Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
rong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:
Quê hương anh đất mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
1) Truyện kể về một tổ nữ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, đó là ba cô gái rất trẻ: Phương Định, Nho và Thao.Họ ở tách xa đơn vị, dưới một cái hang ở chân cao điểm. Nhiệm vụ của họ là quan sát máy bay địch ném bom, đo đất đá, san lấp hố bom, đo tọa độ những trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc vô cùng nguy hiểm, suốt ngày họ phải chạy trên cao điểm và đối mặt với cái chết. Một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và Thao vô cùng lo lắng và tận tình chăm sóc. Công việc của họ đầy khó khăn, nguy hiểm nhưng họ vẫn sống hồn nhiên, yêu đời. Những lúc rỗi họ thường hát, tâm hồn rất thơ mộng, nhất là Phương Định. Họ gắn bó, yêu thương nhau mặc dù mỗi người một cá tính. Sau những phút phá bom căng thẳng, một cơn mưa đá vụt dến rồi vụt đi để lại trong lòng Phương Định bao hoài niệm, khát khao.
+)Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất, theo lời kể của Định - nhân vật chính. Sự lưạ chọn vai kể như vậy rất phù hợp với nội dung tác phẩm cũng thuận lợi cho việc miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của ba cô gái.
2)
Những cô gái thanh niên xung phong có nét chung gắn bó thành một khối thống nhất. Đó là:
- Ba cô đều làm chung một nhiệm vụ trinh sát mặt đường. Cụ thể là đo khối lượng đất đá cần san lấp, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Đó là công việc nguy hiểm mà cái chết luôn rình rập.
- Họ đều là các cô gái còn trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, yêu thương gắn bó với đồng đội.
- Họ chiến đấu dũng cảm và sống giản dị, lạc quan, thích ca hát, thêu thùa.
- Họ hồn nhiên, vui thích đón nhận cơn mưa đá với niềm vui trẻ con.
Mỗi người trong số họ lại có cá tính riêng, có nét riêng. Phương Định là con gái thành phố, xinh đẹp, thích thơ mông và hay hát; Nho thích thêu thùa; chị Thao hay chép bài hát, bình tĩnh, can đảm nhưng lại sợ nhìn thấy máu, sợ vắt và không ưa nước mắt.
3)
Phương Định là một cô gái thành phố tự biết mình đẹp nhưng trong lòng thì cô coi những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ là đẹp nhất. Phương Định thuộc nhiều bài hát, thích bịa lời bài hát, cô hay mơ mộng " hát và nghĩ vớ vẩn". Cô hay quan sát, để ý những đồng đội của mình. Cô dành tình yêu thương cho Nho - người bạn như cây kem trắng; dành tình cảm quý mến, trân trọng cho chị Thao, con người "cương quyết, táo bạo".
Phương Định làm quen với bom nổ, với căng thẳng hàng ngày. Nhưng mỗi lần phá bom là một thử thách mới. Cô đi thẳng đến quả bom chưa nổ. Cô đào đất và đặt thuốc nổ vào dưới quả bom có thể nổ tung bất kì lúc nào. Hành động của cô thật nhanh gọn, khéo léo trong một không khí cực kì căng thẳng. Với cô, cái chết thật mờ nhạt trước điều quan tâm lớn nhất: Liệu mìn có nổ, liệu bom có nổ không ? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?
Khi Nho bị thương, Phương Định bình tĩnh chăm sóc bạn, rửa vết thương , băng và tiêm cho bạn. Gặp cơn mưa đá bất ngờ, tính hồn nhiên của cô được bộc lộ mạnh mẽ. Cô vui thích cuống cuồng như con trẻ. Và cơn mưa lại gợi cho cô nhớ về thành phố, về mẹ, về những ngôi sao to trên bầu trời thành phố.
Nhân vật Phương Định đã bộc lộ những nét tiêu biểu nhất của các cô gái trẻ: hồn nhiên, sinh đẹp, mộng mơ, thích hát, tự trọng, luôn cố gắng trong công việc, vượt lên gian khổ, khó khăn, nguy hiểm và nỗi sợ hãi, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
4)Ngôn ngữ của truyện là ngôn ngữ của nhân vật xưng "tôi" - Phương Định. Cách lựa chọn ngôi kể này làm cho câu chuyện được kể trực tiếp từ người trong cuộc - một cô gái. Điều đó khiến cho lời lẽ kể chuyện hồn nhiên, trẻ trung và giàu nữ tính. Người kể chuyện còn thêm vào những suy nghí, bình luận làm cho câu chuyện không chỉ là sự việc mà là sự việc được suy ngẫm. Nhịp kể của câu chuyện cũng thay đổi. Khi khẩn trương, căng thẳng, khi chậm rãi, sâu lắng. Điều đó cũng góp phần làm cho câu chuyện trở nên linh hoạt, sinh động
5)
Thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ là những người sẵn sàng làm nhiệm vụ. Họ là những cô gái thanh niên xung phong như Phương Định, Nho, chị Thao (Những ngôi sao xa xôi). Họ là những chiến sĩ lái xe lạc quan, dũng cảm. Họ là những chàng trai trên đình Yên Sơn làm nhiệm vụ trên đài khí tượng, lặng lẽ cống hiến cho đất nước những con số về gió, về mây, mưa, góp phần sản xuất và chiến đấu chống máy bay Mĩ (Lặng lẽ Sapa). Họ là cô kĩ sư, là đoàn viên sẵng sàng nhận công tác ở bất cứ nơi đâu.
Thế hệ những người trẻ tuổi đó hồn nhiên, dũng cảm, ham học hỏi, sẵn sàng làm bất cứ công việc gì mà đất nước yêu cầu.
Đó là một thế hệ rất đáng tự hào, rất đáng để cho thanh niên ngày này học tập.
Trong truyện, tác giả sử dụng ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện - cô gái thanh niên xung phong người Hà Nội - tạo cho tác phẩm có giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, trẻ trung và đầy nữ tính. Những câu văn ngắn, nhịp nhanh tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường. Ở những đoạn hồi tưởng, nhịp kể chậm lại, gợi nhớ những kỷ niệm của tuổi thiếu niên hồn nhiên, vô tư.
1)+Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi” là người bạn thân của ông Sáu.
+Câu chuyện về hai cha con thông qua lời kể của người bạn ông Sáu, đã tạo cho câu truyện tính khách quan chân thực và thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa những người đồng chí trong chiến đấu.
2)
Những nét chung của ba cô gái:
- Họ sống và làm việc trong một hang đá dưới chân cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn
- Cả ba đều là những cô gái tuối đời còn rất trẻ
- Có tinh thần trách nghiệm cao trong công việc, hết mình cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất
- Dũng cảm, sẵn sàng hi sinh, không quản gian khổ hiểm nguy
- Có tình đồng đội gắn bó keo sơn
- Hay xúc động, đều là những cô gái rất mộng mơ, dễ vui, dễ trầm tư, và thích làm đẹp
Những nét riêng:
- Ở Phương Định:con gái thành phố, xinh đẹp, thích thơ mông, hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư và hay hát
- Ở Nho: là cô gái trẻ xinh xắn thích thêu thùa
- Ở chị Thao: là tổ trưởng, trưởng thành hơn, chính chắn và có kinh nghiệm hơn nhưng chị cũng hay chép bài hát, bình tĩnh, can đảm nhưng lại sợ nhìn thấy máu, sợ vắt và không ưa nước mắt.
=> Những nét chung của ba cô gái cũng chính là những nét chung của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chồng Mĩ nhưng ở họ cũng vấn có những cá tính, nét riêng của mình.
3)
a. Nhân vật Phương Định tự quan sát và đánh giá mình
- Phương Định là một cô gái thành phố, tự biết mình đẹp nhưng trong lòng cô luôn coi những người mặc quân phục với ngôi sao trên mũ là đẹp nhất.
- Phương Định thuộc nhiều bài hát, thích bịa bài hát, hay mơ mộng “hát và nghĩ vớ vẩn”.
- Cô hay quan sát, để ý đồng đội của mình.
- Cô dành tình cảm yêu thương cho Nho – người bạn như cây kem trắng
- Dành tình cảm quý mến, trân trọng cho chị Thao, con người “cương quyết, táo bạo”.
b. Tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá bom
- Tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá bom đã được miêu tả rất cụ thể, tinh tế.
- Mặc dù đã rất quen công việc nguy hiểm này, nhưng mỗi lần phá bom vẫn là một thử thách với thần kinh của cô.
- Diễn biến tâm lí
- Cô có cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia đang dõi theo từng động tác, cử chỉ của mình, để rồi lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi lòng tự trọng: “Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sự nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới“.
- Ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người như, cũng trở nôn sắc nhọn hơn: “Thính thoảng lưỡi xẻng chạm vào qua bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! vỏ qua bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành“.
- Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom: “Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ“.
→ Tác giả đã miêu tả sinh động và chân thực tâm lí nhân vật
⇒ Làm hiện lên một thế giới nội tâm phong phú, nhưng trong sáng, không phức tạp.
c. Cảm xúc của các cô gái trước trận mưa đá ở cuối truyện cũng được miêu tả một cách chân thực và xúc động
- Gặp cơn mưa đá bất ngờ, tình hồn nhiên của cô được bộc lộ mạnh mẽ.
- Cô vui thích, cuống cuồng: “Những niềm vui con trẻ …lại nở tung ra, say sưa, tràn đầy”.
- Và cơn mưa gợi cho cô nhớ về thành phố, về mẹ, về những ngôi sao to trên bầu trời thành phố.
. Mở bài cuộc gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai:
- Tạo tình huống gặp gỡ với ông Hai. Nêu về thời gian, không gian, địa điểm, nhân vật một cách hợp lí, hấp dẫn.
2. Thân bài cuộc gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai:
- Nói đến hoàn cảnh khiến ông Hai cùng gia đình phải đi tản cư; Kể về niềm hãnh diện, tự hào, nỗi nhớ quê hương da diết và sự quan tâm đến cuộc kháng chiến của ông Hai khi ông ở nơi tản cư.
- Nêu diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu có người theo giặc làm Việt gian, từ đó thấy rõ tình yêu làng sâu sắc hòa quyện thống nhất với tình yêu nước, yêu Tổ Quốc, yêu cách mạng của ông Hai:
- Từ sự bàng hoàng, sững sờ khi mới nghe tin ấy đến cảm giác xấu hổ, lo lắng, buồn bã, chán nản rồi nó trở thành một nỗi ám ảnh thường xuyên nặng nề khiến ông Hai vô cùng đau đớn, khổ sở.
- Sau đó là tình thế bế tắc, tuyệt vọng của ông khi ông và gia đình bị đuổi đi, sự đấu tranh nội tâm của ông giữa đi nơi khác hay trở về làng chợ Dầu khiến ông phải đau đầu. Nhưng ông quyết tâm không trở về làng, vì trở về là chống lại cách mạng, chống lại Cụ Hồ. Qua đó thấy rõ được tình yêu nước, yêu Tổ Quốc rộng lớn, bao trùm lên tình yêu quê hương của ông Hai.
- Lời tâm sự của ông Hai với đứa con trai út thể hiện tấm lòng thủy chung, son sắc của ông với cách mạng, với kháng chiến.
- Kể về tâm trạng vui sướng, vô bờ bến của ông Hai khi tin làng theo giặc được đính chính.
3. Kết bài cuộc gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai:
- Ấn tượng, cảm xúc và suy nghĩ của bản thân em sau cuộc trò chuyện ấy.
"Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"
Câu thơ mở ra một bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân với hình ảnh cỏ non xanh mướt tới tận chân trời và hoa lê đang bắt đầu nở khi xuân sang. Bức tranh có sự hài hòa đến tuyệt diệu. Màu trắng tinh khôi của hoa lê hòa cùng với màu xanh non mỡ màng của cỏ. Không gian rộng lớn bạt ngàn ngút ngàn với những bãi cỏ “rợn chân trời” kết hợp với không gian thu nhỏ trên một cành hoa xuân. Tất cả gợi lên một sức sống tràn đầy, một bầu khí quyển trong trẻo, nên thơ, dịu nhẹ của tiết thanh minh. Xuân về khoác áo xanh cho cỏ, mặc áo trắng cho hoa. Cỏ và hoa bừng dậy sau giấc ngủ đông dài lạnh lẽo để rồi cỏ non nối tiếp chân trời xanh, và hoa lê bừng sắc trắng trên cành. Còn gì đẹp hơn thế, còn gì trong trẻo hơn thế! Câu thơ của Nguyễn Du làm ta chợt nhớ tới câu thơ của thi nhân Ức Trai ngay trước :
Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời
(Độ đầu xuân thảo lục như yên
Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên)
(Bến đò xuân đầu trại – Nguyễn Trãi)
Cùng đặc tả màu xanh của cỏ nhưng mỗi thi nhân lại có cảm nhận rất khác nhau. Nếu đến với thơ Nguyễn Trãi, cỏ dưới làn mưa xuân giăng nhè nhẹ “xanh như khói” thì trong thơ của Nguyễn Du màu xanh của cỏ vẫn vẹn nguyên có cảm giác như cỏ nối liền chân trời tạo làm không gian được mở rộng tới vô cùng. Đó phải chăng chính là sức hấp dẫn của thơ ca, cùng viết một hình ảnh nhưng ở mỗi một bài thơ, qua những lăng kính nhìn khác nhau sẽ đem đến những cách cảm nhận riêng biệt, không trộn lẫn.
Câu thơ của Nguyễn Du được lấy tứ từ câu thơ cổ Trung Hoa:
Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa
(Cỏ thơm liền với trời xanh
Trên cành lê có mấy bông hoa)
Câu thơ mở ra một bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp có màu sắc, có đường nét đặc biệt lại có cả hương thơm. Đó là hương thơm của cỏ non “phương thảo”. Đó là màu xanh mướt của cỏ nối liền với trời xanh “liên thiên bích”. Đó còn là đường nét của cành lê điểm nhẹ vài bông hoa mới nở “sổ điểm hoa”. Câu thơ của Nguyễn Du rất gần với tứ của câu thơ này. Nhưng chúng có nét giống nhau chứ không hề đồng nhất. Nguyễn Du đã có những sáng tạo của riêng mình để đem lại sức hấp dẫn cho câu thơ của Truyện Kiều. Nếu như câu thơ cổ Trung Hoa chỉ miêu tả một cách đơn thuần: cành lê có một vài bông hoa thì câu thơ trong Truyện Kiều lại nhấn mạnh màu sắc của hoa “trắng điểm”. Ở đây tính từ “trắng” đã được động từ hóa, câu thơ không chỉ nói lên màu sắc của hoa mà còn cho thấy được cả một sức sống mãnh liệt đang bừng dậy. Câu thơ không hề tĩnh tại mà có tính chất động. Chúng ta không chỉ cảm nhận được một màu trắng tinh khôi của hoa lê mà còn dường như thấy được cả những mạch sống đang cựa mình trỗi dậy theo bước chuyển mình của mùa xuân. Hai câu thơ cổ Trung Quốc chỉ gợi mà không tả, còn hai câu thơ của Nguyễn Du tả rõ màu sắc khiến câu thơ sinh động, có hồn. Từ câu thơ ngũ ngôn mang phong vị Đường thi, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du thành câu thơ lục bát uyển chuyển mang đậm hồn thơ dân tộc. Chỉ đôi câu thơ nhưng cũng đủ cho ta thấy sự sáng tạo, sức bút kì diệu của thiên tài Nguyễn Du. Đó phải chăng chính là một trong những yếu tố làm nên sức sống bất diệt của Truyện Kiều,Truyện Kiều của Nguyễn Du nằm ngoài sự “băng hoại” của thời gian.
1. PTBĐ chính của văn bản là nghị luận
2. Biện pháp tu từ ẩn dụ: cầu vồng ẩn dụ cho những điều tốt đẹp, tươi sáng; cơn mưa ẩn dụ cho những khó khăn thử thách phải trải qua. Tác dụng của biện pháp tu từ: biện pháp tu từ giúp ta hình dung cụ thể muốn đạt được thành công phải vượt qua được những sự thất bại, khó khăn, thử thách.
3. Câu nói có ý nghĩa là chúng ta thường khó đối mặt với những thất bại đặc biệt là thất bại đầu đời vì chúng ta chưa có kinh nghiệm, chưa đủ chín chắn, đủ bản lĩnh để đối mặt với những khó khăn, nên khi gặp thất bại chúng ta thường khó đối diện.
4. (HS đưa ra quan điểm cá nhân) Gợi ý: Thông điệp tôi tâm đắc nhất là: Hãy tin ngày mai nắng sẽ lên và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin. Thông điệp này thể hiện niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp, dù có khó khăn thử thách như thế nào, dù có thất bại nhưng nếu con người vẫn có niềm tin, không ngừng nỗ lực cố gắng thì chắc chắn thành công, những điều tốt đẹp sẽ đến.
Chọn đáp án: A.