K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2018

Câu trả lời đúng là B nha bạn !!

19 tháng 2 2017

Đáp án: B

12 tháng 11 2021

Nội dung so sánh 

Các quốc gia cổ đại phương Đông 

Các quốc gia cổ đại phương Tây 

Điều kiện tự nhiên

– Ven các con sông lớn, có đồng bằng phù sa màu mỡ, tơi xốp thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

– Nguồn nước dồi dào đủ cho việc sản xuất và nước dùng trong sinh hoạt, cung cấp nguồn thủy sản và là đường gia thông quan trọng của đất nước

– Có bờ biển dài, nhiều vũng vịnh sâu và kín gió, thuận tiện cho giao thông đường biển

– Đất đai thích hợp để trồng nho, ôliu

Kinh tế

– Nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, gắn liền với công tác thủy lợi

– Nền kinh tế công thương, mậu dịch hàng hải phát triển , giữ vai trò chủ đạo

– Ngành nông nghiệp là thứ yếu

Thể chế chính trị Chế độ chuyên chế cổ đại hay nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền

Bộ máy nhà nước là bộ máy của quý tộc, chủ nô mang tính dân chủ chủ nô hay cộng hòa quý tộc

 Xã hội Có hai giai cấp thống trị (vua, quý tộc, quan lại) và bị trị(nông dân, thợ thủ công, nô lệ) -> đối kháng nhauCó hai giai cấp cơ bản và đối kháng nhau: chủ nô và nô lệ
Thành tựu văn hóa tiêu biểu

– Sáng tạo ra nông lịch (1 năm có 365 ngày, 12 tháng)

– Sáng tạo ra chữ tượng hình, tượng ý

– Toán học: tính được số pi =3,16; các công thức tính dện tích hình tròn, tam giác…; phát minh ra số 0

– Kiến trúc: xây dựng Kim tự tháp ở Ai Cập , thành Babilon ở Lưỡng Hà…

– Sáng tạo ra lịch

– Hệ chữ cái Latinh

– Số La Mã

– Toán học: các định lí nổi tiếng: Ta lét, Pitago,…

– Văn học: các tác phẩm nổi tiếng như Iliat và Ôđixê

– Nghệ thuật: Tượng nữ thần Atena, đấu trường Rô ma, tượng thần vệ nữ Milo…

=> Điểm tiến bộ: so với thời kì trước thì đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của con người được cải thiện, tiến bộ hơn. Những hiểu biết khoa học đã có từ hàng nghìn năm trước từ thời cổ đại phương Đông, đến thời kì các nước cổ đại phương Tây những hiểu biết đó đã trở thành khoa học, Toán học đã vượt lê trên việc ghi chép và giải các bài riêng biệt, những thành tựu văn hóa của các quốc gia phương Đông và phương Tây vẫn còn tồn tại, được áp dụng trong thực tế cuộc sống hiện nay (Toán học, lịch, kiến trúc…)

  •  
  •  
  •  
  •  
Câu 1: Văn hóa truyền thống Ấn Độ được hình thành và phát triển dưới thời kì: A. vương triều Gúp ta B. vương triều Mô gôn C. vương triều Magada D. vương triều Hồi giáo Đêli Câu 2: Chữ viết cổ của Ấn Độ là: A. Brahmi B. Phạn C. tượng ý D. tượng hình Câu 3: Lễ đường trong chùa hang A-gian-ta ở Ấn Độ là công trình kiến trúc ảnh hưởng tôn giáo: A. Hinđu giáo B. Hồi giáo C....
Đọc tiếp
Câu 1: Văn hóa truyền thống Ấn Độ được hình thành và phát triển dưới thời kì: A. vương triều Gúp ta B. vương triều Mô gôn C. vương triều Magada D. vương triều Hồi giáo Đêli Câu 2: Chữ viết cổ của Ấn Độ là: A. Brahmi B. Phạn C. tượng ý D. tượng hình Câu 3: Lễ đường trong chùa hang A-gian-ta ở Ấn Độ là công trình kiến trúc ảnh hưởng tôn giáo: A. Hinđu giáo B. Hồi giáo C. Phật giáo D. Ấn Độ giáo Câu 4: Yếu tố nào dưới đây không thuộc về nền văn hóa truyền thống của Ấn Độ: A. Phật giáo và Hinđu giáo B. Chữ Brahmi và chữ Phạn C. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa D. Lễ, hội tổ chức vào mùa gặt hái Câu 5: Vì sao dưới thời Gúp ta nhiều chùa hang được xây dựng? A. Do người dân có lòng tôn sùng đạo phật B. Do đạo phật được truyền bá rộng rãi trong nhân dân C. Do người dân bắt đầu suy nghĩ đến tín ngưỡng D. Do sự phát triển rộng rãi của tôn giáo trong nhân dân. Câu 6: Chữ phạn ở Ấn Độ ra đời có ý nghĩa gì? A. Tạo điều kiện truyền bá tôn giáo Ấn độ B. Tạo điều kiện chuyển tải văn hóa trong nhân dân C. Tạo điều kiện truyền bá văn học, văn hóa Ấn độ D. Tạo điều kiện truyền bá văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài Câu 7: Những công trình kiến trúc, điêu khắc, tác phẩm văn học tuyệt vời ở Ấn Độ có giá trị như thế nào theo thời gian? A. Vĩnh cửu, xuyên suốt B. Sức lan tỏa rộng C. Mức độ ảnh hưởng sâu sắc D. Giá trị thời gian dài Câu 8: Tôn giáo nào bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của ấn độ? A. Hồi giáo B. Phật giáo C. Đạo giáo D. Ấn Độ giáo Câu 9: Yếu tố nào dưới đây được xem là nét nổi bật nhất trong nền văn hóa Ấn Độ? A. Công trình kiến trúc chùa hoang B. Từ chữ Brahmi sáng tạo ra chữ Phạn C. Hình thành ra 2 tôn giáo: Phật giáo, Hồi giáo D. Hình thành ra 2 tôn giáo: Phật giáo, Hin đu giáo Câu 10: Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ trên những khu vực nào? A. Tôn giáo, chữ viết, điêu khắc B. Điêu khắc, lễ hội, chữ viết C. Chữ viết, lễ hội, nghệ thuật D. Tôn giáo, chữ viết, kiến trúc Câu 11: Đánh giá nào đúng khi nói Ấn Độ là trung tâm văn minh của nhân loại? A. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm có giá trị vĩnh cửu B. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm, ảnh hưởng ra bên ngoài C. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm, là điều kiện phát triển đất nước D. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm, là cơ sở phát triển kinh tế xã hội
4
5 tháng 11 2018

Câu 1: Văn hóa truyền thống Ấn Độ được hình thành và phát triển dưới thời kì: A. vương triều Gúp ta B. vương triều Mô gôn C. vương triều Magada D. vương triều Hồi giáo Đêli Câu 2: Chữ viết cổ của Ấn Độ là: A. Brahmi B. Phạn C. tượng ý D. tượng hình Câu 3: Lễ đường trong chùa hang A-gian-ta ở Ấn Độ là công trình kiến trúc ảnh hưởng tôn giáo: A. Hinđu giáo B. Hồi giáo C. Phật giáo D. Ấn Độ giáo

5 tháng 11 2018

1.A

2.B

3.A

13 tháng 6 2021

Tham Khảo

 

- Giáo dục:

+ Giáo dục theo lối Nho giáo.

+ Lập Văn Miếu, mở khoa thi. Dựng bia tiến sĩ.

- Văn học:

+ Gồm cả chữ Hán, Nôm.

+ Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước.

+ Ca ngợi những chiến công, đất nước.

- Nghệ thuật:

+ Kiến trúc Phật giáo, Nho giáo.

+ Điêu khắc: Mang nét độc đáo riêng, bản sắc riêng.

+ Nghệ thuật đậm tính dân gian truyền thống.

- Khoa học - Xã hội:

+ Sử học: Đại Việt Sử kí, Lam Sơn thực lục...

+ Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.

+ Bình thư yếu lực.

+ Đại thành toán pháp.

+ Súng thần cơ, thuyền chiến có lầu.

- Đạo giáo:

+ Thời Lý - Trần hòa lẫn với các tĩn ngưỡng dân gian.

+ Thế kỉ XIV: suy yếu dần.

- Phật giáo:

+ Thời Lý, Trần phổ biến rộng rãi.

+ Thời Lê sơ bị hạn chế, thu hẹp.

- Nho giáo:

+ Thời Lý, Trần: Tư tưởng chính thống.

+ Thời Lê sơ: Nâng lên địa vị độc tôn.

- Còn về mở rộng phát huy thành tựu nào thì các mặt như giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học... đều có thể phát huy được nhé. Tùy vào thành tựu mà em thích để phân tích nhé!

13 tháng 6 2021

Tham khảo 
 

- Giáo dục:

+ Giáo dục theo lối Nho giáo.

+ Lập Văn Miếu, mở khoa thi. Dựng bia tiến sĩ.

- Văn học:

+ Gồm cả chữ Hán, Nôm.

+ Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước.

+ Ca ngợi những chiến công, đất nước.

- Nghệ thuật:

+ Kiến trúc Phật giáo, Nho giáo.

+ Điêu khắc: Mang nét độc đáo riêng, bản sắc riêng.

+ Nghệ thuật đậm tính dân gian truyền thống.

- Khoa học - Xã hội:

+ Sử học: Đại Việt Sử kí, Lam Sơn thực lục...

+ Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.

+ Bình thư yếu lực.

+ Đại thành toán pháp.

+ Súng thần cơ, thuyền chiến có lầu.

- Đạo giáo:

+ Thời Lý - Trần hòa lẫn với các tĩn ngưỡng dân gian.

+ Thế kỉ XIV: suy yếu dần.

- Phật giáo:

+ Thời Lý, Trần phổ biến rộng rãi.

+ Thời Lê sơ bị hạn chế, thu hẹp.

- Nho giáo:

+ Thời Lý, Trần: Tư tưởng chính thống.

+ Thời Lê sơ: Nâng lên địa vị độc tôn.

25 tháng 3 2016

I. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG

1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê

-       Năm 980 nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta.

-       Trước tình hình đó Thái hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo kháng chiến.

-       Năm 981 quân dân Đại Cồ Việt  chiến  đấu anh dũng,thắng lớn nhanh chóng ở vùng Đông Bắc khiến vua Tống không dám nghĩ đến việc xâm lược Đại Việt, củng cố vững chắc nền độc lập.

2. Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077)

-       Thập kỷ 70 của thế kỷ XI nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt, đồng thời tích cực chuẩn bị cho cuộc xâm lược.

-       Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lý đã tổ chức kháng chiến.

+ Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược "tiên phát chế nhân" đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc.

-       Năm 1075 Thái Uý Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ.

+ Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc.

-       Năm 1077 ba mươi vạn quân Tống kéo sang bờ bắc của sông Như Nguyệt , cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi , ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh.

Lược đồ đường tiến công thành Ung Châu  của Lý Thường Kiệt  1075 ( mũi tên mầu đỏ ),quân Tống 1077 (Mũi tên màu xanh )

Lược đồ trận  chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt

 II. KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN THỜI TRẦN (THẾ KỶ XIII)

-       Năm 1258 - 1288 quân Mông - Nguyên 3 lần xâm lược nước ta. Giặc rất mạnh và hung bạo.

-       Các vua Trần cùng nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân cả nước quyết tâm đánh giặc giữ nước.

-       Những thắng lợi tiêu biểu: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.

+ Lần 1: Đông Bộ Đầu (bên sông Hồng từ dốc Hàng Than đến dốc Hóc Mai Ba Đình - Hà Nội).

+ Lần 2: Đẩy lùi quân xâm lược năm 1285.

Tiêu biểu nhất là trận Bạch Đằng năm 1288 đè bẹp ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

+         Nhà Trần có vua hiền, tướng tài, triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ và đoàn kết nhân dân chống xâm lược.

+        Nhà Trần vốn được lòng dân bởi những chính sách kinh tế của mình Þ nhân dân đoàn kết xung quanh triều đình vâng mệnh kháng chiến.



Bạch Đằng năm 1288

 Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn

III. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MINH VÀ KHỞI NGHĨA LAM SƠN

-       Năm 1407 cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh.

-       Năm 1418: Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo.

-       Thắng lợi tiêu biểu:

+        Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Lam Sơn (Thanh Hóa) được sự hưởng ứng của nhân dân vùng giải phóng cánh mở rộng từ Thanh Hóa vào Nam.

+         Chiến thắng Tốt Động, đẩy quân Minh vào thế bị động.

+      Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đập tan 10 vạn quân cứu viện khiến giặc cùng quẫn tháo chạy về nước.

-       Đặc điểm:

+         Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

+         Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.

+         Có đại bản doanh, căn cứ địa.        

Diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động

Chi Lăng - Xương Giang năm 1427

 
28 tháng 3 2016

* Nhân dân Đại Việt từ thế kỉ X-XV đã xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc:

Trong  các thế kỉ X-XV, dưới các triều đại phong kiến Lý, Trần, Hồ, Lê sơ nền văn hóa của dân tộc phát triển rực rỡ và đạt được nhiều thành tựu trên tất cả  các lĩnh vực: tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật.

- Nho giáo: được giai cấp thống trị tiếp nhận và từng bước nâng cao thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị.

- Phật giáo: ngày càng thấm sâu vào cuộc sống tinh thần của nhân dân, được giai cấp thống trị tôn sùng, nhiều chùa được xây dựng mới, nhiều sư sãi.

- Thời Lý, Trần, phật giáo trở thành quốc giáo, thời Lê sơ, nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn.

- Các tín ngưỡng dân gian như thờ tổ tiên, thờ những người có công với làng với nước ngày càng phổ biến.

- Giáo dục: nhà nước rất quan tâm đến giáo dục như thời Lý cho lập Văn Miếu, tổ chức khoa thi đầu tiên. Thời Trần, tổ chức các khoa thi đều đặn, mở rộng Quốc tử giám cho con em quý tộc, quan lại đến học.

- Thời Lê sơ, giáo dục đi vào quy củ, nhà nước cho dựng bia ghi tên tiến sĩ, số người đi học, đi thi ngày càng đông, nâng cao dân trí.

- Các công trình kiến trúc độc đáo. Ngoài những cung điện, đền đài còn có những công trình nổi tiếng tiêu biểu như Chuông Quy điền, tháp Báo Thiên, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, Vạc Phổ Minh.

- Điêu khắc tinh tế, độc đáo với nhiều loại hình khác nhau như phù điêu khắc hình rồng nổi cuộn trong lá đề, chân bệ cột hình hoa sen nở, hình bông cúc nhiều cánh, tượng Phật ở các chùa.

- Nghệ thuật dân gian ra đời từ thời Lý và ngày càng phát triển như: tuồng, chèo, múa rối nước.

- Âm nhạc dân gian phát triển với nhiều nhạc cụ: tiêu, đàn tranh, cồng, chiêng.

- Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển với nhiều tác phẩm nổi tiếng.

- Khoa học - kĩ thuật đạt nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực: sử, địa lí, khoa học quân sự, chính trị, y học, thiên văn.

* Đặc điểm văn hóa Đại Việt

- Thể hiện một nền văn hóa phát triển rực rỡ, phong phú, độc đáo.

- Gắn liều với cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Mang đậm tính dân tộc và dân gian.