Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Vai trò chỉ đạo của Lê nin trong và sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:
- Đầu năm 1917, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng mọi mặt. Lê nin thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân Nga tiến hành đấu tranh cách mạng, nêu lên khẩu hiệu "biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng".
- Cách mạng tháng Hai năm 1917 bùng nổ và thành công, chế độ Nga hoàng bị lật đổ song cục diện 2 chính quyền song song tồn tại hình thành... Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của những giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại. Do đó, Lê nin và Đảng Bôn sê vich đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng lật đổ chính phủ lâm thời.
- Tháng 4-1917, Lê nin đã đưa ra Luận cương tháng Tư, vạch ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa...
- Khi điều kiện khởi nghĩa đã chín muồi, Lê nin bí mật về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng, vạch ra kế hoạch khởi nghĩa... Cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi nhanh chóng và ít tổn thất.
- Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười, chính quyền Xô viết được thành lập do Lê nin đứng đầu đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của quần chúng nhân dân, đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân...
- Tháng 3-1918, Lê nin kí hòa ước Bret- Li tốp rút Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc để có thời gian hòa bình, hòa hoãn xây dựng củng cố và phát triển lực lượng.
- Năm 1919, Lê nin đã đề ra chính sách cộng sản thời chiến nhằm huy động tối đa sức người sức của để chống thù trong giặc ngoài. Nhờ thực hiện chính sách này, nước Nga huy động được toàn bộ nhân lực vật lực đánh tan hoàn toàn các cuộc tấn công của các nước đế quốc và bọn phản động trong nước, bảo vệ và giữ vững nhà nước Xô viết.
- Tháng 3-1921, trong hoàn cảnh nước Nga xô viết gặp nhiều khó khăn về kinh tế và chính trị, Lê nin đã đề ra chính sách Kinh tế mới. Thực hiện chính sách kinh tế mới nước Nga đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp được phục hồi và phát triển. Tình hình chính trị xã hội dần ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện.
- tháng 12-1922, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lê nin, Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập.
b. Bài học kinh nghiệm đối với cách mạng Việt Nam
- Phải xây dựng chính đảng cách mạng của giai cấp vô sản lãnh đạo, dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê nin.
- Phải xây dựng khối liên minh công nông vững chắc, đoàn kết các lực lượng cách mạng.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
- Kết hợp các hình thức, phương pháp đấu tranh với nhau. Sử dụng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng.
- Bài học về giành và giữ chính quyền.
Tham khảo:
Những thành tựu của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay:
- Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt giá trị 8740,4 tỉ nhân dân tệ, đứng hàng thứ bảy thế giới.
+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 lên tới 325,00 tỉ USD.
+ Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Trung Quốc.
- Thu nhập bình quân tính theo đầu người tăng.
- Đối ngoại:
+ Vai trò và địa vị kinh tế của nước này ngày càng nâng cao.
+ Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông (7-1997) và Ma Cao (12-1999). Đài Loan là một bộ phận riêng mà Trung Quốc nhưng đến nay chưa kiểm soát được.
Sau cách mạng tháng Hai, Đảng Bôn-sê-vích quyết định sử dụng phương pháp đấu tranh hòa bình để chuyển toàn bộ chính quyền về tay các Xô viết vì theo Lê-nin đang có những điều kiện thuận lợi để đấu tranh hòa bình là: quần chúng nhân dân nắm trong tay vũ khí và ủng hộ các xô viết; đảng Bôn-sê-vích được phép hoạt động công khai và giai cấp tư sản chưa dám dùng bạo lực đàn áp cách mạng.
Đáp án cần chọn là: D
4. khuyến khích phát triển một nền văn hoá dân tộc hòng xoa dịu tinh thần phản kháng của nhân dân Ấn Độ.
Cải cách bộ máy nhà nước của vua Minh Mệnh để lại những bài học kinh nghiệm bổ ích về các nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước, những giá trị cần lựa chọn trong chính sách quản lý, những bài học về cải cách quan chế…
- Bộ máy nhà nước nên thực hiện theo nguyên tắc “Trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” trong hoạt động của bộ máy nhà nước để đạt hiệu quả cao. Việc áp dụng nguyên tắc này trong hoạt động của bộ máy nhà nước hiện nay sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, góp phần tích cực chống quan liêu, phòng và chống tham nhũng lãng phí.
- Bộ máy nhà nước nên thực hiện nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng” nhằm khuyến khích, động viên quan lại, quan lại nào làm tốt sẽ được nhà vua ban thưởng, làm không tốt sẽ phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
- Đề cao giá trị của pháp luật và tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật.