K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 2 2018

a, Đáp án A

Tuyên bố giao tranh với quỷ Ra-va-na để cứu Xi-ta vì danh dự của chàng bị xúc phạm (Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lẫy lừng của ta)

b, Đáp án C

Để giữ danh dự của dòng tộc cao quý, Ra-ma chấp nhận hy sinh hạnh phúc cá nhân (Người đã sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thể nào lại lấy về một người vợ từng sống trong nhà kẻ khác, đơn giản vì mụ ta là vật để yêu thương)

   + Chàng cũng không chịu được khi nghĩ tới việc Xi-ta “bị quấy nhiễu khi ở trong vạt áo của Ra-va-na”, từ ghen tuông thành ngờ vực

c, Những từ ngữ lặp lại trong lời nói của Ra-ma chứng tỏ tâm trạng của chàng:

   + Ra- ma thẳng thắn, dứt khoát trong lời nói của bản thân

19 tháng 10 2017

a, ý đúng: D

b, Hoàn cảnh tác động tới tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma:

   + Ra-ma ở với tư cách chồng, tư cách đức vua, người anh hùng buộc Ra-ma dù yêu thương vợ vẫn phải giữ bổn phận người đứng đầu cộng đồng.

   + Thấy vợ với khuôn mặt bông sen đứng trước mặt lòng Ra-ma đau như cắt

   + Sợ tai tiếng, chàng nói với nàng những lời lạnh nhạt

   + Những lời chàng nói không phải nỗi lòng sâu kín của nàng.

- Xi-ta với tư cách là vợ Ra-ma, hoàng hậu của trăm dân:

   + Xi-ta như muốn giấu mình đi vì xấu hổ

   + Nàng khiêm nhường trước Ra-ma

   + Nàng muốn tự chôn vùi hình hài, thể xác của mình, nàng xót xa, tủi hẹn

- Nỗi đau của Xi-ta là nỗi đau đánh mất danh dự của con người trước cộng đồng

- Xi-ta thay đổi cách xưng hô từ thân mật tới xa cách: chàng – thiếp, Đức vua, Người- ta

- Xi ta bước vào ngọn lửa cầu xin thần lửa bảo vệ và chứng minh cho tấm lòng trong sạch của nàng.

22 tháng 12 2018

Chọn đáp án: A

1. Sau khi chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau trước sự chứng kiến của “mọi người”.

a) Công chúng đó bao gồm những ai ?

D. Tất cả những đối tượng trên.

b) Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma, Xi-ta ?

-Tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma:

+ Ra-ma vừa với tư cách cá nhân, vừa với tư cách xã hội, chàng vừa yêu thương lại xót xa cho người vợ nhưng vẫn phải giữ bổn phận gương mẫu của một đức vua anh hùng. “ Thấy người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Ra-ma đau như dao cắt. Nhưng vì sợ tai tiếng, chàng bèn nói với nàng, trước mặt những người khác...”. Thực chất những lời chàng nói không hoàn toàn chân thực,, không phải những lời sâu kín trong lòng.

-Tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Xi-ta:

+ Xi-ta “như muốn giấu mình đi vì xấu hổ”, rồi “ khiêm nhường đứng trước Ra – ma”, “nàng muốn tự chôn vùi cả hình hài thân xác của mình”. Nàng xót xa, tủi hẹn. Hơn thế, đó là nỗi khổ đau mất đi danh dự của một con người trước cộng đồng.

+ Lúc đầu, Xi-ta xưng hô là “chàng” – “thiếp” rất thân mật, riêng tư nhưng sau đó là quan hệ xã hội “Hỡi Đức vua!... Người..”.

+ Sau đó, nàng quyết định chứng minh tấm lòng trong sạch của mình: “Chị không muốn sống sau những lời tố cáo lầm lạc như vậy. Chồng chị không hài lòng về chị, chàng đã ruồng rẫy chị trước mặt mọi người. Giờ thì chị sẽ từ bỏ tấm thân này cho ngọn lửa.” . Và Xi-ta đã bước vảo ngọn lửa và cầu xin thần lửa bảo vệ để minh chứng cho lòng trong sạch của mình.

2.Theo lời tuyên bố của Ra-ma thì :

a) Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ gì ?

Đáp án A.

Theo lời tuyên bố của Ra-ma thì việc chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để cứu Xi-ta là vì danh dự của chàng bị xúc phạm khi Ra-va-na dám cướp vợ chàng. “Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của ta’’. Ra-ma cũng thẳng thừng bảo với Xi-ta rằng : “Chẳng phải vì nàng mà ta đánh thắng kẻ thù’’.

b) Chàng ruồng bỏ Xi-ta vì lí do gì ?

Đáp án C.

Ra-ma tuyên bố từ bỏ Xi-ta bởi vì, chàng nói : “Người đã sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thể nào lại thấy về một người vợ từng sống trong nhà kẻ khác, đơn giản chỉ vì mụ ta là một vật để yêu đương ?’’. Đây là vấn đề danh dự. Danh dự không thể cho phép người anh hùng chấp nhận một người vợ đã chung chạ với người khác. Tuy nhiên, ngoài vấn đề danh dự, trong lòng Ra-ma còn trỗi lên tình cảm ghen tuông nữa. Sự ghen tuông dày vò Ra-ma. Chàng không thể chịu nổi khi nghĩ đến việc “nàng (Xi-ta) đã bị quấy nhiễu ở trong vạt áo của Ra-va-na, đôi mắt tội lỗi của hắn đã hau háu nhìn khắp người nàng’’. Từ sự ghen tuông, Ra-ma đã ngờ vực sự trong trắng của Xi-ta : “Thấy nàng yêu kiều xinh đẹp, lại có được nàng trong nhà hắn, Ra-va-na đâu có chịu đựng được lâu.

c) Phân tích những từ ngữ lặp đi lặp lại nhiều trong lời nói của Ra – ma cho thấy ý chí, tâm trạng của chàng.

Ra – ma nhấn đi, nhấn lại sự rõ ràng, dứt khoát trong những lời nói của mình (“phải biết chắc điều này...”, “Ta nói rõ cho nàng hay, chẳng chút quanh co, ngập ngừng...”. Qua đây ta càng thấy có gì lúng túng, bối rối, không đành nơi chàng.

3. Trong lời đáp của mình, Xi-ta đã nhấn mạnh như thế nào về:

- Sự khác biệt giữa tư cách, đứa hạnh của nàng và loại phụ nữ tầm thường, thấp kém

- Sự khác biệt giữa điều tùy thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực của kẻ khác và điều trong vòng kiểm soát của nàng:

+ Điều tùy thuộc vào quyền lực của kẻ khác

+ Điều trong vòng kiểm soát của nàng:

Nàng chọn để ngọn lửa chứng minh cho phẩm tiết thủy chung của mình, đó là sự dũng cảm của một tấm lòng trinh bạch.

- Vai trò của thần A – nhi trong văn hóa Ấn Độ:

+ Là vị thần tượng trưng cho sự bất tử, cai quản cõi người trong văn hóa Ấn Độ. Vị thần tượng tương cho sự hiện sinh, không bao giờ lụi tàn, được nhân dân tin tưởng và tôn thờ.

+ Lời cầu khấn của Xi-ta cho thấy nàng đã tin tưởng vị thần Lửa với niềm tin thần sẽ che chở và chứng minh có tấm lòng của nàng. Qua đây, chúng ta cũng biết vị thần A – nhi có vị trí quan trọng trong tâm thức người dân Ấn Độ - đó là vị thần tối cao, mang sức mạnh siêu nhiên.

4. Phân tích thái độ của công chúng và nêu cảm nghĩ của anh(chị) trước cảnh Xi –ta bước vào lửa?

- Thái độ của công chúng trước cảnh Xi –ta bước vào lửa:

+ “Các phụ nữ bật ra tiếng khóc thảm thương. Cả loài Rắc – sa –xa lẫn loài Va –na – ra cùng kêu khóc vang trời”: công chúng vô cùng đau xót, thương cảm cho Xi –ta. Có lẽ họ cũng muốn giúp nàng Xi –ta nhưng lại không thể hành động.

- Cảnh Xi –ta bước vào lửa khiến em thấy cảm phục bởi sự dũng cảm của nàng.



\

1 tháng 1 2020

Chọn đáp án: D

I. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:             (1) Enrico, hãy nhớ điều này: mỗi khi con gặp một cụ già, một kẻ khó, một người đàn bà đang bế con, một người què chống nạng, một người đang còng lưng gánh nặng, một gia đình đang tang tóc, con đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

            (1) Enrico, hãy nhớ điều này: mỗi khi con gặp một cụ già, một kẻ khó, một người đàn bà đang bế con, một người què chống nạng, một người đang còng lưng gánh nặng, một gia đình đang tang tóc, con đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

            (2) Mỗi khi con thấy một kẻ sắp bị xe húc phải, nếu là một người lớn thì con phải thét lên báo cho người ta tránh, nếu là một em bé thì con hãy chạy đến cứu ngay. Thấy một đứa bé đứng khóc một mình, hãy hỏi tại sao nó khóc và an ủi nó, nếu con có thể làm được. Người già rơi cái gậy, con hãy nhặt lên cho người ta. Nếu hai đứa trẻ đánh nhau, con hãy can ngay chúng ta. Nhưng nếu là hai người lớn thì con hãy tránh xa ra, để khỏi phải chứng kiến cảnh hung dữ thô bao, làm cho tấm lòng thành ra sắt đá. (…) Con không được nhạo báng ai hết, đừng chen lấn ai hết, đừng la hét, phải tôn trọng trật tự của đường phố. Ở đâu mà con thấy cảnh thô lỗ diễn ra ngoài đường phố thì con chắc chắn sẽ thấy cảnh thô lỗ diễn ra trong các gia đình vậy.

         (Trích Edmondo De Amicis, Những tấm lòng cao cả,

NXB Văn học, Hà Nội, 2002)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều gì?

Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của phép điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn (2)?

Câu 4. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?

26
15 tháng 5 2021

Gợi ý trả lời

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.

Câu 2: Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều sau: : tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

Câu 3:

Điệp cấu trúc “nếu là … con hãy (con phải) được lặp lại 4 lần có tác dụng:

- Nhấn mạnh lời cha dạy con có cách ứng xử phù hợp với những tình huống có thể gặp trong cuộc đời để con trở thành một người tử tế, biết quan tâm, không bị ảnh hưởng bởi cái xấu.

- Tạo sự liên kết, logic cho văn bản.

Câu 4:

Thông điệp:

 Phải biết giúp đỡ những người gặp hoạn nạn.

16 tháng 5 2021

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: biểu cảm

Câu 2:

Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết

Câu 3:

Phép điệp cấu trúc: nếu là….con hãy.

Được lặp di lặp lại 4 lần có tác dụng:

- Nhấn mạnh lời cha dạy con có cách ứng xử phù hợp với những tình huống có thể gặp trong cuộc đời để con trở thành 1 người tử tế, biết quan tâm, không bị ảnh hưởng bởi cái xấu

- Tạo sự liên kết, logic cho văn bản

Câu 4:

Theo em, thông điệp có ý nghĩa nhất là: phải biết giúp đỡ những người gặp hoạn nạn. Vì khi chúng ta mở rộng tấm lòng, chia sẻ với người khác những niềm vui,nỗi buồn của mình, học cách lắng nghe, đồng cảm, sẻ chia với những buồn vui, khó khăn của người khác. Khi đó, ta sẽ thấy yêu đời và yêu người hơn, cuộc sống này ấm áp yêu thương và đáng sống biết bao.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

Nhân vật anh hùng trong thần thoại

Nhân vật anh hùng trong sử thi

Có sức mạnh phi thường, đại diện cho các thế lực tự nhiên, thông minh, dũng cảm và lập nhiều chiến công

Có tài năng, sức mạnh, phẩm chất anh hùng gắn, sẵn sàng xả thân vì cộng đồng, khát vọng chinh phục tự nhiên

2 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Đây là kiểu bài so sánh. Kiểu bài này đòi hỏi phải có kiến thức rộng, phải hiểu biết sâu nội dung các đoạn trích, biết cách khái quát các đặc điểm giống và khác nhau của các nhân vật từ hai đoạn trích đó.

Nếu Uy-lít-xơ trở về (sử thi Hi Lạp) miêu tả cảnh vợ chồng đoàn tụ sau hai mưoi năm xa cách thì Ra-ma buộc tội (sử thi Ấn Độ) tái hiện cảnh gặp gỡ của hai vợ chồng sau một biến cố đặc biệt. Các cảnh gặp gỡ đều có vẻ đẹp riêng thể hiện hình mẫu con người lí tưởng của thời đại sử thi.

a) Sự giống nhau :

– Về nội dung :

+ Cả hai đoạn trích đều miêu tả cảnh tái hợp vợ chồng.

+ Các nhân vật đều được đặt vào những thử thách đòi hỏi tự mình phải chứng minh, tự mình phải tìm cách tháo gỡ.

+ Tình huống các nhân vật bị đặt vào đều có kịch tính cao, đều diễn ra trong một phạm vi thời gian nhất định và trong một không gian cụ thể.

+ Các nhân vật khi bị đặt vào thử thách đều có sự quan sát theo dõi củạ các nhân vật khác như là những trọng tài chứng giám. Các nhân vật đều phải công khai hành động.

+ Các nhân vật đều gắn vói thời kì hình thành và củng cố quan hệ gia đình. Các gia đình ở đây đều là gia đình danh tiếng, dòng dõi.

+ Các nhân vật đều coi trọng danh dự và phẩm giá của cá nhân, coi trọng danh dự, quy ước cộng đồng.

+ Các nhân vật đều có khát vọng về hạnh phúc, hướng tới cái đẹp, quyết tâm bảo vệ cái đẹp, bảo vệ hạnh phúc.

– Về nghệ thuật :

+ Các cảnh gặp gỡ đều được kể lại một cách chi tiết, chậm rãi, thông qua lời thoại, hành vi, thông qua cách lập luận vừa khôn khéo vừa kiên quyết của các nhân vật. Kết cấu của các đoạn trích đều được tổ chức theo hình thức kịch tính. Các tác giả đều sử dụng hình thức so sánh.

+ Cảnh gặp gỡ đoàn viên của các cặp vợ chồng đều toát lên vẻ đẹp của tình người, tình đòi, thể hiện khát vọng hạnh phúc của con người không chỉ ở thòi đại sử thi mà còn ở các thời đại khác.

b) Sự khác nhau :

Gợi ý:

– Ai là người bị thử thách ?

– Mức độ thử thách ?

– Người đặt điều kiện thử thách ?

– Lĩnh vực thử thách ?

– Ý nghĩa của cảnh đoàn viên ?

chị Nguyệt ơi

chị nhanh thế :((