K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 7 2018

Biện pháp tu từ :

- Điệp ngữ " ước làm " nhắc lại 4 lần

- Điệp ngữ " một " nhắc lại 3 lần

Tác dụng : nhấn mạnh thi nhân có nhiều ước muốn để cống hiến, xây dựng quê hương, đất nước

10 tháng 7 2018

Ước làm một hạt phù sa
Ước làm một tiếng chim ca xanh trời
Ước làm tia nắng vàng tươi
Ứớc làm một hạt mưa đâm chồi

+ Điệp từ ''ước làm'' nhắc lại 4 lần

=> Tác giả có rất nhiều điều ước, nhiều điều muốn làm, muốn làm hạt phù sa; làm tiếng chim ca; làm tia nắng vàng tươi; làm hạt mưa để cho cây đâm chồi nảy lộc...

+ Điệp từ ''một'' nhắc lại 3 lần

a, Không, vì trái tim là từ chỉ tình yêu, nếu thay trái tim đi và thay bằng quả tim thì sẽ mất hàm chỉ tình yêu trong đó đi, làm giảm độ thú vị của bài thơ.

b, EM KHÔNG BIẾT, ## CHÚC ANH CÓ 1 NGÀY VUI VẺ ✧・゚: *✧・゚♡*( ͡˘̴ ͜ ʖ̫ ͡˘̴ )*♡・゚✧*:・゚✧ ##

11 tháng 12 2018

Bằng đoạn văn khoảng 8 câu, em hãy phân tích điệp từ "nhóm" trong khổ thơ:
"Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương , khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ"

Trong khổ thơ này tác giả Bằng Việt đã sử dụng điệp từ “ nhóm” nhắc đi nhắc lại nhiều lần làm cho khổ thơ sáng bừng rực lửa cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

11 tháng 12 2018

(1) Điệp từ " nhóm " được nhắc lại 4 lần trong đoạn thơ vừa nhấn mạnh công việc khó nhọc cần mẫn của bà hằng ngày vừa tạo nhạc điệu cho câu thơ. (2) Từ " nhóm " được nhắc lại với 2 nét nghĩa.(3) Nghĩa thực là cho lửa bén vào chất đốt cháy lên thành ngọn lửa. (4)Bếp lửa cũng được hiểu theo nghĩa ẩn dụ: bà nhóm bếp lửa mỗi ngày là nhóm lên niềm yêu thương ấp iu, nồng đượm, nhóm lên niềm tin, ước mơ, khát vọng tuổi thơ của cháu. (5)Bà là người nhóm lên niềm vui, sự sống, tình yêu thương chi chút dành cho cháu : " nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ ". (6)Sau 8 năm cùng bà nhóm lửa, người cháu đã hiểu được rằng bà không chỉ là người có công lao trong việc chăm sóc, bảo ban cháu mà còn là người đem đến cho cháu bao điều hay lẽ phải, sự hiểu biết, chắp cánh ước mơ cho cháu. (7) Hình ảnh người bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa, vì vậy mà nhà thơ cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa giản dị, thân thuộc mà trở nên kì diệu, thiêng liêng. (8) Như vậy từ ngọn lửa của bà cháu đã hiểu ra rằng: bà không chỉ là người nhóm lửa, là người giữ lửa mà còn là người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.

câu 1: Điểm nào sau đây nằm trên đồ thị hàm số y = f (x)=\(\frac{1}{2}^{x^2}\) A. Điểm M (-2;1) B. điểm N (-2;-2) C. điểm P (-2;2) D. Q (-2;1) câu 2: Cho phương trình ( ẩn x): \(x^2-\left(m+1\right)x+m=0\). Khi đó phương trình có 2 nghiệm là: A. \(x_1=1;x_2=m\) B. \(x_1=-1;x_2=-m\) C. \(x_1=-1;x_2=m\) D. \(x_1=1;x_2=-m\) câu 3: Diện tích hình tròn nội tiếp hình vuông có cạnh 8cm...
Đọc tiếp

câu 1: Điểm nào sau đây nằm trên đồ thị hàm số y = f (x)=\(\frac{1}{2}^{x^2}\)

A. Điểm M (-2;1) B. điểm N (-2;-2) C. điểm P (-2;2) D. Q (-2;1)

câu 2: Cho phương trình ( ẩn x): \(x^2-\left(m+1\right)x+m=0\). Khi đó phương trình có 2 nghiệm là:

A. \(x_1=1;x_2=m\) B. \(x_1=-1;x_2=-m\)

C. \(x_1=-1;x_2=m\) D. \(x_1=1;x_2=-m\)

câu 3: Diện tích hình tròn nội tiếp hình vuông có cạnh 8cm là:

A. \(4\pi\left(cm^2\right)\) B. \(16\pi\left(cm^2\right)\) C. \(64\pi\left(cm^2\right)\) D. \(10\pi\left(cm^2\right)\)

câu 4: Một hình nón có bán kính đáy bằng 3cm, đường cao bằng 21cm thì thể tích là :

A. \(63\pi\left(cm^3\right)\) B. \(11\pi\left(cm^3\right)\) C. \(33\pi\left(cm^3\right)\) D. \(20\pi\left(cm^3\right)\)

câu 5: Quãng đường AB dài 150 km. Một ô tô đi từ A đến B rồi nghỉ ở B 4 giời 30 phút, sau đó trở về A hết tất cả 10 giờ. Tính vận tốc của ô tô lúc đi ( Biến vận tốc lúc về nhanh hơn vận tốc lúc đi là 10 km\h).

câu 6: Giair phương trình : \(-x^2+2=\sqrt{2-x}\)

1
25 tháng 3 2019

cái này phải gửi vào mục toán chứ sao lại gửi vào văn vậy bạn...

26 tháng 8 2018

Kể từ đó, cuộc chạy đua vũ trang, cuộc chiến tranh hạt nhân chính thức bắt đầu, loài người hằng ngày bị đặt trước nguy cơ tuyệt diệt.

Chiến tranh và hoà bình luôn là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại bởi nó liên quan đến cuộc sống, sinh mệnh của hàng triệu con người và sự còn mất của môi quốc gia. Lịch sử loài người gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc khiến nhân loại bao phen rơi vào cảnh máu chảy đầu rơi, nồi da nấu thịt. Nguy cơ chiến tranh luôn đe doạ sự sống trên khắp hành tinh. Đặc biệt, ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí hạt nhân đã trở thành mối hiểm hoạ khủng khiếp nhất đe doạ toàn bộ sự sống, loài người trên Trái Đất.

Trong thế kỉ XX, nhân loại đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới vô cùng khốc liệt và nhiều cuộc chiến tranh dân tộc, sắc tộc khác, làm thiệt mạng hàng trăm triệu người, làm bánh xe lịch sử quay chậm lại hàng trăm năm. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc cách đây sáu mươi năm, nhưng nguy cơ chiến tranh vẫn luôn tiềm ẩn. Đặc biệt, đó cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp hạt nhân mà sự tiến bộ ghê gớm của nó đã có tầm quan trọng quyêt định đối với vận mệnh thế giới sau này. Năm 1945 cũng là năm Mĩ đã ném xuống Nhật Bản hai quả bom nguyên tử làm hơn 40 vạn người chết, biên hai thành phố đông dân Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki thành đống đổ nát, gây kinh hoàng cho toàn thế giới.

Kể từ đó, cuộc chạy đua vũ trang, cuộc chiến tranh hạt nhân chính thức bắt đầu, loài người hằng ngày bị đặt trước nguy cơ tuyệt diệt.
Chỉ cần một vài ví dụ và làm một phép tính đơn giản như nhà văn Cô-lôm-bi-a, Gác-xi-a Mác-két, chúng ta đã có thể hình dung loài người đang ở trên bờ vực thẳm như thế nào. Theo Mác-két, tính đến ngày 8/8/1986, hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bốtrí khắp hành tinh. Nói một cách nôm na, điều đó có nghĩa là tất cả mọi người trên Trái Đất, không trừ người già, trẻ con, mỗi người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. Chỉ cần bấm một cái nút, tất cả khối thuốc nổ độ nỗ tung lên, làm tiêu biến hết thảy không phải một lần mà là mười hai lần mọi dấu vết của sự sống trên Trái đất, tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời và bốn hành tinh khác nữa, phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời.

Sự sống được nhen nhóm và tồn tại trên Trái đất này không hề dễ dàng. Cũng theo G. Mác-két, chưa nói những gì to lớn, chỉ lấy những sự vật, sự việc nhỏ bé làm bằng chứng, chúng ta đã thấy rất rõ. Từ khi có sự sống trên Trái Đất, phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 năm nữa hoa hồng mới nờ chỉ đểlàm đẹp cho đời. Theo nhà văn Nguyễn Tuân, một giọt mật mà con ong làm ra là kết quả của 2.700.000 chuyến bay đi tìm hoa hút mật, một nửa lít mật ong là kết quả của dặm đường lao động miệt mài 8.000.000 cây số mới có được... Huống hồnhững toà nhà chọc trời, những cánh đồng xanh mát, những cây câu vững chãi là mồ hôi công sức của hàng triệu người... Vậy mà, chỉ trong tích tắc, tất cả những thành tựu khó khăn và nhọc nhằn đó có thể biến thành tro bụi.

Đã có nhiều thảm hoạ hạt nhân như các vụ nổ nhà máy hạt nhân ở Nga (Tréc-nô-bưn), Ấn Độ... làm hàng nghìn người chết, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đáng tiếc là sau những thảm hoạ ấy, cuộc chạy đua vũ trang vẫn tiếp tục, các nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân vẫn không ngừng mọc lên trên thế giới; các loại vũ khí hạt nhân như tàu ngầm, tên lửa, máy bay tối tân hiện đại vẫn không ngừng được bổ sung... Nhân loại vẫn từng ngày, từng giờ phải đối mặt với nguy cơ bị huỷ diệt bởi vũ khí hạt nhân.

Thế giới cũng đã có những cố gắng để giảm bớt mối đe doạ này, chẳng hạn các hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược được kí kết giữa Liên Xô (trước đây) với Mĩ. Nhưng chiến tranh và hiểm hoạ hạt nhân vẫn luôn là mối đe doạ to lớn và thường xuyên đối với các dân tộc, các quốc gia và toàn thể loài người. Xung đột và chiến tranh vẫn diễn ra hàng ngày ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới, gần đây nhất là cuộc chiến của Mĩ, Anh ở I-rắc, cuộc xung đột đẫm máu kéo dài giữa I-xa-en và Pa-le-xtin, chủ nghĩa khủng bố hoành hành khắp nhiều nơi. Các nhà máy hạt nhân ở ấn Độ, Pa-ki-xtan, I-ran, Triều Tiên, Trung Quốc... luôn là nguyên nhân của những cuộc tranh cãi, đàm phán gay gắt, không kết quả. Vì vậy, nhận thức đúng về nguy cơ chiến tranh và tham gia vào cuộc đấu tranh cho hoà bình là yêu cầu đặt ra cho mỗi công dân trên hành tinh.

Chúng ta đang sống trong thời đại hoàng kim của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Song, chúng ta cũng đang phải từng giây, từng phút đối mặt với chiến tranh hạt nhân có nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào. Bởi vậy, con người không thể thờ ơ trước vận mệnh của chính mình và toàn thể nhân loại. Điều chúng ta có thể làm được là, mỗi người cần phải ý thức sâu sắc được nguy cơ tiềm ẩn đó, cùng nhau đoàn kết đấu tranh ngăn chặn nó, vì một thế giới hoà bình và hạnh phúc.

28 tháng 8 2018

cảm ơn

Doraemon - Trang sách mới của nền văn minh nhân loạiNăm 1972, vào một ngày nọ, Doraemon bị hết pin và ngưng hoạt động. Nobita dùng tivi xuyên thời gian liên lạc Dorami, em gái của Doraemon. Dorami nói rằng nếu thay pin như thông thường thì Doraemon sẽ mất hết kí ức về Nobita. Ngoài ra, đội tuần tra thời gian không cho phép cô bé quay về quá khứ giúp anh mình nữa.Giờ đây Nobita đứng trước 2 lựa chọn:...
Đọc tiếp

Doraemon - Trang sách mới của nền văn minh nhân loại

Năm 1972, vào một ngày nọ, Doraemon bị hết pin và ngưng hoạt động. Nobita dùng tivi xuyên thời gian liên lạc Dorami, em gái của Doraemon. Dorami nói rằng nếu thay pin như thông thường thì Doraemon sẽ mất hết kí ức về Nobita. Ngoài ra, đội tuần tra thời gian không cho phép cô bé quay về quá khứ giúp anh mình nữa.

Giờ đây Nobita đứng trước 2 lựa chọn: Hoặc tự mình thay thế bộ pin bên trong chú mèo máy bất động, mà việc này có thể dẫn đến Doraemon bị cài đặt lại từ đầu và mất hoàn toàn trí nhớ, hoặc cậu phải chờ tiến bộ khoa học để phục hồi lại Doraemon một ngày nào đó trong tương lai. 

Nobita phải đứng trước hai sự lựa chọn để sửa chữa Doraemon. Và Nobita đã chọn cách thứ 2, nhưng cậu không ngồi yên chờ đợi mà lao vào học tập để tự tạo ra phép màu. Chính nguồn động lực lớn lao đã đánh thức tiềm năng của Nobita, biến cậu trở thành nhà khoa học số 1 trong tương lai. 

Ngay sau đó, Nobita lao vào học tập, tìm tòi, hy vọng có thể tìm ra được phép màu sửa chữa Doraemon. Chính nhờ đó, từ một cậu bé hậu đậu, yếu đuối, học dốt, Nobita ngay trong những năm học trung học đã vượt qua thiên tài Dekisugi và luôn là học sinh có điểm thi cao nhất trong mọi bài kiểm tra.

Năm 1975

Dekisugi: Nobita đã thay đổi... đúng không?

Shizuka: Không đúng! Mặc dù ngày xưa Nobita hậu đậu, lười biếng, lại còn... hay nhìn trộm tớ tắm, nhưng cậu ấy luôn cố gắng phấn đấu. Cậu ấy biết mọi người cần gì ở cậu ấy. Cho dù bốc thăm đen đủi, cậu ấy vẫn tươi cười. Cậu ấy là người mạnh mẽ! Từ khi Doraemon biến mất, cậu ấy chỉ biết làm việc mà chẳng nói gì với ai. Nhưng tớ luôn hiểu cậu ấy, Nobita...
Nói đến đây, một số "mọt" Doraemon có thể sẽ ngay lập tức phản biện lại bằng những điểm phi lý xuyên suốt bộ truyện:

1. Tại sao có cảnh sát tuần tra vũ trụ nhưng Nobita và Doraemon từ trước đến nay vẫn đi phiêu lưu xuyên thời gian thì thoải mái?

2. Con cháu Nobita trong tương lai tự nhận nghèo khó mà còn gửi Doraemon cho Nobita. Vậy con cháu Suneo sao không gửi mèo máy xịn cho ông tổ?

3. Tại sao Doraemon, một con rô bốt lỗi lại có những bảo bối thần kỳ như Tủ điện thoại yêu cầu, Lịch quy định nắng mưa...

Những câu hỏi này đều được giải thích bằng thuật ngữ "biến dị thời gian" trong đoạn kết: Việc Doraemon đến quá khứ từ lúc bắt đầu câu chuyện đến chương kết thúc fanmade là để gây ra biến dị thời gian lên Nobita. Nói cách khác, đây là cách đánh thức tiềm năng của Nobita - cậu bé được cả thế giới gửi gắm mơ ước và tương lai thông qua thử thách.

Năm 2023

Suneo: Dị biến thời gian? Có phải khi du hành thời gian, người ta gây ra những chuyện làm thay đổi lịch sử phải không?

Dekisugi, một trong những nhà khoa học hàng đầu thế giới lúc bấy giờ: Đúng vậy. Cậu có để ý rằng nền khoa học của chúng ta đang đi vào ngõ cụt, đúng chứ? Có một điều mà các cậu đã biết, đó là "khi Doraemon đến". Thì điều đó có liên hệ và ảnh hưởng đến tương lai. Thực ra, tốc độ tiến hóa của chúng ta là rất chậm, các cậu có để ý rằng...

Jaian: Đúng rồi. Các cậu có nhớ, lúc nhỏ chúng ta đã từng tưởng tượng rằng chúng ta có thể du hành ngoài vũ trụ khi lớn lên, đi lại qua những chiếc ống, hay được phục vụ đồ ăn bằng chỉ một nút bấm. Hoặc thậm chí là robot phục vụ...

Dekisugi: Đúng, tớ cũng đã nghĩ như thế! Mặc dù thế, cho dù tớ đã cố gắng hết sức để những chuyện đó có thể xảy ra, thậm chí tớ còn không tham gia các cuộc phiêu lưu với các cậu hồi xưa...

Và ngay trong tối nay, nền văn minh của chúng ta sẽ nhảy vọt nhờ vào một nhà khoa học. Vì sự kiện này có tầm ảnh hưởng to lớn đến lịch sử, điều này là cực tuyệt mật và đã được thông báo từ tương lai, "mọi can thiệp vào người đó cần phải được ngăn chặn". 

Suneo: Này, đừng nói với tớ rằng, nhà khoa học đấy là...

Dekisugi: Lời thề duy nhất của cậu ấy lúc nhỏ, cuối cùng thì tớ cũng đã hiểu! Cậu ấy vẫn thế, không hề thay đổi! Đúng, đó là "dị biến thời gian", nhưng đã được sắp đặt từ trước. 35 năm trước, niềm tin của thế giới và tương lai đã được đặt hoàn toàn vào cậu ấy.

Theo truyện, Doraemon ra đời vào năm 2112. Còn Nobita ra đời vào năm 1963, Nobita sửa xong Doraemon khi râu ria xồm xoàm, tầm 50 tuổi. Vậy là vào năm 2023, Nobita đã sửa chữa được Doraemon, một sản phẩm ra đời sau đó tới gần một thế kỉ!

Nói như một câu thoại của Dekisugi trong tập kết fanmade này: "Điều tối mật phải được đặt trên mọi thứ đã được thông báo từ tương lai: Mọi can thiệp vào người đó phải bị cấm ngặt!" Vậy là đã rõ! Việc Doraemon quay về quá khứ giúp đỡ Nobita không phải là chủ ý của con cháu dòng họ Nobi, mà chính là sứ mệnh nhằm tạo ra "biến dị thời gian".

Chính vì vậy, việc Nobita du hành vượt thời gian trong suốt những tập trước không hề bị cấm, mà ngược lại còn có đội tuần tra theo sát để đảm bảo cậu đi theo đúng dòng lịch sử đã được đặt ra. 

Và trong thời khắc quan trọng nhất, sự kiện lịch sử đó đã diễn ra: mèo máy gặp trục trặc nghiêm trọng, đội tuần tra thời gian ngăn chặn không cho phép thế giới tương lai can thiệp thêm, tiềm năng thực sự của Nobita đã được khai phá!

Đến đây, lại có một câu hỏi khác lớn lao hơn được đặt ra: Tại sao sứ mệnh lại lựa chọn Nobita - một cậu nhóc hậu đậu, yếu ớt, nhà nghèo... mà không chọn Dekisugi thông minh, Jaian khỏe mạnh hay Suneo giàu có để mọi chuyện có thể diễn ra dễ dàng, suôn sẻ hơn?

Câu trả lời đơn giản nhưng vô cùng ý nghĩa: Nobita là một đứa trẻ bình thường nhưng cũng rất đặc biệt. Chú bé Nobita chính là hiện thân của một "kẻ thua cuộc" mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp ở bất cứ môi trường nào: không tài giỏi, không thu hút, không giàu có và cũng không có nhiều tài lẻ.

Cậu bé dễ bị lu mờ bởi những thứ giá trị hào nhoáng mà xã hội ngày nay dễ dàng tôn vinh. Nhưng, cũng chính cậu bé Nobita yếu ớt ấy, sẵn sàng đứng lên chống lại Jaina để bảo vệ quan điểm của mình, dùng hết sự chân thành ngây ngô của mình chinh phục Shizuka.

Và vẫn là cậu bé yếu ớt ấy, khi được Doraemon giao nhiệm vụ nuôi thú, cậu đã sáng tạo ra Rồng, Thiên Mã, Điểu Sư; hay với tài năng bắn súng tưởng chừng vô dụng trong thời bình, lại là thứ để cậu hạ gục trùm sát thủ quốc tế, giải cứu hành tinh tím...

Những phẩm chất, tài năng đáng quý ấy thật sự bật lên sau khi cậu gặp được Doraemon - một chú mèo máy sở hữu biết cao bảo bối thần kỳ và cũng là người bạn tri kỷ của Nobita. 

Mỗi đứa trẻ đều có trong mình những điều đặc biệt; và chúng cần được yêu thương, che chở, chắp cánh cho trí tưởng tượng để tạo nên những điều phi thường; thay vì bị hắt hủi, coi thường hay bắt nạt!

Năm 2023, Doraemon: Nobita, cậu đã làm xong bài tập chưa vậy?

loading...

loading...

loading...

loading...

loading...

loading...

loading...

loading...

loading...

14
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 1 2024

Bài viết được trích dẫn từ tiểu phẩm của tác giả Tajima, báo Hoa học trò và những cảm nhận riêng của mình. Cảm ơn mọi người đã dành thời gian ra đọc câu chuyện mình muốn chia sẻ!

25 tháng 1 2024

Oa, em rất cảm ơn thầy ạ. Đọc xong mà em khóc luôn ý! Không ngờ cậu bé Nobita hậu đậu hay ''mè nheo'' bảo bối của Doraemon lại là một người biết yêu thương và vô cùng yêu quý Doraemon. Không chỉ có vậy, tình bạn của Doraemon còn khám phá được trong Nobita tài năng bắn súng, chơi dây... Đúng, đứa trẻ nào cũng có những tài năng riêng, chúng ta cần sẵn sàng trải nghiệm để tài năng ấy được bộc lộ. Khi đọc bộ truyện Doraemon, chúng ta sẽ nhớ ngay đến 2 nhân vật thể hiện cho tình bạn cao đẹp, dù đôi lúc có giận dỗi nhau...

Em cảm ơn thầy vì đã tạo ra bài viết hay và đầy ý nghĩa về bộ truyện tuổi thơ này! Em biết ơn thầy nhiều lắm ạ! Nhờ thầy mà em biết rằng trong số chúng ta ai cũng có điểm mạnh và không ai là vô dụng cả ...

Đọc hiểu trích một đoạn trong bài rap "Con trai cưng" như sau: "Con trai cưng của mẹ Bạn bè gọi có mặt, riêng ba mẹ nói là nó không nghe Con trai cưng của mẹ, chơi hết đời tuổi trẻ Hơn hai mươi tuổi đầu nhưng khi ở nhà vẫn là em bé. Vì nó là, con trai cưng của mẹ nó Con trai cưng của mẹ nó. Con trai cưng của mẹ nó. Ở ngoài kia phong bão tố về nhà luôn có mẹ chở mẹ che, Con...
Đọc tiếp

Đọc hiểu trích một đoạn trong bài rap "Con trai cưng" như sau:

"Con trai cưng của mẹ

Bạn bè gọi có mặt, riêng ba mẹ nói là nó không nghe

Con trai cưng của mẹ, chơi hết đời tuổi trẻ

Hơn hai mươi tuổi đầu nhưng khi ở nhà vẫn là em bé.

Vì nó là, con trai cưng của mẹ nó

Con trai cưng của mẹ nó.

Con trai cưng của mẹ nó.

Ở ngoài kia phong bão tố về nhà luôn có mẹ chở mẹ che,

Con trai không bao giờ nhớ mẹ,

Con trai không tâm sự với cha,

Con trai chưa bao giờ phải khóc,

Trừ khi mẫu giày nó thích vừa mới ra...

Gọi nó là con trai, con trai cưng, chưa từng tự mình đứng vững hai chân...

Thích làm đầu gấu, rất là tự hào nắm đấm có màu máu,

Thích thể hiện, để giữ cái thể diện, rồi lại bất ngờ khi ôm cái đầu máu,

Rồi ai sẽ phải xin lỗi từng nhà, coi mấy thằng bạn mày nó có đứng ra,

Để coi ai thăm viếng, mỗi khi mày kiếm chuyện

...

Đủ lớn để làm, thì đủ lớn để chịu, mày đủ lớn để học, mày đủ lớn để hiểu,

Đủ sức chìa tay ra xin tiền,

Thì phải đủ tự trọng không dùng tiền đó mua sĩ diện.

Hãy để tâm hồn là thánh đường, đừng biến nó thành sở thú,

Để bao nhiêu bạn bè, hay bao nhiêu vật chất, thì cuộc đời cũng không bao giờ đủ".

(Trích lời bài rap “Con trai cưng” – Bray, Masew)

1, Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên

2, Tác dụng bptt trong câu :"Hãy để tâm hồn là thánh đường, đừng biến nó thành sở thú"

T từng thấy đề này trên báo và thấy khá hay .-. nhưng nó khá khó với t . Mong các cao nhân có thể trả lời giúp t ạ.T cảm ơnnn

1
2 tháng 9 2019

Cái này cj cx ko chắc lắm, thấy nó hơi lạ

a, Phong cách ngôn ngữ rất hợp với giới trẻ(ko biết nói sao cho hợp-.-), mang tính giáo huấn các thanh niên ăn chơi hiện nay

b, BPTT: Ẩn dụ(thánh đường: chỉ sự lương thiện, sở thú: chỉ những cái xấu)

2 tháng 9 2019

em cảm ơn chị nhé .-. nvay cũng được rồi ạ :3