K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 6 2018

Đáp án A

→ Thầy Ha-men là người yêu nước, yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ. Vào những giây phút cuối lúc kết thúc buổi học thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào.

9 tháng 5 2016

Đau đớn và rất xúc động

18 tháng 5 2016

đau đớn và xúc động

24 tháng 4 2017

Câu 1 :

Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".

24 tháng 4 2017

Diễn biến tâm lý nhân vật của cậu bé Phrăng là mạch dẫn của văn bản "Buổi học cuối cùng". Khi nhận được tin từ nay sẽ phải học tiếng Đức, từ một cậu bé ham chơi, lười biếng mà cậu đã thấy yêu tiếng Pháp của mình Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp “thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào”. Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”. Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác. Chao ôi! Cứ nghĩ việc học hãy còn là sớm mà cậu đã không đọc, viết được tiếng mẹ đẻ. Qua mạch dẫn đó, em học được: đừng rong chơi, lêu lổng mà hãy học tập, rèn luyện lòng yêu tiếng nói dân tộc - một biểu hiện của lòng yêu nước.

18 tháng 4 2017

có ai trả lời giùm mik và Miyaki Vũ ko?

11 tháng 8 2017

1)_____DÀN Ý
1 MB
giới thiệu quang cảnh đầm sen vào mùa hoa nở
2 TB
* tả thiên nhiên
- trời
- mây
- gió ...
* tả bao quát: mùa hè đã đến, hoa sen bắt đầu nở. Đầm sen quê em không rộng lắm , nhưng nhìn từ xa nó như 1 tấm thảm hoa thật đẹp
* tả chi tiết
- lá sen : che kín mặt đầm, có cái lá xoè rộnh như cái mâm nằm trên mạt nước , có những chiếc lá vươn cao như chiếc dù màu xanh
- búp sen: vươn cao khỏi tầm lá xanh thẫm như 2 bàn tay úp vào nhau
- hoa : xoè những cánh hồng tao nhã thấp thoáng trong đám lá xanh mượt còn đọng long lanh những giọt sương đêm. cánh hoa sen rất mềm và mịn. từng lớp cánh được khéo léo sắp sen kẽ , chụm lại với nhau như ánh lửa bập bùng. hoa sen đẹp, một vẻ đẹp giản dị mà đằm thắm.
- tả 1 vài bông hoa sen đã tàn, để lộ đài sen màu xanh ngọc bích và nhị sen vàng óng
* hoạt đọng con người
- hái sen
* giá trị của sen
-lá sen gói xôi ,....làm vị thuốc
-tâm sen dùng làm thuốc chữa bệnh mất ngủ.
- với người dân quê em thì đầm sen còn góp phần tăng thu nhập cho gia đình.
-hoa sen tượng trưng cho sự cao quý , thanh khiết của con người vn.
* kỉ niệm với đầm sen
-đi hái sen cùng mẹ
- đi ăn trộm sen
Kb : cảm nghĩ của em và nhân xét về đầm sen

1. Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện “Buổi học cuối cùng” 2.Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện còn có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất? 3.Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường...
Đọc tiếp

1. Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện “Buổi học cuối cùng”

2.Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện còn có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất?

3.Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì sẽ xảy ra?

4.Ý nghĩa, tâm trạng( đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?

5.Nhân vật thầy giáo Ha- men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Đề làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này về các phương diện:

-         Trang phục

-         Thái độ đối với học sinh

-         Những lời nói về việc học tiếng Pháp

-         Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc

Nhân vật thầy Ha- men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?

6.Hãy tìm một số câu văn trong chuyện có sử dụng phép so sánh và chỉ ra tác dụng của những so sánh ấy.

7.   Trong truyện, thầy Ha- men có nói: “… khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khóa chốn lao tù…” Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy.

11
24 tháng 4 2017
1. Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học ở một xã thuộc vùng An-dát của nước Pháp. Thời gian sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ nước Pháp thua trận phải cắt vùng An-dát cho nước Phổ. Theo lệnh của chính quyền Phổ, trường học ở đây không được dạy tiếng Pháp nữa. "Buổi học cuối cùng" là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng, chứ không phải là buổi học kết thúc niên học.
2. Truyện được kể theo lời nhân vật chú bé Phrăng, thuộc ngôi thứ nhất. Truyện còn có các nhân vật khác như bác Phó rèn Oát-stơ cùng cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, những người dân làng, thầy giáo Ha-men, người em gái của thầy giáo, các em học sinh. Người gây ấn tượng nổi bật nhất là thầy giáo Ha-men, người đã phụng sự đất nước bốn mươi năm bằng nghề dạy học, người đã thể hiện sâu sắc tình yêu nước Pháp bằng cả tấm lòng.
3. Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã nhìn thấy những điều khác lạ. Trên đường đến trường: có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị. Trường học không ồn ào với những âm thanh quen thuộc mà "Bình lặng như một buổi sáng chủ nhật". Trong lớp không khí trang trọng, thầy Hamen mặc lễ phục, thầy dịu dàng chứ không giận dữ. Có thêm cụ Hôde, bác phát thư và nhiều người dân làng ngồi ở cuối lớp.
Những điều đó báo hiệu đây là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng như là điều được niêm yết ở trụ sở xã.
4. Đối với việc học tiếng Pháp, Phrăng rất ngại. Cậu thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ.
Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp "thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào". Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như "người bạn cố tri". Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác.
5. Nhân vật thầy giáo Hamen trong buổi học cuối cùng
- Thầy ăn mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu.
- Thầy nói năng với học sinh dịu dàng, không giận dữ quát mắng. Thầy kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.
- Thầy ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù.
- Buổi học kết thúc, thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".
Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc.
6. Một số câu văn có sử dụng phép so sánh
- Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố...
- ... dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi, cụ già Hê-de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và những người khác nữa.
- Chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù.
- Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp.
- Chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức như thể cái đó cũng là tiếng Pháp...
Những so sánh này làm cho lời văn thêm tính hình tượng cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
7*. Câu nói của thầy Ha-men "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù...". Câu nói này khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc. Còn giữ vững được tiếng nói là còn phương tiện để đấu tranh giành lại độc lập tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước.
24 tháng 4 2017

Câu 1. Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian, địađiểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng ?

Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh nướcPháp thua trận sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871, hai vùng An-dátvà Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ.

Tên truyện Buổihọc cuối cùng theo em là ngày cuối cùng được học tiếng mẹ đẻ, chứ không phảibuổi học kết thúc niên học.

Câu 2. Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy?Truyện còn có những nhân vật nào và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bậtnhất?

Truyện được kể theo lời của nhân vật chú béPhrăng, thuộc ngôi thứ nhất.

Truyện còn có các nhân vật khác như cụ giàHô-de, bác phó rèn Oát-stơ và cậu học việc, bác phát thư, những người dân làng,thầy giáo Ha-men và người e gái của thầy, các em học sinh.

Người gây ấn tượng nổi bật nhất là thầygiáo Ha-men, người đã phụng sự đất nước bốn mươi năm bằng nghề dạy học,người đã thể hiện sâu sắc tình yêu nước Pháp bằng cả tấm lòng.

Câu 3. Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đãthấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khítrong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?

Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, trên đườngđến trường chú bé Phrăng đã thấy rất đông người đọc cáo thị dán trước trụ sởxã. Quang cảnh ở trường sáng hôm đó cũng khác với ngày thường, mọi sự đều bìnhlặng y như một buổi sáng chủ nhật, không ồn ào như hằng ngày. Không khí trong lớphọc có cái gì đó khác thường và trang trọng. Thầy Ha-men mặc lễ phục, thầy dịudàng chứ không giận dữ. Trong lớp còn có cụ Hô-de, bác phát thư và nhiều ngườidân làng ngồi ở cuối lớp

Những điều đó báo hiệu sẽ xảy ra một việc rấtquan trọng, hôm đó là buổi học cuối cùng thầy Ha-men dạy các em bài học Phápvăn cuối cùng như là điều được niêm yết ở trụ sở xã.

Câu 4. Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếngPháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?

Trong buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng rất ngạcnhiên về không khí im lặng trong lớp học, choáng váng khi nghe thầy Ha-men nóilà buổi học bài học tiếng Pháp cuối cùng. Tâm trạng chú bé Phrăng rất hoangmang và lo sợ, rồi đây sẽ chẳng bao giờ được học tiếng Pháp nữa ư, sẽ dừng ở đóư!

Chú bé Phrăng tự giận mình trước đây đã bỏ phí thời gian được học tiếng Pháp, đã trốn học để đi bắt chim. Khi biết hôm nay làbuổi học cuối cùng, chú bé Phrăng mới nhận ra tình cảm yêu mến thầy và quý cácsách vở của mình.

Câu 5. Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng đã đượcmiêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vậtnày về các phương diện:

- Trangphục;

- Tháiđộ đối với học sinh;

- Nhữnglời nói về việc học tiếng Pháp;

- Hànhđộng, cử chỉ lúc buổi học kết thúc.

Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?

Thầy giáo Ha-men rất trân trọng buổi dạy học cuối cùngcủa thầy.

- Thầy ăn mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặcbiệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sengấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu.

- Thầy nói năng với học sinh dịu dàng, không giận dữquát mắng. Thầy kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.

- Thầy ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọingười có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháplà vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù.

- Buổi học kết thúc, thầy xúc động mạnh, người táinhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: “NƯỚCPHÁP MUÔN NĂM”.

Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ ThầyHamen là người thầy giáo tận tâm với nghề, người yêu nước sâu sắc, và là người yêu tiếng mẹ đẻ vô cùng.

Trong cuộc sống hiên đại như bây giờ, việc bạo lực học đường là quá quen thuộc với con người sống ở sài thành và một số nơi khác nữa. Và những thói quen xấu của những bạn từ 13 tuổi trở lên đã bắt đầu với những thứ ví dụ như: học sinh lười học, ngiện Game online, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề… Ngoài ra còn đánh bạn và dọa nếu không đưa tiền hoặc nhắc bài thì...
Đọc tiếp

Trong cuộc sống hiên đại như bây giờ, việc bạo lực học đường là quá quen thuộc với con người sống ở sài thành và một số nơi khác nữa. Và những thói quen xấu của những bạn từ 13 tuổi trở lên đã bắt đầu với những thứ ví dụ như: học sinh lười học, ngiện Game online, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề… Ngoài ra còn đánh bạn và dọa nếu không đưa tiền hoặc nhắc bài thì sẽ mách bố mẹ hoặc sẽ đánh người ấy.

Trước khi tìm hiểu rõ về vấn đề này thì hãy đặt ra rằng “ bạo lực học đường là gì?” Đó là hiện tượng học sinh dùng hành vi mang tính bạo lực để giải quyết mâu thuẫn. Biểu hiện là đánh nhau giữa cá nhân với cá nhân học sinh hoặc giữa các nhóm học sinh với nhau. Diễn ra trong hoặc ngoài nhà trường, đánh nhau thường có hung khí. Ví dụ như trường mình mấy ngày đánh nhau do không đưa tiền và không nhắc bài. Và sau đó học sinh chửi thầy cô giáo, đây là học sinh sài thành. Đó là vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hiện nay. Phụ huynh nào cũng phải cẩn thận để con mình có thể vào một ngôi trường tốt không bạo lực. Có rất là nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau: Do sự thiếu giáo dục từ phía gia đình. Do sự phát triển của tâm sinh lý lứa tuổi. Ngoài ra, bạo lực học đường còn là do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực, game bạo lực; nên dẫn đến những hành xử thiếu tính người. Vậy nên người lớn cần phải sát sao bên những cô cậu từ 13 tuổi trở nên những lứa tuổi đó rất dễ bị nhiễm và các hành vi bạo lực dẫn đến những sự cố không tốt cho con mình mà còn ảnh hưởng tới tương lai sau này. Hãy quan tâm tới con mình vì trong tuổi đó dễ bị lây từ chuyện của bố mẹ mà khiến những đứa con vô tội ấy trở nên khác .

Từ đó mọi người hãy rút ra kinh nhiệm cho mình nhé! Cần quan tâm, dạy dỗ về đạo đức làm người nên tham gia vào những hoạt động lành mạnh chỉ có vậy mới khiến cho xã hội này trở nên tốt đẹp hơn thôi. Vì một thế giới không bạo lực học đường hay nói “ Không ” với bạo lực học đường nhé!!

GỬI TRẦN NGHIÊN HY

16
3 tháng 8 2016

ok mk thấy r nha tks bn nhìu lắm yeu

3 tháng 8 2016

tks bn nhé

Câu 1 : Đọc các ví dụ sauVD1 : Nó giận giữ bỏ đi , mẹ nó gọi vào ăn cơm , nó vờ không ngheVD2 : Đi chơi không xin phép , về dễ bị ăn đòn lắm đấyVD3 : Da cô ấy rất ăn nắnga) Từ ăn trong câu nào dược sử dụng với nghĩa gốc b) Em hãy đặt câu co từ ăn được dùng với nghĩa gốcCâu 2: Gạch chân những từ được dùng chưa phù hợp và hãy sửa lại cho đúnga) Cảnh ngày mùa ở Mễ Trề đẹp...
Đọc tiếp

Câu 1 : Đọc các ví dụ sau

VD1 : Nó giận giữ bỏ đi , mẹ nó gọi vào ăn cơm , nó vờ không nghe

VD2 : Đi chơi không xin phép , về dễ bị ăn đòn lắm đấy

VD3 : Da cô ấy rất ăn nắng

a) Từ ăn trong câu nào dược sử dụng với nghĩa gốc

b) Em hãy đặt câu co từ ăn được dùng với nghĩa gốc

Câu 2: Gạch chân những từ được dùng chưa phù hợp và hãy sửa lại cho đúng

a) Cảnh ngày mùa ở Mễ Trề đẹp như một bức tranh quê

b) Đôi mắt bà tròn se và long lanh trông thật hiền dịu

Câu 3: Đọc đoạn trích sau

Chốc chốc , ngước mặt khỏi trang giấy , tôi thấy thầy Ha- men đưng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy … Bạn nghĩ mà xem ! Từ bốn mươi năm nay , thầy vẫn ngồi ở chỗ đó , vóc khoảnh sân trước mặt và lớp học y nguyên .

a) Gạch những danh từ có trong đoạn trích

b) Nhặt ra những danh từ chỉ đơn vị tự nhiên

Câu 4: Viết một đoạn văn ( khoảng 5 đến 7 dòng ) với chủ đề người thân yêu nhất của em . Trong đó có sử dụng cụm danh từ , gạch dưới cụm danh từ đó.

1
24 tháng 11 2016

Câu 1 : Đọc các ví dụ sau

VD1 : Nó giận giữ bỏ đi , mẹ nó gọi vào ăn cơm , nó vờ không nghe

VD2 : Đi chơi không xin phép , về dễ bị ăn đòn lắm đấy

VD3 : Da cô ấy rất ăn nắng

a) Từ ăn trong câu nào dược sử dụng với nghĩa gốc

Từ ăn ở ví dụ 1 là nghĩa gốc

b) Em hãy đặt câu co từ ăn được dùng với nghĩa gốc.

Nó đang ăn cơm với gia đình.

Bạn lưu ý nhé, nếu đăng bài chỉ nên đăng riêng câu hỏi và khj viết câu hỏi bạn viết zùm mình không in đậm nhé! CHứ nhìn vậy mình ko hiểu gì hết ( các bạn khác )

26 tháng 10 2016

Câu hỏi về cả hai truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi và ếch ngồi đáy giếng

Câu 1: Cả hai truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi và ếch ngồi đáy giếng đều có nét chung và nét riêng :

- Điểm chung : Cả hai truyện đều nêu ra những bài học về nhận thức, nhắc nhở người ta không được chủ quan trong việc nhìn nhận sự việc, hiện tượng xung quanh.

- Điểm riêng :

+ Truyện" Ếch ngồi đáy giếng" nhắc nhở mọi người không ngừng học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo.

+ Truyện " Thầy bói xem voi" chủ yếu đề cập đến phương pháp nhận thức. Muốn hiểu đúng về sự vật, hiện tượng phải xem xét toàn diện mọi mặt cấu thành nên sự vật, hiện tượng đó, cần phải nhìn sự vật trong tính chỉnh thể.

=> Như vậy, hai câu chuyện ngụ ngôn này bổ sung cho nhau những bài học sâu sắc về nhận thức.

26 tháng 10 2016

Mình cũng họ Ngô

29 tháng 1 2016

Bài viết

Chiều hôm ấy, tôi chết lặng khi nhận được lệnh từ nay các trường vùng An-dát và Lo-rèn không được phép dạy học sinh tiếng Pháp, một sự hụt hẫng rất lớn cứ tựa như ai đó vừa giật đi một thứ quý giá nhất của mình. Không được dạy tiếng tiếng Pháp nữa khác nào người ta bắt dân vùng An dát này không được nói. Tôi lê bước về nhà, trong lòng tan nát. Bọn chúng thật thâm hiểm và khốn nạn.

Đêm đó, tôi không thể nào chợp mắt, trong đầu tôi luôn hiện lên hình ảnh những học sinh thân yêu, những bài giảng về nước Pháp thân yêu. Có lẽ nào tôi phải từ bỏ tất cả! Tôi càng đau khổ hơn khi biết rằng tôi chỉ còn một buổi dạy học vào sáng ngày mai, đó là buổi học cuối cùng.

Sáng hôm sau tôi chở dậy từ gà gáy. Tôi chọn bộ quần áo trang trọng nhất ra để mặc, đó là chiếc áo rợ-đanh-gốc màu xanh lục, điềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu. Bộ quần áo này, trước đây tôi chỉ mặc trong những hôm có thanh tra hoặc những hôm phát thưởng. Khi trời còn rất sớm tối đã rảo bước đến trường, tâm trạng lên lớp ngày hôm nay đối với tôi khác hẳn mọi khi, một cảm giác buồn bã.

Tôi bước vào lớp, đã có mấy người đến, đó là cụ già Hô-đe cùng một số dân làng ở vùng An dát. Thấy tôi bước vào, trên gương mặt của họ cũng toát ra một nỗi buồn, có lẽ họ đã biết cả. Sau khi họ đứng dậy trịnh trọng chào tôi. Tôi cúi đầu chào lại rồi thăm hỏi họ vài câu, cố không động gì đến buổi học cuối cùng. Tôi ngồi lặng lẽ nhìn cảnh vật xung quanh, tất cả bỗng trở nên thân thuộc quá. Tôi chẳng muốn rời xa một chút nào cả. Các cụ già cũng ngồi lặng lẽ. Có lẽ họ cũng đang rất buồn và họ hiểu tâm trạng lúc này của tôi.

Một lúc sau, những khuôn mặt gần gũi thân quen hàng ngày dần dần đến kín những dãy bàn trong lớp học. Bọn trẻ phần nhiều ngơ ngác không hiểu tại sao hôm nay lớp mình lại có cả các cô, các bác, các chú... nhưng chúng cũng chẳng dám nói gì.

Thường ngày trước giờ vào lớp chúng lại nghịch ngợm và rất khó bảo, ấy vậy mà hôm nay đứa nào đứa nấy lặng lẽ đi vào chỗ ngồi của mình. Chúng ngồi yên lặng và trang nghiêm như đang sắp đón đoàn kiểm tra vào lớp. Điểm qua gương mặt những học sinh trong lớp, tôi nhận ra lớp còn thiếu Phrăng. Đây là cậu học sinh cá biệt của lớp, nếu như ngày thường tôi sẽ vào lớp luôn và sẽ phạt khi cậu ta đến. Thế nhưng hôm nay tôi chẳng có cảm giác tức giận Phrăng, tôi quyết định dạy muộn hơn mọi ngày để chờ cậu học trò cá biệt này.

Một lúc sau, Phrăng đến, nó thấp thoáng núp sau cánh cửa, tỏ vẻ sợ hãi, thấy vậy tôi nhẹ nhàng gọi nó vào lớp học:

-Vào lớp nhanh lên Phrăng, buổi học đã bắt đầu rồi.

Tôi bắt đầu buổi học bằng một nỗi rưng rưng khó tả, tôi không biết bắt đầu bài giảng như thế nào, điều này trái ngược hẳn với mọi khi. Dù không muốn nói ra nhưng tôi vẫn phải nói ra sự thật của buổi học ngày hôm nay:

 - Các em thân mến, hôm nay là buổi học cuối cùng của chúng ta, các em cố gắng chăm chú nghe giảng nhé!

Lũ trẻ con ngơ ngác nhưng rồi chợt hiểu vì có đứa đã nghe loáng thoáng những thông tin mà người lớn đọc trên cáo thị hôm qua. Chúng cũng lặng yên.

Buổi học hôm ấy vẫn diễn ra, tuy có hơi trầm và buồn hơn những ngày khác. Tôi dạy lũ trẻ nốt những quy tắc ngữ pháp của phân từ và trong bài giảng của mình tôi còn xen những câu chuyện khác. Bởi tôi hiểu đây là lần cuối cùng được nói với lũ trẻ về cuộc sống về nước Pháp. Tôi gọi Phrăng đọc bài và cậu ta lại ấp úng không thuộc, nhưng tôi cũng chẳng để tâm vào chuyện đó mà tôi lại nói về tiếng Pháp. Thế rồi từ điều này sang điều khác, cả giờ giảng của tôi lại trở thành một giờ tiếc thương cho tiếng Pháp. Tóm lại, tôi chỉ muốn nói rằng tôi căm thù quyết định bỏ tiếng Pháp, tôi căm ghét bọn Đức.

Sau khi giảng bài xong. Tôi chuyển sang tập viết cho lũ trẻ. Hôm ấy, tôi cho học trò viết đi viết lại hay hàng chữ trông sao cho thật đẹp: Pháp, An-dát; An-dát, Pháp. Học trò say sưa viết còn tôi thì lại ngồi ngẫm nghĩ, tiếc thương tiếng Pháp. Tôi không thể hiểu nổi tôi sẽ ra sao khi phải rời bỏ mãi mãi nơi này.

Thời khắc cuối cùng của buổi học cũng qua đi. Tiếng chuông đồng hồ từ phía nhà thờ điểm rõ 12 tiếng. Đứng dậy để tạm biệt học sinh thân yêu, tôi thấy mình chao đảo, miệng tôi không thể cất nên được. Tôi cầm một viên phấn, viết dòng chữ thập to: Nước Pháp muôn năm! Đó chính là dòng chữ cuối cùng và cũng chính là tấm lòng của tôi đối với nước Pháp thân yêu.

29 tháng 1 2016

Bài viết
Chiều hôm ấy, tôi chết lặng khi nhận được lệnh từ nay các trường vùng An-dát
và Lo-rèn không được phép dạy học sinh tiếng Pháp, một sự hụt hẫng rất lớn cứ
tựa như ai đó vừa giật đi một thứ quý giá nhất của mình. Không được dạy tiếng
tiếng Pháp nữa khác nào người ta bắt dân vùng An dát này không được nói. Tôi lê
bước về nhà, trong lòng tan nát. Bọn chúng thật thâm hiểm và khốn nạn.
Đêm đó, tôi không thể nào chợp mắt, trong đầu tôi luôn hiện lên hình ảnh
những học sinh thân yêu, những bài giảng về nước Pháp thân yêu. Có lẽ nào tôi
phải từ bỏ tất cả! Tôi càng đau khổ hơn khi biết rằng tôi chỉ còn một buổi dạy học
vào sáng ngày mai, đó là buổi học cuối cùng.
Sáng hôm sau tôi chở dậy từ gà gáy. Tôi chọn bộ quần áo trang trọng nhất ra để
mặc, đó là chiếc áo rợ-đanh-gốc màu xanh lục, điềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái
mũ tròn bằng lụa đen thêu. Bộ quần áo này, trước đây tôi chỉ mặc trong những hôm
có thanh tra hoặc những hôm phát thưởng. Khi trời còn rất sớm tối đã rảo bước đến
trường, tâm trạng lên lớp ngày hôm nay đối với tôi khác hẳn mọi khi,


một cảm giác buồn bã.
Tôi bước vào lớp, đã có mấy người đến, đó là cụ già Hô-đe cùng một số dân
làng ở vùng An dát. Thấy tôi bước vào, trên gương mặt của họ cũng toát ra một nỗi
buồn, có lẽ họ đã biết cả. Sau khi họ đứng dậy trịnh trọng chào tôi. Tôi cúi đầu
chào lại rồi thăm hỏi họ vài câu, cố không động gì đến buổi học cuối cùng. Tôi
ngồi lặng lẽ nhìn cảnh vật xung quanh, tất cả bỗng trở nên thân thuộc quá. Tôi
chẳng muốn rời xa một chút nào cả. Các cụ già cũng ngồi lặng lẽ. Có lẽ họ cũng
đang rất buồn và họ hiểu tâm trạng lúc này của tôi.
Một lúc sau, những khuôn mặt gần gũi thân quen hàng ngày dần dần đến kín
những dãy bàn trong lớp học. Bọn trẻ phần nhiều ngơ ngác không hiểu tại sao hôm
nay lớp mình lại có cả các cô, các bác, các chú... nhưng chúng cũng chẳng dám nói
gì.
Thường ngày trước giờ vào lớp chúng lại nghịch ngợm và rất khó bảo, ấy vậy
mà hôm nay đứa nào đứa nấy lặng lẽ đi vào chỗ ngồi của mình. Chúng ngồi yên
lặng và trang nghiêm như đang sắp đón đoàn kiểm tra vào lớp. Điểm qua gương
mặt những học sinh trong lớp, tôi nhận ra lớp còn thiếu Phrăng. Đây là cậu học
sinh cá biệt của lớp, nếu như ngày thường tôi sẽ vào lớp luôn và sẽ phạt khi cậu ta
đến. Thế nhưng hôm nay tôi chẳng có cảm giác tức giận Phrăng, tôi quyết định dạy
muộn hơn mọi ngày để chờ cậu học trò cá biệt này.
Một lúc sau, Phrăng đến, nó thấp thoáng núp sau cánh cửa, tỏ vẻ sợ hãi, thấy
vậy tôi nhẹ nhàng gọi nó vào lớp học:
-Vào lớp nhanh lên Phrăng, buổi học đã bắt đầu rồi.
Tôi bắt đầu buổi học bằng một nỗi rưng rưng khó tả, tôi không biết bắt đầu bài
giảng như thế nào, điều này trái ngược hẳn với mọi khi. Dù không muốn nói ra
nhưng tôi vẫn phải nói ra sự thật của buổi học ngày hôm nay:
- Các em thân mến, hôm nay là buổi học cuối cùng của chúng ta, các em cố
gắng chăm chú nghe giảng nhé!
Lũ trẻ con ngơ ngác nhưng rồi chợt hiểu vì có đứa đã nghe loáng thoáng những
thông tin mà người lớn đọc trên cáo thị hôm qua. Chúng cũng lặng yên.
Buổi học hôm ấy vẫn diễn ra, tuy có hơi trầm và buồn hơn những ngày khác.
Tôi dạy lũ trẻ nốt những quy tắc ngữ pháp của phân từ và trong bài giảng của mình
tôi còn xen những câu chuyện khác. Bởi tôi hiểu đây là lần cuối cùng được nói với
lũ trẻ về cuộc sống về nước Pháp. Tôi gọi Phrăng đọc bài và cậu ta lại ấp úng
không thuộc, nhưng tôi cũng chẳng để tâm vào chuyện đó mà tôi lại nói về tiếng
Pháp. Thế rồi từ điều này sang điều khác, cả giờ giảng của tôi lại trở thành một giờ
tiếc thương cho tiếng Pháp. Tóm lại, tôi chỉ muốn nói rằng tôi căm thù quyết định
bỏ tiếng Pháp, tôi căm ghét bọn Đức.
Sau khi giảng bài xong. Tôi chuyển sang tập viết cho lũ trẻ. Hôm ấy, tôi cho
học trò viết đi viết lại hay hàng chữ trông sao cho thật đẹp: Pháp, An-dát; An-dát,
Pháp. Học trò say sưa viết còn tôi thì lại ngồi ngẫm nghĩ, tiếc thương tiếng Pháp.
Tôi không thể hiểu nổi tôi sẽ ra sao khi phải rời bỏ mãi mãi nơi này.
Thời khắc cuối cùng của buổi học cũng qua đi. Tiếng chuông đồng hồ từ phía
nhà thờ điểm rõ 12 tiếng. Đứng dậy để tạm biệt học sinh thân yêu, tôi thấy mình
chao đảo, miệng tôi không thể cất nên được. Tôi cầm một viên phấn, viết dòng chữ
thập to:
Nước Pháp muôn năm!
Đó chính là dòng chữ cuối cùng và cũng chính là tấm lòng của tôi đối với nước
Pháp thân yêu.

25 tháng 11 2016

thế thì chết ak bạn, bn ph tự làm tí chứ, j mà lười rứ

25 tháng 11 2016

vậy thì chết luôn à!