K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.Mượn lời nói với con, nhà thơ nói về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình.Bố cục của bài thơ đã thể hiện ý tưởng đó như thế nào? 2.Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Hãy tìm và phân tích các câu thơ nói lên điều ấy. 3.Người cha nói với con về những đức tính cao...
Đọc tiếp

1.Mượn lời nói với con, nhà thơ nói về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình.Bố cục của bài thơ đã thể hiện ý tưởng đó như thế nào?

2.Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Hãy tìm và phân tích các câu thơ nói lên điều ấy.

3.Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp gì của”người đồng mình”, từ đó nhắc nhở con trên đường đời cần phải như thế nào?

4. Em cảm nhận như thế nào về tình cảm của người cha đối với con trong bài thơ? Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời này là gì?

5.Nhận xét về cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bừng hình ảnh của nhà thơ. (Gợi ý:  Người miền núi thường có cách nói giàu hình ảnh, cụ thể, mộc mạc mà có tính khái quát, giàu chất thơ. Chẳng hạn bốn dòng thơ đầu bài, hay các câu: “ Đan lờ cài nan hoa- Vách nhà ken câu hát”, “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương…)

1
23 tháng 1 2018

1, Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ thể hiện ý tưởng đó theo hai đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu đến câu "Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"): con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và quê hương.

- Đoạn 2 (còn lại): lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương.

2, Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ:

Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ, con còn lớn lên trong sự đùm bọc của quê hương: con người và rừng núi quê hương. Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện (cài nan hoa, ken câu hát) đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng".

3, Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" là:

- Dễ thương, giàu tình cảm (Người đồng mình thương lắm con ơi)

- Thủy chung, gắn bó với quê hương (Sống trên đá không chê đá gập ghềnh – Sống trong thung không chê thung nghèo đói)

- Hồn nhiên, mạnh mẽ (Sống như sông như suối - Lên thác xuống ghềnh – Không lo cực nhọc)

- Bản lĩnh, bền bỉ (Cao đo nỗi buồn – xa nuôi chí lớn - ... Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương)

- Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh (Người đồng mình thô sơ da thịt – Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con)

Từ đó nhắc nhở con khi lên đường phải nhớ rằng "người đồng mình" yêu lắm, phải giữ gìn truyền thống của người "đồng mình", và điều đặc biệt là không thể nhỏ bé, phải luôn đàng hoàng, bằng anh bằng em.

4, Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.

5, Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả, vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.

Ngoài ra, còn có thể kể đến bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt rất tự nhiên của tác giả.

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung...
Đọc tiếp

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

Bài 2: Cho đoạn trích sau:

Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Trong đoạn trích, nhân vật anh thanh niên đã từ chối khi họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. Chi tiết này giúp em hiểu thêm điều gì về anh thanh niên?

Câu 2: Từ nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm và những hiểu biết xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.

1
21 tháng 2 2017

rong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:

Quê hương anh đất mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

7 tháng 3 2018

- Phần 1 (khổ 1): người cha nhắc cho con về cội nguồn sinh dưỡng gia đình, quê hương

- Phần 2 ( còn lại): Người cha nhắc con tự hào về truyền thống, sức sống của quê hương

"Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc...
Đọc tiếp

"Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học, nên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu."

1.chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

 2.Theo đoạn trích, lí do khiến Trương Sinh xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về là j ?

3. Tìm và chỉ ra các phép liên kết câu đc sử dụng trong đoạn trích

Mik đang cần gấp mn giúp mik vs ạ

1
19 tháng 7 2021

1) Tự sự
2) Vì tư dung tốt đẹp của nàng
3) Tuy - nhưng

29 tháng 5 2021

Bạn tham khảo ạ !

Con người được sinh ra ở vạch số 0 và xây dựng, hoàn thiện bản thân dựa trên nhiều yếu tố, khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Một yếu tố quan trọng làm nuôi dưỡng tâm hồn con người chính là tình cảm mà gốc rễ tình cảm là tình cảm gia đình - tình cảm giữa cha mẹ và con cái.

Tình cảm giữa cha mẹ và con cái hay tình mẫu tử, tình phụ tử là những tình cảm quý báu nhất trong cuộc đời mỗi con người. Đó là tình cảm yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng mà cha mẹ dành cho con đồng thời là tình yêu thương, sự biết ơn, kính trọng mà người con dành cho cha mẹ mình. Mẹ là người mang nặng đẻ đau, đem ta đến với thế giới này, trao cho ta sự sống và tình yêu thương. Từ tình yêu thương đó, mẹ dành hết tâm huyết để chăm sóc, dạy dỗ ta nên người, hun đúc cho ta những tình cảm cao quý khác với một mong ước ta trở thành người có ích cho xã hội và có một tấm lòng lương thiện. Còn cha là người dạy dỗ, bảo vệ cho ta, là trụ cột trong gia đình, giúp gia đình vượt qua mọi sóng gió của cuộc sống, đùm bọc và bảo vệ ta.

Tình mẫu tử, tình phụ tử không chỉ là cội nguồn của những tình cảm khác mà đây còn là tình cảm theo con người đến suốt cuộc đời, góp phần làm cho xã hội này ấm áp hơn. Mỗi người con cần có trách nhiệm yêu thương cha mẹ, tích cực học tập, trau dồi kiến thức để trở thành một người hiền tài giúp ích cho đất. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải luôn khắc ghi công lao to lớn của cha mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực, xứng đáng. Tình mẫu tử, tình phụ tử không chỉ là cội nguồn của những tình cảm khác mà đây còn là tình cảm theo con người đến suốt cuộc đời, góp phần làm cho xã hội này ấm áp hơn.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn những con người ích kỉ, vô cảm, coi những tình cảm, những gì cha mẹ làm cho mình là điều hiển nhiên nên thờ ơ, bàng quang trước những điều tốt đẹp mà mình nhận được. Lại có những người con bất hiếu với cha mẹ, không chịu báo đáp cha mẹ lúc về già, thậm chí là có những hành động ngược đãi cha mẹ… những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

Tình cảm giai đình là những tình cảm tốt đẹp nhất của con người mà chúng ta cần rèn luyện trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành:- Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.Đứa con ngây thơ nói:- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết...
Đọc tiếp

Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành:

- Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.

Đứa con ngây thơ nói:

- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói:

- Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.

Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được.

Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng:

- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.

                                                                                                (Ngữ văn 9/ tập 1)

Câu 1. (1.0 đ) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2. (0,5 đ)  Hành động của Trương Sinh (ở câu in đậm) đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?

Câu 5. (1.5 đ) Em có đồng ý với cách ứng xử của Trương Sinh trong đoạn trích không? Vì sao?

1
11 tháng 11 2021

Câu 1:

Sử dụng PTBĐ: Tự sự.

Câu 2:

Một thán từ được sử dụng trong đoạn văn trên: Ô hay!

( Ở chỗ: - Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thit.")

Câu 3:

Ghi lại lời dẫn trực tiếp : Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

11 tháng 3 2022

viết để tham khảo hay để chép?

11 tháng 3 2022

chép đc k bạn

 

Bạn tham khảo :

Hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” hiện lên không chỉ với tình yêu thương sâu sắc dành cho người con, mà còn với tư cách là một người “chiến sĩ” thực sự, người chiến sĩ lao động sản xuất để nuôi bộ đội, hỗ trợ tích cực cho cách mạng. Người mẹ ru con ngủ, nhưng đồng thời mẹ làm công việc của kháng chiến, của cách mạng. Mẹ ru con trong khi mẹ giã gạo nuôi bộ đội. Mẹ ru con khi tỉa bắp. Mẹ ru con trong khi chuyển lán, đạp rừng, trực tiếp chống giặc Mĩ. Tình thương con luôn gắn liền với tình thương bộ đội, dân làng và tình yêu nước.

  • “Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
  • Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
  • Mẹ đang tỉa bắp trên đồi Ka- lưi
  • Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng
  • Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối

Hình ảnh người mẹ gợi lên bao xúc động, đó không chỉ là hình ảnh người mẹ Tà-ôi mà còn là hiện thân của những người mẹ Việt Nam anh hùng, giỏi việc nước đảm việc nhà. Sẵn sàng hi sinh bản thân vì tình mẫu tử và tình yêu quê hương, đất nước.