Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đến hẹn lại lên, khi ánh nắng chói chang của mùa Hạ nhạt dần, khi tiếng ve không còn râm rang, cây phượng già không còn đốt lửa, khi trong gió thoang thoảng cái se lạnh của chớm đông, là lúc chúng ta cảm nhận được mùa Thu ùa về.
Mùa thu năm nay thật hân hoan, khi chúng ta hướng đến chào mừng nhiều sự kiện lớn của quê hương đất nước. Trong niềm vui chung ấy, chúng ta không khỏi bồi hồi, xúc động hướng đến cái riêng của mỗi chúng ta và là cái chung của cả đất nước, Kỷ niệm ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2020), ngày mà cả đất nước Việt Nam dành để tôn vinh người phụ nữ về những thiên chức cao quý.
^HT^
Các bà, các mẹ kính mến!
Hôm nay là ngày 20-10 – ngày Phụ nữ Việt Nam, cho phép con được gửi lời tri ân sâu sắc tới những người làm nên “Nửa thế giới” một ngày hạnh phúc ngập tràn.
Từ lâu, con luôn tâm đắc với câu nói của một triết gia nào đó: “Dù là một anh hùng, một vĩ nhân hay là ai đi nữa cũng đều là con của một người mẹ”. Câu nói giản dị mà thiêng liêng biết mấy, nó luôn vang lên trong tâm khảm của con. Có là mẹ mới thấu hiểu sự vất vả của quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày; có là mẹ mới hiểu những nhọc nhằn, lo toan để đảm bảo cuộc sống tốt đẹp cho những đứa con yêu. Dù con còn ở trong nôi hay khi con đã khôn lớn, trưởng thành thì tình mẹ luôn theo con trong suốt cuộc đời. Vì con mà mẹ có thể hi sinh tất cả, thậm chí cả tính mạng của mình. Tuy nhiên sự hi sinh thầm lặng ấy không phải đứa con nào cũng hiểu hết được. Trong văn học, các nhà văn đã tốn khá nhiều giấy mực cho đề tài này, họ ca ngợi những tấm gương hiếu thảo với mẹ cha như truyện “Sự tích hoa cúc trắng”, “Truyện Kiều” … Nhưng cũng thật buồn vì trong cuộc sống còn có những đứa con đối xử tàn tệ với cha mẹ mình. Để có tiền hút, chích, họ sẵn sàng làm hại bố mẹ. Vì muốn chiếm đất đai của cha mẹ mà họ lừa gạt, hắt hủi cha mẹ. Những việc làm đó sẽ bị trả giá, họ sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật nhưng còn sự trừng phạt mạnh mẽ hơn là sự trừng phạt của tòa án lương tâm của chính họ. Cuộc sống cần có tình yêu thương, cần có sự xẻ chia, hãy học cách yêu thương chính những người thân của mình, hãy làm tròn bổn phận của một người con và luôn nhớ rằng “Đừng bao giờ để buồn lên mắt mẹ” bạn nhé!
^HT^
Bài 1:
Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng
Một người-đâu phải nhân gian
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
-> Những câu thơ trên như 1 lời khuyên bảo rằng hãy cởi mở với mọi người, hòa đồng với xã hội, biết chia sẻ, yêu thương những người xung quanh bạn, đừng sống cô lập với cộng đồng.
Bài 2:
Những câu thơ kết thúc bài “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam. Nhà thơ đã khéo léo thay đổi cách ngắt nhịp, ngắt dòng và điệp ngữ ‘’ mai sau” góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận tạo bao ý thơ âm vang, bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng thật phong phú. Từ “xanh” được nhắc lại 3 lần trong dòng thơ với sự kết hợp khác nhau ( xanh tre/ xanh màu / tre xanh) tạo những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống dân tộc.
Bài 1: Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng
Một người-đâu phải nhân gian
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
Những câu thơ trên như 1 lời khuyên bảo rằng hãy cởi mở với mọi người, hòa đồng với xã hội, biết chia sẻ, yêu thương những người xung quanh bạn, đừng sống cô lập với cộng đồng.
Bài 2:Những câu thơ kết thúc bài “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam. Nhà thơ đã khéo léo thay đổi cách ngắt nhịp, ngắt dòng và điệp ngữ ‘’ mai sau” góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận tạo bao ý thơ âm vang, bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng thật phong phú. Từ “xanh” được nhắc lại 3 lần trong dòng thơ với sự kết hợp khác nhau ( xanh tre/ xanh màu / tre xanh) tạo những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống dân tộc.
Đọc đoạn văn, ta thấy chị Sứ rất yêu quý và gắn bó với quê hương bởi vì: quê hương là nơi chị sinh ra “nơi chị oa oa cất tiếng khóc chào đời”, được nuôi dưỡng để trưởng thành và có vẻ đẹp quý giá “nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị”. Cũng chính tại mảnh đất của que hương, chị được ngủ ngon và lớn lên trong tiếng ru của người mẹ thân yêu; đến khi làm mẹ, “chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa”, lại nuôi con lớn khôn bằng cả tình yêu thương sâu nặng của người mẹ.
học tốt ^-^
Đọc đoạn văn trên, ta thấy chị Sứ rất yêu quý và gắn bó với quê hương bởi vì: Quê hương là nơi chị sinh ra,“nơi chị oa oa cất tiếng khóc chào đời”, được nuôi dưỡng để trưởng thành và có vẻ đẹp quý giá “nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị”. Cũng chính tại mảnh đất của quê hương này, chị đã được ngủ ngon và lớn lên trong tiếng ru ngọt ngào của người mẹ thân yêu; đến khi làm mẹ, “chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa”, lại nuôi con lớn khôn bằng cả tình yêu thương sâu nặng của người mẹ.
# Chúc bn học tốt # ( Mình đã sửa lại 1 số chỗ )
“Con cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
Năm về nuôi cái cùng con,
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”.
Đọc bài thơ “Cao Bằng” em như được sống lại kỉ niệm tuổi thơ. Em vui thú như được vượt bao đèo cao để tới thăm thú nước non Cao Bằng hùng vĩ:
“Sau khi vượt đèo Gió
Ta lại vượt đèo Giàng
Lại vượt đèo Cao Bắc
Thì ta tới Cao Bằng”
Đặc sản của Cao Bằng là mận ngọt “đón môi ta dịu dàng”. Phải chăng hai chữ “dịu dàng” còn nói lên một nét đẹp của bà con Cao Bằng là rất đôn hậu và hiếu khách.
Các chữ “rất thương”, “rất thảo”; các so sánh “hình như hạt gạo”, “hiền như suối trong”, đã nói lên một cách đậm đà những phẩm chất tốt đẹp của ông bà, của chị, của em, của đồng bào Cao Bằng: hiền lành, phúc hậu, chất phác, trong sáng... Đây là khổ thơ hay nhất trong bài “Cao Bằng”:
“Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong”.
Núi non Cao Bằng hùng vĩ “đo làm sao cho hết”. Cũng như tình yêu nước, tình yêu cách mạng của nhân dân Cao Bằng thì vô cùng sâu sắc, mãnh liệt, son sắt thủy chung:
“Lại lặng thầm trong suốt
Như suối khuất rì rào”
Cao Bằng có hang Pác Bó, với núi Các-mác, suối Lê-nin, nơi mà Bác Hồ đã sống và hoạt động cách mạng bí mật những năm 1941-1942; Bác đã sống trong sự đùm bọc, chở che của đồng bào để “nhóm lửa cách mạng”.
Cao Bằng với em và với nhiều người thì “xa xa ấy”. Nhưng Cao Bằng lại rất gần gũi với mỗi chúng ta, với mỗi con người Việt Nam. Vì Cao Bằng là biên cương, là vị trí tiền tiêu của Tổ quốc:
“Bạn ơi có thấy đâu
Cao Bằng xa xa ấy
Vì ta mà giữ lấy
Một dải dài biên cương”.
Đọc bài thơ, em càng thấy yêu cảnh trí núi non và con người Cao Bằng, càng yêu hơn đất nước và con người Việt Nam.
Đặc sản của Cao Bằng là mận ngọt “đón môi ta dịu dàng”. Phải chăng hai chữ “dịu dàng” còn nói lên một nét đẹp của bà con Cao Bằng là rất đôn hậu và hiếu khách.
Các chữ “rất thương”, “rất thảo”; các so sánh “hình như hạt gạo”, “hiền như suối trong”, đã nói lên một cách đậm đà những phẩm chất tốt đẹp của ông bà, của chị, của em, của đồng bào Cao Bằng: hiền lành, phúc hậu, chất phác, trong sáng... Đây là khổ thơ hay nhất trong bài “Cao Bằng”:
“Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong”.
Núi non Cao Bằng hùng vĩ “đo làm sao cho hết”. Cũng như tình yêu nước, tình yêu cách mạng của nhân dân Cao Bằng thì vô cùng sâu sắc, mãnh liệt, son sắt thủy chung:
“Lại lặng thầm trong suốt
Như suối khuất rì rào”
Cao Bằng có hang Pác Bó, với núi Các-mác, suối Lê-nin, nơi mà Bác Hồ đã sống và hoạt động cách mạng bí mật những năm 1941-1942; Bác đã sống trong sự đùm bọc, chở che của đồng bào để “nhóm lửa cách mạng”.
Bài làm
Tuổi thơ đối với bất kỳ ai cũng là quãng thời gian đẹp đẽ, hạnh phúc. Hạnh phúc bởi sự ngây thơ, hồn nhiên, bởi những điều nhỏ bé mà vô cùng đáng quý. Tuổi thơ của em cũng tràn ngập niềm vui và hạnh phúc, không chỉ bởi vì những điều trên mà còn bởi có một người em luôn kính yêu – bà ngoại.
Bà ngoại của em đã đi hết quãng đường hai phần ba cuộc đời mỗi con người, năm nay bà đã bảy mươi tuổi rồi. Không giống như bà cụ cạnh nhà em, từ những ngày còn lon ton chạy theo chân bà ngoại, em đã thấy bà có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn. Cái lưng bà theo năm theo tháng đã cong cong xuống, mẹ bảo đó là cái lưng phi thường mạnh mẽ, đã gánh gồng mọi phong ba, chăm sóc, nuôi dạy mẹ và các bác lên người. Tóc bà em trắng như cước, nổi bật trên khuôn mặt trái xoan bé xíu với làn da in hằn dấu vết của thời gian. Mặt của bà đã có nhiều vết chân chim, lan tràn cả nơi khóe mắt. Cái miệng móm mém và hai mắt không còn sáng rõ như trước nữa. Vậy nhưng, ánh mắt hiền từ cùng vẻ mặt hòa ái của bà lại khiến người ta cảm thấy gần gũi, thân thiết.
Đôi tay bà ngoại lộ rõ những khớp xương, nhỏ bé. Ai nghĩ được đôi tay ấy đã nuôi nấng đàn con trưởng thành, xây nhà, dựng cửa và chăm sóc cho từng lớp cháu chắt lớn lên. Em chính là một trong những đứa cháu được bà chính tay bảo bọc, chăm lo từ lúc còn chập chững bước đi. Bà ngoại đã hi sinh cả cuộc đời mình để giữ gìn mái ấm gia đình sau khi ông ngoại mất, ngậm đắng nuốt cay vì con vì cháu. Dáng người nhỏ nhắn mong manh của bà vì con cháu mà kiên cường chống lại giông tố cuộc đời, gian nan vất vả.
Bà của em hiền hậu như những bà tiên trong truyện cổ tích. Dù cho mắt không còn tinh, chân không còn nhanh nhẹn nữa, bà vẫn ngày ngày qua lại giữa các nhà, quan tâm lo lắng cho tất cả con cháu, nội ngoại gái trai không phân biệt đối xử. Bà cẩn thận chăm sóc một mảnh vườn nhỏ, trồng cây nuôi gà. Đến ngày thu hoạch bà lại tất bật đem đến cho từng nhà, khi con cháu khuyên ngăn bà nghỉ ngơi, bà chỉ cười bảo rằng bà thích như thế, ngơi chân ngơi tay bà càng thấy mệt mỏi, bứt rứt không yên.
Bà là người phụ nữ kiên cường, giàu đức hi sinh, là người mà bố mẹ chúng em lẫn mọi người xung quanh kính trọng. Hàng xóm láng giềng kính vì những khó khăn bất hạnh mà bà vượt qua suốt cuộc đời, yêu mến bà tốt bụng, thân thiện. Chỉ cần có người gặp khó khăn, nếu giúp được bà em sẽ không ngần ngại giúp đỡ.
Đối với riêng em, bà là tuổi thơ êm đềm, hạnh phúc. Bà chăm em từ bé đến lớn, dành tình yêu thương để ru em những giấc ngủ say khi mẹ bận rộn. Những câu chuyện cổ tích nhiệm màu, nhân hậu cũng nhờ giọng kể ấm áp, truyền cảm của bà mà đến với tuổi thơ em. Những đêm trăng tròn vành vạnh, bà bế em trên chiếc võng kẽo kẹt đung đưa, nhẹ nhàng kể về anh Khoai, về cô Tấm...dạy em bao điều mới lạ, sống nhân hậu và yêu thương mọi người...
Thời gian trôi đi, bà em không còn khỏe mạnh như xưa, nhưng tình thương mà bà dành cho con cháu vẫn không hề thay đổi, luôn ngọt ngào và bao la, rộng lớn. Nụ cười hạnh phúc mãn nguyện của bà khi thấy con cháu khỏe mạnh, vui vẻ chính là nụ cười đẹp nhất mà em luôn nhớ mãi không quên.
Em luôn cảm thấy vô cùng may mắn vì được hưởng thụ tình yêu thương và sự bảo bọc của bà. Bà ngoại là người mà em kính yêu nhất. Em sẽ cố gắng sống như những lời bà dạy để không phụ sự kỳ vọng, giáo dục ân cần chu đáo của bà.
SỰ SẺ CHIA BÌNH DỊ
Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên.
Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó tôi cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: "Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi."
Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.
Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.
Câu 1: Vì sao nhân vật "tôi" trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau?
A. Vì thấy mình chưa vội lắm.
B. Vì nhười phụ nữ trình bày lí do của mình và xin được nhường chỗ.
C. Vì thấy hoàn cảnh mẹ con người phụ nữ thật đáng thương.
D. Vì hai đứa nhỏ khóc lóc không chiu đứng yên trong hàng.
Câu 2: Sau khi nhường chỗ, vì sao nhân vât "tôi" lại thấy bực mình và hối hận?
A. Vì thấy mẹ con họ không cảm ơn.
B. Vì thấy mãi không đến lượt mình.
C.Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ thì đóng cửa
D.Vì mình không mua được tem gửi thư.
Là ngày mà tất cả chúng ta bày tỏ tấm lòng biết ơn, sự kính trọng của mình đến một nửa của nhân loại. Ai cũng gọi ngày 20/10 là ngày Phụ nữ Việt Nam, nhưng có lẽ ý nghĩa của ngày này thì chúng ta phải tìm hiểu thêm để hiểu được tường tận, đây chính là ngày kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, gọi tắt là Ngày Phụ nữ Việt Nam. Vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập. Để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20/10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày Phụ nữ Việt Nam". Phải nói, đây là ngày đầu tiên trong lịch sử nước ta, một đoàn thể quần chúng của phụ nữ được hoạt động hợp pháp và công khai, nhằm đoàn kết, động viên lực lượng phụ nữ đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước. Đây cũng là lần đầu tiên, người phụ nữ Việt Nam được cầm lá phiếu bầu cử, tham gia các công tác chính quyền và xã hội, nắm giữ nhiều trọng trách trong bộ máy Nhà nước và các đoàn thể quần chúng.
Cứ mỗi độ thu về, trong không khí se lạnh của tiết trời heo may, chị em phụ nữ nói riêng và mọi người nói chung lại cùng nhau háo hức đón chào kỉ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2018). Trên mảnh đất hình chữ “S” này, trải qua bao đêm trường thế kỉ của chiến tranh, chống chế độ phong kiến bất công, người phụ nữ Việt Nam vẫn ngày càng càng trở nên sáng ngời rạng rỡ. Họ càng chứng minh được phẩm chất của mình là những đóa sen “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, đẹp dịu dàng và đầy thanh khiết, luôn kiên cường, dũng cảm, cần cù lao động, sáng tạo, thông minh. Phụ nữ Việt Nam chính là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc cũng như tinh hoa văn hoá dân tộc. Trong công cuộc xây dựng đất nước, phụ nữ đã có những đóng góp hết sức to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ, phát triển đất nước về mọi mặt của đới sống. Phụ nữ hiện đại không chỉ là người nội trợ trong gia đình mà họ còn là người lao động kiếm tiền, là nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của xã hội. Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm 51% lực lượng lao động và đóng vai trò chính trong công việc gia đình và nuôi dạy con cái. Trong số các đại biểu của Quốc hội Việt Nam, tổ chức quyền lực cao nhất, phụ nữ chiếm 27,3% và được liên hiệp quốc đánh giá: "Phụ nữ Việt Nam tham gia hoạt động chính trị cao nhất thế giới". Việt Nam có tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%, thạc sĩ 33,95% và tiến sĩ 25,96%.
Vui mừng trước những thành quả mà chị em đã đạt được, chúng tôi mong rằng tất cả chị em có mặt ngày hôm nay, phát huy tinh thần và truyền thống của người phụ nữ Việt Nam luôn “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”, để chủ động giải quyết tốt công việc gia đình, công việc cơ quan, xứng đáng là người phụ nữ: “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”. Ở thời nào cũng vậy, vẻ đẹp của người phụ nữ như một hằng số, bất biến ngàn đời. Đó là sự nhẫn nại, cam chịu, là sự thủy chung son sắt. Dù bao khổ đau, bất hạnh vẫn không thể vùi lấp được những vẻ đẹp đó. Nó như những viên ngọc thô mà thời gian, những bất hạnh khổ đau là chất xúc tác mài giũa, càng ngày càng toả sáng.
Nối tiếp những truyền thống anh hùng đó Phụ nữ Viện KSND tỉnh Bình Định đã và đang từng bước khẳng định mình. Các chị em công tác trong ngành KSND tỉnh Bình Định qua các thời kỳ và hiện nay đã không quản ngại khó khăn, vừa làm tốt thiên chức làm mẹ, làm vợ trong gia đình, đồng thời luôn phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành chức trách, nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị được giao; tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của chiến lược cải cách tư pháp theo Nghị quyết của Đảng. Nhiều chị đã phấn đấu trở thành Kiểm sát viên giỏi, Kiểm sát viên tiêu biểu. Hàng năm chị em trong toàn ngành đều phấn đấu đạt danh hiệu thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, chăm lo xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Gia đình các chị đều được công nhận là gia đình văn hoá.
Được biết trong những năm gần đây các chị em phụ nữ ở Viện KSND tỉnh Bình Định đã và đang cố gắng nỗ lực, mặc dù ở các phòng nghiệp vụ với khối lượng công việc nhiều, một người cùng lúc có thể kiêm nhiệm nhiều việc khác nhau, nhưng vượt qua mọi khó khăn các chị cũng đã từng bước khẳng định bản thân, luôn chu toàn công việc xã hội và cuộc sống gia đình, nhiều chị tuy trẻ tuổi nhưng đã khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, nhiều chị là nữ cán bộ quản lý tiêu biểu của Ngành được Lãnh đạo Viện ghi nhận. Có thể nói đây là tín hiệu vui cho Ngành KSND Bình Định các chị đã để lại dấu ấn về người nữ cán bộ kiểm sát tự tin, tự trọng và không ngừng vươn xa.
Phụ nữ Ngành KSND tỉnh Bình Định ngày nay đã và đang nỗ lực để tự khẳng định chính mình, bằng cả trái tim và khối óc, bằng lòng “Yêu ngành, yêu nghề”, họ đang cố gắng để đóng góp vào những thành tích chung của phụ nữ trên mảnh đất hình chữ S thân thương. Họ được xem là “một nửa” của nhân loại, được cả thế giới trân trọng vinh danh là “phái đẹp”. Nhân dịp kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930- 20/10/2018), xin kính chúc các bà, các mẹ, các chị sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt, luôn xứng đáng với danh hiệu là phái đẹp, là một nửa của thế giới, xứng đáng là những bông hoa tỏa ngát hương thơm trong vườn hoa kiểm sát./.