K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 6 2019

- Từ giữa những năm 1970, Ấn Độ đã tự túc được lương thực.

- Trong các lĩnh vực khoa học-kĩ thuật, Ấn Độ đã có những bước tiến nhanh chóng.

- Đối ngoại: theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực ủng hộ phong trào đấu tranh của các dân tộc.

8 tháng 4 2017

Nhân dân Ấn Độ đạt được những thành tựu:

Ấn Độ là quốc gia rộng lớn, đông dân. Từ sau ngày độc lập, Ấn Độ trong suốt một thời kì dài do Đảng Quốc đại nắm chính quyền, tình hình chính trị ổn định, kinh tế, văn hóa phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ đứng thứ 10 trong số những nước có nền công nghiệp phát triển cao, nhất là công nghiệp nặng.

Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp những năm 50-70 đã giải quyết được vấn đề lương thực cho một nước gần 1 tỉ dân và bắt đầu xuất khẩu được gạo.

Cũng trong những năm 70, Ấn Độ đã sử dụng năng lượng hạt nhân vòa sản xuất điện. Trong những năm 80, Ấn Độ đứng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới. Ấn Độ đã chế tạo được máy móc, thiết bị ngành dệt, hóa chất, máy bay, tàu thủy, đầu máy xe lửa, tivi màu…

30 tháng 3 2016

a. Cuộc đấu tranh giành độc lập:
+Ấn Độ là 1 nước lớn ở Châu Á và đông dân thứ 2 TG (1 tỉ 20 triệu người- năm 2000)
+Sau chiến tranh TGT2, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại đã diễn ra sôi nổi
+Thực dân Anh phải nhượng bộ, nhưng tại trao quyền tự trị theo" phương án Maobotton.
+Ngày 15/8/1947 2 nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành lập và thành lập nhà nước công hòa.
=> Ý nghĩa: Đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ. Có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
b. Thành tựu:
+ Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu to lớn về nông nghiệp và công nghiệp trong công cuộc xây dựng đất nước.
+Nhờ tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp mà Ấn Độ đã tự túc được lương thực và xuất khẩu gạo (từ năm 1995)
+ Nền Công nghiệp: đã sản xuất được nhiều loại máy móc như máy bay, tàu thủy, xe hơi, tàu máy xe lửa…sử dụng năng lượng hạt nhân vào sản xuất điện
+ KHKT: là cường quốc công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ: Thử thành công bom nguyên tử (1974); Phóng vệ tinh nhân tạo ( 1975)
+Về đối ngoại: Ấn Độ theo đuổi chính sách hòa bìnhtrung lập tích cực,là một trong những nước đề xướng phong trào ko LK, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.(16972 AĐ thiết lập ngoại giao VN)

30 tháng 3 2016

* Cuộc đấu tranh giành độc lập.

            - Sau chiến tranh thế giới II, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân An Độ diễn ra sôi nổi, năm 1945 có 848 cuộc bãi công.

            - Thực dân Anh phải nhượng bộ, nhưng lại trao quyền tự trị theo “phương án Maobáttơn” .

            - Tháng 8/1947, hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan thành lập.

            - Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập Nhà nước Cộng hòa.

- Ý nghĩa: đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân Ấn Độ, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới .

* Công cuộc xây dựng đất nước: đạt nhiều thành tựu về nông nghiệp và công nghiệp.

- Nông nghiệp, nhờ tiến hành “cách mạng xanh” đã tự túc được lương thực và xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới.

- Công nghiệp, đứng thứ 10 thế giới, chế tạo được máy móc hiện đại như máy bay, xe hơi …

- Khoa học – kĩ thuật, là cường quốc công nghệ phần mền, hạt nhân, vũ trụ.

            + Năm 1974 thử thành công bom nguyên tử.

            + Năm 1975 phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

- Đối ngoại: thực hiện chính sách hòa bình, trung lập, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. Là nước đề xướng Phong trào không liên kết.

 

5 tháng 2 2016

* Những thành tựu trong mười năm đầu : 

- Bước vào thời kì xây dựng đất nước, nhiệm vụ hàng đầu của Trung Quốc là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục.

- Từ năm 1950, nhân dân Trung Quốc bước vào giai đoạn khôi phục kinh tế, tiến hành những cải cách quan trọng : cải cách ruộng đất và hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, tiến hành công nghiệp hóa, xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa, giáo dục... Đến cuối năm 1952, công cuộc khôi phục kinh tế đã kết thúc thắng lợi.

- Từ năm 1953, Trung Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên  ( 1953-1957). Nhờ nỗ lực lao động của toàn dân và sự giúp đỡ của Liên Xô, kế hoach 5 năm đã thu được những thành tựu to lớn. Bộ mặt đất nước Trung Quốc có nhiều thay đổi rõ rệt.

* Những chính sách đối ngoại :

- Trong những năm 1949-1959, Trung Quốc thi hành chính sách ngoại giao tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy sự phát triển của phng trào cách mạng thế giới.

    + Ngày 14/2/1950, Trung Quốc kí với Liên Xô "Hiệp ước hữu nghị, đồng minh và tương trợ Trung _ Xô" và nhiều hiệp ước kinh tế, tài chính khác, phái quân chí nguyện sang giúp nhân dân Triều Tiên chống Mĩ ( 1950-1953); tham gia Hội nghị các nước Á- Phi tại Băng Đung ( 1955); giúp đỡ nhân dân Việt nam chống thực dân Pháp, ủng hộ các nước Á, Phi, Mĩ La tinh trong cuộc đấu trạm giải phóng dân tộc.

    + Ngày 18/1/1950, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

4 tháng 10 2017

Đáp án: C

29 tháng 2 2016

- Sự ra đời  của các nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu: Trong những năm 1944-1945, khi Hồng quân Liên Xô truy kích quân đội phát xít, nhân dân các nước Đông Âu đã nổi dậy giành chính quyền thành lập nhà nước dân chủ nhân dân :

 - Từ 1945-1949 các nhà nước Dân chủ Nhân dân Đông Âu đã hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng : xây dựng bộ máy nhà nước mới, tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa tài sản của tư bản nước ngoài, ban hành các quyền tự do dân chủ….

 - Những thành tựu chính trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu :

        Trong những năm 1950 – 1975, các nước Đông Âu đã thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

       Từ những nước nghèo nàn, các nước Đông Âu đã trở thành những quốc gia công – nông nghiệp.

10 tháng 2 2019

Đáp án A

2 tháng 2 2016

* Hoàn cảnh chung :

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô bị hậu quả chiến tranh tàn phá nặng nề : 27 triệu người chết, 1.710 thành phố và hơn 70.000 làng mạc bị tiêu hủy, gần 32.000 nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá.

- Nhưng với tinh thàn tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế ( 1946-1950) trong 4 năm 3 tháng.

* Những thành tựu chính :

   Từ năm 1950, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và đã thu được nhiều thành tựu to lớn.

- Về công nghiệp : Đến giữa những năm 1970, Liên Xô trở thành cường quốc công  nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới sau Mĩ.

- Về nông nghiệp : Riêng năm 1970, Liên Xô đạt được sản lượng và năng suất ngũ cốc chưa từng có với 186 triệu tấn ngũ cốc.

- Về khoa học - kĩ thuật : Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái đất, mở đầu kỹ nguyên  trinh phục vũ trụ của loài người. Năm 1960, đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin  bay vòng quanh Trái Đất.

- Về xã hội : Có nhiều biến đổi, tỉ lệ công nhân chiếm 55% số người lao động trong cả nước. Trình độ học của nhân dân không ngừng nâng cao.

* Ảnh hưởng đến các nước :

- Có điều kiện giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa về vật chất và tinh thần trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Có điều kiện ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La tinh

- Là chỗ dựa cho phong trào đấu tranh bảo vệ hòa bình

8 tháng 3 2018

* Xây dựng chính quyền cách mạng:

- Ngày 6 - 1 - 1946, hơn 90 % cử tri trong cả nước đi bỏ phiếu, bầu được 333 đại biểu Quốc hội.

- Tháng 11 - 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thông qua.

- Lực lượng vũ trang được chú trọng xây dựng.

* Giải quyết nạn đói:

- Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân “nhường cơm sẻ áo”.

- Tăng gia sản xuất là biện pháp hàng đầu và có tính chất lâu dài để giải quyết nạn đói.

- Bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác.

- Nhờ những biện pháp trên, nông nghiệp nhanh chóng phục hổi, nạn đói bị đẩy lùi.

* Giải quyết nạn dốt:

- Thành lập Bình Nha dân học vụ làm cơ quan chuyên trách chống “giặc dốt”, kêu gọi quần chúng tham gia xóa mù chữ.

- Hơn 2, 5 triệu dân đã được xóa mù chữ.

- Trường học các cấp phổ thông và đại học sớm được mở với phương pháp giảng dạy mới.

* Giải quyết khó khăn về tài chính

- Chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân cả nước.

- Tháng 11 - 1946, Quốc hôi quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.