Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
BÀI LÀM
Vị Trung đoàn trưởng bước vào lán, anh nhìn khắp một lượt những khuôn mặt ngây thơ đáng yêu. Đôi mắt anh ánh lên vẻ dịu dàng và một tình yêu bao la. Anh nhỏ nhẹ nói:
- Các em ạ, hoàn cảnh của chiến khu lúc này rất khó khăn, sắp tới còn khó khăn hơn nhiều. Tuổi nhỏ các em khó lòng chịu đựng nổi. Vì thế, các em có nguyện vọng trở về quê hương thì Trung đoan sẽ giải quyết. Các em nghĩ sao?
Nghe Trung đoàn trưởng nói vậy, em nào cũng cảm thấy cổ họng mình như có cái gì đó dâng lên tắc nghẹn. Lượm bước đến bên đong lửa đang cháy rực, mắt ứa lệ, giọng run lên:
- Em xin được ở lại. Thà chết ở chiến khu chứ không thể ở chung với loài cướp nước, bán nước.
Cả đội nhao nhao lên:
- Chúng em xin ở lại!
Nhìn ánh mắt của các em, qua bếp lửa hồng, Trung đoàn trưởng đã cảm nhận được sự quyết tâm và tình cảm tha thiết muốn ở lại của các em, nước mắt anh trào ra.:. Anh nói trong sự xúc động:
- Nếu tất cả đều xin ở lại, anh sẽ về trao đổi lại với Ban chỉ huy nguyện vọng và quyết tâm của các em.
Nghe Trung đoàn trưởng hứa như vậy, cả đội mừng rơn. Một tiếng hát bỗng cất lên hùng tráng, cả đội hòa theo:
“Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi.
Nào có mong chi đâu ngày trở về
Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi
Ra đi, ra đi thà chét không lui”...
Tiếng hát truyền đi âm vang cả núi rừng làm cho ai nấy đều cảm thấy ấm lòng.
a) Đoạn 1: Đề nghị của trung đoàn trưởng.
- Trung đoàn trưởng tới gặp ai ? Trung đoàn trưởng nói gì ?
Một buổi tối nọ, trung đoàn trưởng bước vào lán. Cả đội thiếu niên đã tập hợp đầy đủ. Trung đoàn trưởng nhìn các em trìu mến, dịu dàng rồi sau một lúc trầm ngâm, ông chậm rãi nói:
- Các em ạ, ở chiến khu tình hình ngày càng gian khổ, khó khăn, thiếu thốn. Sức nhỏ của các em e rằng không chịu nổi. Nếu em nào muốn về với gia đình, Trung đoàn sẽ cho phép. Các em thấy sao ?
b) Đoạn 2: Chúng em xin ở lại.
- Lượm nói gì ? Toàn đội hưởng ứng ý kiến của Lượm ra sao ? Mừng van xin điều gì ?
Lượm là người đầu tiên đứng lên nói với trung đoàn trưởng :
Em xin được ở lại. Dù chết em cũng ở lại với chiến khu chứ không thể về ở chung với tụi Tây, tụi Việt gian."
Toàn đội đều lên tiếng hưởng ứng lời của Lượm :
"Chúng em cũng vậy ! Chúng em xin ở lại !"
Mừng nói thật cảm động : "Trung đoàn có thế giảm bớt phần ăn của chúng em đi cũng được nhưng đừng bắt tụi em phải về, tội nghiệp cho chúng em lắm !"
c) Đoạn 3 : Lời hứa của chỉ huy.
Trung đoàn trưởng ôm lấy Mừng, xúc động nói :
"Nếu vậy thì anh sẽ về báo cáo lại với Ban chỉ huy.”
d) Đoạn 4 : Tiếng hát giữa rừng đêm.
Trước khung cảnh đó bỗng các em cùng cất tiếng hát "Đoàn Vệ Quốc Quân một lần ra đi... Ra đi, ra đi thà chết không lui". Tiếng hát hùng tráng bay lên như lửa cháy làm ấm áp, nao nức lòng người.
a, Quê em ở đâu ?
Quê em ở quận 11 , Thành phố Hồ Chí Minh
b, Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương ?
Quê em là một thành phố năng động , có nhiều công trình hiện đại và cây cối xanh tươi . Em yêu nhất là hàng cây xanh hai bên đường của thành phố mang tên Bác.
c, Cảnh vật đó có gì đáng nhớ ?
Buổi sáng , đoàn người đông nghịt , xe cộ chen chúc nhau trên đường phố . Buổi tối , ánh đèn đường tỏa sáng khắp mọi nơi , bên cạnh những tòa nhà cao tầng hiện đại có những ánh đèn đa sắc màu làm nhộn nhịp cả một thành phố trẻ .
d, Tình cảm của em với quê hương như thế nào ?
Em tự hào vì phong cảnh của quê hương . Đi đâu xa , em cũng luôn nhớ về miền quê của mình.
a) Dấu phẩy ngăn cách bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào ? với các bộ phận câu khác :
Khi tan học, em cùng bạn đi bộ về nhà.
b) Dấu phẩy ngăn cách bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu ? với các bộ phận câu khác :
Ở nhà, em giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa và trông em.
c) Dấu phẩy ngăn cách bộ phận câu trả lời câu hỏi Vì sao ? với các bộ phận câu khác :
Vì bị ốm, nên hôm nay em không thể đến trường được.
a) Câu chuyện kể trong bài diễn ra trong thời kì kháng chiến chống Pháp ở tại chiến khu Bình-Trị-Thiên.
b) Trên chiến khu, các chiến sĩ nhỏ tuổi sống ở trong cái lán.
c) Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn tại chiến khu, trung đoàn trưởng khuyên họ trở về với gia đình.