K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2021

A

25 tháng 4 2021

câu 1:

Trong nửa đầu thế kỷ XX, khoa học, kỹ thuật trên thế giới có những bước phát triển vượt bậc, tạo nên hàng loạt thay đổi quan trọng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đánh giá về sự phát triển đó, ngay từ năm 195l, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: ''Năm mươi năm vừa qua có những biến đổi mau chóng hơn và quan trọng hơn nhiều thế kỷ trước cộng lại'' về khoa học, kỹ thuật. Xuất phát từ chủ nghĩa Mác - Lênin và từ kinh nghiệm hoạt động thực tiễn phong phú của mình, Hồ Chí Minh cảm nhận một cách sâu sắc ý nghĩa, vai trò to lớn của khoa học, kỹ thuật đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Người coi ''Thời đại của chúng ta bây giờ là thới đại vệ tinh nhân tạo, nghĩa là thời đại của khoa học phát triển mạnh, thời đại xã hội chủ nghĩa...''. Chính vì thế, Người khẳng định một cách dứt khoát rằng, cách mạng xã hội chủ nghĩa phải gắn liền với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, với sự phát triển văn hóa của nhân dân; đồng thới tin tưởng rằng, chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học chắc chắn sẽ mang lại cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho loài người nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng. 

Đối với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam, theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khoa học, kỹ thuật và sự phát triển của nó lại càng chứa đựng ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một xuất phát điểm hết sức thấp kém, nhất là về phương diện kinh tế - xã hội. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế còn rất nghèo nàn: trong nông nghiệp thì sản xuất nhỏ là phổ biến, kỹ thuật vô cùng lạc hậu; công nghiệp còn nhỏ bé và lẻ tẻ. Mặt khác, đối với chúng ta, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một nhiệm vụ hoàn toàn mới mẻ, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử phát triển của dân tộc. Trong điều kiện, hoàn cảnh như vậy, chỉ có dựa vào sự phát triển của một nền khoa học tiên tiến, bao gồm khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, chúng ta mới đủ sức nghiên cứu, giải quyết một cách đúng đắn, có hiệu quả những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách mà sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đặt ra. 

Miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một hoàn cảnh đặc biệt: xã hội vừa mới thoát khỏi ách thực dân, phong kiến, hết sức lạc hậu và đất nước còn bị chia cắt. Trong điều kiện như vậy, một vấn đề lý luận hàng đầu đặt ra chơ Đảng ta là phải dùng những phương pháp gì, hình thức gì để tiến dần lên chủ nghĩa xã hội? Trong bài Diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I Trường Nguyễn Ái Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: ''Muốn giải quyết tốt những vấn đề đó, muốn đỡ bớt mò mẫm, muốn đỡ phạm sai lầm, thì chúng ta phải học tập kinh nghiệm các nước anh em và áp dụng những kinh nghiệm ấy một cách sáng tạo. Chúng ta phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác - Lê-nin để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa Mác - Lê-nin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta''. Tư tưởng đó của Người không thuần túy là lời chỉ dẫn cho việc giải quyết một vấn đề lý luận đặt ra từ thực tiễn. Hơn thế, đó còn là định hướng chung cho sự phát triển của khoa học, đặc biệt là đối với hoạt động nghiên cứu lý luận mác-xít và khoa học xã hội. 

Khái quát thực trạng và những khó khăn to lớn của miền Bắc khi bước vào thời kỳ quá độ, xét từ góc độ khoa học và kỹ thuật, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, ''trình độ khoa học, kỹ thuật của ta hiện nay còn thấp kém. Lề lối sản xuất chưa cải tiến được nhiều. Cách thức làm việc còn nặng nhọc. Năng suất lao động còn thấp kém. Phong tục tập quán lạc hậu còn nhiều''. Vì thế, nhiệm vụ của khoa học ''là ra sức cải biến những cái đó Khoa học là tổng kết những kinh nghiệm đấu tranh giữa giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột và đấu tranh giữa con người với thiên nhiên''. Thực tế, ngay từ khi miền Bắc triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Người đã chỉ đạo việc tiến hành cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, coi cách mạng khoa học và kỹ thuật là then chốt. 

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong chế độ xã hội chủ nghĩa, khoa học là tài sản chung của toàn dân chứ không phải của riêng một nhóm người nào. Dưới chủ nghĩa tư bản, khoa học chịu sự chi phối và thao túng của các nhà tư sản, tài phiệt. Vì thế, nó trở thành một trong những công cụ làm giàu cho một thiểu số người giàu, có quyền lực trong xã hội; đồng thời, trở thành phương tiện áp bức, bóc lột nhân dân lao động một cách ngày càng tinh vi hơn. Ngược lại, trong điều kiện chủ nghĩa xã hội, tiến bộ của khoa học, kỹ thuật hướng về con người, bởi vì mục đích cao cả và đầy tính nhân văn của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con người, phát triển cơn người toàn diện. Trong xã hội mới, những thành tựu của khoa học và kỹ thuật được sử dụng vì sự tiến bộ xã hội, vì lợi ích và hạnh phúc của nhân dân lao động. 

Xuất phát từ thực tiễn, gắn chặt với thực tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn - đó vừa là biện chứng của sự phát triển khoa học, vừa là con đường để khoa học thâm nhập vào đời sống xã hội và ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nói về mối quan hệ biện chứng giữa khoa học, kỹ thuật với sản xuất và đời sống xã hội, trong bài phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Hội nghị phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: ''Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi''. Có thể thấy rằng, tư tưởng này của Người có ý nghĩa như một nguyên tắc phổ quát đối với mọi khoa học nói chung, trong đớ có khoa học xã hội và nhân văn. Khoa học chân chính phải bắt nguồn từ thực tiễn và tác động tích cực trở lại đối với thực tiễn. Có như vậy, khoa học mới mang lại những giá trị hữu ích, giúp cho con người cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân mình. 

Từ quan niệm cho rằng, ngày nay, trí thức ''không còn là những người chỉ nằm trong cái tháp ngà và xa rời quần chúng'', trái lại “ luôn luôn hòa mình với công nông và cùng công nông ra sức xây dựng xã hội mới'', Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi những người trí thức nói chung, những nhà khoa học nói riêng phải đem sự hiểu biết khoa học, kỹ thuật của mình truyền bá rộng rãi trong nhân dân lao động. Người viết: ''Các đồng chí phải là những chiến sĩ trên mặt trận tu tưởng, văn hóa và khoa học, kỹ thuật; phải góp tài góp sức để cải biến bộ mặt xã hội của nước ta, làm cho nhân dân ta sản xuất và công tác theo khoa học và đời sống của nhân dân ta văn minh, tức là khoa học, lành mạnh và vui tươi”. 

Có thể nói, tư tưởng về sự phát triển xã hội bằng biện pháp phát triển khoa học, kỹ thuật là một nét độc đáo, sáng tạo của Hồ Chí Minh. Khi cho rằng, chúng ta phải dựa vào khoa học để tăng năng suất lao động, để cải thiện không ngừng đời sống nhân dân và bảo đảm cho sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội..., Người đã nhìn thấy ở khoa học, kỹ thuật một nguồn lực quan trọng của sự phát triển xã hội. Nhờ có tri thức khoa học, con người có thể hạn chế những sai lầm, lệch lạc mang nặng tính chủ quan, kinh nghiệm trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn, và do vậy, làm cho quá trình phát triển của xã hội ngày càng gần hơn, phù hợp hơn với quy luật khách quan. 

Việc áp dụng rộng rãi những thành tựu khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân nhằm đưa nước ta trở thành một nước văn minh, hiện đại là công việc rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, theo Hồ Chí Minh, công việc ấy không thể tiến hành một cách tùy tiện, thiếu sự kiểm tra, giám sát. Sự phát triển của lịch sử nhân loại đã và sẽ tiếp tục chứng minh rằng, khoa học, kỹ thuật luôn chứa đựng trong bản thân nó một sức mạnh tiềm tàng: nó có thể mang lại cho con người những lợi ích to lớn, song cũng có thể đặt con người trước những nguy cơ, hiểm họa khôn lường. Các Mác đã từng nhấn mạnh đến những hậu quả, đặc biệt là về mặt xã hội, do sự phát triển của khoa học, kỹ thuật dưới chủ nghĩa tư bản mang lại. Là người sống trong thời đại có cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật phát triển mạnh mẽ và từng đặt chân tới nhiều nước công nghiệp phát triển trên thế giới, Hồ Chí Minh đã chứng kiến cả mặt tích cực, tiến bộ lẫn những hậu quả tiêu cực mà cuộc cách mạng này đưa lại. Tiên liệu và cũng là để ngăn chặn những hậu quả có thể xảy ra của khoa học, kỹ thuật, Người đòi hỏi: những tri thức khoa học, kỹ thuật đem phổ biến phải thiết thực, chính xác. Nếu chỉ phổ biến rồi bỏ mặc quần chúng, không quan tâm theo dõi họ có thực hiện được hay không, kết quả thực hiện tốt hay xấu, ''như vậy là thiếu tinh thần trách nhiệm”. Tư tưởng này của Người có ý nghĩa rất sâu sắc, thấm đượm tinh thần của chủ nghĩa nhân văn: tất cả vì lợi ích chung, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn của con người. Ngày nay, khi phải đối mặt với những hậu quả do sự lạm dụng khoa học, kỹ thuật vì những toan tính vụ lợi, ích kỷ của con người gây ra, như ô nhiễm môi trường sống, ngộ độc thực phẩm, bệnh tật..., chúng ta lại càng cảm nhận rõ hơn chiều sâu cũng như ý nghĩa vượt trước thời đại trong tư tưởng của Người. 

Là một tấm gương mẫu mực về sự kết hợp giữa học và hành, giữa lý luận và thực tiễn, Hồ Chí Minh không chỉ nói, viết một cách thuần túy về vai trò, nhiệm vụ của khoa học, kỹ thuật đối với tiến bộ xã hội, mà Người còn thường xuyên lưu tâm làm tất cả những gì có thể vì sự phát triển của nền khoa học, kỹ thuật nước nhà. Trong đó, Người đặc biệt quan tâm đến việc tập hợp trí thức, trọng dụng nhân tài, chăm lo xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật. Bởi vì, theo Người, ''muốn phát triển văn hóa thì phải cần thầy giáo, muốn phát triển sức khỏe của nhân dân thì phải cần thầy thuốc, muốn phát triển kỹ nghệ phải cần các kỹ sư...''. Đặc biệt, ngay từ những năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám, Người đã luôn kêu gọi, khuyến khích những nhà trí thức, nhà khoa học Việt kiều yêu nước cố gắng học tập, tiếp thu những tinh hoa trong khơ tàng tri thức của nhân loại và trở về tham gia vào công cuộc “Kháng chiến, kiến quốc''. Hòa vào sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc, họ đưa nhanh chóng trưởng thành và có những đóng góp to lớn vào sự hình thành, phát triển của nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật khác nhau. Nhiều người trong số họ như Trần Đại Nghĩa, Lương Định Của, Phạm Ngọc Thạch... đã trở thành những nhà khoa học hàng đầu của đất nước và được thế giới biết đến. 

Hơn nửa thế kỷ qua, nền khoa học, kỹ thuật và công nghệ nước ta có những bước chuyển biến tích cực trên mọi phương điện, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức, hơn bao giờ hết, khoa học, kỹ thuật và công nghệ biểu hiện như là nguồn lực cơ bản nhất, như là «chìa khóa'' của sự phát triển xã hội. Kế thừa tư tưởng đúng đắn của Hồ Chí Minh về vai trò của khoa học, kỹ thuật và lấy đó làm nền tảng tư tưởng cho việc xây dựng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ mới, tại Đại hội IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định: cùng với giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ sẽ tiếp thêm sức mạnh, chắp cánh cho đất nước ta trên con đường phát triển, vươn lên ''sánh vai với các cường quốc năm châu'' như ước nguyện của Người. 
câu 2:

Cách mạng khoa học - công nghệ (CMKHCN) hiện nay là một trong những đặc điểm căn bản của thế giới từ những năm 1950 đến nay. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (cách mạng công nghiệp lần thứ tư), được đề cập với tần suất khá cao trong hơn một năm gần đây[1], về thực chất, là sản phẩm của cuộc CMKHCN, diễn ra từ giữa thế kỉ XX cho đến nay. CMKHCN đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng trên toàn thế giới, thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau. Nền tảng khoa học của cuộc cách mạng này trước hết là những phát minh vĩ đại trong lĩnh vực vật lí và hóa học cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tạo ra cơ học lượng tử và các khoa học hiện đại sau này.  CMKHCN hiện đại là sự hòa nhập, kết hợp thành một quá trình duy nhất các quá trình cách mạng trong khoa học, trong kĩ thuật, trong công nghệ và tác động mạnh mẽ đến công nghiệp, trong đó quá trình cách mạng trong khoa học đi trước, giữ vai trò dẫn đường và quyết định các quá trình kĩ thuật, công nghệ, công nghiệp và do đó cũng có vai trò dẫn đường và quyết định định hướng, quy mô, tốc độ phát triển sản xuất. Nghiên cứu khoa học được công nghiệp hóa, tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sản xuất trở thành nơi thực hiện thực tiễn các tri thức khoa học. Tri thức khoa học trở thành cơ sở lí luận cho sản xuất, quản lí và phát triển xã hội ở các cấp độ vi mô lẫn vĩ mô và cả ở quy mô toàn cầu. Chính nhờ đó tốc độ phát triển của công nghiệp, của sản xuất và xã hội ngày càng phát triển với quy mô và nhịp độ nhanh hơn.

Trong CMKHCN hiện nay, các phát minh kĩ thuật, công nghệ và cả các ngành công nghiệp hiện đại đã được sinh ra từ các phòng nghiên cứu, thí nghiệm[2]. Việc rút ngắn khoảng cách về mặt thời gian giữa khoa học, kĩ thuật, công nghệ và việc thực hiện thực tiễn chúng trong sản xuất là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của cuộc CMKHCN hiện nay, và là một trong các tính quy luật của tiến bộ khoa học, kĩ thuật và công nghệ trong thời đại ngày nay[3]. CMKHCN tạo ra sự tích hợp không chỉ trong khoa học mà còn trong cả kĩ thuật, công nghệ và sản xuất. Nếu trước đây khoa học đứng bên ngoài, bên cạnh kĩ thuật và công nghệ, đứng cách xa sản xuất thì ngày nay chúng hòa lẫn, thâm nhập vào nhau trở thành một khối thống nhất. Nhiều công nghệ sản xuất mới gắn liền các phát minh trong các khoa học cơ bản, các phát kiến công nghệ trong các phòng nghiên cứu, thí nghiệm.

Cách mạng khoa học - công nghệ làm xuất hiện những ngành khoa học mới, tạo ra cách mạng công nghiệp 3.0 và 4.0 với nhiều ngành công nghiệp mới và làm chúng phát triển nhanh chóng, có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền công nghiệp và đời sống xã hội. Nó cũng làm biến mất nhiều ngành công nghiệp đã được tạo ra trước đây, đã từng thống trị, chi phối nền sản xuất. Cùng với việc sử dụng các công nghệ tổ hợp đa thành phần trong cùng một chu trình sản xuất thay cho phương thức công nghệ một thành phần, nó đang tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển các lực lượng sản xuất, tạo ra hai cuộc cách mạng công nghiệp, và do vậy, nó đang cải biến toàn bộ nền sản xuất xã hội nói chung.

Cách mạng khoa học - công nghệ diễn ra với quy mô ngày càng lớn hơn, sâu rộng hơn, tốc độ nhanh hơn, dường như đồng thời trên quy mô toàn cầu, đến mức không thể kịp nhận đoán “hình dạng” của ngày mai. Nó thể hiện đồng thời, đồng loạt, cộng hưởng, đột biến, bất ngờ, ảnh hưởng dữ dội, quy mô lớn và sâu rộng so với các giai đoạn lịch sử trước đây trong sự phát triển của khoa học, kĩ thuật và công nghệ.

Thông tin và tri thức khoa học trở thành yếu tố đặc biệt quan trọng của sản xuất và đời sống xã hội, ngày càng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của các lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, trở thành động lực của sự phát triển của cả sản xuất, con người và xã hội. Cách mạng khoa học - công nghệ đã tạo ra môi trường xã hội đặc biệt. Đó là môi trường thông tin, trong đó lao động thể lực được thay thế bằng lao động trí tuệ với những phẩm chất và năng lực tinh thần, đòi hỏi tính chất sáng tạo, độc đáo, cá nhân hóa. Thông tin, tri thức khoa học trở thành điều kiện, môi trường, nhân tố cấu thành và nội dung thiết yếu của quá trình sản xuất, là nguồn tạo ra của cải vô tận, là nguồn lực đặc biệt của sự phát triển con người và xã hội.

Cách mạng mạng khoa học - công nghệ tạo tiền đề cho nền sản xuất xã hội ở giai đoạn cách mạng công nghiệp 3.0 vượt qua trình độ sản xuất đại trà, đặc trưng của nền sản xuất cũ trước đây, theo nghĩa là sản xuất đại trà không còn có thể thống trị, phổ quát. Nền sản xuất giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ hướng theo các nhu cầu cá nhân - cá thể, đơn nhất, đặc thù. Nó đang làm chuyển dịch dần nền sản xuất xã hội ở quy mô toàn cầu vận hành theo những nguyên tắc mới: phi tiêu chuẩn hóa, phi chuyên môn hóa, phi đồng thời hóa, phi tập trung hóa, phi tối đa hóa và phi trung tâm hóa (A. Toffler, 1992: Burlaxki F.M., 2009).

Xuất hiện từ giữa thế kỉ XX, cho đến nay cuộc CMKHCN trải qua hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất kéo dài từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất cho đến những năm 1970. Giai đoạn này vẫn thường được gọi là cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, giai đoạn từ những năm 1980 đến nay được gọi là cách mạng khoa học và công nghệ. Hiện nay ở một số nước, ở một số học giả[4], thuật ngữ cách mạng khoa học - kĩ thuật vẫn được dùng để hàm chứa cả giai đoạn hai của cuộc CMKHCN đã phân tích ở trên. Vì thế, họ không sử dụng thuật ngữ cách mạng khoa học và công nghệ hay cách mạng khoa học - công nghệ, mà sử dụng thuật ngữ cách mạng khoa học - kĩ thuật để chỉ những diễn biến cách mạng trong các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật và công nghệ từ giữa thế kỉ XX đến nay. Ở nước ta, thuật ngữ cách mạng khoa học và kĩ thuật được sử dụng từ năm 1960 đến năm 1976, từ năm 1976 đến năm 1991 thì sử dụng khái niệm cách mạng khoa học - kĩ thuật, từ năm 1991 đến nay sử dụng khái niệm cách mạng khoa học và công nghệ. Chúng tôi cho rằng nên thống nhất sử dụng khái niệm cách mạng khoa học - công nghệ bởi nó tạo ra cả hai cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 và cách mạng công nghiệp 4.0, khi nó bao hàm các quá trình cách mạng trong cả khoa học, kĩ thuật, công nghệ và công nghiệp không tách rời nhau.

Cách mạng khoa học - công nghệ là một trong những đặc điểm nổi bật của thế giới đương đại. Các biến đổi của đời sống xã hội và con người đều gắn liền với CMKHCN. Tốc độ phát triển con người và phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia, cũng như của các khu vực và thế giới, phụ thuộc ngày càng nhiều vào sự phát triển của CMKHCN. Nó chi phối ngày càng nhiều, ngày càng mạnh các biến đổi của đời sống xã hội và của con người (tuổi thọ, bệnh tật, sức khỏe, làm đẹp,…) trong mỗi quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu. Sức mạnh quân sự, quy mô và tốc độ của các cuộc chiến tranh, sức mạnh tấn công và phòng thủ của các quốc gia phụ thuộc ngày càng lớn vào CMKHCN. Cuộc cách mạng đó quyết định các chiều hướng phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, quan hệ quốc tế, giáo dục đào tạo, y tế và việc làm,… ở quy mô toàn cầu cũng như trong từng quốc gia riêng lẻ.

Cách mạng khoa học - công nghệ cũng tác động ngày càng mạnh mẽ đến những vấn đề toàn cầu. Một mặt, nó là công cụ, phương tiện hữu hiệu để có thể giải quyết những vấn đề toàn cầu đã và đang xuất hiện ngày một thêm căng thẳng đối với nhân loại. Mặt khác, nó cũng lại làm tăng thêm mức độ căng thẳng của một số vấn đề toàn cầu, thậm chí theo một số học giả, có thể làm xuất hiện những vấn đề toàn cầu mới. Những hậu quả tiêu cực do việc sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại (cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng sinh thái, vũ khí hủy diệt hàng loạt,…) đe dọa sự tồn vong và tương lai của mỗi con người và nhân loại nói chung.

Cách mạng khoa học - công nghệ đóng vai trò đặc biệt trong việc rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các quốc gia trên thế giới, nhưng đồng thời nó lại trở thành một trong những thách thức khó vượt qua được đối với các nước đang phát triển bởi những nước phát triển có tiềm lực khoa học và công nghệ mạnh, có thể đi vào tương lai với tốc độ nhanh hơn nhiều so với các nước có tiềm lực khoa học và công nghệ yếu kém hơn. Bằng cách đó nó gây ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển con người trong các quốc gia đang phát triển và các quốc gia phát triển.

Cách mạng khoa học - công nghệ, một mặt tác động trực tiếp vào đời sống xã hội và con người. Bằng cách gián tiếp hơn, nhưng lại mạnh mẽ hơn, nhanh chóng và sâu rộng hơn, nó tác động đến con người và xã hội thông qua cách mạng công nghiệp. Thông qua công nghệ, thông qua các sản phẩm trực tiếp của cách mạng công nghiệp thì những phát minh khoa học, kĩ thuật và công nghệ mới đi vào sản xuất và đời sống con người. Khoa học thực sự trở thành động lực của sự phát triển sản xuất và xã hội, nó tạo nên các sản phẩm và công nghệ mới, thúc đẩy sản xuất, con người, xã hội phát triển nhanh chóng.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sản phẩm trực tiếp của cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay. Cách mạng công nghiệp là kết quả của sự phát triển rất nhanh chóng của khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Trong cách mạng công nghiệp hiện nay những sản phẩm mới, công nghệ mới được tạo ra với tốc độ nhanh, mang tính cách mạng và được áp dụng ngay vào sản xuất, đời sống con người và xã hội, nhanh chóng tạo nên những thay đổi to tớn, những biến đổi cách mạng trong các lĩnh vực đó. Nền tảng kiến thức của cách mạng công nghiệp hiện đại chính là cách mạng trong khoa học và công nghệ.

Lịch sử nhân loại đã trải qua bốn cuộc cách mạng công nghiệp. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu từ khi có đầu máy hơi nước của Jame Watt vào giữa thế kỉ XVIII, kéo dài cho đến giữa thế kỉ XIX với nền tảng công nghệ là các phát minh cơ bản như máy hơi nước và công nghệ cơ khí như: máy kéo sợi, máy dệt, các lò luyện thép, tàu thủy, tàu hỏa chạy bằng hơi nước, sử dụng than đá. Nó diễn ra chỉ ở một số nước Tây Âu như Anh, Pháp, Ý, Hà Lan. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX dựa trên nền tảng của các phát minh về động cơ đốt trong, sử dụng dầu mỏ, động cơ diezen, ô tô, máy bay, máy phát điện và động cơ điện, sóng điện từ. Nền tảng công nghệ là các công nghệ điện từ. Nó diễn ra chủ yếu ở các nước Châu Âu và Bắc Mĩ, cụ thể là Tây Âu, Hoa Kì, Liên Xô và Nhật Bản.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra mạnh mẽ từ cuối những năm 1950 với các phát minh cơ bản trong nhiều lĩnh vực như máy vi tính, robot, các vật liệu siêu bền, siêu dẫn, siêu cứng, polime, năng lượng nguyên tử, vệ tinh nhân tạo, tàu du hành vũ trụ, máy bay siêu thanh và hàng loạt các công nghệ mới như công nghệ vi sinh, công nghệ gen, công nghệ thông tin, công nghệ số. Nền tảng công nghệ rộng lớn hơn cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và thứ hai, nhưng căn bản và chủ yếu là công nghệ điện từ, công nghệ sinh học, công nghệ số. Nó tạo ra được những bước nhảy vọt về năng suất lao động, về quy mô và tốc độ phát triển sản xuất, làm biến đổi mạnh mẽ nhất đời sống con người và xã hội.

Đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, các lực lượng sản xuất của xã hội có những bước phát triển nhảy vọt, khoảng cách thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào thực tiễn ngày càng được rút ngắn, vòng đời các công nghệ và do đó, vòng đời các sản phẩm cũng được rút ngắn. Khối lượng thông tin và kiến thức tăng theo cấp số nhân. Nhiều ngành công nghiệp truyền thống bị xóa bỏ dần dần nhưng các ngành công nghiệp mới lại xuất hiện nhanh chóng hơn, và được ra đời không phải trực tiếp từ sản xuất mà là từ các phòng thí nghiệm, các lí thuyết khoa học. Công nghệ laze, công nghệ nano, công nghệ số,... là những ví dụ điển hình. Với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba con người tiếp tục được giải phóng khỏi các chức năng thực hiện, gồm vận chuyển, năng lượng, công nghệ. Việc giải phóng con người khỏi chức năng quản lí có những bước tiến đột phá thực sự, do nó tạo ra các loại rô bốt, các dây chuyền sản xuất tự động hóa khác nhau. Việc giải phóng con người khỏi chức năng logic cũng đã được bắt đầu từng bước khi các hệ thống máy tính xuất hiện, đặc biệt khi Internet và các thiết bị thông minh ra đời.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư dựa trên nền tảng và theo đà phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, trên nền tảng giai đoạn phát triển mới của CMKHCN, nó nảy sinh với các công nghệ mới và các thiết bị mới, mà trước hết là trí tuệ nhân tạo, công nghệ in 3D, công nghệ tự hành, thiết bị đầu cuối “All in One”, internet vạn vật, điện toán đám mây - dữ liệu lớn, các công nghệ sinh học liên kết thế hệ mới, công nghệ vật liệu cao cấp, công nghệ tự động hóa robot thế hệ mới có “trí tuệ”,… Nền tảng công nghệ chủ yếu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự tích hợp các công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ ba và trí tuệ nhân tạo. Ở các giai đoạn tiếp theo nền tảng công nghệ của nó có thể được bổ sung. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra những đột phá mới trong việc giải phóng con người khỏi các chức năng thực hiện, chức năng quản lí và sẽ tạo nên những bước nhảy vọt trong việc giải phóng con người khỏi chức năng logic khi các công nghệ có trí tuệ nhân tạo được sử dụng rộng rãi. Nó thực sự biến khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Cách mạng khoa học - công nghệ ở giai đoạn phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 đang dần loại con người ra khỏi quá trình sản xuất trực tiếp, biến họ trở thành những chủ thể sáng tạo thực sự, tạo tiền đề vật chất và lực lượng sản xuất mới cho một nền kinh tế mới, đang được gọi bằng nhiều tên khác nhau, đưa nhân loại đến giai đoạn phát triển mới cũng với những tên gọi khác nhau (Kinh tế số, kinh tế mềm, kinh tế tri thức, xã hội thông tin, xã hội tri thức,…).

Cách mạng khoa học - công nghệ đang là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển không chỉ của công nghiệp, của sản xuất mà của cả con người lẫn xã hội. Trong thời đại ngày nay, quốc gia nào có được tiềm lực khoa học và công nghệ mạnh mẽ thì sẽ có tốc độ phát triển nhanh về mọi mặt, có điều kiện và cơ hội để phát triển bền vững, đóng góp tích cực cho sự phát triển của nhân loại. Do sự phát triển của CMKHCN, không chỉ các lí luận cụ thể trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và kĩ thuật thay đổi, mà hàng loạt lí thuyết về xã hội và con người cũng buộc phải thay đổi theo. Chẳng hạn, trước đây trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa nói chung chỉ vận dụng lí luận ưu tiên phát triển khu vực I (sản xuất tư liệu sản xuất) so với khu vực II (sản xuất tư liệu tiêu dùng) nên chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp. Nhưng trong thời đại CMKHCN, thế giới đã chuyển sang vận dụng cả lí luận khu vực I (sản xuất con người) quyết định khu vực II (sản xuất vật chất); Lí luận về vai trò quyết định trong phát triển quốc gia của giáo dục và đào tạo và nhiều lí luận khác. “Sản xuất con người” bao hàm hai nội dung: Thứ nhất là tạo ra con người với sức khỏe và thể trạng tốt, không bệnh tật, tức thể lực tốt. Điều này phụ thuộc vào quá trình nuôi dưỡng từ khi bào thai, thậm chí cả sức khỏe tiền hôn nhân của bố, mẹ. Thứ hai là tạo ra con người có kĩ năng, kĩ xảo lao động, có trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp, đạo đức, là trí lực và tâm lực trong lao động và hoạt động nói chung. Điều này phụ thuộc vào quá trình giáo dưỡng gồm giáo dục và đào tạo theo nghĩa rộng. Việc nuôi dưỡng và giáo dưỡng thế hệ hôm nay ra sao sẽ quyết định quy mô, nhịp độ, định hướng, chất lượng phát triển sản xuất và phát triển xã hội trong 20 - 30 năm sau. Vai trò của nguồn lực con người, của giáo dục, đào tạo trong thời đại CMKHCN chính là ở chỗ đó. Vì thế trong thời đại CMKHCN ngày nay giáo dục, đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải là động lực cơ bản, là quốc sách hàng đầu của các quốc gia.

Trong cách mạng khoa học - công nghệ, cả ở giai đoạn cách mạng công nghiệp lần thứ ba lẫn thứ tư, vòng đời các công nghệ sản xuất ngày càng rút ngắn, do vậy vòng đời các sản phẩm cũng phải rút ngắn theo. Tốc độ phát triển của công nghệ, công nghiệp, của sản xuất, đặc biệt của các lực lượng sản xuất được thể hiện qua vòng đời công nghệ. Vòng đời công nghệ sẽ là một trong những thang đo tốc độ phát triển của công nghiệp và của các lực lượng sản xuất. Vòng đời công nghệ càng rút ngắn, thì tương ứng vòng đời các sản phẩm cũng bị rút ngắn, tốc độ vận động của đời sống xã hội và con người cũng tăng nhanh. Điều đó lại làm đảo lộn hàng loạt các giá trị, các quy tắc, chuẩn mực hành vi của con người trong xã hội. Ở giai đoạn cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những xáo trộn này trong đời sống xã hội và trong văn hóa sẽ ngày càng mạnh mẽ, thậm chí có thể tạo nên những cú “shock” văn hóa trên chính mảnh đất đang bắt đầu sử dụng các thành quả của cách mạng công nghiệp lần thứ ba và thứ tư. Điều này cần được hết sức lưu ý trong công tác quản lí, tạo dựng và hoàn thiện các thể chế văn hóa, xã hội.

Cách mạng khoa học - công nghệ không chỉ tạo ra những đột phá trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, mà điều quan trọng là nó làm cho sự phát triển của các lĩnh vực đó diễn ra với những gia tốc khác nhau, trong các lĩnh vực và các quốc gia, các khu vực khác nhau. Một mặt, nó vừa tạo ra cơ hội để các quốc gia đang phát triển có thể nhanh chóng rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển, nếu họ tận dụng được các thành tựu của CMKHCN, biến nó thành động lực thực sự cho sự phát triển kinh tế, xã hội và con người. Nhưng nó sẽ là một thách thức cực kì khó vượt qua, làm tăng thêm nhanh chóng khoảng cách tụt hậu vốn đã có sẵn của các nước đang phát triển, bởi các quốc gia phát triển có tiềm lực khoa học, kĩ thuật, công nghệ và công nghiệp mạnh mẽ sẽ đi vào tương lai với tốc độ ngày càng nhanh. Các nước đang phát triển khó có được những tiềm lực như vậy trong thời gian ngắn. Nghịch lí “rùa, thỏ chạy đua” trở thành một thực tế ngày càng khắc nghiệt đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam chúng ta.

Cách mạng khoa học - công nghệ vì những điều kiện lịch sử, văn hóa và xã hội đã không nảy sinh ở Việt Nam, do vậy các cuộc cách mạng công nghiệp cũng không xuất hiện trong lịch sử phát triển ở đất nước ta. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra ở Châu Âu khi nước ta đang nằm dưới chế độ phong kiến với ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo xem nhẹ khoa học, kĩ thuật và công, thương nghiệp. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai cũng diễn ra ở Châu Âu, khi nước ta đang nằm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, chỉ có một vài sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp này được thực dân Pháp đưa vào nước ta phục vụ cho bộ máy cai trị thực dân. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trên thế giới khi đất nước đang phải tiến hành các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc, không có các điều kiện để tiếp nhận và thúc đẩy cách mạng công nghiệp. Vài thập kỉ gần đây, chúng ta đã xem cách mạng khoa học – kĩ thuật, sau đó là cách mạng khoa học và công nghệ là then chốt, là động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế, xã hội, con người. Nhiều thành tựu và sản phẩm của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đã được đưa vào sử dụng ở nước ta, góp phần không nhỏ vào công cuộc bảo vệ xây dựng và phát triển đất nước, con người. Tiềm lực khoa học, kĩ thuật, công nghệ và công nghiệp được từng bước nâng lên và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển kinh tế, xã hội và con người.

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ mà con đẻ mới nhất của nó là cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đang bắt đầu diễn ra trên thế giới là một thách thức và cơ hội lớn đối với dân tộc Việt Nam hiện nay. Chưa bao giờ trong lịch sử nước ta lại có những điều kiện và tiền đề thuận lợi như hiện nay cả về phương diện chính trị, xã hội, kinh tế, nhân lực và cả các quan hệ quốc tế để có thể vận dụng và thực hiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nếu chúng ta biết tận dụng tối đa và có hiệu quả những điều kiện và tiền đề đang có thì không chỉ cách mạng công nghiệp lần thứ tư nói riêng mà cả cách mạng khoa học - công nghệ nói chung, có thể được triển khai và mang lại những hiệu quả tích cực ở nước ta trong những thập kỉ tới, có thể biến nó trở thành công cụ quyết định trong việc rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển trên thế giới.

Khoảng ba thập niên cuối cùng của thế kỉ XX, chính nhờ việc sử dụng có hiệu quả các thành tựu của CMKHCN hiện đại, của cách mạng công nghiệp 3.0 mà các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singgapo và vùng lãnh thổ Đài Loan đã có những bước phát triển ngoạn mục. Ấn Độ hiện cũng đang là một trong những quốc gia có nhiều thành công trong việc tiếp nhận và vận dụng các thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại để phát triển một số lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp phần mềm, công nghiệp ô tô, công nghiệp văn hóa,… Một trong những nguyên nhân quan trọng của sự sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới chỉ ra chính là đã không biết vận dụng và phát triển được CMKHCN hiện đại trong ba thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX.

Nếu Việt Nam không tận dụng được cơ hội do CMKHCN hiện đại tạo ra để phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nguy cơ tụt hậu xa hơn, bị đẩy ra vùng ngoại biên của sự phát triển toàn cầu. Đây là một nguy cơ hiện thực và ngày càng trầm trọng, ngày càng khó vượt qua đối với nước ta trong vài thập kỉ tới. Cuộc CMKHCN hiện đại, theo một ý nghĩa nhất định, đang tạo ra hố ngăn cách ngày càng sâu rộng giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển trước hết về trình độ công nghệ và trình độ các lực lượng sản xuất. Từ đó nó cũng tạo nên những vấn đề xã hội to lớn và khó giải quyết trong các nước đang phát triển cũng như trong quan hệ giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển. Nếu nước ta không chú trọng một cách nhất quán, lâu dài và có hiệu quả đối với CMKHCN nói chung và cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nói riêng, thì thách đố này có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường cho nhiều thế hệ con người và cho tất cả mọi thành viên của xã hội. Cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại sẽ phải là cứu cánh cho đất nước và dân tộc ta trong xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xóa bỏ khoảng cách tụt hậu với thế giới phát triển.

Nhân tố quyết định trong việc vận dụng và phát triển CMKHCN hiện đại không phải là nguồn lực tài chính, không phải là hệ thống máy móc thiết bị, cũng không phải là điều kiện tự nhiên và lịch sử văn hóa, mặc dù chúng vẫn đóng vai trò quan trọng, mà đó là nguồn lực con người và thể chế. Tuy nhiên, khi nói đến nguồn lực con người thì đó không phải là nguồn lực con người nói chung mà chính là nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, công nghệ, quản lí và kinh doanh. Đó là những lực lượng đầu tàu, vừa giữ vai trò định hướng, vừa giữ vai trò động lực thúc đẩy việc xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của quốc gia. Không có nguồn nhân lực chất lượng cao trong những lĩnh vực đó thì không thể vận dụng có hiệu quả các thành tựu của CMKHCN, càng không thể tiếp nhận CMKHCN hiện đại vào nước ta. Nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này không phải là những người có bằng cấp cao hoặc có chức vụ quản lí trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội mà là những chuyên gia đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn của mình, có năng lực, có tài năng đã được thực tiễn xác nhận, có đóng góp cho sự phát triển của khoa học, công nghệ và công nghiệp. Đây là đội quân chủ lực của CMKHCN, của cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đang đến.

Tuy nhiên, việc sử dụng, bao gồm tuyển dụng, đãi ngộ, sắp xếp nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ và công nghiệp, lại phụ thuộc vào thể chế khoa học, công nghệ và công nghiệp của đất nước. Nhưng thể chế lại phụ thuộc vào nguồn nhân lực chất lượng cao đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản lí mà cụ thể ở đây là quản lí khoa học, kĩ thuật, công nghệ và công nghiệp, trong các cơ quan, tổ chức hoạt động và ứng dụng khoa học, kĩ thuật, công nghệ. Họ là những người xây dựng các quy trình, quy tắc, luật pháp, chính sách và trực tiếp điều hành việc vận dụng và phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ của các cơ quan, xí nghiệp, cơ sở đào tạo, bệnh viện, đơn vị sản xuất, dịch vụ,… Thể chế cho hoạt động khoa học, kĩ thuật và công nghệ đóng vai trò quyết định cả về định hướng lẫn quy mô, tốc độ phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ và công nghiệp của quốc gia. Đây là một loại thể chế đặc biệt vừa mang tính chất thị trường vừa mang tính chất phi thị trường. Tính cực đoan trong tạo dựng và áp dụng thể chế, hoặc nghiêng quá về phía thị trường, hoặc nghiêng quá về phía phi thị trường đều không có tác dụng thúc đẩy, mà lại có tác dụng kìm hãm, thậm chí phá hoại tiềm lực khoa học, kĩ thuật và công nghệ của đất nước.

Ở nước ta hiện nay, qua nhiều thập kỉ phát triển, một mặt, đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học, kĩ thuật và công nghệ đã được xây dựng và phát triển đông đảo chưa từng có. Nhiều thành tựu khoa học, kĩ thuật và công nghệ to lớn, thúc đẩy sự phát triển đất nước gắn liền với đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này. Nhưng, trên nhiều bình diện, đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao đó vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ở giai đoạn mới hiện nay của CMKHCN, đặc biệt trong giai đoạn cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang đến.

Mặt khác, việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hành chính, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đòi hỏi bước chuyển thể chế quản lí phải đồng bộ và thích hợp để tạo tiền đề cho sự phát triển của các lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, công nghệ và công nghiệp. Thêm nữa, chính CMKHCN cũng đòi hỏi phải thường xuyên hoàn thiện thể chế quản lí thì mới có thể vận dụng các thành tựu và thúc đẩy CMKHCN phát triển. Không cải cách và hoàn thiện thể chế thường xuyên thì không thể thúc đẩy khoa học, kĩ thuật, công nghệ và công nghiệp phát triển liên tục. Điều đó cho phép nhận định rằng trong thời đại CMKHCN, phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực hoạt động khoa học, kĩ thuật, công nghệ và công nghiệp có ý nghĩa rất quyết định đến sự phát triển cách mạng công nghiệp và CMKHCN. Đồng thời, chính việc vận dụng tốt các thành tựu và thúc đẩy sự phát triển của CMKHCN sẽ thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển của con người và xã hội. Cách mạng khoa học - công nghệ đang mang cơ hội đến với đất nước và con người Việt Nam, nhưng nếu không tích cực, chủ động, tận dụng cơ hội và không  nắm bắt được cơ hội thì cơ hội sẽ không lặp lại, tàu tốc hành của nhân loại với đầu máy CMKHCN và cách mạng công nghiệp sẽ bỏ qua chúng ta, con người và đất nước ta sẽ tụt hậu xa hơn.

 

Tài liệu tham khảo:

A. Toffler. 1992. Làn sóng thứ 3. H: Nxb. Thông tin lí luận. Burlaxki F.M. 2009. Tư duy mới: đối thoại và nhận định về cách mạng công nghệ trong cải cách của chúng ta. M. Nxb. Chính trị.“Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và những vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam”; Tài liệu Hội thảo Khoa học ngày 25/11/2016 của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Ban Kinh tế TW và Tổ chức Liên hợp quốc tại Hà Nội.Klaus Schwab. 2016. The Fourth Industrial Revolution; Geneva: WEF.Lương Việt Hải. 1997. Hiện đại hóa xã hội trong thời đại cách mạng khoa học - kĩ thuật; Matxcơva: Tủ sách lí luận.Lương Việt Hải. 2001. Hiện đại hóa xã hội - một số vấn đề lí luận và thực tiễn. Hà Nội: Nxb. Khoa học xã hội.http://cafebiz.vn/ba-pham-chi-lan-canh-bao-cuoc-cach-mang-viet-nam-40-se-chi-la-ao-tuong-neu-chung-ta-van-thieu-nhung-yeu-to-nay-20170410175620015.chn.http://vietnamnet.vn/vn/thong-tin-truyen-thong/cach-mang-cong-nghiep-4-0-va-nhung-van-de-o-viet-nam-383787.html#inner-article   13/07/2017  14:36 GMT+7.http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/su-sup-do-cua-nhung-tuong-dai-cong-nghe-nhat-ban-3580418.html  Thứ bảy, 6/5/2017 | 17:36 GMT+7.https://www.weforum.org/agenda/2016/01/the-10-skills-you-need-to-thrive-in-the-fourth-industrial-revolution/19 Jan 2016.

 

[1] Ở nước ta, theo thống kê của nhóm thực hiện đề tài KX. 01.11/16-20 đến nay trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có xấp xỉ 200 bài viết và khoảng 30 cuộc hội thảo liên quan đến cách mạng công nghiệp 4.0.

[2] Ví dụ các công nghệ laze, vi sinh, công nghệ gen, công nghệ nhiệt độ thấp, công nghệ bán dẫn, công nghệ số, công nghệ nano,… đều được sinh ra từ phòng thí nghiệm và xu hướng sẽ ngày càng có nhiều ngành công nghệ và công nghiệp mới được ra đời từ các phòng nghiên cứu, thí nghiệm.

[3] Ở thế kỉ XVIII - XIX, khoảng cách này trung bình là 60 - 70 năm, ở thế kỉ XX là khoảng 30 năm, từ những năm 1990 đến nay trung bình khoảng 3 năm. Với ý tưởng telephone phải mất 74 năm, với radio 38 năm, với tivi 13 năm, với internet 3 năm.

[4] Ví dụ ở nước Nga, nhiều học giả xem rằng cả hai giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ nói trên về mặt bản chất, các phát minh khoa học nền tảng mà cuộc cách mạng này dựa vào vẫn chưa có gì thay đổi, nên họ không sử dụng thuật ngữ cách mạng khoa học và công nghệ, mặc dầu vẫn sử dụng khái niệm cách mạng công nghệ, họ chỉ sử dụng thuật ngữ cách mạng khoa học - kĩ thuật. Ngay cả bộ từ điển Triết học mới gồm 4 tập được xuất bản năm 2011 vẫn không có khái niệm cách mạng khoa học và công nghệ mà chỉ có khái niệm cách mạng khoa học - kĩ thuật.

 câu 3: mình chịu!

 

                              

25 tháng 4 2021

nếu được thì đánh dấu cho mình nhé!

15 tháng 3 2022

1 công cụ bằng kim khí xuất hiện

16 tháng 3 2022

Không phải là do năng suất lao động tăng à bạn?

22 tháng 4 2021

ai giúp mink giải câu này với

1.Cơ sở bên trong dẫn đến sự ra đời của các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á đầu công nguyên là a - Sự phát triển của ngành Kinh Tế b - Sự tiếp thu và sáng tạo văn hóa Ấn Độ c - Sự phát triển của ngành kinh tế lúa nước d - Sự ra đời của thủ công và ngoại thương 2.Điểm khác nhau của Vương triều Mô gôn và vương triều Đê li là a - Bị ấn độ hóa b - Xuất hiện vị vua kiệt...
Đọc tiếp

1.Cơ sở bên trong dẫn đến sự ra đời của các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á đầu công nguyên là
a - Sự phát triển của ngành Kinh Tế
b - Sự tiếp thu và sáng tạo văn hóa Ấn Độ
c - Sự phát triển của ngành kinh tế lúa nước
d - Sự ra đời của thủ công và ngoại thương
2.Điểm khác nhau của Vương triều Mô gôn và vương triều Đê li là
a - Bị ấn độ hóa
b - Xuất hiện vị vua kiệt xuất
c - Vương triều vị vua ngoại tộc
d - theo Hồi giáo
3. Điểm khác biệt cơ bản về chính trị của chế độ phong kiến Tây Âu với phong kiến phương Đông là gì
a - Chế độ quân chủ lập hiến
b - Chế độ dân chủ tư sản
c- Chế độ dân chủ phong kiến
d - Chế độ phong kiến phân quyền
4.Điểm mới trong quan hệ sản xuất dưới thời nhà Minh so với các triều đại còn lại của Trung Quốc là gì ?
a - Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển
b - Quan hệ sản xuất phong kiến được xác lập
c - Quan hệ sản xuất phong kiến được củng cố và phát triển
d - Xuất hiện mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
p/s: mong mọi người giúp đỡ. Tks nhiều. Em cần gấp

1
29 tháng 12 2017

1.Cơ sở bên trong dẫn đến sự ra đời của các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á đầu công nguyên là
a - Sự phát triển của ngành Kinh Tế
b - Sự tiếp thu và sáng tạo văn hóa Ấn Độ
c - Sự phát triển của ngành kinh tế lúa nước
d - Sự ra đời của thủ công và ngoại thương
2.Điểm khác nhau của Vương triều Mô gôn và vương triều Đê li là
a - Bị ấn độ hóa
b - Xuất hiện vị vua kiệt xuất
c - Vương triều vị vua ngoại tộc
d - theo Hồi giáo
3. Điểm khác biệt cơ bản về chính trị của chế độ phong kiến Tây Âu với phong kiến phương Đông là gì
a - Chế độ quân chủ lập hiến
b - Chế độ dân chủ tư sản
c- Chế độ dân chủ phong kiến
d - Chế độ phong kiến phân quyền
4.Điểm mới trong quan hệ sản xuất dưới thời nhà Minh so với các triều đại còn lại của Trung Quốc là gì ?
a - Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển
b - Quan hệ sản xuất phong kiến được xác lập
c - Quan hệ sản xuất phong kiến được củng cố và phát triển
d - Xuất hiện mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa

29 tháng 2 2016

a. Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành hai nhiệm vụ là thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ Quốc

*Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước

- Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1771 – 1777)

+  Năm 1771, ba anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai). Đến năm 1773, giải phóng Tây Sươn hạ đạo (Bình Định) và mở rộng căn cứ ra toàn phủ Quy Nhơn.

+ Giữa năm 1774, nghĩa quân mở rộng vùng kiểm soát: phía Bắc đến Quảng Nam, phía Nam đến Bình Thuận. Đất của chúa Nguyễn chỉ còn lại Gia Định và Thuận Hóa.

+ Chúa Trịnh đem quân đánh vào Phú Xuân. Chúa Nguyễn phải vào Gia Định. Chúa Trịnh vào Quảng Nam đụng độ với quân Tây Sơn, Tây Sơn bị dồn vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn. Nguyễn Nhạc phải hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung lực  lượng tấn công quân Nguyễn.

+ Tạm yên mặt Bắc, Tây Sơn dốc lực đánh chúa. Năm 1777, Tây Sơn bắt được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền chúa Nguyễn đến đây sụp đổ, hầu hết đất Đàng Trong được giải phóng.

-Lật đổ chính quyền vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (1786 – 1788)

+ Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt giao nộp cho Tây Sơn. Họ Trịnh sụp đổ, Nguyễn Huệ vào Thăng Long giao chính quyền cho vua Lê Hiển Tông rồi trở vào Nam.

+ Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà trở nên rối ren. Giữa năm  1788, Nguyễn Huệ kéo quân ra Thăng Long và tự tay xây dựng chính quyền.

Như vậy, từ năm 1786 đến năm 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, xóa bỏ phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài, sự nghiệp thống nhất đất nước cơ bản hoàn thành.

*Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc

- Đánh bại quân xâm lược Xiêm:

+ Do Nguyễn Ánh cầu cứu, năm 1784, vua Xiêm cử 5 vạn quân thủy bộ sang xâm lược nước ta.

+ Đầu tháng 1-1785, Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn vào Gia Định đóng đại bản doanh tại Mĩ Tho, chọn khúc sông Rạch Gầm – Xoài Mút để tiêu diệt giặc.

+ Ngày 19-1-1785, quân Tây Sơn đã quét sạch 5 vạn quân Xiêm ra khỏi bờ cõi nước ta, làm nên chiến thắng Rạch Ngầm – Xoài Mút.

+ Ý nghĩa: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút đã đập tan tham vọng của quân Xiêm đối với phần lãnh thổ phía nam của ta, làm chủ hoàn toàn Đảng Trong.

-Đánh bại 29 vạn quân Thanh

+ Do Lê Chiêu Thống cầu viện, năm 1788, vua Thanh là Càn Long cử 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.

+ Được tin, Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung, khẩn trương tiến ra Bắc để tiêu diệt giặc, trên đường đi dựng lại Nghệ An và Thanh Hóa để tuyển thêm quân.

+ Từ đêm 30 tết, 5 mũi tiến công của quân Tây Sơn xuất phát. Đến sáng mùng 5 tết, quân Tây Sơn đồng loạt mở các cuộc tiến công vào đồn Ngọc Hồi – Đống Đa và giành thắng lợi.

+ Ý nghĩa: Với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, quân Tây Sơn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh, giải phóng hoàn toàn đất nước.

*Vai trò của Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn.

- Là người giữ vai trò quan trọng trong việc đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và vua Lê ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.

- Là người chỉ huy tài tình trong các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ở thế kỉ XVIII.

- Quang Trung đã đưa ra các chính sách hợp lí nhằm phát triển đất nước.

b. Vị trí của phong trào TS trong lịch sử dân tộc:

- Là phong trào nông dân rộng lớn, vĩ đại nhất trong thế kỉ XVIII.

- Từ cuộc khởi nghĩa ban đầu có quy mô địa phương đã phát triển thành phong trào nông dân toàn quốc, lật đổ ba tập toàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, bước đầu thống nhất đất nước.

- Từ cuộc đấu tranh giai cấp đã phát triển thành phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc vĩ đại; đạp tan sự can thiệp của quân xâm lược Xiêm, Thanh; bảo vệ độc lập tổ quốc, làm nên những chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc.

- Xây dựng vương triều mới với nhiều cải cách tiến bộ, mở ra hướng phát triển của đất nước, của dân tộc.

23 tháng 2 2016

a. Sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu.

            * Người Giéc-man xâm nhập đế quốc Rô-ma.

            Người Giéc-man là một trong những bộ tộc lớn thuộc chủng tộc A-ri-an đến sinh sống vùng biên giới phía bắc và đông bắc của đế quốc Rô-ma từ nhiều thế kỉ trước Công nguyên. Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, họ đang ở trong thời kì tan rã của chế độ công xã nhuyên thủy. Từ cuối thế kỉ II, đã có một số bộ tộc người Giec-man như người Tây Gốt, Phơ-răng,… di cư vào lãnh thổ đến đế quốc Rô-ma sinh sống và nhận làm đồng minh của Rô-ma.

            * Người Giec-man chiếm đất đai thành lập các vương quốc

            Đến giữa thế kỉ IV, do sự tấn công của người Hung Nô vào khu vực Đông và Nam Âu, các bộ lạc người Giec-man ồ ạt xâm nhập vào đến đế quốc Rô-ma. Lúc này, đế chế Rô-Ma đang bị khủng hoảng về kinh tế và chính trị nên không còn đủ sức ngăn ngừa và chống đỡ những cuộc xâm lược cướp phá của người “man tộc”. Vì vậy, người Giéc-man dễ dàng đột nhập vào lãnh thổ đế quốc Rô-ma, chiếm đất đai và lập lên nhưng vương quốc riêng của mình. Vương quốc “man tộc” được thành lập đầu tiên là vương quốc Tây Gốt ở miền Nam xứ Gô-lơ và Tây Ban Nha. Tiếp đó là vương quốc Văng-đan ở Bắc Phi, vương quốc Phơ-răng ở miền Đông Bắc xứ Gô-lơ, vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông ở đảo Bri-tên,..

            * Sự thành lập các công xã nông thôn “mac-cơ”

            Sau khi xâm nhập vào đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã chiếm đoạt một bộ phận lớn ruộng đất của quý tộc chủ nô Rô-ma rồi phân chia cho các gia đình cá thể cày cấy. Những gia đình này sống chung với nhau trong các làng xóm, thành lập các công xã nông thôn “mac-cơ”. Như vậy, chế độ công xã nguyên thủy của người Giéc-man đã tan rã. Xã hội của họ đang bước vào quá trình phong kiến hóa, một quá trình chuyển biến đã diễn ra trong suốt thời sơ kì trung đại.

b. So sánh sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu với các nước ở châu Á

            Sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu khác với sự hình thành các quốc gia phong kiến ở châu Á như sau:

* Về thời gian

            - Chế độ phong kiến ở châu Á hình thành sớm (như Trung Quốc là vào thế kỉ III TCN)

và sụp đổ muộn (đầu thế kỉ XX)

            - Chế độ phong kiến Tây Âu hình thành muộn (thế kỉ V) và sụp đổ sớm hơn (thế kỉ

XVI – XVII).

            * Về cơ sở hình thành

            - Chế độ phong kiên ở châu Á hình thành trên cơ sở phá vỡ quan hệ cộng đồng ở nông

thôn, xuất hiện tư hữu ruộng đất và là sự kế tiếp của xã hội cổ đại.

            - Chế độ phong kiến ở Tây Ây hình thành trên cơ sở tan rã của chế độ chiếm nô Rô-ma và sự giải thể của chế độ của chế độ công xã nguyên thủy ở người Giec-man. Như vậy là hình thành trên nền móng mới của bộ tộc bên ngoài.

            * Về giai cấp trong xã hội.

            - Ở các nước phong kiến châu Á có hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân lĩnh canh.

            - Ở các nước phong kiến Tây Âu có hai giai cấp cơ bản là lãnh chúa phong kiến và nông nô.

            * Về thể chế nhà nước.

            - Các nước phong kiến châu Á có chế độ phong kiến tập quyền.

            - Các nước phong kiến Tây Âu lúc mới hình thành có chế độ phong kiến phân quyền.

4 tháng 9 2016

 

 

 

 

 

4 tháng 5 2021

C1  

- Xuất hiện cách đây khoảng 4 triệu năm.

- Tuy chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình nhưng Người tối cổ đã là người.

- Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân, đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn.

- Cơ thể của họ đã có nhiều biến đổi: hộp sọ đã lớn hơn so với loài vượn cổ và đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

- Người tối cổ đã biết chế tạo công cụ: lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm.

- Di tích của Người tối cổ được tìm thấy ở Giava (Inđonêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc), Lạng Sơn (Việt Nam).

⟹ Đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, là thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người.

4 tháng 5 2021

C2 

Bầy người nguyên thủy là những người tối cổ đã có quan hệ hợp quán xã hội như có người đứng đầu, có sự phân công lao động giữa nam và nữ, cùng chăm sóc con cái. Họ sống trong các hang dộng, mái đá hoặc cũng có thể dựng lều bằng cành cây, da thú , sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau gồm khoảng 5 – 7 gia đình. Lúc bấy giờ chưa có những quy định xã hội.

=> Khi con người tối cổ sống thành bầy có quan hệ ruột thịt với nhau nhưng chưa có quy định của xã hội nên được gọi là bầy người nguyên thủy.