Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý.
I. Mở bài. Giới thiệu tác giả tác phẩm và nhận định.
II. Thân bài.
1. Giải thích
- Thế giới nội tâm nhân vật là việc tác giả dùng điểm nhìn toàn tri, người viết có thể nhìn thấu tâm can và hiểu được tâm trạng của nhân vật. Đây là điểm mới, sáng tạo của Nguyễn Du trong sáng tác văn học bởi đặc trưng trong cách kể của văn học trung đại vẫn là lối kể biên niên - theo trình tự thời gian, điểm nhìn của người ngoài cuộc.
- Tài năng của người nghệ sĩ ngôn từ là am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm nhân vật: đây là nhận định hoàn toàn đúng. Bởi thông qua thế giới nội tâm, tính cách và phẩm chất nhân vật được bộc lộ. Mà nhân vật chính là phương diện để nhà văn thể hiện tư tưởng và tài năng của mình.
- Trong tác phẩm Truyện Kiều, tài năng của Nguyễn Du là tả cảnh ngụ tình, nhà thơ có những đoạn viết tuyệt khéo về bức tranh thiên nhiên, bên cạnh đó còn đi sâu vào khám phá và bộc lộ thế giới nội tâm của nhân vật. Đặc biệt, qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ta phần nào sáng tỏ được điều ấy.
2. Chứng minh
a. Đoạn trích đã thể hiện được tâm trạng của Kiều nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ.
(Phân tích đoạn: Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân... Có khi gốc tử cũng vừa người ôm".
=> Tác giả đã tỏ ra rất am hiểu tâm trạng của nhân vật khi mà để Kiều nhớ tới người yêu trước rồi mới nhớ tới cha mẹ. Bởi Kiều bán mình, đã hi sinh chữ tình để làm trọn chữ hiếu. Bởi vậy khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều vẫn canh cánh trong lòng vì đã phụ tình chàng Kim, là người bội ước lời thề nguyền trăm năm.
b. Đoạn trích đã thể hiện được nội tâm của Kiều khi nàng lo và buồn đau cho cuộc đời của chính mình
(Phân tích 8 câu cuối)
=> Điệp từ "buồn trông" cùng các hình ảnh ước lệ đã cho thấy thế giới nội tâm đầy ngổn ngang, chồng chất những tâm sự của Kiều. Kiều buồn vì thân phận nhỏ bé, xa quê hương, mẹ cha. Kiều đau vì thân phận nhỏ bé bèo bọt hoa trôi. Kiều tủi vì thân phận nhỏ bé, héo úa. Kiều hãi hùng trước sóng gió cuộc đời đang bủa vây lấy "chiếc ghế" định mệnh, cuộc đời mình.
III. KB. Nhận định trên là hoàn toàn đúng. Chỉ qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, thông qua bút pháp tả cảnh ngụ tình, vận dụng hàng loạt các hình ảnh ước lệ, điển tích điển cố, ta đã thấy được tài năng và tấm lòng của người cầm bút. Thực sự Nguyễn Du là người có con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời khi mà có thể thấu hiểu và bộc lộ được thế giới nội tâm nhân vật đến chân thực và sâu sắc đến như vậy.
Chép hai câu thơ có thành ngữ là:
+ Bên trời góc bể bơ vơ
+Quạt nồng ấm lạnh những ai đó giờ
Giải thích:
+ Bên trời góc bể: Chỉ sự long đong nay đây mai đó, khi bên trời, khi góc biển xa xôi, phiêu bạt.
+ Quạt nồng ấm lạnh: Mùa hè thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông thì nằm trước để ủ ấm chỗ cho cha mẹ trước.
1) Hai câu thơ có sử dụng thành ngữ "bên trời góc bể" và "quạt nông ấp lạnh"
-" Bên trời góc bể bơ vơ" và "Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ"
2) Ý nghĩa của 2 thành ngữ
-"bên trời góc bể" diễn tả nỗi nhớ người yêu không nguôi của Kiều và nỗi đau đớn của nàng khi mối tình đầu vì cảnh ngộ mà phải chia lìa tan tác
- "Quạt nồng ấp lạnh" diễn tả sự lo lắng không biết ai sẽ phụng dưỡng, chăm sóc cha ,mẹ
Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích lột tả sâu sắc tâm trạng của Thúy Kiều khi phải xa lầu Ngưng Bích lạnh lẽo. Đó là một tâm trạng đau đớn khi gia đình lâm biến, nỗi xót xa khi tình đôi lứa chia lìa và bản thân nàng từ chỗ một tiểu thư xinh đẹp khuê các phải sa chân vào chốn thanh lâu nhơ nhuốc. Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng rất nhiều bút pháp điêu luyện nhưng nổi bật lên là tả cảnh, ẩn tình, lấy cảnh vật để nói lên nỗi lòng của con người, người và cảnh vì thế mà tâm đầu ý hợp hòa quyện vào nhau. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh được vẽ lên với những màu sắc xám lạnh, gợi tả tâm trạng vô cùng sống động, nhưng nó cũng nhiều thê lương ai oán. Cảnh và người trong đoạn trích như hòa vào làm một nó thể hiện sự cô đơn, bẽ bàng, buồn tủi của Thúy Kiều trong cảnh đời éo le của mình, nhưng nó cũng thể hiện sự hiếu thuận, sắc son của Kiều đối với cha mẹ và Kim Trọng dù trong biến cố nhưng trong lòng Thúy Kiều vẫn luôn hướng về những người yêu thương.
1. Giải thích ý kiến:
- Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật, chủ yếu là hình tượng nhân vật trong tác phẩm. Một trong những phương diện thể hiện tài năng của nhà văn – người nghệ sĩ ngôn từ là am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm nhân vật.
- Miêu tả nội tâm trong tác phẩm văn học là tái hiện những suy nghĩ, cảm xúc, những băn khoăn trăn trở, những day dứt, suy tư, những nỗi niềm thầm kín và cả diễn biến tâm trạng của nhân vật.
Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật hiện lên sinh động, có hồn hơn. Nhà văn có thể miêu tả trực tiếp nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả qua cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật.
2. Chứng minh qua đoạn trích:
a. Hoàn cảnh - Tình huống để Nguyễn Du miêu tả nội tâm nhân vật Kiều.
b. Miêu tả nội tâm trực tiếp qua những lời độc thoại nội tâm:
- Tài năng của Nguyễn Du trước hết là để Kiều nhớ Kim Trọng trước nhớ cha mẹ sau rất hợp tâm lý của con người, hợp lô gic tình cảm.
- Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Nỗi nhớ Kim Trọng chủ yếu là liên tưởng ,hình dung và tưởng tượng. Nhớ cha mẹ chủ yếu là xót xa lo lắng thể hiện trách nhiệm và bổn phận của đạo làm con.
c. Miêu tả nội tâm gián tiếp qua cảnh vật thiên nhiên (bút pháp tả cảnh ngụ tình): (4đ)
- Cảnh thiên nhiên mênh mông hoang vắng và rợn ngợp qua 6 câu đầu thể hiện nỗi buồn và cô đơn của Kiều;
- Cảnh thiên nhiên trong 8 câu cuối thực sự là khung cảnh của bi kịch nội tâm. Mỗi cảnh vật thiên nhiên gợi những tâm trạng khác nhau trong lòng Kiều. Bức tranh thiên nhiên cũng là bức tranh tâm trạng.
d. Vai trò của nghệ thuật miêu tả nội tâm trong việc xây dựng thành công hình tượng nhân vật Kiều: Vẻ đẹp lòng hiếu thảo, thủy chung, ý thức về danh dự phẩm hạnh và thân phận cô đơn hoảng sợ của Kiều trước một tương lai đầy cạm bẫy.
3- Đánh giá:
Thành công trong việc miêu tả nội tâm nhân vật là một phương diện để thể hiện tài năng của nhà văn, làm nên sức sống cho hình tượng nhân vật, cho tác phẩm văn học. Có lẽ Truyện Kiều sống mãi một phần bởi nghệ thuật miêu tả nội tâm sâu sắc của Nguyễn Du.
Chọn đáp án: A.