K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 6 2018

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đều cố gắng củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị, xã hội. Tìm cách liên minh chặt chẽ với Mĩ đồng thời tìm cách trở lại các thuộc địa của mình.

- Nhiều nước Tây Âu như Anh, Pháp, Bồ Đào Nha đã ra nhập tổ chức Bắc Đại Tây Dương do Mĩ đứng đầu.

15 tháng 7 2017

Đáp án C

- Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1950, Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ đồng thời tìm cách trở lại các thuộc địa cũ của mình.

- Giai đoạn từ năm 1950 đến năm 1973, nhiều nước Tư bản Tây Âu một mặt vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ; mặt khác cố gắng đã dạng hóa, đa phương hóa hơn nữa quan hệ đối ngoại.

12 tháng 12 2017

Đáp án C

Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1950, Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ đồng thời tìm cách trở lại các thuộc địa cũ của mình.

- Giai đoạn từ năm 1950 đến năm 1973, nhiều nước Tư bản Tây Âu một mặt vẫn tiếp tục liên min chặt chẽ với Mĩ; mặt khác cố gắng đã dạng hóa, đa phương hóa hơn nữa quan hệ đối ngoại

5 tháng 2 2016

* Nội dung cơ bản chiến lược toàn cầu của Mĩ :

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. Chiến lược đó được thực hiện qua nhiều chiến lược cụ thể, dưới tên gọi các  học thuyết khác nhau :

- Ba mục tiêu chủ yếu : 

   + Một là : ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ CNXH trên thế giới

   + Hai là  : Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.

   + Ba là : Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

* Triển khai chiến lược toàn cầu ở Tây Âu :

- Tháng 3/1947, Tổng thống Truman khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.

- Mĩ đề ra và thực hiện "kế hoạch Macsan" giúp các nước Tây Âu phục hồi kinh tế, tăng cường ảnh hưởng và sự khống chế của Mĩ đối với các nước này; tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

- Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương tây do Mĩ đứng đầu nhằm chống Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu.

22 tháng 1 2018

câu trả lời là Why

29 tháng 2 2016

-Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1950

Sau chiến tranh Tây Âu bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhiều thành phố, nhà máy, khu công nghiệp đường giao thông bị tàn phá.

Về kinh tế : đến năm 1950, nền kinh tế đã được phục hồi, đạt mức trước chiến tranh, trong đó viện trợ Mĩ (kế hoạch Macsan) đóng vai trò quan trọng.

Về đ ối ngoại:

 Nhiều nước Tây Âu tham gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ cầm đầu.

Nhiều nước trở lại xâm lược thuộc địa cũ (Pháp quay lại xâm lược Đông Dương)

-Tây Âu từ năm 1950 đến năm 1973

Về kinh tế : nền kinh tế các nước Tây Âu có sự phát triển nhanh (Đức thư 3, Anh thứ 4, Phap thứ 5 TG) Tây Âu trở thành một TRONG 3 trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

Về đối ngoại: các nước Tây Âu vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ, đồng thời đa dạng hoá quan hệ ngoại giao. Nhiều nước đã dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ như Pháp, Thuỵ Điển, Phần Lan.

-Tây Âu từ năm 1973 đến năm 1991

 Về kinh tế : do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng 1973, Tây Âu đã diễn ra  sự xen kẽ tăng trưởng và suy thoái, khủng hoảng và ngày càng vấp phải sự cạnh tranh của Mĩ, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới.

       Về đối ngoại: Tây Âu ngả dần theo xu thế hòa hoãn như Hiệp định 11-1972 giữa hai Nhà nước Tây Đức và Đông Đức, Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu (1975), tháng 11-989, bức tường Béclin bị phá bỏ, sau đó nước Đức tái thống nhất (10-1990).

     - Tây Âu từ sau 1991 đến năm 2000

        Về kinh tế : Bước vào đầu thập kỉ 90, nền kinh tế nhiều nước Tây Âu đã trải qua một đợt suy thoái ngắn, từ khoảng năm 1994 trở đi, kinh tế Tây Âu có sự phục hồi và phát triển. Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới, chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp thế giới (giữa thập kỉ 90)

        Về đối ngoại : Chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu có điều chỉnh quan trọng, chú ý đến cả với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh cũng như với các nước Đông Âu và SNG.

 

6 tháng 7 2017

Một trong những đặc điểm lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau năm 1945 là luôn cố gắng liên minh chặt chẽ với Mĩ. Bên cạnh đó, bước sang thời kì 1973-1991, Nhật Bản bắt đầu tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

3 tháng 7 2017

Đáp án D

(3) Tây Âu đẩy mạnh khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh (1945 – 1950)

(1) Tây Âu trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới (những năm 70)

(4) Tây Âu lầm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái kéo dài (1973 đến đầu thập kỉ 1991)

(2) Sau hơn 1 thập kỉ suy thoái, kinh tế các nước đã được phục hồi và phát triển trở lại (1991 – 2000)

29 tháng 2 2016

         Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ phát triển mạnh mẽ.Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của 2 vạn thuỷ binh ở Bombay (1946) và các cuộc bãi công của 40 vạn công nhân ở Cancútta (1947).

          Trước sức ép đó, thực dân Anh đã thực hiện chính sách thâm độc "chia để trị", chia Ấn Độ thành hai nước theo quy chế tự trị dựa trên đặc điểm tôn giáo : Ấn Độ của người Ấn Độ giáo và Pakixtan của người Hồi giáo. Ngày 15-8-1947, Ấn Độ tách thành hai quốc gia.

           Không thoả mãn với quy chế tự trị, Đảng Quốc đại tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh. Ngày 26-1-1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập hoàn toàn và thành lập nước Cộng hoà Ấn Độ, xoá bỏ mọi lệ thuộc vào thực dân Anh.

  Sự thành lập nước Cộng hoà Ấn Độ đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ, có ảnh hưởng quan trọng đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

 

15 tháng 12 2019

Đáp án A

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã đều để lại những hậu quả nặng nề bất kể là nước thắng trận hay bại trận. Sau chiến tranh, nền kinh tế Tây Âu và Nhật Bản rơi vào tình trạng khủng hoảng, kiệt quệ: khoảng 3 triệu người chết và mất tích; 40% đô thị, 80% tàu bè, 34% máy móc công nghiệp bị phá hủy; 13 triệu người thất nghiệp; thảm họa đói rét đe dọa toàn nước Nhật. Ở Pháp năm 1945 sản xuất công nghiệp chỉ bằng 38%, nông nghiệp chỉ bằng 50% so với năm 1938; Italia tổn thất khoảng 1/3 của cải quốc gia…

20 tháng 8 2018

Đáp án A

1) Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. (1950 - 1973)

2) Sau hơn một thập kỉ suy thoái, kinh tế các nước đã phục hồi và phát triển trở lại. (1991 – 2000)

3) Tây Âu đẩy mạnh khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh. (1945 – 1950)

4) Giống như Mĩ và Nhật Bản, Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng kéo dài. (1973 – 1991).

Chọn đáp án: A (3,1,4,2).