Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời.
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương:
“Cốt yếu” là nói cái chính, cái quan trọng nhất chứ chưa phải là tất cả. Vậy theo Hoài Thanh: "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương lù lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài". Nói như vậy là rất đúng, nhưng vẫn có cách quan niệm khác, có thể bổ sung cho nhau. Ví dụ: “Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người.
2: Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.. ”. Hãy đọc lại chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó.
Trong nội dung lời văn của Hoài Thanh có hai ý chính:
a) Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.
b) Văn chương còn sáng tạo ra sự sống.
- Ý thứ nhất nghĩa là: Cuộc sống của con người, cùa xã hội vốn là muôn hình vạn trạng. Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó. Ớ đây, “hình dung” là danh từ, nó có ý nghĩa như hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự micu tả trong văn chương.
- Ý thứ hai nghĩa là: Văn chương dựng lên những hình ảnh đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện đại chưa có, hoặc chưa cần để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.
3: Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì?
Công dụng của văn chương là: giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha, “gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật, thiên nhiên. Lịch sử loài người, nếu xóa bỏ văn chương thì sẽ xóa bỏ hết dấu vết của chính nó, sẽ nghèo nàn về tâm linh đến mức nào.
4: Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại văn bản nghị luận nào? Văn nghị luận của Hoài Thanh có gì đặc sắc? Tìm một đoạn trong văn bản đế làm dần chứng và làm rõ ý đã chọn.
a) Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương, vì phạm vi nghị luận là thuộc vấn đề của văn chương.
b) Đặc sắc của văn nghị luận Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương ) là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.
1. Nguồn gốc “cốt yếu” của văn chương? (Câu 1, Sgk tr.62, ngữ văn 7 tập 2)
- Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
- Cốt yếu là quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả. Do đó, có thể có quan niệm khác về nguồn gốc văn chương, chẳng hạn “văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người”. Các quan niệm tuy có khác nhau nhưng không loại trừ nhau, lại có thể bổ sung cho nhau.
2. Giải thích và tìm dẫn chứng (Câu 2, Sgk tr.62, ngữ văn 7 tập 2)
a) "Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng"
Câu trên có ý nghĩa văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống. Văn chương chính là hình ảnh của cuộc sống đó, gợi ra trước mắt ta mọi sinh hoạt của con người, thiên nhiên, sự vật.
• Dẫn chứng (1):
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
(Đỗ Trung Quân)
Lời thơ gợi tả, biểu hiện một phần hoài niệm ngọt ngào của tuổi thơ.
• Dẫn chứng (2):
Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.
(Khánh Hoài)
Câu văn miêu tả sinh hoạt của đường phố, cảnh trí thiên nhiên đồng thời mang ý nghĩa sâu sắc, gợi tả nội tâm của nhân vật: chịu đựng nổi đau vì sự thay đổi quá lớn, trong khi cuộc sống ngoài kia vẫn bình thường, bình yên.
b) “văn chương còn sáng tạo ra sự sống” nghĩa là văn chương có khả năng tác động đến tâm tư, tình cảm của con người, làm nên mạch suy tư, cảm xúc trong lòng người, chính là tạo ra sự sống. Hơn nữa, tư tưởng hoặc tình cảm đó có thể hướng dẫn người ta đi đến hành động cụ thể.
- Hơn nữa, văn chương cũng có khả năng dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có hoặc chưa đủ mức cần có để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.
- Dẫn chứng:
Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non hoa cỏ trong mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay... Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng.
3. Công dụng của văn chương là gì? (Câu 2, Sgk tr.62, ngữ văn 7 tập 2)
Theo Hoài Thanh, văn chương có công dụng:
- “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài..., văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”
- Giúp ta có tình cảm, có lòng vị tha: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
- Giúp ta biết thưởng thức cái hay cái đẹp của thiên nhiên: Có thể nói... là quá đáng.
4. Văn nghị luận (câu 4, tr.62, ngữ văn 7 tập 2)
a) Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương, vì nội dung nghị luận thuộc một vấn đề của văn chương.
b) Điểm đặc sắc của văn nghị luận của Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương) là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
- Dẫn chứng: Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, nhịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.
Theo ý kiến các bạn thì trong 4 đề sau đề làm sẽ có trong tập làm văn số 3:
1.Cảnh khuya
2.Rằm tháng riêng
3.Người thân
4.Cảm nghĩa về bài ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
=> Ai ai cũng có một mái ấm đầy hạnh phúc, công cha thì to và lớn như núi Thái Sơn còn nghĩa mẹ thì như một nguồn nước quý giá chảy ra, luôn luôn yêu quý mẹ cha, chữ hiếu phải thật tròn mới là bổn phận của con cái. Những câu này cho biết ý nghĩa thiêng liêng của 4 nói này tương đương với 4 câu ca dao :
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
A. Mở bài: Giới thệu (tưởng tượng) về câu chuyện mà em định kể
(Lượm hay Đêm nay Bác không ngủ).
Lưu ý xác định ngôi kể ngay từ đầu (đóng vai nhân vật người chú hoặc nhân vật anh lính – ngôi thứ nhất; đóng vai một người đứng ngoài câu chuyện để kể lại – ngôi thứ ba).
B. Thân bài:
1. Kể lần lượt các chi tiết, các sự kiện diễn ra trong câu chuyện:
Ví dụ: Với chuyện Lượm, ta lần lượt kể:
- Chi tiết người chú gặp Lượm. - Ấn tượng của người chú về hình dáng và tính cách Lượm.
- Chi tiết Lượm đi chuyển thư.
- Lượm hi sinh,…
2. Suy nghĩ của người kể và con người Lượm hoặc về Hồ Chí Minh.
C. Kết bài: Tưởng tượng về kết thúc của câu chuyện, ví dụ:
- Sau ngày giải phóng, người chú về thăm mộ Lượm.
- Anh lính sau đó được đi làm cùng Bác.
a. Mở bài
- Giới thiệu bản thân mình (là ai? – Việc lựa chọn này quyết định đến ngôi kể thứ nhất )
- Giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể (“Đêm nay Bác không ngủ”)
b. Thân bài
- Nêu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện (thời gian, địa điểm
+ “Đêm nay Bác không ngủ”: Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, tại một khu rừng ở miền biên giới.
- Nhân vật chính trong câu chuyện: miêu tả một cách cụ thể nhân vật
- Kể lại câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc (dựa vào những sự kiện xảy ra trong bài thơ để chuyển thành văn bản tự sự)
c. Kết bài
Nêu những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân khi là người tham gia hoặc chứng kiến câu chuyện
Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ; “giá gương” là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng “phủ lấy” nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.
Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ; “giá gương” là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng “phủ lấy” nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.
Vậy thì tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau? Trong tâm thức mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. Con người cùng một nước, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nước,… đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng.
Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta. Rồi những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều người nghèo khó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về với cuộc sống bình thường.
-Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao.
-Yêu ca dao, dân ca Việt Nam.
-Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, tiếp nhận tác phẩm
làm ơn mn giúp mk lun điiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii,làm ơn đóoooooooooooooooooooooooooooo
Khi chấm điểm tập làm văn, người ta thường chấm theo ý bạn nhé!
Chúc bạn học tốt!
1. Các câu đầu tiên
2. a) KCX
b,c) CX
d) KCX
e) CX
2. - TGCP: nhà ăn, vàng tươi, bà ngoại,...
- TGĐL: bàn ghế, cây cỏ, bé nhỏ,...
- TLTB: xinh xinh, đăm đăm, thăm thẳm,...
- TLPÂĐ: mếu máo, nảy nở, mặt mũi,...
- TLV: lách cách, lon ton, liêu xiêu,...
3. - Trỏ người, sự vật: chúng tôi, tôi, nó,...
- Trỏ số lượng: vài, một vài, một số,...
- Trỏ hoạt động, tính chất: thế vậy, thế này, thế kia,...
- Hỏi...: Ai, cái gì, thế nào,...
- Hỏi...: bao nhiêu,mấy,...
- Hỏi...: như thế nào, sao, bao giờ,...
Đáp án: E