Vấn đề môi trường | Nguyên nhân | Hậu quả | Giải pháp |
Biến đổi khí hậu | Lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển, gây hiệu ứng nhà kính. | Nhiệt độ Trái Đất tăng lên. | Giảm khí phát thải CO2. |
Ô nhiễm nguồn nước ngọt. | Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được xử lí đưa trực tiếp vào các sông hồ. | Nguồn nước nhiều nơi trên thế giới bị ô nhiễm nghiêm trọng. | Xử lí nước thải trước khi đưa vào các sông, hồ. |
Suy giảm đa dạng sinh học. | Con người khai thác thiên nhiên quá mức. | Nhiều loại sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. | Khai thác hợp lí, đi đôi với bảo vệ, phát triển ( nuôi trồng, bảo tồn,...) |
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vấn đề môi trường | Nguyên nhân | Hậu quả | Giải pháp |
Biến đổi khí hậu
|
- Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt thải CO2 vào khí quyển
|
- Gây hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ Trái Đất tăng lên. - Mưa axít. |
- Hạn chế thải khí CO2vào khí quyển. - Trồng rừng và bảo vệ rừng. |
Ô nhiễm nguồn nước ngọt | - Đưa chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được xử lí vào sông, hồ, biển và đại dương. |
- Ô nhiễm nguồn nước ngọt gây thiếu nước sạch. - Ô nhiễm môi trường biển. |
- Xử lí chất thải trước khi đổ trực tiếp vào môi trường nước. - Hạn chế lượng chất thải vào môi trường nước. - Bảo vệ sinh vật biển |
Suy giảm đa dạng sinh vật. | - Con người khai thác thiên nhiên quá mức |
- Mất đi nhiều loài sinh vật, gen di truyền, nguồn thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nguyên liệu cho các ngành sản xuất |
- Bảo vệ và mở rộng diện tích rừng. - Bảo vệ và gia tăng số lượng các loài sinh vật quý hiếm. - Khai thác hợp lí, nghiêm cấm chặt phá rừng và săn bắn động vật quý hiếm. |
An ninh nguồn nước:
`- `An ninh nguồn nước là việc đảm bảo số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống; đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động kinh tế; đảm bảo mọi người dân, mọi đối tượng được tiếp cận, sử dụng nước công bằng, hợp lí.
`-` An ninh nguồn nước cũng có nghĩa là đảm bảo được khả năng ứng phó hiệu quả với các thảm hoa, thiên tai liên quan đến nước, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước.
`-` An ninh nguồn nước là vấn đề nổi lên hiện nay do việc sử dụng nước còn kém hiệu quả, lãng phí, ô nhiễm môi trường, biến đổi khi hậu,...
Để đảm bảo an ninh nguồn nước, các quốc gia cần thường xuyên phối hợp, nghiên cứu, thảo luận các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước. Bên cạnh đó, mỗi nước cũng cần chủ động bảo vệ nguồn nước, tránh tình trạng ô nhiễm nước, phát triển hệ thống thuỷ lợi và nâng cao công nghệ xử lí nước thải,… Các nước có chung nguồn tài nguyên nước cần chia sẻ, hợp tác và phối hợp kiểm soát nguồn nước.
#Tham_khảo
Sưu tầm:
- Trao đổi:
- Cơ hội: tiếp nhận đầu tư, công nghệ, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Thách thức: trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển.
Tham khảo!
♦ An ninh lương thực:
- An ninh lương thực được hiểu là sự đảm bảo của mỗi quốc gia và thế giới về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc nguồn lương thực nhập khẩu.
- Tình trạng mất an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu. Năm 2021, thế giới có khoảng 2.3 tỉ người (chiếm 29.3% dân số thế giới) bị đói, thiếu dinh dưỡng, trong đó: Đông Phi, Trung Phi và Nam Á là những khu vực chịu tác động mạnh nhất của nạn đói.
- Một số nguyên nhân gây mất an ninh lương thực như: các cuộc xung đột vũ trang, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh… làm gián đoạn nguồn cung cấp và khả năng tiếp cận nguồn lương thực, thực phẩm.
- Khủng hoảng an ninh lương thực làm suy giảm chất lượng cuộc sống người dân, làm phức tạp của các vấn đề về xung đột, khủng bố ở nhiều quốc gia trên thế giới.
- Một số giải pháp để giải quyết khủng hoảng an ninh lương thực:
+ Khẩn cấp cung cấp lương thực và cứu trợ nhân đạo cho những người ở vùng có nguy cơ cao nhất.
+ Tăng sản xuất lương thực, tăng năng suất sản xuất nông nghiệp bền vững.
+ Tăng cường phát huy vai trò của các tổ chức quốc tế như: tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc (FAO), Quỹ tiền tệ quốc tế…
+ Các nước chủ động đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, bằng nhiều biện pháp, như: phát triển sản xuất lương thực, bình ổn giá lương thực, chính sách thương mại ưu tiên nhóm hàng lương thực – thực phẩm,…
♦ An ninh nguồn nước:
- An ninh nguồn nước được hiểu là sự đảm bảo về trữ lượng nước, chất lượng để phục vụ cho sinh kế, hoạt động sản xuất, môi trường sinh thái, đồng thời cũng là sự đảm bảo trước các dịch bệnh, thiên tai liên quan đến nước, bảo tồn hệ sinh thái trong môi trường hòa bình và ổn định chính trị.
- Vấn đề an ninh nguồn nước trên toàn cầu đang đứng trước nhiều thách thức, đe dọa:
+ Nguồn nước trên hệ thống sông bị ô nhiễm, cạn kiệt do hoạt động của con người, gây thiếu nước sạch cho sinh hoạt trong sản xuất.
+ Trên toàn thế giới có khoảng hơn 2 tỉ người sống ở các quốc gia thiếu hụt nguồn cung cấp nước.
+ Xung đột tài nguyên nước giữa các quốc gia ở nhiều lưu vực sông có xu hướng gia tăng, dẫn đến bất ổn chính trị - xã hội.
+ Trong cùng một lưu vực sông, việc khai thác lợi ích kinh tế từ khu vực thượng nguồn có thể ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và hoạt động kinh tế của người dân ở khu vực hạ nguồn.
- Để đảm bảo an ninh nguồn nước cần có sự chung tay của các tổ chức quốc tế và mỗi quốc gia. Một số giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước:
+ Các tổ chức quốc tế thường xuyên phối hợp nghiên cứu, thảo luận, triển khai những sáng kiến hành động để giải quyết các thách thức của vấn đề an ninh nguồn nước.
+ Các quốc gia khan hiếm nước và các quốc gia trong cùng một lưu vực sông cần tăng cường hợp tác, chia sẻ và kiểm soát nguồn nước.
+ Mỗi quốc gia đồng thời chủ động và bảo vệ nguồn nước, khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước và đầu tư hệ thống thủy lợi, công nghệ xử lý và tái sử dụng nước… để đảm bảo nguồn an ninh nước quốc gia.
Tham khảo:
Vấn đề: An ninh lương thực
Quan niệm: Là sự đảm bảo của mỗi quốc gia và thế giới về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực.
Biểu hiện: 2,3 tỉ người bị đói, thiếu dinh dưỡng
Giải pháp: Khẩn cấp cung cấp lương thực cứu trợ nhân đạo cho những vùng có nguy cơ, tăng sản xuất lương thực, tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế.
- Một số vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay như: an ninh lương thực, nguồn nước, năng lượng, mạng,..
- Cần thiết phải bảo vệ để đảm bảo tình trang yên ổn, để phát triển, không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, duy trì mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia.
Tham khảo: Sơ đồ thể hiện một số vấn đề an ninh toàn cầu:
Tham khảo:
- Nét nổi bật về xã hội của Mỹ La-tinh: Có nền văn hóa độc đáo, được hình thành từ sự hòa quyện của các nền văn hóa bản địa và di cư. Cư dân bản địa ở khu vực này là chủ nhân của nhiều nền văn hóa nổi tiếng như: May-a, In-ca, A-dơ-tếch,... Các nền văn hóa phát triển đã để lại nhiều di tích lịch sử có giá trị lớn về nhân văn và du lịch. Những năm gần đây, chất lượng cuộc sống của người dân Mỹ La-tinh được tăng lên nhờ kinh tế ngày càng phát triển. Năm 2020, khu vực Mỹ La-tinh có tuổi thọ trung bình đạt khoảng 75 tuổi. Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ chiếm 94,5% dân số. HDI khu vực Mỹ La-tinh khá cao, có xu hướng tăng và khác nhau giữa các nước.
- Ảnh hưởng của vấn đề xã hội đến sự phát triển kinh tế - xã hội: sự khác biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và các tầng lớp xã hội đã dẫn tới sự bất bình đẳng, xung đột xã hội xuất hiện ở một số quốc gia.
a) Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại vì:
- Vai trò của môi trường: môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi nguười, trong đó con người tồn tại và phát triển. Cuộc sống của mỗi con người có liên hệ mật thiết với môi trường. Con người là một thành phần của môi trường, không thể sống tách rời môi trường. Một môi trường phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại.
- Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay trên thế giới:
+ Ở các nước đang phát triển: Việc khai thác bừa bãi các nguồn lợi tự nhiên với nhiều phương tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Điều đó làm cho cuộc sống của họ càng thêm nghèo khổ. Bảo vệ môi trường không tách rời với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo.
+ Ở các nước phát triển: Sự phát triển của nền kinh tế làm tăng sử dụng các chất CFC với tốc độ và khối lượng lớn, tăng lượng khí thải và chất thải từ các ngành kinh tế là nguyên nhân chính làm thủng tần ô dôn, gây hiệu ứng nhà kính.
- Hậu quả của ô nhiễm môi trường: Quy mô ô nhiễm môi trường không giới hạn phạm vi ở từng quốc gia mà trên phạm vi cả thế giới. Hậu quả của hiện tượng này gây nên: cạn kiệt nguồn tài nguyên, khí hậu biến động thất thường, tan băng ở 2 cực, gây mưa a xít…đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của ngành kinh tế và sức khỏe con người.
b) Liên hệ vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là:
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: Biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai (bão, lũ, hạn hán…) và sự biến đổi thất thường về khí hậu, thời tiết.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường: ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất đã trở thành vấn đề quan trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu động dân cư và mốt ố vùng cửa sông, ven biển.
c) Các nhiệm vụ chủ yếu trong Chiến lược quốc gia về bảo vệ TN và MT ở nước ta:
- Duy trì các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống sống ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.
- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về nguồn gen và các loại nuôi trồng cũng như các loài hoang dại có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của nhân loại.
- Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên tự nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được.
- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống ủa con người.
- Phấn đấu đạt trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí tài nguyên
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường kiểm soát và cải tạo môi trường