K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn trước đáp án đúng.

Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay rồi, tôi hỏi con vì sao con mang tới hai đôi trong túi áo. Con tôi trả lời: “ Con làm như vậy từ lâu rồi, mẹ. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mượn và tay bạn đó sẽ không bị lạnh.” (Theo Tuổi mới lớn, NXB trẻ)

Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể nào?

A. Ngôi thứ nhất   C. Ngôi thứ hai   B. Ngôi thứ ba   D. Ngôi thứ nhất kết hợp ngôi thứ ba.

Câu 2: Nhan đề nào phù hợp với nội dung được đề cập tới trong đoạn trích trên?

A. Mẹ tôi    B. Chiếc áo rét     C. Những bàn tay cóng   D. Vì sao phải đeo găng vào tay mùa đông?

Câu 3: Từ Hán Việt nào dưới đây đồng nghĩa với từ “không” trong cụm từ “không bị lạnh”?

A. Bất    B. nhất  C. hữu  D. thất

Câu 4: Ý nghĩa của thành phần trạng ngữ "hôm ấy” là

A. chỉ nơi chốn   B. chỉ nguyên nhân  C. chỉ phương tiện    D. chỉ thời gian.

Câu 5: Trong lúc dọn dẹp người mẹ phát hiện thứ gì trong túi áo rét của con gái?

A. Lá thư   B. Đôi găng tay   C. Đôi bông tai   D. Đôi tất.

Câu 6: Dòng nào dưới đây là lời của nhân vật

A. Tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái.
B. Tôi phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay.
C. Con làm như vậy từ lâu rồi, mẹ.  D. Tôi hỏi con vì sao con mang tơi hai đôi trong túi áo

Câu 7: Dòng nào sau đây nói đúng về nhân vật người con trong đoạn trích?

A. Giàu lòng yêu thương. B. Giàu ước mơ, thấu hiểu. C. Hồn nhiên, trong sáng. D. Giàu lòng vị tha.

Câu 8: Chủ đề của đoạn trích là:

A. Ca ngợi tình cảm gia đình  B. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước.
C. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng.  D. Ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người.

Câu 9: Em có đồng tình với suy nghĩ của người con trong đoạn trích không? Theo em, sau khi nghe con trả lời, người mẹ sẽ nói điều gì với con?

Câu 10: Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn trích.

 

1
25 tháng 4 2024

Câu 1: B. Ngôi thứ nhất
Câu 2: D. Vì sao phải đeo găng vào tay mùa đông?
Câu 3: A. Bất
Câu 4: D. chỉ thời gian.
Câu 5: B. Đôi găng tay
Câu 6: C. Con làm như vậy từ lâu rồi, mẹ.
Câu 7: B. Giàu ước mơ, thấu hiểu.
Câu 8: A. Ca ngợi tình cảm gia đình
Câu 9: Trả lời cá nhân
Câu 10: Bài học em rút ra từ đoạn trích là sự nhân ái và quan tâm đến người khác, cũng như ý thức về trách nhiệm xã hội. Người con đã thể hiện lòng tử tế khi chuẩn bị đôi găng tay dư thừa để cho bạn bè mượn vào mùa đông. Bài học ở đây là giá trị của việc chia sẻ và lo lắng cho những người xung quanh, và cảm nhận sâu sắc về những hành động nhỏ có thể mang lại niềm vui và ấm áp cho người khác.

4 tháng 5 2020

trả lời :

Giữa con người với con người luôn tồn tại một thứ tình cảm rất thiêng liêng và cao cả. Đó là tình thương. Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn khi có tình yêu thương giữa mỗi con người. Tình thương là nền tảng để làm bền vững và gắn bó hơn các cá nhân trong xã hội. Và câu chuyện " Những bàn tay cóng" sẽ là minh chứng rõ nét cho ta về điều này.

Truyện kể về một người mẹ, một hôm đang dọn sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái thì thấy trong  túi con có đến 2 đôi găng tay. Thắc mắc về vấn đề này, người mẹ hỏi con mình thì được con gái cho biết rằng cô bé mang thêm một đôi găng tay khác đi để cho những bạn không có găng tay mượn. Như vậy thì tay bạn sẽ không bị lạnh.

 Nhìn vào câu chuyện ta có thể thấy, ngay cả một cô bé còn rất nhỏ tuổi đã biết quan tâm và san sẻ khó khăn với những người xung quanh. Vậy tại sao ta lại không làm được như cô bé ? Suy cho cùng thì xã hội luôn cần tình thương bởi tình thương là sợi dây vô hình kết nối mọi người lại với nhau.Tình thương là tình cảm yêu thương, chia sẻ, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau để cùng sống và cùng tồn tại. Tình yêu thương trong xã hội được biểu hiện rất phong phú và đa dạng dưới nhiều hình thức. Có thể chỉ là một lời nói, có thể là những cử chỉ quan tâm, ân cần hay những hành động to lớn hơn. Tất cả được xuất phát từ tình thương, từ chữ tâm trong mỗi con người.

Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn khi có tình yêu thương giữa mọi người với nhau. Đó không phải là thứ tình cảm quá vĩ đại, quá xa vời như nhiều người vẫn nghĩ. Đó chỉ là sự quan tâm, động viên, chia sẻ để có thể thấu hiểu nhau hơn. Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra đã được đón nhận tình yêu thương của ba mẹ, được lớn lên trong tình yêu của mọi người. Hằng ngày chúng ta được chở che, bao bọc, được dạy dỗ, được rèn luyện. Ngay trong gia đình, tình thương yêu được biểu hiện một cách rõ nét và chân thực nhất. Và tình thương yêu giữa các thành viên với nhau trong gia đình là nền tảng của hạnh phúc. Bởi thế có nhiều người vẫn thường bảo rằng tình thương là hạnh phúc.

Thật hạnh phúc khi chúng ta được đón nhận tình yêu thương thật tâm từ người khác. Và còn hạnh phúc hơn nữa khi bản thân mình có thể san sẻ tình yêu của mình cho những người ở bên cạnh mình. Hạnh phúc được làm nên từ những điều bình dị và nhỏ nhoi trong cuộc sống.

Việc chia sẻ yêu thương cũng giống như việc chúng ta “cho” đi, rồi chúng ta sẽ được nhận lại. Là nhận lại được lời cảm ơn, nhận lại được cái nhìn đầy lòng biết ơn. Như vậy yêu thương không bao giờ là một chiều, có thể chúng ta không nhận lại điều chúng ta mong nhưng sẽ nhận lại được điều mà mình không ngờ tới.

Trong xã hội luôn có nhiều người kém may mắn hơn mình, họ thiếu thốn tình yêu, họ cần được cộng đồng giúp đỡ. Vậy tại sao những người có đầy đủ hạnh phúc, đầy đủ vật chất lại không thể giang tay sẵn sàng giúp đỡ họ. Có thể chúng ta giúp đỡ bằng tinh thần, có thể là vật chất; nhưng đó đều xuất phát từ tâm. Gặp một cụ già yếu ớt bán vé số ở nhà ga lúc xế chiều, có thể bạn đang vội vã lên tàu để kịp giờ về nhà, nhưng nếu bạn dừng lại một chút, mua cho bà một tấm vé, để bà vui, để bà có bữa cơm ăn. Chúng ta sẽ thấy được chuyến tàu trở về này ý nghĩa và hạnh phúc phải không?

 Một lần nữa ta có thể khẳng định câu chuyện  trên là một câu chuyện hay và có ý nghĩa.Mỗi người, mỗi ngày đều được nhận rất nhiều tình yêu thương từ người khác. Và tình thương cũng chính là một nét văn hóa cần phải gìn giữ và phát huy.

hok tốt

*Ryeo*

NHỮNG BÀN TAY CÓNG            Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giũ ấm tay rồi, tôi hỏi con: “Vì sao con mang tới hai đôi găng tay trong túi áo?” Con tôi trả lời: “Con làm vậy từ lâu rồi. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng tay. Nếu con mang...
Đọc tiếp

NHỮNG BÀN TAY CÓNG

            Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giũ ấm tay rồi, tôi hỏi con: “Vì sao con mang tới hai đôi găng tay trong túi áo?” Con tôi trả lời: “Con làm vậy từ lâu rồi. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng tay. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mượn và tay bạn sẽ không bị lạnh.”

                                                                         (Theo “Tuổi mới lớn”, NXB Trẻ, 2017)

 

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? 

Câu 2 (0.5 điểm): Xác định ngôi kể của đoạn trích?

Câu 3(1.0 điểm)  Ý nghĩa của  chi  tiết tiêu biểu:  người mẹ phát hiện ra “ ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay”. Và câu trả lời của đứa con : “Con làm vậy từ lâu rồi. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng tay. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mươn và tay bạn sẽ không bị lạnh. " là gì ? 

Câu 4 (1.0 điểm): Hãy tìm một số từ ngữ để chứng minh từ “tay” là từ đa nghĩa ?

Câu 5 (1.0 điểm): Hãy tìm một số từ ngữ để chứng minh từ “tay” là từ đa nghĩa ?

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

cac ban lam cau nao cung duoc

1
5 tháng 6 2023

1. PTBĐ chính là tự sự

2. Ngôi kể thứ ba.

3. Ý nghĩa của chi tiết tiêu biểu đó là sự lan tỏa yêu thương sâu sắc ý nghĩa đến từ một tâm hồn non nớt, một trái tim biết yêu thương của một cậu bé làm cho người đọc đáng suy nghẫm về bản thân mình.

4 + 5: tay ngang, bắt tay, bó tay, tay đua, tay nghề, tay lái, tay bắn,..

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay rồi, tôi hỏi con vì sao con mang tới hai đôi trong túi áo. Con tôi trả lời: “ Con làm như vậy từ lâu rồi, mẹ. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng....
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay rồi, tôi hỏi con vì sao con mang tới hai đôi trong túi áo. Con tôi trả lời: “ Con làm như vậy từ lâu rồi, mẹ. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mượn và tay bạn đó sẽ không bị lạnh.” (Theo Tuổi mới lớn, NXB trẻ)

a. Đoạn trích trên được kể với ngôi kể thứ mấy?

b. Chỉ ra một dấu ngoặc kép có trong đoạn trích và nêu công dụng của dấu ngoặc kép đó.

c. Em có đồng ý với cách làm của người con trong câu chuyện không? Vì sao?

d. Từ việc đọc nội dung đoạn trích, theo em, với lứa tuổi của mình em cần làm gì để giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình?

Câu 2: Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường. (Đoạn văn có sử dụng 01 câu chủ đề, 01 dấu ngoặc kép. Gạch chân và chú thích rõ)

Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc đoạn thơ sau:

1
1 tháng 3 2023

1.

a, Ngôi thứ nhất

b,  “Con làm như vậy từ lâu rồi, mẹ. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mượn và tay bạn đó sẽ không bị lạnh.” 

Dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp

c, Em đồng ý vì đó là tình thương và sự giúp đỡ nhẹ nhàng, ân cần của cô bé.

d, 

Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận

TB: 
Những việc em cần làm để giúp đỡ các bạn gặp khó khăn:

+ Ủng hộ đồ dùng, quần áo, sách vở

+ Quyên góp tiền 

+ Đi từ thiện, đến thăm các bạn

...

Dẫn chưng:

Em có thể lấy dẫn chứng về 1 chuyến từ thiện em tham gia, chứng kiến...

Vai trò:

+ Giúp cho các bạn có cuộc sống tốt hơn

+ Thể hiện sự đồng cảm, yêu thương của em

+ Giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_

2.

Gợi ý cho em:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận

TB:

Em hãy kể về những việc em đã làm để bảo vệ môi trường?

Ý nghĩa của những hành động đó:

+ Giúp cho môi trường sạch sẽ hơn

+ Tạo nên tinh thần bảo vệ môi trường

+ Giúp cho cuộc sống ngày càng phát triển

...

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_

3.

Đoạn thơ nào em?

bài này được ko ta ? ​Chúng ta hãy dâng hiến lên những cành hồng đỏ thắm cho những ai còn mẹ và... những ai đã mất mẹ bằng 1 hoa hồng trắng....​​​Tuổi thơ tôi được sung sướng hơn rất nhiều người, vì tôi được rất nhiều người thân nuông chiều. Với tôi, tôi là 1 đứa bé độc nhất của dòng họ bên Nội, thế nên ai cũng cưng tôi và cho tôi những điều hạnh phúc nhất....Tôi...
Đọc tiếp

bài này được ko ta ?

 
[​IMG]
Chúng ta hãy dâng hiến lên những cành hồng đỏ thắm cho những ai còn mẹ và... những ai đã mất mẹ bằng 1 hoa hồng trắng....
Tuổi thơ tôi được sung sướng hơn rất nhiều người, vì tôi được rất nhiều người thân nuông chiều. Với tôi, tôi là 1 đứa bé độc nhất của dòng họ bên Nội, thế nên ai cũng cưng tôi và cho tôi những điều hạnh phúc nhất....Tôi hạnh phúc hơn chị 2, vì khi tôi được sinh ra là khi gia đình tôi khá giả, có dư có để..(Có thể sẽ thấy mâu thuẫn tại sao tôi bảo tôi là đứa con độc nhất bên Nội mà tôi lại có chị 2 )... Mẹ chăm nom tôi, thuê cả người trông tôi... khi chập chững thì tôi được đưa vào trường mầm non cũng có tiếng ở Cần Thơ. Được ăn học được nuông chiều... tôi cảm thấy hạnh phúc hơn hẵn tất cả ai....
Thời gian cứ trôi mãi, gia đình tôi không còn được như trước vì Mẹ làm ăn thua lỗ, nhưng không bao giờ Mẹ để tôi thiếu thốn bất cứ điều gì...Chỉ cần tôi nói : " MẸ ƠI, CON THÍCH CÁI ĐÓ ".... chỉ trong vòng 1 ngày 2... tôi đã có... Quần áo tôi mặc cũng do mẹ đi mua, mặc dù khi mua ko có tôi theo... thế nhưng khi về tôi lại bận rất vừa.... Những lần tôi bệnh đến mức phải nhập viện thì cũng chỉ có Mẹ bên cạnh tôi, ánh mắt Mẹ buồn...thế mà tôi lại nhõng nhẽo thêm để Mẹ phải mệt vì tôi....
Thấm thoát tuổi thơ cũng trải qua, tôi thành 1 cô thiếu nữ tuổi 16 trăng tròn.... lại như 1 con chim bước vào lồng.... Bước vào cấp 3.... Mẹ đi may cho tôi những bộ áo dài lộng lẫy nhất, Mẹ chăm chỉ tôi từng tý.... Vốn từ nhỏ đến lớn tôi chỉ lòng vòng cái xóm bé nhỏ, tôi ít khi đi đâu chơi nên khi vào học Phan Ngọc Hiển tôi chẳng biết trường nằm ở đâu...Thế là nhập học, Mẹ phải thuê người đưa tôi đi học và rước tôi về... nhiều khi tan học không thấy người ta đến.. .thì... tôi lại đứng khóc như 1 đứa trẻ con... trong khi đó tôi đã 16t đời....Có lẽ tôi đã quen trong vòng tay mẹ hiền....
Mẹ cho tôi học nhiều thứ, vừa học phổ thông, vừa học anh văn, học đàn, học thêm toán, lý..... và cả vi tính.... Việc học nhiều áp lực nên tôi thường hay ngất đi khi đang trong giờ học... Sức khỏe yếu và thêm 1 chuyện riêng của tôi và năm đó tôi đã nghĩ học... Vì 1 chuyện riêng mà tôi rất giận mẹ, giận ko nói chuyện với mẹ cả tháng.... Tôi biết yêu rồi đấy, tôi yêu 1 người lớn hơn tôi 12t, Mẹ biết và đã nói rất nhiều và cấm không cho tôi qua lại với anh ta.. .tôi lại giận Mẹ.... thế nhưng... Mẹ nói đúng thế... Được 2 tháng thì người ta đi cưới người khác. Lúc đó tôi lại nép vào Mẹ, Mẹ ơi con xin lỗi, con sai rồi....
Lầm lỡ lại tiếp nối lỡ lầm, tôi yêu người thứ 2... Anh ta hơn tôi 6t.... Ban đầu Mẹ cũng thích anh ấy nhưng sau này thì không nữa vì Mẹ cho rằng tính anh ta rất ích kĩ, đàn ông ích kĩ thì không thể sống được... Tôi cãi lời Mẹ đó, tôi bỏ mẹ về nhà người ta sống.... lâu lâu tôi và anh ta cũng về nhà thăm Cha Mẹ.... Tôi biết Mẹ giận lắm nhưng Mẹ vẫn tỏ thái độ tốt vs anh ta, và tôi biết Mẹ làm vậy cũng chỉ vì muốn anh ta sẽ không tệ bạc vs tôi...
Có lần vì anh ta tôi cãi 1 trận vs Mẹ, Mẹ ngồi và khóc.... tôi đau lắm nhưng vs bản tính bướng bỉnh của tôi, tôi ko thể lại ôm mẹ và nói tiếng xin lỗi...."Ngày xưa nó là đứa con khó nuôi nhất, mang thai nó đến khi đau bụng sinh, vào nhà thương mà đau bụng suốt nữa tháng mà nó chưa chịu chui ra.... Đến khi sinh nó xong thì nó khóc tối ngày sáng đêm, đêm Ba nó ngủ, nó khóc phải ẫm nó ra bờ sông dỗ....bây giờ nó lớn rồi vậy đó ..."
Mẹ.. .con khóc trong lòng khi nghe Mẹ nói đó Mẹ, thế nhưng bản tính ko chịu khuất phục con vẫn ko thể nói tiếng xin lỗi mẹ... con ngỗ nghịch quá Mẹ ạ..!
Thế rồi bây giờ khi chia tay người ta, và thế rồi tôi lại trở về bên Mẹ.... Mẹ vẫn lo lắng cho tôi như ngày nào, mặc dù nhiều chuyện tôi ko thích ở Mẹ, nhưng Mẹ, dù Mẹ ra sao và thế nào, Mẹ vẫn là Mẹ của con...CON YÊU MẸ....
HÃY THA THỨ CHO CON NHỮNG THÁNG NGÀY LẦM LỠ, NHỮNG LẦN TRÁCH MÓC MẸ, HỜN GIẬN MẸ MÀ KO SUY NGHĨ ĐẾN CẢM NHẬN CỦA MẸ....CON XIN LỖI....
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ.
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha.
Nước biển mênh mông không đong đầy tình Mẹ.
Mây trời lồng lộng không phủ kín công Cha.
Tần tảo sớm hôm Mẹ nuôi con khôn lớn.
Mang cả tấm thân Cha che chở đời con.
Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ khóc.
Đừng để buồn lên mắt Mẹ nghe không ?
19
15 tháng 5 2016

hay quá

 

15 tháng 5 2016

 cko mk hỏi bài này pn sưu tầm hay pn tự lm z?

2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì...- Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi...
Đọc tiếp

2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì...

- Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi hôp.

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.

(Trích Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh

Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 3. Tìm các tính từ có trong câu văn sau:

Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

Câu 4. Theo em, thế nào là lòng nhân hậu?

Câu 5. Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày những bài học mà em đã rút ra cho bản thân.

1
18 tháng 2 2020

Câu 1 :

Ngôi kể thứ nhất ( người kể xưng tôi )

Câu 3 :

Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ.

Câu 4 :

Lòng nhân hậu là tấm lòng yêu thương, luôn chia sẻ cảm thông với những người xung quanh. Người có tấm lòng nhân hậu luôn dễ dàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác.

Câu 5 :

 Từ truyện này em rút ra được bài học : lòng nhân hậu , sự độ lượng thật cao quý và có sức chinh phục rất lớn , nó cảm hóa đc phần nhỏ bé , xấu xa trong tâm hồn con người. Qua đoạn kết này ta có thể thấy được người anh đã lớn hơn , trưởng thành hơn về suy nghĩ người anh ko những ko đáng ghét mà còn đáng yêu đáng quý!

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:“Bơi càng lên mặt ao thấy càng nóng, cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt,nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nướcđể tìm hướng khóm tre, trời bức bối ngột ngạt. Lắm lúc Chuối mẹ muốn lặn ngay xuống đáy cho mát,nhưng nghĩ đến đàn con đang đói, chờ ở...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Bơi càng lên mặt ao thấy càng nóng, cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt,
nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nước
để tìm hướng khóm tre, trời bức bối ngột ngạt. Lắm lúc Chuối mẹ muốn lặn ngay xuống đáy cho mát,
nhưng nghĩ đến đàn con đang đói, chờ ở vùng nước đằng kia, Chuối mẹ lại cố bơi. Khóm tre bên bờ đã
gần đây rồi. Khi tới thật gần, Chuối mẹ chỉ còn trông thấy gốc tre, không thấy ngọn tre đâu. Chuối mẹ bơi
sát mép nước rồi rạch lên chân khóm tre. Tìm một chỗ mà Chuối mẹ đoán chắc là có tổ kiến gần đó. Chuối
mẹ giả vờ chết, nằm im không động đậy. Trời nóng hầm hầm. Hơi nước lá ải cùng với mùi tanh trên mình
Chuối mẹ bốc ra làm bọn kiến lửa gần đó thèm thuồng. Bọn chúng thi nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng
ngoằng vừa dò dẫm về phía có mùi tanh cá.
Đầu tiên Chuối mẹ cảm thấy buồn buồn ở khắp mình, sau đó đau nhói trên da thịt. Biết kiến kéo
đến đã đông, Chuối mẹ liền lấy đuôi quẩy mạnh, rồi nhảy tũm xuống nước. Bọn kiến không kịp chạy, nổi
lềnh bềnh trên mặt ao. Đàn Chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp. Thế là đàn Chuối con được mẻ no nê.
Chuối mẹ bơi quanh nhìn đàn con đớp mồi, vui quá nên quên cả những chỗ đau bị kiến đốt.”

(Trích “Mùa xuân trên cánh đồng” – Xuân Quỳnh)
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào?
A. Truyện ngắn C. Truyện truyền thuyết

B. Truyện đồng thoại
Câu 2. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là:
D. Truyện cổ tích

A. Cá Chuối mẹ B. Đàn Chuối con C. Bọn kiến lửa D. Tổ kiến
Câu 3. Chỉ ra từ láy trong câu văn sau: “Bọn chúng thi nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng ngoằng vừa
dò dẫm về phía có mùi tanh cá.”

A. Loằng ngoằng, dò dẫm C. Dò dẫm, phương hướng
B. Kiếm mồi, loằng ngoằng D. Mùi tanh, loằng ngoằng

Câu 4. Cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm phương hướng vào bờ làm gì?
A. Để tìm hướng khóm tre
B. Để tìm chỗ giả chết, nằm im không động đậy
C. Để dụ đàn kiến
D. Để tự làm đau mình

Câu 5. Khi Chuối mẹ thấy đàn kiến đến đông, Chuối mẹ có hành động gì?
A. Quẫy đuôi để đuổi đàn kiến đi
B. Tự cắn vào da thịt mình
C. Cảm thấy buồn buồn khắp mình và cho đàn kiến cắn mình
D. Đuôi quẩy mạnh, rồi nhảy tũm xuống nước

Câu 6. Đoạn văn trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất C. Ngôi thứ ba
B. Ngôi thứ hai D. Ngôi tự do

Câu 7: Nhân vật cá Chuối mẹ được xây dựng bằng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của biện
pháp nghệ thuật đó trong việc thể hiện nội dung truyện. Trình bày dưới hình thức một đoạn văn ngắn 5-
7 câu

1
31 tháng 10 2021

CTV ơi , em bị lỗi ạ

mình xin gửi cho bạn tin tinTôi viết ra điều này từ kinh nghiệm bản thân mình. Một ngày nọ, mệt mỏi sau một ngày làm việc, tôi bước từ sở làm về với một khuôn mặt nặng trĩu. Thế rồi một người chẳng quen biết gì trên xe điện mỉm cười với tôi, và theo phản xạ, tôi cũng cười đáp lại. Đột nhiên, mọi mệt nhọc trong tôi dường như tan biến.Có một câu chuyện của Saint Exupéry mà...
Đọc tiếp

mình xin gửi cho bạn tin tin

Tôi viết ra điều này từ kinh nghiệm bản thân mình. Một ngày nọ, mệt mỏi sau một ngày làm việc, tôi bước từ sở làm về với một khuôn mặt nặng trĩu. Thế rồi một người chẳng quen biết gì trên xe điện mỉm cười với tôi, và theo phản xạ, tôi cũng cười đáp lại. Đột nhiên, mọi mệt nhọc trong tôi dường như tan biến.
Có một câu chuyện của Saint Exupéry mà tình cờ tôi đọc được. Những người say mê văn học không xa lạ gì với tác giả cuốn Hoàng tử bé. Ông đã từng là phi công tham gia chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ những năm tháng này, ông đã viết ra Nụ cười. Tôi không biết đây là một tự truyện hay là một truyện hư cấu, song tôi tin rằng nó có thật. Trong truyện, Saint Exupéry là một tù binh bị đối xử khắc nghiệt và ông nghĩ rằng nay mai mình cũng sẽ bị xử bắn như những người khác. Ông viết:
" Tôi trở nên quẫn trí. Bàn tay tôi co giật và rút từ túi ra một điếu thuốc. Nhưng tôi lại không có diêm. Qua chấn song, tôi nhìn thấy người cai tù. Anh ta không thấy tôi, nên tôi đành gọi:
- Xin lỗi, anh có lửa không ?
Anh ta nhún vai rồi tiến lại gần. Khi rút que diêm, tình cờ mắt của anh nhìn vào mắt tôi. Ngay lập tức, tôi mỉm cười. Tôi chẳng hiểu tại sao mình làm thế. Có lẽ vì khi muốn làm thân với ai đó, người ta dễ dàng nở một nụ cười.
Lúc này, dường như có một đốm lửa bùng cháy ngang kẻ hở giữa ngay tâm hồn chúng tôi, giữa hai trái tim con người. Tôi biết anh ta không muốn, song do tôi cười nên anh ta phải mỉm cười đáp lại. Anh bật diêm, đến gần tôi hơn, nhìn thẳng vào mắt tôi và miệng vẫn cười. Giờ đây, trước mặt tôi không còn là một viên cai tù phát xít mà chỉ la một con người.
-Anh có con không?- Anh ta hỏi tôi.
- Có - Tôi đáp, và lôi từ túi ra chiếc bóp có tấm hình gia đình mình. Đoạn anh ta cũng lôi từ túi ra tấm hình của những đứa con và bắt đầu kể những ước mơ của anh đối với chúng.
Đôi mắt tôi nhòa lệ. Tôi biết rằng mình sắp chết và chẳng bao giờ gặp lại người thân. Anh ta cũng khóc. Đột nhiên, không nói một lời, anh mở khóa và kéo tôi ra khỏi buồng giam. Anh lẵng lẽ đưa tôi ra khỏi thành phố, thả tôi ra rồi quay trở về.
Thế đó, cuộc sống của tôi đả được cứu rỗi nhờ một nụ cười."
Từ khi đọc được câu chuyện này, tôi nghiệm ra được nhiều điều. Tôi biết rằng bên dưới mọi vỏ bọc mà chúng ta tạo ra để bảo vệ mình, bảo bệ phẩm giá và vị thế, bên dưới những điều này còn có một cái thật qúy giá mà tôi gọi là tâm hồn.
Tôi tin rằng nếu tâm hồn bạn và tâm hồn tôi nhận ra nhau thì chúng ta không còn gì phải sợ hãi hay căm thù nhau. Nếu bạn từng có một khoảnh khắc gắn bó với người khác qua sức mạnh của nụ cười, thì tôi tin bạn cũng đồng ý với tôi đó là một phép mầu nho nhỏ, một món quà tuyệt vời mà chúng ta có thể dành cho nhau. Mẹ Theresa đã cảm nhận điều này trong cuộc sống và bà đưa ra một lời khuyên chân thành:" Hãy mỉm cười với nhau, mỉm cười với vợ bạn, với chồng bạn, với con cái bạn và với mọi người - dù đó là ai, vì điều này sẽ giúp bạn lớn lên trong tình yêu của nhau."

Tặng bạn đấy

2
8 tháng 11 2016

hay và rất có ý nghĩa

9 tháng 11 2016

bạn nào ?

 Người mẹ trẻ 26 tuổi nhìn xuống đứa con đang bị bệnh bạch cầu đến giai đoạn cuối. Cậu bé không còn tương lai để thực hiện ước mơ của mình. - Bobsy à, con có bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ làm nghề gì khi lớn lên không? Con có mơ ước về điều mà con sẽ làm trong cuộc đời mình?- Mẹ ơi, con vẫn ước mơ sẽ trở thành lính cứu hỏa khi con lớn lên. Một người lính tốt bụng, dũng...
Đọc tiếp

 

Người mẹ trẻ 26 tuổi nhìn xuống đứa con đang bị bệnh bạch cầu đến giai đoạn cuối. Cậu bé không còn tương lai để thực hiện ước mơ của mình.
- Bobsy à, con có bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ làm nghề gì khi lớn lên không? Con có mơ ước về điều mà con sẽ làm trong cuộc đời mình?
- Mẹ ơi, con vẫn ước mơ sẽ trở thành lính cứu hỏa khi con lớn lên. Một người lính tốt bụng, dũng cảm, giúp đỡ tất cả mọi người.
- Vậy sao? Mẹ chắc là con sẽ thực hiện được ước mơ đó. Hãy chờ xem chúng ta có thể làm gì để cho ước mơ của con trở thành sự thật hay không.
Trong ngày hôm đó, cô đi đến đội cứu hoả khu vực của thành phố Phoenix, bang Arizona. Cô giải thích ước mơ của con mình và xin cho con cô được đi một vòng trên xe cứu hỏa.
- Xem nào, chúng tôi có thể làm hơn thế nữa ấy chứ. Nếu cô có thể chuẩn bị cho con vào 7 giờ sáng thứ tư, chúng tôi sẽ cho cậu bé trở thành lính cứu hỏa danh dự của thành phố. Cậu bé có thể tới trạm cứu hỏa, ăn cùng chúng tôi, chạy cùng chúng tôi tới tất cả các vụ cứu hoả trong ngày. Và nếu cô cho chúng tôi kích cỡ của cậu bé, chúng tôi sẽ làm cho cháu một bộ đồng phục lính cứu hỏa dành riêng, với một cái mũ cứu hỏa - không phải là đồ chơi - với phù hiệu lính cứu hoả Phoenix trên đó, một bộ áo nhựa màu vàng như của chúng tôi và ủng cao su.
- Đúng vậy. Tất cả đều được làm tại Phoenix nên chúng ta sẽ có rất nhanh thôi.
Ba ngày sau, đội trưởng lính cứu hỏa đến đón Bobsy
- Nào cậu bé, cháu đã sẵn sàng để gia nhập đôi lính cứu hỏa danh dự của thành phố chưa?
- Mẹ ơi, thế này là thế nào ạ? Con được làm lính cứu hỏa ư?
- Đúng rồi con trai. Hôm nay sẽ là ngày con thực hiện được ước mơ của mình.
Bobsy mặc bộ đồng phục của lính cứu hỏa và đưa cậu từ giường bệnh đến chiếc xe cứu hỏa đang chờ.
- Cháu cảm giác như đang ở trên thiên đường vậy. Cháu sẽ tham gia chữa cháy phải không chú?
- Dĩ nhiên rồi. Nếu hôm nay có hỏa hoạn trong thành phố, cháu sẽ giúp chúng ta dập lửa nha Bobsy.
- Dạ, Bobsy đã sẵn sàng!
Hôm đó có ba cú điện thoại gọi cứu hỏa và Bobsy tham dự cả ba cuộc xuất quân. Với giấc mơ trở thành sự thật Bobsy hạnh phúc đến mức cậu đã sống thêm được ba tháng - một thời gian dài hơn mức tất cả các bác sĩ dự đoán.

Một đêm nọ, tất cả các dấu hiệu sự sống của cậu bé tụt xuống một cách đột ngột. Người y tá trưởng nhớ đến ngày mà Bobsy sống như một lính cứu hỏa, cô gọi cho chỉ huy lính cứu hỏa.
- Chúng tôi sẽ có mặt ở đó trong vòng 5 phút nữa. Xin cô hãy thông báo cho mọi người đừng hoảng hốt, đó chỉ là đội cứu hỏa đên để chia tay với một trong những thành viên tuyệt vời nhất của mình.
Chiếc xe cứu hỏa với cả móc và thang chạy đến bệnh viện, dựng cái thang lên cho đến cửa sổ phòng Bobsy ở lầu 3. 14 lính cứu hỏa nam và 2 lính cứu hỏa nữ trèo qua thang vào phòng của Bobsy. Được mẹ cậu bé cho phép, họ ôm cậu và nói với cậu bé rằng họ rất yêu cậu.
- Thưa chỉ huy, vậy cháu là lính cứu hỏa thật sự phải không?
- Phải, cháu là lính cứu hỏa thật sự.

Với những lời nói đó , cậu bé mỉm cười và nhắm mắt lại mãi mãi...

5
7 tháng 11 2016

Bài văn này thật cảm động khocroi

9 tháng 11 2016

vừa hay vừa cảm động mk đọc mà muốn khóc luôn

I. Đọc hiểu văn bản: (3.0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Mẹ là cơn gió mùa thuCho con mát mẻ lời ru năm nàoMẹ là đêm sáng trăng saoSoi đường chỉ lối con vào bến mơ( “Mẹ là tất cả”- Lăng Kim Thanh”Câu 1 (0,5 điểm) Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?Câu 2 (0,5 điểm). Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên?Câu 3...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu văn bản: (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ

( “Mẹ là tất cả”- Lăng Kim Thanh”
Câu 1 (0,5 điểm) Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Câu 2 (0,5 điểm). Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ.

Câu 4 (1,0 điểm) Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn thơ trên?
II. Tạo lập văn bản (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nhận của em về
nhân vật Dế Mèn đoạn đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” ( Tô Hoài). Qua nhân vật Dế
Mèn, em rút ra cho mình bài học gì?

Câu 2 (5,0 điểm): Kể lại một trải nghiệm của em ( Về một chuyến du lịch, một chuyến về quê,
với một người thân, với con vật nuôi.

ĐỀ 2
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU
(5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh
phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi
trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên,
đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu
bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng
đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
( Ngữ văn 6- Tập 1)

Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết ?
Câu 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó
thuộc kiểu so sánh nào?

Câu 4. Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 5. Cho biết nội dung của đoạn trích trên ?
Câu 6. Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân ?
PHẦN II: VIẾT (5 điểm).
Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.
ĐỀ 3
I. ĐỌC HIỂU
(6,0 đ). Đọc kĩ đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu cho bên dưới vào
giấy kiểm tra.

“…Bi-nô mở ra cho tôi những kích thước mới của cuộc sống bằng bản liệt kê dài dằng dặc
của nó về những cái thú ở đời.

Nhìn thấy nắng sau những ngày mưa là một điều thú vị. Nhưng ngay cả trong những ngày
mưa, nếu ta chịu mở ra mọi giác quan như một ngôi nhà mở tung các cửa sổ, ta cũng sẽ đón
nhận được những cảm xúc tuyệt vời! Bi-nô bảo tôi thế và nó dẫn tôi đến dưới mái tôn che dọc
hành lang chạy xuống bếp, chui vào dưới chạn thức ăn nằm nghe mưa rơi.
Mưa đối với tôi không phải là cái gì đó xa lạ.
Nhưng tôi chưa bao giờ nghe mưa dưới mái tôn.
Những hạt mưa gõ vào mái tôn tạo ra một âm thanh khác hẳn khi chúng rơi trên mái ngói.

Rầm rầm. Rầm rầm. Rầm rầm.
Nghe như có hàng ngàn con ngựa phi ngay trên đầu. Nghe như ông trời đứng rải đá từ trên
cao. Nghe như ai đó đang thét gào giận dữ. Cuối cùng là nghe như mái nhà sắp sập xuống đè
bẹp chúng tôi.
Tai ù như xay lúa, tôi rúm người lại, run bần bật, đuôi cụp vào giữa hai chân.
Bi-nô gãi mõm vào tai tôi:
Mày sao thế? Sợ à?
Ừ - Tôi lắp bắp.
Sợ nhưng mà thích chứ?
Bi-nô lại hỏi. Câu hỏi thật kì cục, nhưng tôi gật đầu ngay:
- Thích.

Được sợ hãi, đúng là một cái thú. Hèn gì chị Ni thích nghe chuyện ma và thằng Bi-nô ngày
nào cũng trèo lên căn gác gỗ.
Khi nỗi sợ đi qua, tôi sung sướng bắt gặp mình nằm dán vào bộ lông dày và ấm của Bi-nô.
Hai đứa thò đầu ra khỏi gầm chạn, lặng lẽ ngắm mưa rơi.”
(Trích,
Những người bạn trong “Tôi là Bê-tô”- Nguyễn Nhật Ánh; SGK/T36, Ngữ
văn 6 KNTT)

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện?
Câu 2 (0,5 điểm). “Tôi” được Bi-nô dẫn đi trải nghiệm một điều thú vị, đó là điều gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Ghi lại câu văn miêu tả hành động, tâm trạng sợ hãi của “tôi” khi nghe mưa
dưới mái tôn. Gạch chân từ láy và biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn ấy.

Câu 4 (1,0 điểm). Tác giả chọn người kể chuyện, cách miêu tả các nhân vật trong đoạn trích phù
hợp với đặc điểm hình thức của thể loại nào mà em đã học?

Câu 5 (1,0 điểm). Nhờ đâu để “tôi” vượt qua nỗi sợ hãi khi ngắm mưa dưới mái tôn? Từ hành
động, tâm trạng, cảm xúc của “tôi”, em cảm nhận “tôi” là con vật như thế nào?

Câu 6 (1,0 điểm). Nêu chủ đề của đoạn trích.
Câu 7 (1,0 điểm). Bài học em rút ra từ trải nghiệm của nhân vật “tôi” trong đoạn trích là gì?
II. VIẾT (4đ).
Câu 8 (4,0 điểm). Viết bài văn kể lại một trải nghiệm thành công hay thất bại của em
 

0