Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Buổi đầu trị nước
Trần Nhân Tông lên ngôi trong bối cảnh nền độc lập của Đại Việt bị đe dọa trầm trọng. Ở phương Bắc, Nguyên-Mông đã chinh phục hầu hết Nam Tống và bắt đầu dòm ngó Đại Việt. Ngay sau khi Nhân Tông đăng quang, hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt cử Thượng thư Bộ Lễ Sài Thung sang Đại Việt, lấy cớ Nhân Tông "không xin mệnh mà tự lập" (nghĩa là tự xưng làm vua mà không chịu xin phép "thiên triều" Nguyên) để ép vua Trần sang triều kiến.[1][5][12] Nhân Tông đã đối đãi tử tế với Sài Thung, nhưng kiên quyết không đi trình diện vua Nguyên. Sài Thung đành phải đi tay không về nước.[5][1][14] Sau đó, Nhân Tông sai Trịnh Đình Toản và Đỗ Quốc Kế sang cống nạp nhà Nguyên. Tháng 12 năm 1279, Hốt Tất Liệt giam cầm Đình Toản ở thành Đại Đô, rồi ép Quốc Kế đi cùng một phái bộ mới của Sài Thung tới Đại Việt với mục đích tương tự lần trước[5][15][1]. Nhân Tông vẫn không nhân nhượng, mặc dù Sài Thung đã dọa nạt rằng nếu vua Trần không sang chầu, "thì hãy sửa sang thành trì của ngươi, để đợi sự phán xét".[5]
Đứng trước hiểm họa xâm lược từ Mông Cổ, Nhân Tông và Thánh Tông đã có nhiều nỗ lực nhằm phát triển kinh tế, đảm bảo sự ổn định và đoàn kết trong nước.[5][16] Một trong những biện pháp là khuyến khích nông dân tăng cường sản xuất, và nhờ vậy, Đại Việt đã "được mùa to, lúa ruộng ở hương Trà Kiều thuộc Khoái Lộ một giò hai bông" (theo Đại Việt Sử ký Toàn thư) vào cuối năm 1279[1][5][17]. Thêm vào đó, năm 1280, vua Trần ra lệnh hợp nhất hệ thống đo lường để thúc đẩy thương mại trên toàn quốc.[1][5][17] Trên phương diện chính trị-xã hội, triều đình Trần Nhân Tông đã tiến hành điều tra và cập nhật dân số, đồng thời tích cực giải quyết các khiếu nại oan sai của người dân.[1][5][17] Khi thủ lĩnh người dân tộc tại Đà Giang là Trịnh Giác Mật nổi dậy vào đầu năm 1280, Nhân Tông sai Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật đi thuyết phục phiến quân quy hàng. Nhật Duật nhờ khéo ngoại giao và hiểu biết văn hóa dân bản địa, nên đã thu phục được Giác Mật mà không phải giao chiến[18].
Về đối ngoại và quân sự, hai vua Trần ứng xử vừa khéo léo, vừa cứng rắn với nhà Nguyên. Sau khi tiếp đón Sài Thung lần 3 vào năm 1280, năm 1281 Nhân Tông phái Trần Di Ái cùng Lê Mục, Lê Tuấn thay ông sang chầu vua Nguyên.[19][20] Hốt Tất Liệt vẫn quyết tâm xâm lược phương Nam; nhà Nguyên cử một số quan lại sang giám sát các châu huyện của Đại Việt, nhưng Nhân Tông đã trục xuất những người này về Trung Quốc. Không bỏ cuộc, khoảng năm 1281–1282, hoàng đế nhà Nguyên lập Trần Di Ái làm "An Nam Quốc vương", Lê Mục làm "Hàn lâm học sĩ" và Lê Tuân làm "Thượng thư", rồi lại sai Sài Thung đem 1 nghìn quân hộ tống nhóm Di Ái về bản quốc. Nhân Tông, Thánh Tông đã huy động lực lượng chặn đánh ở ải Nam Quan và bắt giữ nhóm Di Ái, song vẫn nghênh đón Sài Thung về Thăng Long.[15][21] Thất bại của việc lập Di Ái làm vua bù nhìn Đại Việt đã khiến Sài Thung tức giận đến mức khi "vua sai Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp. Xuân [cách gọi khác của Sài Thung] nằm khểnh không ra, Quang Khải vào hẳn trong phòng, hắn cũng không dậy tiếp."[16][5] Phải đến khi Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đóng giả làm một tăng sĩ Trung Hoa đi vào sứ quán, Thung mới chịu tiếp.[16][5]
Khoảng tháng 9 – 11 năm 1282, nhà Nguyên một mặt cử tướng Toa Đô từ Quảng Châu tấn công Chiêm Thành, mặt khác sai Trấn Nam vương Thoát Hoan tập trung 50 vạn quân chuẩn bị "mượn đường đánh Chiêm" (mà thực chất là xâm lược Đại Việt).[5][20][16] Vào tháng 11, Nhân Tông mở hội nghị Bình Than để thảo luận với bá quan về phương án tổ chức kháng chiến. Hai tháng sau, hai vua Trần phong Trần Quốc Tuấn làm Quốc công Tiết chế – tức tổng chỉ huy toàn quân Đại Việt, đồng thời "chọn các quân hiệu có tài chỉ huy, chia đi nắm giữ các đơn vị".[16]Cùng với Quốc Tuấn, Nhân Tông đã trực tiếp chỉ đạo các hoạt động huấn luyện, diễn tập của lục quân và thủy quân. Tháng 10 năm 1284, triều đình chia quân trấn giữ các địa bàn quan trọng trong cả nước.[16][5] Bên cạnh đó, Nhân Tông vẫn cử một số sứ giả mang lễ vật đi xin Thoát Hoan "hoãn binh" trong nửa cuối năm 1284. [16][5]
Không những đương đầu với người Mông Cổ, Trần Nhân Tông đã xây dựng mối quan hệ tích cực với nước Chiêm Thành ở phía Nam.[5] Tháng 12 năm 1282, ông đã gửi 2 vạn quân cùng 500 chiến thuyền sang hỗ trợ người Chiêm chặn đánh cánh quân Nguyên của Toa Đô. Nhưng trong các văn thư gửi cho người Nguyên, triều đình Nhân Tông một mực phủ nhận hành động này.
bạn tham khảo nha
Sau khi cho quân lính ăn Tết tạm ở ngoài thành thì vua Quang Trung quyết định mở cuộc đại phá quân Thanh vào đúng dịp Tết Kỉ Dậu (1789). Cụ thể là:
- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo:
+ Đạo chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng vào Thăng Long.
+ Đạo thứ hai và thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực.
+ Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương.
+ Đạo thứ năm, tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang), chặn đường rút lui của địch.
- Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn Tiền Tiêu.
- Đêm mùng 3 tết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân giặc bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ vũ khí đầu hàng.
- Sáng mùng 5, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Cùng lúc đó, đạo quân của đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Quân Thanh đại bại, tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử.
- Nghe tin đại bại, tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị sợ mất vía, vội vã cùng vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm.
- Trưa mùng 5, vua Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn vàn tiếng hò reo của dân chúng.
=> Quang Trung đại phá quân Thanh thành công.
chúc bạn học tốt nha
( nếu sai thì cho mk xin lỗi nha)
Lời giải:
Những thay đổi qua cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông có ý nghĩa:
- Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, quyền lực tập trung tối đa vào trong tay hoàng đế
- Tạo ra sự ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa.
=> Đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển lên đỉnh cao
=> Đáp án D: Quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ được thúc đẩy thông qua những chính sách cụ thể của nhà nước, tuy nhiên dưới triều Lê công cuộc khai hoang và mở rộng lãnh thổ chưa được đẩy mạnh như thế kỉ XVII – XVIII (còn gọi là quá trình “Nam tiến”).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 1:
- Phật giáo cũng thịnh hành nhất là thời đường
- Văn học: có nhiều nhà văn nhà thơ nổi tiếng: Lý Bạch, Đỗ Phủ, ...
- Sử kí: bộ Sử kí của Tư Mã Thiên, Đường thư, Minh sử …
- Nghệ thuật: hội họa điêu khắc, kiến trúc… đạt trình độ cao, phong cách độc đáo : những cung điện cổ kính (cố cung)
Về khoa học, kĩ thuật:
- Có nhiều phát minh quan trọng: giấy viết, nghề in, la bàn, thuốc súng …
- Kĩ thuật đóng tàu, luyện sắt, khai thác dầu mỏ và khí đốt,…có đóng góp lớn với nhân loại.
Câu 3: Trả lời:
- Đinh Bộ Lĩnh:
+ Dẹp loạn 12 sứ quân.
+ Thống nhất đất nước.
+ Tiêu diệt bọn phản quốc.
+ Cải cách đất nước.
- Lê Hoàn:
+ Dẹp loạn quân Tống xâm lược lần thứ nhất.
+ Cai trị đất nước.
+ Tiêu diện bọn phản quớc.
Câu 5. Vị vua đầu tiên của nhà Trần là ai?
A. Trần Duệ Tông (Trần Kinh) B. Trần Thái Tông (Trần Cảnh)
C. Trần Thánh Tông (Trần thừa) D. Trần Anh Tông (Trần Thuyên) Câu 6. Bộ luật mới của nhà Trần gọi là gì? Ban hành vào năm nào?
A. Luật hình – năm 1226 B. Luật Hồng Đức – năm 1228
C. Luật triều hình luật – năm 1230 D. Hình thư – năm 1042
Câu 7. Thời Trần, quân đội được tuyển chọn theo chủ trương như thế nào?
A. Quân phải đông, nước mới mạnh
B. Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông
C. Quân lính vừa đông, vừa tinh nhuệ
D. Quân đội phải văn võ song toàn
Câu 8. Những ai được tuyển chọn vào cấm quân thời Trần?
A. Trai tráng khỏe mạnh ở quê hương nhà Trần
B. Trai tráng khỏe mạnh đủ 18 tuổi
C. Trai tráng con em quý tộc, vương hầu
D. Trai tráng con em quan lại trong triều
Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật là:
-Thiết lặp chính quyền phong kiến: đứng đầu triều đình là vua, bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc,tổng quản,.....,vua trực tiếp nắm mọi quyền hành,giúp việc cho vua có các quan đại thần. Triều đình chia làm 6 bộ: Lại,Hộ,Lễ,Binh,Hình,Công, ngoài ra còn có một số cơ quan chuyên môn.
-Lê Nhân Tông chia đất nước ra làm 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti phụ trách 3 mặt:đô ti,thừa ti,hiến ti.
-Dưới đạo là phủ,châu,huyện,xã.
* Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật :
- Xây dựng và tổ chức bộ máy chính quyền nhà nước ngày càng đầy đủ, chặt chẽ, hoàn thiện hơn từ trung ương đến địa phương.
- Về mặt hành chính : từ 5 đạo, vua Lê Thánh Tông chia đất nước làm 13 đạo nhằm làm cho đất nước được mở rộng hơn.
- Vua Lê Thánh Tông là người vừa soạn thảo và cũng là người ban hành bộ luật Quốc Triều hình luật - đây là bộ luật đầy đủ và hoàn thiện nhất nước ta thời phong kiến.
chính xác đến từng milimet đó nha!!!!!!!!
- Vua Lê Thánh Tông đã điều chỉnh bộ máy nhà nước ngày càng đầy đủ, hoàn thiện và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên.
- Vua Lê Thánh Tông là người soạn thảo và ban hành "Quốc triều hình luật", đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.
Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp:
* Bộ máy nhà nước:
- Xây dựng một bộ máy nhà nước thống nhất, khá gọn gàng, tinh giản và hoạt động có hiệu lực, đảm bảo sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. => Tăng cường tính chuyên chế của triều đình trung ương.
* Luật pháp:
- Vua Lê Thánh Tông đã đóng góp vào lịch sử dân tộc một bộ luật tiến bộ mang tên Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).
- Bộ luật Hồng Đức được coi là bộ luật nổi bật nhất, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam.
- Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, người tàn tật,… Đặc biệt là một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều này phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia,…
Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp:
+ Bộ máy nhà nước:
- Xây dựng một bộ máy nhà nước thống nhất, đơn giản và hoạt động có tốt, có hiệu lực, đảm bảo sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của vua, quan lại trong triều. Vì vậy, tính chuyên chế của triều đình trung ương được tăng cường
+ Luật pháp:
- Vua Lê Thánh Tông đã đóng góp vào lịch sử dân tộc một bộ luật tiến bộ mang tên Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).
- Bộ luật Hồng Đức được coi là bộ luật đầy đủ nhất, quan trọng nhấtvà có vai trò đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam.
- Mặc dù được tạo ra trong thời kỳ phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại rất tiến bộ vì có những những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người tàn tật,… Đặc biệt là một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữvà người dân tộc thiểu số, điều này phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia của đất nước ta
Chúc bạn học tốt