Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. - Đoạn mở bài trong bài văn Hạng A Chảng: Từ đầu đến đẹp quá!
- Giới thiệu người định tả là Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời nhận xét của các cụ già làng trong về thân hình khỏe, đẹp của Hạng A Cháng.
2. - Những điếm nối bật về ngoại hình cùa Hạng A Cháng là:
- Ngực nở vòng cung.
- Da đỏ như lim.
- Bắp tay. bắp chán rắn như trắc, gụ.
- Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
- Khi đeo cày trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
3. - Qua đoạn văn miêu tả hoạt động cùa A Cháng, em thấy A Cháng là một người lao động cần cù, khỏe mạnh, làm việc không biết mệt mòi, say sưa công việc, tập trung cao độ vào việc làm.
4. - Đoạn kết bài là câu văn cuối cùng của bài: Sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ H'mông đang định cư ở chân núi Tơ Ro.
- Ý chính cua phần kết bài: Ca ngợi sức lực tràn trề cúa A Cháng và đó cũng chính là niềm tự hào của dòng họ Hạng.
5. Nhận xét: cấu tạo bài văn tả người thường có ba phần:
a) Mô bài: Giới thiệu người định tả (tên, tuổi...)
b) Thân bài:
- Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt. hàm răng, nước da, tay chân).
- Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác...)
c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.
1. Từ đầu đến "Đẹp quá".
- Tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình của A Cháng.
2. Ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ, vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng, khi đeo cày, trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
3. Đoạn văn cho thấy A Cháng là người lao động khỏe, cần cù, say mê lao động...
4. - Câu văn cuối là phần kết bài.
- Nội dung: Ca ngợi sức lực tràn trề của A Cháng và khẳng định đó là niềm tự hào của dòng họ Hạng.
5. Bài văn tả người thường có ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu người định tả.
- Thân bài:
+ Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,...)
+ Tả tính cách, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cơ xử với người khác,...)
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.
Phân đoạn
a) Mở bài (từ Cuối buổi chiều, Huế đến trong thành phố hằng ngày đã rất yên tĩnh này).
b) Thân bài (từ Mùa thu đến khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt).
c) Kết bài (phần còn lại).
Nội dung
- Khi hoàng hôn buông xuống, Huế đặc biệt yên tĩnh.
- Sự thay đổi sắc màu của sông Hương và hoạt động của con người bên sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
+ Thân bài : chia làm hai đoạn.
Đoạn 1: từ "Mùa thu ... hai hàng cây" sự thay đổi màu sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
Đoạn 2.(đoạn còn lại): hoạt động của con người ở bên sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
- Sự thức dậy của Huế.
- Đoạn 1: Tây Nguyên có nũi cao chất ngất, có rừng cây đại ngàn. Phần phía nam của dải Trường Sơn nằm ở đây với nhiều ngọn núi cao từ 2000 đến 2600 mét, quanh năm mây trắng phủ đầu. Bên những chóp núi cao là những thảm rừng dày. Có nhiều khu rừng nguyên sinh từ bao đời nay chưa in dấu chân người.
- Đoạn 2: Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ có núi cao và rừng rộng. Tây Nguyên còn có những thảo nguyên rực rỡ trong nắng dịu mùa xuân, như những tấm thảm lụa muôn màu muôn sắc. Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ. Đó đây, những cụm rừng xanh thẫm như ốc đảo nổi lên giữa thảo nguyên. Những đồn điền cà phê, chè… tươi tốt mênh mông. Những rẫy lúa, nương ngô bên những mái nhà sàn thấp thoáng trải dài ven bờ suối, hoặc quây quần trên những ngọn đồi.
a) Dưới tầng đáy rừng , tựa như đột ngột , bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót như chứa lửa , chứa nắng.
=> Câu văn trên có sử dụng biện pháp nghệ thuật là so sánh .
b) Trong đoạn văn, chỉ với màu vàng nhưng tác giả đã vẽ lên một bức tranh quang cảnh làng mạc ngày mùa hết sức sôi động và hấp dẫn người đọc bởi vì mỗi màu vàng đều được tác giả miêu tả bằng những sắc độ khác nhau phản ánh đúng đặc điểm của mỗi sự vật ở làng quê. Qua đó, ta thấy được sự phong phú và đa dạng của màu sắc ở làng quê và tấm lòng yêu và gắn bó sâu sắc với quê hương của tác giả.
Đoạn văn miêu tả bức tranh sống động về cảnh đẹp của thiên nhiên vùng cao,sắc màu rực rỡ của thảo quả ,những chùm thảo quả đó đã dâng hiến cho đời một sự sống mãnh liệt ,trong hoàn cảnh éo le đó lại có sự sống hiên ngang của loài thảo mộc quý hiếm,không những có giá trị kinh tế mà còn có giá trị về mặt tinh thần vậy !
Qua qđoạn văn trên ,tác giả kết hợp biện pháp tu từ so sánh rất đặc sắc , tinh tế làm cho đọc văn ta cứ ngỡ như đang đọc thơ , cảm xúc trào ra qua các từ ngữ điêu luyện.
Đoạn 1
(...) Phần phía nam của dải Trưòng Sơn nằm ở đây với nhiều ngọn núi cao từ 2000 đến 2600 mét, quanh năm mây trắng phủ đầu. Bên những chóp núi cao là những thảm rừng dày. Có nhiều khu rừng nguyên sinh từ bao đời nay chưa in dấu chân người.
Đoạn 2
( ... ) Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ. Những đồi đất đỏ như vung úp nối nhau chạy tít tắp tận chân trời. Đó đây, những cụm rừng xanh thẫm như ốc đảo nổi lên giữa thảo nguyên. Những đồn điền cà phê, chè,... tươi tốt mênh mông. Những rẫy lúa, nương ngô bên những mái nhà sàn thấp thoáng trải dài ven bờ suối, hoặc quây quần trên những ngọn đồi.
minhf nghĩ những bài như thế này thì bn nên search google hoặc tự tham khảo các bài văn mẫu để viết nhé
Bé Nhím là hàng xóm của tôi, vừa tròn mười hai tháng tuổi. Bé Nhím có thân hình mũm mĩm,nhìn một lần là không thể lẫn với em bé khác.Khuôn mặt bầu bĩnh trông rất dễ thương.Mái tóc lưa thưa vài sợi.Đôi môi đỏ hồng,da căng mịn thơm mùi sữa.Đôi mắt đen láy,luôn nhìn tôi dáng vẻ ngây thơ.Bé đang tuổi tập nói, tập đi nên bé hoạt động suốt ngày, nhất là hai bàn tay, thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay. Bé đi chưa vững, bước đi nghiêng ngả như người say rượu Mẹ em đứng cách bé khoảng hai mét vỗ tay gọi bé đến. Đôi chân non nớt của bé tập đi từng bước. Đến gần mẹ, bé cười toe toét sà vào lòng mẹ như sợ ngã. Đôi tay của bé nổi những đường ngấn. Mẹ đỡ vội, bồng lên hôn hít, nựng nịu, bé cười nắc nẻ, sung sướng. Bé đang tập nói, nên rất thích nói nhưng nói chưa được nhiều. Bé bập bẹ những tiếng nhỏ “ba...ba...”, “mẹ... mẹ” nghe thật vui tai.
Bé Nhím rất thích chơi xếp hình, nhưng chơi một lúc rồi bé cũng chán, bé thích tắm, vì ngồi vào thau nước là em lấy tay đập làm nước bắn tung tóe, rồi mắt nhắm, miệng cười để lộ hai chiếc răng nhỏ xinh như hạt ngô non trông thật đáng yêu.
Trong tâm khảm mỗi người thì có lẽ ngoài hình ảnh những người thân yêu trong gia đình thì hình ảnh ngôi nhà là khó phai mờ hơn cả. Bởi lẽ nhà là nơi gắn bó, chứng kiến ta được sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Đối với riêng em, ngôi nhà cũng giống như một người thân ruột thịt vậy.
kết bài
Không quá rộng rãi hay bề thế, ngôi nhà của em tuy khá nhỏ bé so với những ngôi nhà khác nhưng trong nhà lúc nào cũng ấm áp và tràn ngập tiếng cười. Em rất yêu ngôi nhà của em và chắc chắn sau này, dù có đi đâu xa đi chăng nữa, thì em vẫn luôn móng ngóng để được trở về ngôi nhà thân yêu ấy.
Bài 1: Dưới đây là hai đoạn mở bài. Theo em cách mở đoạn của hai đoạn văn có gì khác nhau?
a) Mẹ là người thân gần gũi nhất của em. Mẹ lúc nào cũng yêu em, và chăm sóc em chu đáo, đầy yêu thương.
b) "Như chim mẹ giữa tán rừng cao lắm mưa, nhiều nắng, ngậm cành kết lá để tạo cho con một chiêc tổ ấm êm. Như bầy trâu rừng giữa đêm hoang của rừng thẳm vẫn biết dồn những đứa con non vào giữa đàn,nơi an toàn nhất." Mỗi người đều có một nơi an toàn nhất. Nơi đó chính là mẹ.
Bài làm
Theo em, cách mở bài của câu a) mở bài trực tiếp. mở bài của câu b) là gián tiếp.
Bài 2: Viết mở bài trực tiếp và mở bài dán tiếp cho bài văn tả ông hoặc bà của em.
Bài làm
- Mở bài trực tiếp:
Bà Bình-bà ngoại của em, bà chính là người mà em yêu qúy nhất trên đời.
- Mở bài gián tiếp:
Trong gia đình, người gần gũi với em, chăm lo cho em từ thuở em mới lọt lòng, người mà hát những lời ru êm dịu để ru em ngủ, không ai khác, đó chính là bà ngoại kính yêu của em.
# Chúc bạn học tốt #
a) * Phần mở bài :
- Từ "Vịnh Hạ Long là một …" đến "đất nước Việt Nam".
* Phần thân bài:
- Từ "Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên…" đến "theo gió ngân lên vang vọng".
* Phần kết bài:
- Từ "Núi non, sóng nước tươi đẹp…" đến "đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn".
b) * Phần thân bài gồm có ba đoạn.
* Mỗi đoạn miêu tả:
- Đoạn một: "Cái đẹp của Hạ Long trước hết… uốn quanh chân đảo dải lụa xanh." → Sự kì vĩ của thiên nhiên đã làm nên vẻ đẹp độc đáo của Vịnh Hạ Long.
- Đoạn hai: "Thiên nhiên Hạ Long chẳng những cũng trẻ trung, cũng phơi phới". → Vẻ đẹp duyên dáng của Hạ Long qua bốn mùa: luôn mang trên mình một màu xanh đằm thắm.
- Đoạn ba: "Tuy bốn mùa là vậy… theo gió ngân lên vang vọng." → Miêu tả những nét riêng biệt và luôn hấp dẫn lòng người qua mỗi mùa của Hạ Long. Đặc biệt, đó là vẻ quyến rũ của mùa hè ở Hạ Long.
c) Vai trò của những câu văn in đậm:
- Trong mỗi đoạn: nhằm nêu ý chủ đề, nội dung nổi bật, đáng chú ý của toàn đoạn ấy. Và nội dung được diễn giải trong toàn đoạn cũng nhằm thể hiện nội dung chủ đạo đã nêu ở câu in đậm đứng đầu đoạn.
- Trong cả bài: Nhằm nêu rõ các ý lớn của cả bài văn, cũng có nghĩa là nội dung được ghi ở các câu in đậm chính là nội dung tóm tắt của cả bài văn. Tất cả đều nhằm khơi gợi sự chú ý của người đọc khi tìm hiểu tác phẩm văn học.