Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HƯỚNG DẪN
a) Giới thiệu khái quát về mỗi vùng
- Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Tây Nguyên
b) Giống nhau
- Đô thị của hai vùng đều có quy mô trung bình và nhỏ.
- Mồi vùng chỉ có 1 đô thị quy mô 20 - 50 vạn người (Thái Nguyên và Buôn Ma Thuột)
- Đều có một số chức năng:
+ Hành chính.
+ Công nghiệp.
+ Chức năng khác.
- Mạng lưới thưa, phân bố phân tán
c) Khác nhau
- Trung du và miền núi Bắc Bộ (so với Tây Nguyên)
+ Quy mô: Tuy nhiều hơn về số lượng đô thị, nhưng lại nhỏ hơn về quy mô dân số. Cụ thể: Có 1 đô thị từ trên 20 - 50 vạn dân (Thái Nguyên); có 3 đô thị từ 10 - 20 vạn dân (Việt Trì, Hạ Long, Cẩm Phả); còn lại, các đô thị khác dưới 10 vạn dân.
+ Phân cấp đô thị: có 3 đô thị loại 2 (Việt Trì, Hạ Long, Thái Nguyên), còn lại là loại 3-4.
+ Chức năng: Có 4 đô thị với chức năng là trung tâm công nghiệp (Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Cẩm Phả).
+ Phân bố: Tập trung dày hơn ở trung du và ven biển. Các vùng còn lại, mật độ đô thị thưa.
- Tây Nguyên (so với Trung du và miền núi Bắc Bộ)
+ Quy mô: Số lượng đô thị ít hơn, nhưng lớn hơn về quy mô dân số. Cụ thể: Có 1 đô thị từ trên 20 - 50 vạn dân (Buôn Ma Thuột); có 4 đô thị 10 - 20 vạn dân (Kon Tum, Pleiku, Đà Lạt, Bảo Lộc); duy nhất chỉ có Gia Nghĩa dưới 10 vạn dân.
HƯỚNG DẪN
- Các đô thị ở Duyên hải Nam Trung Bộ nằm ở ven biển: Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn, Tuy Hoà, Nha Trang, Phan Thiết...
- Giải thích:
+ Vị trí thuận lợi cho giao lưu, trao đổi, buôn bán bằng đường biển, đường bộ, đường sông.
+ Tự nhiên có nhiều thuận lợi cho sản xuất, giao thông và cư trú (địa hình bằng phẳng, hạ lưu sông, cửa sông ra biển, vũng vịnh kín gió, nguồn lợi thuỷ sản,..).
+ Là cửa ngõ của các luồng nhập cư ở các thời kì trước bằng đường biển.
HƯỚNG DẪN
- Các đô thị ở Duyên hải Nam Trung Bộ tập trung chủ yếu ở dọc ven biển (Đà Nẵng, Tam Kỳ, Hội An, Dung Quất, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Phan Rang - Tháp Chàm, Phan Thiết).
- Nguyên nhân:
+ Có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên: Địa hình tương đối bằng phẳng và có diện tích tương đối rộng, đất đai tốt, khí hậu thuận hòa, nguồn nước dồi dào, có phần hạ lưu và cửa sông rộng, đường bờ biển dài có nhiều vũng, vịnh...
+ Điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi: Dân cư tập trung đông, nguồn lao động dồi dào và có kinh nghiệm trong hoạt động tiểu thủ công nghiệp và thương mại; kinh tế công nghiệp và dịch vụ phát triển, giao thông (đường sông và đường biển, đường bộ) thuận lợi với các vùng trong cả nước và cả nước ngoài...
HƯỚNG DẪN
a) Nhận xét
- Mật độ dân số vào loại thấp nhất so với cả nước.
- Phân bố chênh lệch
+ Chênh lệch giữa vùng núi với trung du: vùng núi có mật độ dân số thấp, trung du có mật độ dân số cao hơn.
+ Chênh lệch ngay trong mỗi vùng: Núi cao có mật độ dân số thấp hơn nhiều so với vùng núi thấp và núi trung bình; vùng trung du gần đồng bằng Bắc Bộ (ví dụ: Thái Nguyên, Bắc Giang, Hoà Bình...) và kề biển (ví dụ một số nơi ở Quảng Ninh) có mật độ dân số cao hơn nơi gần kề với vùng núi.
+ Chênh lệch giữa khu vực Tây Bắc và khu vực Đông Bắc.
+ Chênh lệch trong từng tỉnh.
- Phân hoá rõ giữa:
+ Tây Bắc và Đông Bắc.
+ Trung du và miền núi.
+ Nơi kề với Đồng bằng sông Hồng và những nơi còn lại.
b) Giải thích
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
+ Những khu vực kinh tế phát triển thường là khu vực dân cư tập trung cao.
+ Những khu vực kinh tế chưa phát triển thì ngược lại.
- Điều kiện tự nhiên
+ Các khu vực núi cao: điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn, địa hình hiểm trở, bị cắt xẻ mạnh, mức độ tập trung dân cư thấp.
+ Các khu vực thấp, điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn, có nhiều mặt bằng tương đối rộng, các ngã ba sông... mức độ tập trung dân cư cao hơn.
Tham khảo
a) Đặc điếm phân bố
- Đây là vùng có mật độ dân số trung bình 207 người/km2 năm 2006 (thấp hơn mức trung bình cả nước 254 người/km2), thấp hơn nhiều so với các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
- Sự phân bố dân cư không đồng đều:
+ Trong toàn vùng: mật độ dân số dao động từ mức thấp nhất là dưới 50 người/km2 đến mức cao nhất là trên 2.000 người/km2 với 7 cấp độ khác nhau.
· Trên 2000 người/km2: tập trung ở các thành phố lớn nhất trong vùng là Thanh Hoá, Vinh, Huế.
· Từ 1.001 - 2.000 người/km2: tập trung ở ven các đô thị lớn như các thành phố Thanh Hoá, Vinh, Huế.
· Từ 501 - 1.000 người/km2: phân bố tập trung ở các đồng ven biển lớn như Thanh Hoá, Nghệ An và ở các đô thị như Đồng Hới, Đông Hà.
· Từ 201 - 500 người/km2: tập trung ở ven biển, dọc theo quốc lộ 1A như khu vực ven biển phía nam Thanh Hoá, phía bắc Hà Tĩnh, phía bắc Quảng Bình,...
· Từ 101 - 200 người/km2: thuộc vùng đồi trung du trước núi Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế,...
· Từ 50 - 100 người/km2: tập trung trên phần lớn diện tích tỉnh Quảng Bình và phía tây nam các tỉnh Thanh Hoá, Hà Tĩnh.
· Dưới 50 người/km2: chủ yếu là trên các vùng núi cao giáp biên giới Việt - Lào (thuộc Trường Sơn Bắc).
+ Dân cư phân bố không đều giữa các khu vực:
· Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển (mật độ dân số phần lớn trên 200 người/km2), vùng đồi núi phía tây có mật độ dân số thấp (phần lớn dưới 100 người/km2).
· Giữa thành thị và nông thôn: dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn, mạng lưới đô thị còn mỏng nên quy mô dân số đô thị ít.
b) Giải thích
- Sự phân bố dân cư không đều là do kết quả tác động của nhiều nhân tố:
+ Nhân tố tự nhiên: địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước, thiên tai, trong đó chủ yếu là địa hình (khu vực vùng núi cao hiểm trở dân cư thưa thớt hơn vùng đồng bằng ven biển).
+ Nhân tố kinh tế - xã hội: trong đó trình độ phát triển kinh tế, tính chất của nền sản xuất là nhân tố quyết định.
- Khu vực đông dân nhất là các thành phố, thị xã có nền kinh tế với các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển.
- Các khu vực đồng bằng gắn với họat động trồng lúa nước, họat động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản có mức độ tập trung dân đông hơn so với khu vực trồng hoa màu ở vùng đồi núi phía tây.
a) Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn là do những nguyên nhân sau
-Hai vùng đều có nhiều đồng cỏ phát triển trên các vùng địa hình núi, cao nguyên thuận lợi cho chăn nuôi trâu, bò
-Khí hậu
+Trung du và miền núi Bắc Bộ: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh thích hợp với điều kiện sinh thái của đàn trâu
+Tây Nguyên: có tính chất cận xích đạo, nóng quanh năm với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, phù hợp với điều kiện sinh thái của bò
-Nhu cầu sản phẩm thịt, sữa (bò, trâu) ở các vùng lân cận (Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ,...) và trong cả nước lớn
-Dân cư có kinh nghiệm trong chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò)
b) Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại?
-Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò, vì trâu khỏe hơn, thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Trâu ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng
-Ngược lại, ở Tây Nguyên, bò được nuôi nhiều hơn trâu, vì bò thích hợp với điều kiện khí hậu khô, nóng ở đây.
a) Tên 6 đô thị có số dân đông nhất nước ta. Trong số đó, đô thị nào trực thuộc tỉnh, đô thị nào thuộc loại đặc biệt, đô thị nào thuộc loại 1 ?
- 6 đô thị có số dân đông nhất : Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, tp Hồ Chí Min, Cần Thơ, Biên Hòa
- Đô thị trực thuộc tỉnh : Biên Hòa
- Đô thị đặc biệt : Hà Nội, tp Hồ Chí Minh
- Đô thị loại 1 : Hải Phòng, Đà Nẵng
b) Đô thì là nơi dân cư tập trung đông đúc vì :
- Đô thị là nơi tập trung các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp
- Có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động
- Chất lượng cuộc sống cao, tâm lí dân cư thích sống ở đô thị
- Có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước
HƯỚNG DẪN
- Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng V - X (mùa hạ) ở trang 9 (Khí hậu) để làm sáng rõ nhận định nhiệt độ trung bình về mùa hạ của Nam Bộ thấp hơn nền nhiệt độ vào mùa hạ ở Bắc Trung Bộ, đồng bằng Bắc Bộ và nam Tây Bắc.
- Do sự khác nhau về góc nhập xạ, nên khu vực ở gần Xích đạo thường có nhiệt độ trung bình cao hơn ở những nơi xa Xích đạo.
- Tuy nhiên, ở nước ta về mùa hạ, gió Tây Nam TBg thổi đến gặp dãy Trường Sơn, gây mưa ở sườn Tây. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, trở nên khô nóng, làm nhiệt độ tăng cao hơn hẳn sự thay đổi nhiệt độ theo chiều từ bắc vào nam, dẫn đến nhiệt độ trung bình trong những tháng đầu mùa hạ tăng cao hơn nhiều so với Nam Bộ. (Cứ xuống thấp 100m, nhiệt độ tăng 1°C; trong khi đó, khi đi về phía Xích đạo, cứ cách 1 vĩ độ, nhiệt độ chỉ tăng lên khoảng 0,1°C.
Giải thích: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là Thái Nguyên và Hạ Long với qui mô dân số từ 200 – 500 nghìn người.
Đáp án: B
HƯỚNG DẪN
- Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng V - X (mùa hạ), nhiệt độ trung bình tháng XI - IV (mùa đông) ở trang 9 (Khí hậu) để làm sáng rõ nhận định nhiệt độ trung bình về mùa hạ ít có sự khác nhau trong cả nước; nhưng về mùa đông, nhiệt độ trung bình của miền khí hậu phía Bắc thấp hơn nhiều so với miền khí hậu phía Nam.
- Mùa hạ: nhiệt độ trung bình không khác nhau nhiều giữa bắc nam, do:
+ Mùa hạ trong cả nước đều chịu tác động của gió Tây Nam TBg và gió mùa Tây Nam, là hai loại gió có nguồn gốc nhiệt ẩm, mang lại nền nhiệt độ tương đối đồng nhất trong phạm vi cả nước.
+ Đồng thời, phần lớn lãnh thổ nước ta về mùa hạ có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh (riêng ở Nam Bộ có lần đầu Mặt Trời lên thiên đỉnh sớm hơn vào tháng IV, cũng xem như bước vào thời gian tiếp vào đầu mùa hạ), sự biến động nhiệt độ theo chiều bắc nam về mùa hạ không đáng kể.
- Mùa đông: Tác động của gió mùa Đông Bắc làm cho nền nhiệt độ hạ thấp ở miền Bắc, đặc biệt là ở Bắc Bộ có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C; trong khi đó, từ dãy Bạch Mã trở vào, nền nhiệt độ cao hơn nhiều do ảnh hưởng của Tín phong Bán Cầu Bắc chi phối.
Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng V - X (mùa hạ), nhiệt độ trung bình tháng XI - IV (mùa đông) ở trang 9 (Khí hậu) để làm sáng rõ nhận định nhiệt độ trung bình về mùa hạ ít có sự khác nhau trong cả nước; nhưng về mùa đông, nhiệt độ trung bình của miền khí hậu phía Bắc thấp hơn nhiều so với miền khí hậu phía Nam.
- Mùa hạ: nhiệt độ trung bình không khác nhau nhiều giữa bắc nam, do:
+ Mùa hạ trong cả nước đều chịu tác động của gió Tây Nam TBg và gió mùa Tây Nam, là hai loại gió có nguồn gốc nhiệt ẩm, mang lại nền nhiệt độ tương đối đồng nhất trong phạm vi cả nước.
+ Đồng thời, phần lớn lãnh thổ nước ta về mùa hạ có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh (riêng ở Nam Bộ có lần đầu Mặt Trời lên thiên đỉnh sớm hơn vào tháng IV, cũng xem như bước vào thời gian tiếp vào đầu mùa hạ), sự biến động nhiệt độ theo chiều bắc nam về mùa hạ không đáng kể.
- Mùa đông: Tác động của gió mùa Đông Bắc làm cho nền nhiệt độ hạ thấp ở miền Bắc, đặc biệt là ở Bắc Bộ có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C; trong khi đó, từ dãy Bạch Mã trở vào, nền nhiệt độ cao hơn nhiều do ảnh hưởng của Tín phong Bán Cầu Bắc chi phối.
HƯỚNG DẪN
- Các đô thị ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có chức năng chủ yếu là hành chính hoặc công nghiệp nặng (luyện kim, cơ khí...), khai khoáng, thủy điện không cần đến nhiều lao động.
- Do đặc điểm của địa hình trung du và miền núi nên diện tích mặt bằng đô thị không rộng, một số đô thị nằm ở thung lũng sông nên chật hẹp (Điện Biên, Sơn La...), sức chứa nhỏ.
- Trình độ phát triển kinh tế ở các đô thị còn thấp, khu vực vành đai bao quanh dân cư ít, mật độ nhỏ, địa hình bị chia cắt, giao thông khó khăn... nên sức hút của đô thị không lớn, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế...