Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phép tăng cấp được thể hiện trong nhiều mặt:
- Cảnh hộ đê của dân: tăng cấp theo mức độ nguy cấp: mưa tầm tã, vẫn mưa tầm tã trút xuống, nước sông dâng lên to quá
- Cảnh quan lại nhàn hạ, sa hoa trên đình đối lập với cảnh khốn khổ của dân chúng chống chọi với mưa lũ
- Phép tăng cấp dùng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm, lòng dạ lang thú của viên quan:
+ Quan ngồi nơi vững chãi, an toàn, có kẻ hầu người hạ xung quanh
+ Quan la mắng, dọa dẫm đám người bẩm báo đê vỡ
+ Mức độ vô trách nhiệm, cáu gắt vô lí của quan được thể hiện rõ nét
c, Sự kết hợp của nghệ thuật tăng cấp đã tố cáo, phê phán sự thờ ơ, tắc trách của quan hộ đê.
+ Y vui mừng, sung sướng khi thắng ván bài trong khi dân khốn cùng, khổ cực.
→ Nghệ thuật đối làm tăng cao khả năng tố cáo, phê phán sâu sắc kẻ lòng lang dạ thú
+ Giá trị nghệ thuật: Đây là truyện ngắn viết theo kiểu hiện đại bằng chữ Quốc ngữ. Nhân vật đã bước đầu có tính cách. Tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp, kết hợp với lời bình luận trực tiếp để tố cáo và phê phán. Nhân vật quan phụ mẫu đã bộc lộ bản chất xấu xa, vô trách nhiệm qua các hành động, lời nói của y với tay chân và với người dân.
Câu 1: Truyện ngắn Sống chết mặc bay có thể chia làm 3 đoạn:
- Phần 1 (từ đầu … khúc đê này hỏng mất): Cảnh người dân chống con đê sắp vỡ
- Phần 2 (tiếp… điếu mày): Bọn quan lại vô trách nhiệm đánh tổ tôm bỏ mặc dân chúng trước cơn lũ
- Phần 3 (còn lại) Đê vỡ nhân dân sa vào cảnh lầm than
Câu 2:
a, - Hai mặt tương phản trong truyện:
Dân chúng vật lộn với bão lũ, chống chọi với mưa lũ >< Bọn quan lại hộ đê ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bài bạc bỏ mặc dân chúng
b, Cảnh người dân hộ đê: cẳng thẳng, nhốn nháo
+ Người dân bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử
+ Mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên
⇒ Thảm cảnh người dân chống cơn nước lũ buồn thảm, khổ cực
Cảnh bọn quan lại: nhàn hạ, an toàn
+ Quan lại ngồi nơi cao ráo, vững chãi, quây đánh tổ tôm
+ Cảnh trong đình nhàn nhã, đường bệ, nguy nga
⇒ Quan lại tắc trách, tham lam
c, Hình ảnh viên quan hộ đê: bỏ mặc dân, ngồi chơi nhàn nhã
+ Đồ dùng sinh hoạt cho quan hộ đê thể hiện cuộc sống xa hoa: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà
+ Quan ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu người hạ túc trực, được ăn cao lương mĩ vị
+ Quan đỏ mặt, tía tai đòi cách chức, đuổi cổ người dân báo đê vỡ
→ Sự đê tiện, tham lam của tên quan vô lại
d, Tác giả dựng lên cảnh tương phản nhằm:
+ Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, lòng lang dạ thú của bọn quan lại
+ Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ
+ Cảnh người dân thống khổ, cảnh quan sung sướng vì thắng ván bài
Câu 3:
a, Phép tăng cấp được thể hiện trong nhiều mặt:
- Cảnh hộ đê của dân: tăng cấp theo mức độ nguy cấp: mưa tầm tã, vẫn mưa tầm tã trút xuống, nước sông dâng lên to quá
- Cảnh quan lại nhàn hạ, sa hoa trên đình đối lập với cảnh khốn khổ của dân chúng chống chọi với mưa lũ
- Hai mặt tương phản trong truyện:
Dân chúng vật lộn với bão lũ, chống chọi với mưa lũ >< Bọn quan lại hộ đê ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bài bạc bỏ mặc dân chúng
b, Cảnh người dân hộ đê: cẳng thẳng, nhốn nháo
+ Người dân bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử
+ Mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên
⇒ Thảm cảnh người dân chống cơn nước lũ buồn thảm, khổ cực
Cảnh bọn quan lại: nhàn hạ, an toàn
+ Quan lại ngồi nơi cao ráo, vững chãi, quây đánh tổ tôm
+ Cảnh trong đình nhàn nhã, đường bệ, nguy nga
⇒ Quan lại tắc trách, tham lam
c, Hình ảnh viên quan hộ đê: bỏ mặc dân, ngồi chơi nhàn nhã
+ Đồ dùng sinh hoạt cho quan hộ đê thể hiện cuộc sống xa hoa: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà
+ Quan ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu người hạ túc trực, được ăn cao lương mĩ vị
+ Quan đỏ mặt, tía tai đòi cách chức, đuổi cổ người dân báo đê vỡ
→ Sự đê tiện, tham lam của tên quan vô lại
d, Tác giả dựng lên cảnh tương phản nhằm:
+ Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, lòng lang dạ thú của bọn quan lại
+ Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ
+ Cảnh người dân thống khổ, cảnh quan sung sướng vì thắng ván bài
a. Đoạn trích nói về cảnh hộ đê của nhân dân để chống trọi lại cảnh đê vỡ.
Xuất xứ: Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn.
b. Những hình ảnh tương phản:
Ốc thổi vô hồi, người xao xác gọi nhau >< ai nấy đều mệt lử cả rồi
Thế đê >< thế nước
=> Tác dụng: Nói về tình thế ngàn cân treo sợi tóc, và sự tuyệt vọng của dân đen con đỏ trước nguy cơ đê vỡ.
c. Câu (3), (5), (7) là câu cảm. Thái độ của tác giả trước tình cảnh của người dân hộ đê: rất lo lắng và đồng cảm với tình cảnh của người dân.
d. Tác phẩm Sống chết mặc bay được viết bằng thể loại truyện ngắn.
Tác phẩm cũng được viết bằng thể loại này là: Cuộc chia tay của những con búp bê.
Mình sẽ viết lại bài dựa trên bài của bạn:
Đêm trăng hôm nay trông sáng quá ! Ánh trăng vàng tươi đẹp nhẹ nhàng vuốt lên từng cảnh vật.Trăng soi sáng mái hiên nhà, trăng nằm phơi mình lên tàu lá chuối, trăng mỉm cười đùa vui cùng cảnh vật...Và cũng là lúc này, tôi lại sực nhớ đến bài thơ cảnh khuya của Bác Hồ. Bài thơ được Bác viết trong những năm đầu cuộc kháng chiến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Khu rừng Việt Bắc . Tôi bồi hồi nhớ lại cảm giác ấm cúng, nhớ lại tình yêu đất nước sâu sắc, yêu thiên nhiên tươi đẹp của Bác. Trong đầu tôi lại bay bổng từng vần:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Trước mắt tôi bây giờ, trăng như một chiếc gương hiện lên hình ảnh 1 vị cha già luôn tận tụy vì nước vì dân đang say sưa ngắm ánh trăng:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả mọi vật đều chìm trong tĩnh lặng để nhường chỗ cho ánh trăng hiền dịu.Bỗng có tiếng suối văng vẳng đâu đây khiến người tưởng như có giọng hát trong trẻo của ai đó đang vang vọng trong đêm khuya tĩnh lặng. Tiếng suối “trong” ấy như tiếng hát “xa” -Phép so sánh ấy thật ấn tượng : Con suối là 1 hình ảnh của núi rừng thiên nhiên, tĩnh lặng và êm ái được so sánh với tiếng hất du dương mềm mại được vang vọng rất xa khiến cho hình ảnh con suối trở nên thật thơ mộng và nên thơ. Tiếng suối chảy róc rách lại làm tôi nhớ đến bài"Côn sơn ca'' của Nguyễn Trãi :
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
(“Côn sơn ca-Nguyễn Trãi)
Cảnh Côn Sơn thật đẹp, thật nên thơ, thanh tĩnh và thoáng đãng làm nổi bật lên âm thanh vui vẻ, êm tai như có ai đó đang chơi 1 bản nhạc.
Sự so sánh liên tưởng ấy không chỉ làm nổi bật lên nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa , mà còn thể hiện được sự nhạy cảm , tinh tế từ tận trái tim của Bác . Ngòi bút của Bác lại trở nên điêu luyện và tài ba khi đã khéo léo vẽ lên được 1 hình ảnh tuyệt đẹp.
“trăng lồng cổ thụ , bóng lồng hoa” .
Vẻ đẹp của trăng thật lung linh huyền ảo khi mọi thứ cứ đan xen, lồng vào nhau. Điệp từ "lồng'' khiến người ta liên tưởng đến 1 bức tranh đêm trăng thaathj mộng mơ, chỗ đậm chỗ nhạt. Bóng cổ thụ lấp loáng ánh trăng, bóng trăng lại in vào khóm hoa, in lên mặt đất thành những bông hoa được bàn tay ai đó khéo léo dệt nên.
Chỉ với 2 câu thơ mà đã gửi gắm thật nhiều tình yêu thương của Bác. Tấm lòng Bác thật cao cả, suốt đời sống chỉ để dành tình yêu thương. Bác yêu cỏ cây, hoa lá, yêu từng con người trên mảnh đất hình chư S thân thương. Nỗi lòng yêu thương ấy lại như được nhân lên, được sáng tỏ hơn khi đất nước bị rơi vào vòng chiến tranh. Suốt cả mấy đêm dài đằng đẵng, Bác ko chợp mắt được chút nào. Phần vì say sưa ngắm cảnh, cảnh trăng đẹp như vậy thì phải thưởng thức, sao có thể ngủ? Phần vì Bác lo nỗi nước nhà, lo việc quân đang bận, lo dân, lo nước còn bao nỗi gian lao:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Đối với Bác,với vị lãnh tụ đáng kính của toàn dân VN, đất nước, nhân dân luôn đặt lên hàng đầu. Bởi Bác là con của mảnh đất nghèo này, bởi mảnh đất đã thấm bao xương máu của nhiều vị anh hùng hiên ngang, luôn giữ vững 1 lòng vì độc lập chủ quyền đã nuôi Bác khôn lớn. Và cũng chính những giọt máu ấy đã đem cho Bác tình yêu, trái tim rộng lượng cao cả ngày nay.Mắt Bác thức nhiều rồi, trán Bác đã có nhiều nếp nhăn vì không ngủ, cũng giống như Minh Huệ đã viết
“Đêm nay Bác không ngủ
Đêm nay Bác ngồi đó
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”
(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)
Hồ Chí Minh-cái tên luôn ngời sáng trong lòng mỗi con người ko chỉ trong nước Nam ta mà còn trong cả thế giới. Nhắc đến vị anh hùng Hồ Chí Minh, không ai không thể nhắc đến người đã bỏ cả 1 cuộc đời, 1 tuổi thanh xuân duy nhất để tìm đường đưa đất nước đến độc lập, thoát khỏi cảnh nghèo đói. Bác tâm sự:‘‘Một ngày Tổ quốc chưa được thống nhất , đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon , ngủ không yên ’’. " Đồng bào"-2 tiếng thật gần gũi và thân thương.Bản thân là 1 vị lãnh tujmaf Bác ko hề cao sang, tự kiêu mà sống chẳng khác gì một người dân.Bác điềm đạm, luôn sẻ chia và quan taamt[í những con người lam lũ- những người sẽ đưa đất nước trử nên cường thịnh, vinh quang...
Trong nỗi lo dằng dặc về đất nước , Bác đã bắt gặp cảnh đẹp thiên nhiên rồi hòa mình vào vẻ đẹp huyền ảo của đất trời . Nhưng niềm vui, say mê của Bác với thiên nhiên cũng đâu được trọn vẹn, bởi 1 nỗi lo luôn canh cánh trong Bác : đất nước đang lâm nguy...Có thể nói, Bá ko chỉ yêu quê hương dất nước mà còn yêu trăng...
"trăng vào cửa sổ đòi thơ
việc quân đang bận xin chờ hôm sau"
(tin thắng trận-HCM)
‘‘Cảnh Khuya’’ – bài thơ tứ tuyệt như một đóa hoa mang đậm hương sắc góp phần làm đẹp nền thơ ca kháng chiến . Tôi thẫn thờ ngồi ngắm trăng, ngắm bao tình thương mà Bác trao cho quê hương, đất nước, con người VN.
- Nhân vật được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập:
+ Va- ren ( kẻ bất lương thống trị) >< Phan Bội Châu ( người cách mạng vĩ đại đang thất thế)
+ Tác giả dùng nhiều ngôn ngữ trần thuật để khắc họa tính cách Va- ren
+ Đối lập với Va- ren là Phan Bội Châu luôn im lặng, điềm tĩnh
→ Cách viết vừa tả, vừa gợi sinh động, thâm thúy
- Trong cuộc thoại tưởng tượng giữa Va-ren và Phan Bội Châu thì chỉ có Va- ren nói, Phan Bội Châu im lặng
+ Ngôn ngữ Va-ren là độc thoại
- Ngôn ngữ, lời nói, cử chỉ của Varen chứng tỏ:
+ Qua lời nói, cử chỉ bộc lộ y là người nham hiểm, thâm độc
+ Không ngừng ngọt nhạt, dụ dỗ, lừa phỉnh một cách bịp bợm, trắng trợn
- Ngược lại, Phan Bội Châu ngoan cường, điềm đạm
Bạn tham khảo nhé
Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ hiếm hoi trên thi đàn văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm được lưu truyền cho đến ngày nay. Với phong cách sáng tác hiện đại, cá tính, phong khoáng, Hồ Xuân Hương đã khiến người đọc khâm phục tài năng. Bà viết nhiều, viết sâu sắc về phụ nữ Việt nam thời kì phong kiến. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ ẩn dụ về hình ảnh người phụ nữ.
Bài thơ “Bánh trôi nước’ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tứ thơ cô dọng nhưng có nội dung sâu xa. Có lẽ cũng chính vì thế mà người ta gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm” với những câu thơ hàm súc nhưng ý kiến quá sắc sảo.
Hồ Xuân Hương đã lựa chọn “bánh trôi nước” làm hình ảnh trung tâm, biểu tượng cho người phụ nữ Việt nam trong xã hội phong kiến:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Chỉ với 1 câu thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã miêu tả quá chi tiết hình dáng, màu sắc của chiếc bánh trôi. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tác giả đã dùng từ “thân em” để chỉ chiếc bánh trôi có chăng là ẩn dụ về chính bản thân mình. Có rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng Hồ Xuân hương lại chọn cách viết thật, viết đúng, viết sâu như thế này. “Vừa trắng lại vừa tròn” không phải là chuẩn mực của cái đẹp nhưng lại rất phúc hậu. Chiếc bánh trôi trắng và tròn cũng giống như hình dáng của người phụ nữ hiền lành, điềm đạm và khỏe mạnh.
Đến câu thơ thứ 2 là quá trình nấu bánh:
Bảy nổi ba chìm với nước non
Câu thơ đã khái quát được đầy đủ cách nấu chín bánh trôi trong dân gian. Nhưng hai từ “nổi” và ‘chìm’ dường như gợi nhắc sự bếp bênh, trôi nổi vô định của chiếc bánh trôi, hay của chính cuộc đời người phụ nữ. Số từ “ba, bày’ để ám chỉ nhưng sóng gió, những long đong, lận đận mà người phụ nữ phải trải qua.
Xã hội phong kiến đầy áp bức, bóc lột, hành hạ người phụ nữ đến thê thảm. Họ thấp cổ bé họng nên không dám kêu ai, không dám than ai vì có ai thấu, có ai hiểu đâu.
Câu thơ thứ 3 dường như là sư phó mặc vào người làm bánh, hay chính là phó mặc cho xã hội đầy bất công;
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.
Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt
Mà em vẫn giữ tâm lòng son
Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.
Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.
a) Tự sự : 2 câu đầu
Miêu tả : 2 câu cuối
=> Ý nghĩa : Vừa miêu tả, vừa kể để bộc lộ tâm trạng
b) Mục đích: Giúp tác giả có thể nói lên tâm tư tình cảm của mình và có thể phát biểu cảm nghĩ của mình
Đáp án: A