Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua dòng hồi tưởng, suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ "Bếp lửa" gợi lại những kỉ niệm xúc động về tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Những phẩm chất đáng quý của bà tỏa sáng cả bài thơ, trong ba câu thơ trên:
Bà kiên trì, kiên nhẫn nhen nhóm, xây dựng lại những thứ mất mát trong chiến tranh.
- Trong lòng bà vẫn luôn chứa ngọn lửa của niềm tin, hy vọng và tình yêu thương. Ngọn lửa của tình yêu thương, đức tính can trường, vững vàng là ngọn lửa không thể dập tắt.
Tác giả sử dụng từ “ngọn lửa” chỉ tấm lòng, niềm tin chất chứa bên trong của con người.
Cả câu thơ cho thấy tấm lòng của bà ấm áp, yêu thương, ngọn lửa bất tận của tình yêu thương không gì dập tắt được.
+ Từ ngọn lửa mang tính biểu tượng.
Trong đoạn thơ trên có nhắc tới hai hình ảnh ngọn lửa:
- Ngọn lửa từ bếp lửa của bà ân cần, ấm cúng, nhẫn nại, ngọn lửa tượng trưng cho những phẩm chất đáng quý của bà.
+ Những năm tháng kháng chiến khó khăn, ác liệt nhưng bà vẫn “vững lòng” là chỗ dựa cho con cháu.
+ Bà kiên cường trước mọi thử thách, tai họa khốc liệt của chiến tranh để trở thành hậu phương vững chắc cho con cái đi công tác.
+ Lời dặn của người bà đối với đứa cháu giúp ta hình dung ra được tình cảm, suy nghĩ cũng như làm sáng lên những phẩm chất của người mẹ Việt Nam anh hùng.
- Ngọn lửa của kẻ thù thiêu rụi sự sống, tàn phá cuộc sống thanh bình “năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”.
→ Ngọn lửa của bọn giặc hủy diệt sức sống thì niềm tin và tình yêu thương của người bà được nhen nhóm mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
a) sự việc xảy ra với lời bà dặn cháu hoàn toàn trái ngược nhau : "năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi / hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi" nhưng bà dặn cháu nói với bố là " Ở đây vẫn được bình yên, không chuyện gì xảy ra hết"
ta thấy đã vi phạm phương châm về chất ( nói không đúng sự thật)
b) sự không tuân thủ ấy có ý nghĩa: người bà không muốn bố ở nơi chiến khu lo lắng về quê nhà, muốn bố chuyên tâm ở chiến khu kháng chiến bảo vệ quê hương đất nước, đồng thơi thể hiện tình yêu và sự hi sinh của bà đối với quê hương đất nước
#cósaixótmongm.nbỏwa
Trong đoạn thơ trên có nhắc tới hai hình ảnh ngọn lửa:
- Ngọn lửa từ bếp lửa của bà ân cần, ấm cúng, nhẫn nại, ngọn lửa tượng trưng cho những phẩm chất đáng quý của bà.
+ Những năm tháng kháng chiến khó khăn, ác liệt nhưng bà vẫn “vững lòng” là chỗ dựa cho con cháu.
+ Bà kiên cường trước mọi thử thách, tai họa khốc liệt của chiến tranh để trở thành hậu phương vững chắc cho con cái đi công tác.
+ Lời dặn của người bà đối với đứa cháu giúp ta hình dung ra được tình cảm, suy nghĩ cũng như làm sáng lên những phẩm chất của người mẹ Việt Nam anh hùng.
- Ngọn lửa của kẻ thù thiêu rụi sự sống, tàn phá cuộc sống thanh bình “năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”.
→ Ngọn lửa của bọn giặc hủy diệt sức sống thì niềm tin và tình yêu thương của người bà được nhen nhóm mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
a, Lời dẫn trực tiếp: "Bố ở chiến khu, bố còn việc bố/ Mày có viết thư chớ kể này kể nọ/ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"
Dấu hiệu để biết đây là lời dẫn trực tiếp là tác giả sử dụng dấu hai chấm và mở ngoặc kép để mở đầu lời đối thoại.
b, Lời dặn của bà không tuân thủ phương châm về chất. Người bà cố ý không tuân thủ phương châm về chất vì để cho người bố yên tâm công tác chiến đấu tại chiến khu. Bà không muốn bố lại lo lắng cho gia đình khi nghe những lời kể của người cháu. Bà cứ như vậy mà hy sinh âm thầm cho con cháu, là chỗ dựa cho cả gia đình.
c, Ông bà, bố mẹ là người thân của mỗi đứa trẻ trong mỗi gia đình Việt. Đầu tiên, họ có công sinh thành với mỗi người con người cháu như chúng ta. Ngày ta cất tiếng khóc chào đời, họ đã vô cùng sung sướng vì được chào đón một thiên thần mới trong gia đình bé nhỏ. Thứ hai, họ có công dưỡng dục và nuôi lớn chúng ta. Chúng ta lớn lên nhờ những câu hát ru của mẹ, nhờ những bài học làm người của ông bà bố mẹ. Có những trận đòi roi và mắng mỏ nghiêm khắc nhưng họ đều là vì muốn tốt cho chúng ta, để chúng ta không mắc vào những sai lầm ấy thêm một lần nào nữa. Cuối cùng, sau tất cả, họ luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho chúng ta, là nơi để chúng ta có sự động viên và bình an tìm về. Đằng sau mỗi thành công trên đường đời của chúng ta thì vẫn luôn có sự hy sinh của ông bà bố mẹ và những người thân yêu.
kick đúng nha
1. Lời của bà vi phạm phương châm hội thoại về chất: dặn cháu nói không đúng sự thật.
2. Từ "nhà" chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ: ý nói mọi người và mọi việc trong nhà vẫn bình yên, tốt đẹp, không có gì bất ổn.
3. Hãy trình bày ngắn gọn cảm nghĩ của em về hình ảnh người bà trong đoạn thơ trên.
Hình ảnh người bà trong đoạn thơ trên:
- Đảm đang, chịu thương chịu khó, một mình bà quán xuyến việc nhà.
- Đối mặt với khó khăn, vất vả, bà vẫn "vững lòng", không lời than thở và giấu đi sự thực để các con ở nơi xa yên tâm công
=> Bà là người phụ nữ đảm đang, bản lĩnh, giàu đức hi sinh và có tình yêu thương vô bờ bến dành cho con, cháu. Bà là hậu phương vững chắc của gia đình trước những xa xôi cách trở và khó khăn, mất mát. Ở bà kết tinh những vẻ đẹp tuyệt vời của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.