
Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.
Câu 3: Có thể nhận thấy những trò chơi chú bé sáng tạo ra không có gì đặc biệt:
- "Con là mây và mẹ sẽ là trăng
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm".
- "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ
Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ".
Thậm chí có thể coi đó không phải là những trò chơi đúng nghĩa. Nhưng có sao đâu, điều quan trọng nhất đối với chú bé là luôn được ở bên cạnh mẹ, có thể biểu hiện tình yêu đối với mẹ. "Hai bàn tay con ôm lấy mẹ", "Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Quả là những trò chơi thật kỳ lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con nồng ấm, thân thiết đến mức nào.
Câu 4: Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng. Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi? "Trong mây có người gọi con", "Trên sóng có người gọi con"... Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ đối với mỗi con người, đặc biệt là với một chú bé. Đó là những hình ảnh ẩn dụ.
Câu 5: "Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu"
Yêu mẹ, chú bé đã bày ra những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con. Đây không đơn giản là một ước muốn biệt lập, tách rời cuộc sống xung quanh mà là một tình yêu vô cùng sâu sắc, đằm thắm của chú bé đối với mẹ. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vui hằng ngày, thậm chí mãnh liệt đến mức lấn át tất cả những mối quan hệ khác. Chỉ cần hai mẹ con là đủ.
Câu 6: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm:
- Con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.
- Hạnh phúc không phải là điều gì bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng nên...
Cái này cj cx ko chắc lắm, thấy nó hơi lạ
a, Phong cách ngôn ngữ rất hợp với giới trẻ(ko biết nói sao cho hợp-.-), mang tính giáo huấn các thanh niên ăn chơi hiện nay
b, BPTT: Ẩn dụ(thánh đường: chỉ sự lương thiện, sở thú: chỉ những cái xấu)
Đáp án cần chọn là: D