Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đúng
- “không ai chôn cất tiếng đàn / tiếng đàn như cỏ mọc hoang”: Khi Lor – ca chết đi, nền nghệ thuật Tây Ban Nha thiếu vắng kẻ dẫn đường, như cỏ mọc hoang. Đồng thời , tác giả Thanh Thảo đã so sánh sức sống nghệ thuật của Lor – ca như cỏ mọc hoang, sức sống mãnh liệt và lưu truyền mãi. Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật, là khát vọng nghệ thuật mà cả đời Lor – ca theo đuổi, là cái đẹp mà mọi thế lực đều không thể hủy diệt được.
1 | Thể thơ: tự do |
2 | Hai hình ảnh nói đến sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi biển đảo: - Gió rát mặt, Đá củ đậu bay, Nước ngọt hiếm… (Thí sinh chỉ ra đúng 2 hình ảnh được 0.5 điểm). |
3 | Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau. Hai dòng thơ trên cho thấy cuộc sống của người lính nơi đảo xa: - Đó là cuộc sống vô cùng khó khăn, gian khổ, mà người lính thường xuyên phải đối diện (gió bão, thiếu thốn…) - Tuy nhiên những người lính vẫn lạc quan, yêu đời. |
4 | - Tác giả thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với cuộc sống của những người lính đảo. - Đồng thời cho thấy sự trân trọng những phẩm chất đáng quý: tinh thần lạc quan, ý chí nghị lực phi thường và tình yêu tổ quốc. -> Nhận xét về tình cảm: - Đây là những tình cảm chân thành, thể hiện trái tim yêu thương tinh tế, sâu sắc của tác giả. - Tình cảm của tác giả cũng là đại diện cho tất cả những người dân Việt Nam dành tình yêu thương, sự cảm phục gửi đến những người lính nơi đảo xa. |
Câu 1 :thể thơ tự do
Câu 2: Những hình ảnh thể hiện cho sự gian khó ở Trường Sa: đá san hô kê lên thành sân khấu, vài tấm tôn chôn mấy cánh gà, gió rát mặt, đảo thay hình dáng, sỏi cát bay như lũ chim hoang.
Câu 3:
Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc
Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau.
Hai dòng thơ trên cho thấy cuộc sống của người lính nơi đảo xa:
- Đó là cuộc sống vô cùng khó khăn, gian khổ, mà người lính thường xuyên phải đối diện (gió bão, thiếu thốn…)
- Tuy nhiên những người lính vẫn lạc quan, yêu đời.
Câu 4 :Đoạn thơ trích trong bài "Lính đảo hát tình ca trên đảo" của tác giả Trần Đăng Khoa đã khẳng định được tinh thần lạc quan, tươi trẻ của những người lính hải đảo nơi Trường Sa khắc nghiệt cùng tinh thần yêu nước, hướng về tổ quốc của họ. Thật vậy, hình ảnh những người lính hải đảo hiện lên với tầm vóc vĩ đại và tình yêu bất biến dành cho tổ quốc. Đầu tiên, họ là những người lính bất chấp những khó khăn gian khổ để hoàn thành tốt công việc. Điều kiện ở Trường Sa vô cùng khó khăn và khắc nghiệt: gió rát mặt, đảo thay đổi hình dạng, sỏi cát bay như lũ chim hoang. Ở nơi biển đảo hẻo lánh ấy, những người lính hải quân vẫn hiên ngang và cất lên bài hát của tuổi trẻ. Không những có phẩm chất kiên cường mà ta còn thấy được tinh thần tươi trẻ và yêu đời của những người lính ấy. Thứ hai, họ là những người lính khát khao cống hiến cho tổ quốc. Tình yêu của họ được gửi gắm vào lời hát và tiếng lòng của trái tim "Nào hát lên". Tình yêu ấy là động lực để họ "đứng vững" trước những khó khăn và họ còn muốn hát lên cho trời đất, mây nước biết. Tổ quốc đối với những người lính trẻ là thiêng liêng và vĩnh hằng biết nhường nào. Tóm lại, đoạn thơ cho ta thấy được phong thái yêu đời cùng tình yêu tổ quốc của những người lính hải đảo ấy.
- Về người đàn bà vùng biển: tác giả gọi một các phiếm định "Người đàn bà", điều tác giả gây ấn tượng chính là số phận của chị. Ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với "khuôn mặt mệt mỏi"; người đàn bà gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng. Bà thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh không kêu lên một tiếng, không chống trả, không trốn chạy. "Tình thương con cũng như nỗi đau, sự thâm trầm trong việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng để lộ ra bên ngoài"... Một sự cam chịu đáng chia sẻ, cảm thông.
- Về người đàn ông độc ác: cuộc sống đói nghèo, lam lũ đã biến "anh con trai" cục tính nhưng hiền lành xưa kia thành một người chồng vũ phu. Lão đàn ông mái tóc tổ quạ", "chân chữ bát ", "hai con mắt đầy vẻ độc dụ vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ/vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho người thân của mình".
- Về chị em thằng Phác: bị đẩy vào tình thế khó xử khi ở trong hoàn cảnh ấy, chị thằng Phác, một cô bé yếu ớt mà can đảm, đã phải vật lộn để tước con dao trên tay thằng em trai, ngăn em việc trái luân thường đạo lí. Cô bé là điểm tựa vững chắc của người mẹ đáng thương, cô đã hành động đúng khi cản được việc làm dại dột của đứa em, lại biết chăm sóc, lo toan khi mẹ phải đến tòa án huyện. Thằng Phác thương mẹ theo kiểu của một cậu bé con còn nhỏ, theo cách một đứa con trai vùng biển. Nó "lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lấy đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt”, "nó tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh". Hình ảnh thằng Phác khiến người đọc cảm động bởi tình thương mẹ dạt dào.
- Nghệ sĩ nhiêp ảnh: vốn là người lính thường vào sinh ra tử. Phùng căm ghét mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì diều kiện, lẽ công bằng. Anh xúc động ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền và biển lúc bình minh. Một người nhạy cảm như anh tránh sao khỏi nỗi tức giận khi phát hiện ra sự bạo hành của cái xâu, cái ác ngay sau cảnh đẹp huyền ảo trên biển. Hơn bao giờ hết. Phùng hiểu rõ: trước khi một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy làm một người biết yêu ghét vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người.
Hình ảnh trong đoạn trích có tính siêu thực:
+ Không ai chôn cất tiếng đàn: hình ảnh có tính hoán dụ
+ Tiếng đàn như cỏ mọc hoang: hình ảnh so sánh gợi thương cảm về cái chết của nhà thơ Lor-ca
+ Giọt nước vầng trăng là hình ảnh siêu thực, đa nghĩa
+ Nước mắt vầng trăng: tình thương trong lành, cao khiết, sự vĩnh cửu từ nước mắt của anh hùng
+ Vầng trăng là sự hóa thân và thăng hoa của tâm hồn nghệ sĩ.
- Tiếng đàn trở thành vật có linh hồn, trừu tượng: không ai chôn cất tiếng đàn, tiếng đàn như cỏ mọc hoang.
- Ở đây Lor-ca, hiện diện song hành cùng tiếng đàn, biểu tượng của tâm hồn Lor-ca, trái tim Lor-ca
+ Cuộc đời Lor-ca sống tự do, thanh thản như giọt nước mắt nơi đáy giếng
+ Lor-ca chết nhưng dư âm vang vọng của ông còn mãi
→ Hình ảnh Lor-ca và tiếng ghi–ta có tính trừu tượng, đa nghĩa thể hiện sự trường tồn, bất diệt của tinh thần, tâm hồn Lor-ca