K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2018

GDP bình quân đầu người có sự chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Các nước phát triển thường có GDP/người cao, gấp nhiều lần trung bình của thế giới; các nước đang phát triển có GDP/người thấp, thấp hơn rất nhiều lần trung bình của thế giới.

6 tháng 6 2017

- GDP bình quân đầu người có sự chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Các nước phát triển thường có GDP/người cao, gấp nhiều lần trung bình của thế giới; các nước đang phát triển có GDP/người thấp, thấp hơn rất nhiều lần trung bình của thế giới.

GDP bình quân đầu người có sự chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Các nước phát triển thường có GDP/người cao, gấp nhiều lần trung bình của thế giới; các nước đang phát triển có GDP/người thấp, thấp hơn rất nhiều lần trung bình của thế giới.

Các nước phát triển có chỉ số HDI thường cao trên 0,7, tuổi thọ trung bình của dân số cao; các nước đang phát triển có chỉ số HDI thấp dưới 0,7, tuổi thọ trung bình thấp.

+ Tuổi thọ trung bình (năm 2005): thế giới: 67, các nước phát triển: 76; các nước đang phát triển: 65.

+ Chỉ số HDI (năm 2003): thế giới: 0,741; các nước phát triển: 0,855; các nước đang phát triển: 0,694.

6 tháng 6 2017

Các nước phát triển có chỉ số HDI thường cao trên 0,7, tuổi thọ trung bình của dân số cao; các nước đang phát triển có chỉ số HDI thấp dưới 0,7, tuổi thọ trung bình thấp.

+ Tuổi thọ trung bình (năm 2005): thế giới: 67, các nước phát triển: 76; các nước đang phát triển: 65.

+ Chỉ số HDI (năm 2003): thế giới: 0,741; các nước phát triển: 0,855; các nước đang phát triển: 0,694.

Tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi đều cao hơn rất nhiều so với nhóm các nước phát triển và thế giới, cao hơn nhóm các nước đang phát triển; nhưng tuổi thọ trung bình thấp hơn nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển và thế giới.

6 tháng 6 2017

Tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên đều cao hơn rất nhiều so với nhóm các nước phát triển và thế giới, cao hơn nhóm các nước đang phát triển; nhưng tuổi thọ trung bình thấp hơn nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển và thế giới.

- Các nước và vùng lãnh thổ có thu nhập cao tập trung chủ yếu ở Bắc Mĩ, Tây Âu, Đông Á, Ô-xtrây-li-a. Các nước và vùng lãnh thổ có thu nhập thấp hầu hết tập trung ở châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á, ....

6 tháng 6 2017

- Các nước và vùng lãnh thổ có thu nhập cao tập trung chủ yếu ở Bắc Mĩ, Tây Âu, Đông Á, Ô-xtrây-li-a. Các nước và vùng lãnh thổ có thu nhập thấp hầu hết tập trung ở châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á, ....

1 tháng 4 2017

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển giai đoạn 1990 - 2004

b) Nhận xét: Tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển tăng nhanh, từ 1990 đến 2004 tăng lên gấp 2 lần.


6 tháng 6 2017

Nhận xét : Tốc độ phát triển kinh tế của Nhật Bản giai đoan từ 1950-1973 nhanh và ổn định.

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau :

- Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới.- Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn (ví dụ : thập niên 50 của thế kỉ XX, tập trung vốn cho ngành điện lực, thập niên 60 - cho các ngành luyện kim, thập niên 70 - cho giao thông vận tải,...)

- Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công.

- Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6%, năm 1980). Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%. Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.

6 tháng 6 2017

- Giai đoạn phát triển rất nhanh là 1950 - 1954

- Các giai đoạn tiếp theo (1955 - 1959, 1960 - 1964, 1965 - 1969) có tốc độ phát triển nhanh, nhưng thấp hơn giai đoaạn 1950 - 1954.

- Giai đoạn 1970 - 1973: tốc độ phát triển chậm lại so với trước.

18 tháng 9 2018

Các nước phát triển có tỉ số HDI thường cao trên 0,7, tuổi thọ trung bình của dân số cao; các nước trung bình có tỉ số HDI thấp dưới 0,7, tuổi thọ trung bình thấp.

Tuổi thọ trung bình (năm 2005): thế giới: 67, các nước phát triển: 76, các nước đang phát triển: 65.

Chỉ số HDI (năm 2003): thế giới: 0,741; các nước phát triển: 0,855; các nước đang phát triển: 0,694.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

♦ Sự khác biệt về kinh tế giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển được thể hiện thông qua một số tiêu chí, như: Quy mô, tốc độ phát triển kinh tế; cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển kinh tế. Cụ thể:

- Quy mô, tốc độ phát triển kinh tế

Các nước phát triển có quy mô kinh tế lớn và đóng góp lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu; tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định.

Các nước đang phát triển thường có quy mô kinh tế nhỏ và đóng góp không lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu (trừ Trung Quốc, Ấn Độ,...); nhiều nước có tốc độ tăng trưởng khá nhanh.

- Cơ cấu kinh tế

Các nước phát triển: tiến hành công nghiệp hoá từ sớm và đi đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức; ngành dịch vụ có đóng góp nhiều nhất trong GDP.

Hầu hết các nước đang phát triển: đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ ngày càng tăng.

- Trình độ phát triển kinh tế

Các nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế cao; tập trung phát triển các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ và tri thức cao.

Các nước đang phát triển có trình độ phát triển kinh tế còn thấp, một số nước đang chú trọng phát triển các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

 

♦ Trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế xã hội để đánh giá trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nhóm nước cần dựa trên sự đánh giá, tổng hợp các tiêu chí về kinh tế xã hội.

- Các nước phát triển, có:

+ Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) cao.

+ Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao trở lên.

+ Cơ cấu kinh tế hiện đại, trong đó: nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thường có tỷ trọng thấp nhất; nhóm ngành dịch vụ có tỷ trọng cao nhất.

- Đa số các nước đang phát triển, có:

+ Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) ở mức trung bình cao, trung bình thấp và thấp.

+ Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức từ thấp, đến trung bình và cao.

+ Trong cơ cấu ngành kinh tế của các nước đang phát triển: nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng cao hơn so với nhóm ngành dịch vụ.