Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án: C
Giải thích:
Trong chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 ta tấn công vào những hướng quan trọng mà địch tương đối yếu, làm phân tán lực lượng của địch. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, ta đánh vào nơi tập trung binh lực lớn nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương để kết thúc chiến tranh.
Vì chiến thắng điện biên phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va và mọi mưu đồ chiến lược của Pháp-Mĩ, xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo thuận lợi cơ bản cho cuộc đấu tranh ngoại giao của nước ta, buộc Pháp-Mĩ phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
Tại vì:
– Pháp, Mỹ đưa ra kế hoạch Na Va nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh trong vòng 18 tháng giành thắng lợi quyết định kết thúc chiến tranh. Để thực hiện kế hoạch Na Va Mỹ đã tăng viện trợ cho Pháp, Pháp điều quân từ Đồng bằng Bắc bộ lên 12 tiểu đoàn, thúc ngụy quân bắt thêm binh lính.
– Cuộc tấn công chiến lược đông xuân 1953 – 1954 của ta buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó. Kế họạch NaVa bước đầu bị phá sản. Buộc Pháp, Mỹ tập trung xây dựng ĐBP thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông dương. – “Một pháo đại bất khả xâm phạm” chấp nhận cuộc chiến đấu với ta ở đây.
– Ta quyết định mở chiến dịch ĐBP nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Lào. Sau 56 ngày đêm chiến đấu quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
– Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan kế hoạch NaVa của Pháp, Mỹ tạo điệu kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi.
– Chiến thắng Điện Biên Phủ đã góp phần làm tan dã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị thế giới, cổ vũ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng. Chiến thắng Điện Biên Phủ góp phần quyết định việc ký hiệp định GiơNevơ năm 1954 về việc lập lại hòa bình ở Đông dương.
Các nước tham dự hội nghị công nhận độc lập chủ quyền của ba nước Đông dương, Pháp buộc phải rút quân về nước, Mỹ bị thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh ở Đông dương. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Đáp án A
Kế hoạch Nava là cố gắng cao nhất của Pháp có Mĩ giúp sức với hy vọng trong 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. Tuy nhiên thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava, xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi (buộc Pháp phái kí Hiệp định Giơnevơ)
* Diễn biến: từ ngày 13-3-1954 đến hết ngày 7-5-1954, chia làm 3 đợt:
- Đợt 1 (từ 13-3 đến 17-03-1954): ta tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
- Đợt 2 (từ 30-3 đến 26-04-1954):
+ Quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm Mường Thanh.
+ Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, nhất là đồn A1, C1.
+ Ta bao vây, chia cắt, khống chế con đường tiếp tế bằng hàng không của địch.
- Đợt 3 (từ 1-5 đến ngày 7-5-1954):
+ Quân ta đồng loạt tiến công tiêu diệt phân khu trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam.
+ Chiều ngày 7-5-1954, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch đầu hàng.
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi.
Chiến dịch ĐBP đã cho thấy đường lối kháng chiến đúng đắn của Đảng
tham khảo
Giai đoạn 1: Từ ngày 13 đến 17-3-1954, quân ta đã tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh; Pi rốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh của ta đã dùng lựu đạn tự sát.
Giai đoạn 2: Từ ngày 30-3 đến 30-4-1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm; thắt chặt vòng vây, chia cắt, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho Tập đoàn cứ điểm.
Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt, tại đồi C1, ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày và đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.
Giai đoạn 3: Từ ngày 1 đến 7-5-1954, ta đánh dứt điểm dãy đồi phía Đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại, bắt sống Tướng De Castries, kết thúc chiến dịch.
Vì chiến thắng điện biên phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va và mọi mưu đồ chiến lược của Pháp-Mĩ, xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo thuận lợi cơ bản cho cuộc đấu tranh ngoại giao của nước ta, buộc Pháp-Mĩ phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
Đáp án A
Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 với trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 là đều là những thắng lợi quân sự quyết định dẫn tới kí kết một hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Ở chiến dịch Điện Biên Phủ là hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương. Còn ở trận “Điện Biên Phủ trên không” là hiệp định Pari về Việt Nam
Đáp án D