Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
– Quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích rất khác nhau, Trương Ba thì cho rằng mượn thân xác của người khác để trú ngụ là một điều không nên, sống trong người khác làm cho bản tính của ta sẽ bị mờ nhạt đi, còn Đế Thích thì lại cho rằng mượn thân xác để sống cũng là điều bình thường, chỉ cần được sống là tốt. Hai quan điểm hoàn toàn khác nhau.
– Những lời trách móc của Trương Ba đối với Đế Thích: "ông chỉ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết". Mượn thân xác để sống con người sống nhưng tính cách của chính mình bị mờ nhạt trong cái xác thịt của hàng thịt, linh hồn và thể xác của ông hoàn toàn không muốn sống trong thân xác của kẻ khác.Ở đây ông đang nói về những trải nghiệm mà ông đang phải trải qua.
– Ý nghĩa:
+ Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hoà, không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng thì không nên chỉ đổ tội cho xác và không thể an ủi, vỗ về bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.
+ Sống nhờ, sống gởi, sống chắp vá, khong được là mình thì cuộc sống ấy thật là vô nghĩa.
– Qua lời thoại, nhân vật ý thức rõ hoàn cảnh của mình: đầy trớ trêu và bi hài.
Quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích khác nhau:
- Trương Ba: mượn thân xác người khác để trú ngụ là điều không nên, sống trong người khác sẽ làm cho bản tính của ta bị mờ nhạt dần
- Đế Thích cho rằng: mượn thân xác để sống cũng là điều bình thường, chỉ cần được sống là tốt
- Lời trách móc của Trương Ba với Đế Thích:
+ Mượn thân xác người khác để sống nhưng tính cách của mình bị mai một
+ Tâm hồn của ông đau khổ khi phải sống trong thân xác của kẻ khác
Ý nghĩa:
+ Con người cần phải có sự thống nhất hài hòa, tâm hồn và thể xác. Con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng, không thể chỉ đổ lỗi cho xác và vỗ về bằng những hình ảnh đẹp siêu hình của tâm hồn
+ Sống nhờ gửi, chắp vá, không được là chính mình chính là điều nhạt nhẽo, vô nghĩa nhất trên cuộc đời
- Qua đoạn thoại, nhân vật ý thức được hoàn cảnh, thân phận của mình: trớ trêu, bi kịch
1. Tình huống truyện:
- Nghệ sĩ Phùng đến một vùng ven biển miền Trung chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Anh thấy cảnh chiếc thuyền ngoài xa, trong làn sương sớm, đẹp như tranh vẽ. Phùng nhanh chóng bấm máy, thu lấy một hình ảnh không dễ gì gặp được trong đời.
- Khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng thấy hai vợ chồng hàng chài bước xuống. Anh chứng kiến cảnh người chồng đánh vợ, đứa con ngăn bố. Những ngày sau, cảnh đó lại tiếp diễn. Phùng không ngờ sau cảnh đẹp như mơ là bao ngang trái, nghịch lý của đời thường.
- Từ đó, trong người nghệ sĩ đã có sự thay đổi cách nhìn đời. Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài để hiểu sâu thêm về người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu thêm người đồng đội (Đẩu) và hiểu thêm chính mình.
2. Thông qua tình huống , tính cách các nhân vật được bộc lộ
Tình huống truyện được tạo nên bởi nghịch cảnh giữa vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa với cái thật gần là sự ngang trái trong gia đình người thuyền chài. Từ tình huống trên mà các nhân vật bộc lộ phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm của mình.
a. Nhân vật người chồng:
- Ngoại hình thô kệch bộc lộ nét dữ dằn: “Mái tóc tổ quạ”, “đi chân chữ bát”, “hai con mắt đầy vẻ độc dữ”…
- Hành động hung ác: “Dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két”.
- Ngôn ngữ thô lỗ: Lão nói với vợ "Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ"."Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ !"
=> Người đàn ông là nạn nhân của đói nghèo, lam lũ nên trở thành kẻ độc ác, hành hạ, thô bạo với vợ con để giải toả tâm lý và nỗi khổ đời thường. Nhân vật này trở thành điển hình cho bạo lực gia đình cần lên án. Qua đó tác giả thể hiện cái nhìn của mình về đời sống: đói nghèo góp phần làm tha hoá nhân cách của con người.
b. Nhân vật người vợ:
- Không có tên riêng được tác giả gọi một cách phiếm định “người đàn bà”. Nhà văn cố tình mờ hoá tên tuổi của chị để tô đậm một số phận.
- Số phận bất hạnh của chị: Ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”, thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh không kêu một tiếng, không chống trả, không trốn chạy.
àTác giả khắc hoạ thật ấn tượng về người đàn bà một đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng.
- Vẻ đẹp tâm hồn: Yêu thương con tha thiết:
+ Không muốn các con thấy cảnh chị bị chồng đánh vì chị sợ làm tổn thương tình cảm của các con.
+ Không muốn ly hôn, chấp nhận bị đánh đập, hành hạ để nuôi con khôn lớn: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được!”
=> Qua nhân vật người vợ, tác giả đã khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: Dù trong hoàn cảnh đói nghèo, lạc hậu, con người vẫn khát khao hạnh phúc bình dị, sống nhân hậu, giàu lòng vị tha.
c. Nhân vật chánh án Đẩu:
Là người tốt bụng nhưng lại đơn giản trong cách nghĩ. Anh khuyên người đàn bà bỏ chồng là xong, mà không biết bà cần một chỗ dựa kiếm sống để nuôi con khôn lớn.
d. Nhân vật nghệ sĩ Phùng:
=> Ý nghĩa khám phá, phát hiện của tình huống
- Ở tình huống truyện này, cái nhìn và cảm nhận của nghệ sĩ Phùng, chánh án Đẩu là sự khám phá, phát hiện sâu sắc về đời sống và con người.
- Đẩu hiểu được nguyên do người đàn bà không thể bỏ chồng là vì những đứa con. Anh vỡ lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống.
- Phùng như thấy chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, còn sự thật cuộc đời lại ở rất gần. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện giúp anh hiểu rõ hơn cái có lý trong cái tưởng như nghịch lý ở gia đình thuyền chài. Anh hiểu thêm tính cách Đẩu và hiểu thêm chính mình.
=> Tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật đời sống, một tình huống nhận thức. Tình huống truyện này đã nhấn mạnh thêm mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời, khẳng định cái nhìn đa diện, nhiều chiều về đời sống, gợi mở những vấn đề mới cho sáng tạo nghệ thuật.
Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
a. Khung cảnh thiên nhiên hoàn mĩ
– Nghệ sĩ Phùng là một người nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng, trong một lần cần chụp ảnh cảnh biển trong sương sớm cho bộ lịch năm mới. các đồng chí cấp trên đã sắp xếp cho anh một chuyến đi công tác về biển nơi có bạn anh là Đẩu làm ở đó.
– Phùng đến bên biển trong buổi sớm đó và phát hiện ra một cảnh đẹp tuyệt mỹ “một bức tranh mực tàu của họa sĩ thời cổ”
– “mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe…chiếu vào”
– “Vài bóng người lớn lẫn trẻ con…vào bờ”
– Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa. Một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích
– Tác giả gọi đây là cảnh đắt trời cho, diễm phúc lắm mới được gặp một lần
– Tác động của bức tranh tới người nghệ sĩ:
• Bối rối trong trái tim như có cái gì đang thắt lại
• Khám phá thấy chân lý của sự toàn thiện
• Khám phá khoảnh khắc trong ngần của cuộc đời
• Phát hiện ra bản chất của cái đẹp chính là đạo đức
-> Như vậy có thể nói cái đẹp có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người
b. Phát hiện về hiện thực nghiệt ngã
– Bước ra từ chiếc thuyền đẹp như mơ ấy là người phụ nữ xấu xí, chân đi chữ bát, tà áo rách rưới, khuôn mặt thì chằng chịt giỗ. Người đàn ông to cao vạm vỡ nhìn hung dữ. Và thế rồi cảnh tượng diễn ra ngay trước mắt người nghệ sĩ: người chồng lấy thắt lưng đánh tới tấp vào vợ, người vợ thì chỉ biết cam chịu. thằng con ở đâu chạy đến cầm dao đam vào bố nó bị bố nó đánh một cái ngã lăn ra
-> Chứng kiến cảnh tượng ấy nghệ sĩ Phùng lại nhận ra một điều cuộc đời không đơn giản xuôi chiều như những gì ta thấy. Nó chứa đựng nhiều nghịch lý.Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập
-> Nhà văn khẳng định đừng nhầm lẫn hiện tượng với bản chất, hình thức bên trong với hình thức bên ngoài. Khi nhận xét đánh giá cần phải nhận xét một cách đa chiều
Trong cuộc sống ai cũng mong muốn mình phải thật mạnh mẽ. Thế nhưng không phải ai cũng biết định nghĩa thế nào là kẻ mạnh. Thường người ta chỉ quan niệm rằng kẻ mạnh là kẻ đánh bại được nhiều người, là kẻ có uy quyền áp đảo được người khác, khiến người khác phải sợ hãi. Song thực tế không phải như vậy. Kẻ mạnh phải là kẻ biết đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của bản thân. Như nhà văn Nam Cao đã quan niệm: “ Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình”. “Kẻ mạnh” – hai tiếng tưởng chừng rất đơn giản nhưng thực sự không mấy ai hiểu được trọn vẹn ý nghĩa sâu sắc của nó. Vậy thực sự kẻ mạnh là kẻ mang trong mình những phẩm chất gì ? Làm thế nào để có thể trở thành kẻ mạnh trong cuộc sống này? Mạnh ở đây được hiểu theo nghĩa là mạnh mẽ. Kẻ mạnh ở đây chính là con người mạnh mẽ, con người dám sống và sống có bản lĩnh trước sự cám dỗ của cuộc sống và thói ích kỉ của chính bản thân mình. Kẻ mạnh cũng là kẻ dám giữ gìn danh dự, lương tâm của mình, không để nó vấy bẩn hay có chút tì vết nào. Hai tiếng “kẻ mạnh” được Nam Cao đặt trong sự đối lập với quan niệm của nhiều người trong cuộc sống như một tâm sự đau đớn của nhà văn trước thực trạng đạo đức suy thoái, ở đó người ta ghen ghét, cạnh khóe, đố kị nhau, ở đó người ta bán rẻ danh dự, nhân phẩm của mình vì những mục đích tầm thường. Trên hết người ta có thể dùng thủ đoạn để giành lấy quyền lực, tiền bạc, danh vọng – những thứ mà người ta tin rằng sẽ mang lại sức mạnh. Nhưng liệu sức mạnh có thể đến được từ việc đánh bại kẻ khác, chà đạp, hủy diệt kẻ khác vì những mục đích tham vọng tầm thường? Chắc chắn là không. Bởi không ai nhìn nhận một kẻ là chiến thắng khi họ đánh bại đối thủ của mình bằng thủ đoạn xấu. Kẻ chiến thắng chỉ có thể là kẻ vượt lên được chính bản thân mình, vượt lên được những ham muốn nhỏ nhen ích kỉ của bản thân để giữ gìn danh dự, lương tâm làm người của mình. Là con người chắc hẳn ai cũng đã có lúc bị những cám dỗ trong cuộc sống khiến mình phân vân như đứng trước ngã ba đường. Nhưng kẻ mạnh mẽ là kẻ không để những cám dỗ – phần xấu trong con người mình điều khiển, sai khiến để đi vào con đường bất lương, con đường mà một khi đã dấn thân thì không còn có thể quay lại được. Thực tế vẫn có những kẻ luôn tự dối lừa mình để lấp liếm bản chất xấu xa, nhỏ nhen, ích kỉ. Và họ tìm mọi cách để đánh bại kẻ khác dù bằng những thủ đoạn hèn hạ nhất để che đậy bản chất yếu đuối của mình. Những con người như vậy thường dễ ngủ quên trên chiến thắng và bị đánh bại. Một khi đã bị đánh bại họ sẽ lộ rõ bản chất yếu đuối của mình và không có đủ nghị lực để đứng dậy và bước tiếp. Do đó ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ” Sức mạnh của con người chỉ có thể có được từ lòng nhân ái, đức hi sinh trong cuộc sống. Giống như người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Đó là một con người mạnh mẽ, mạnh mẽ không phải vì có thể chịu đưng được đòn roi của người chồng. Sức mạnh của con người đó thể hiện ở lòng vị tha, sự nhân hậu, sẵn sàng chịu đựng được tất cả vì con cái – những đứa con trên thuyền quanh năm thiếu đói Nam Cao là một nhà văn thích triết lí và những triết lí của ông mang một ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Quan niệm này cũng vậy, một triết lí làm người vô cùng đúng đắn được đưa ra từ một điều tưởng chừng như một nghịch lí của cuộc sống. Nó không chỉ có ý nghĩa trong xã hội cũ mà còn có ý nghĩa cho tới tận hôm nay. Như chúng ta đã biết, trong vòng xoáy của nền kinh tế thị trường, có không ít người vì lợi ích của bản thân mà sẵn sàng chà đạp lên lợi ích của người khác, chiếm đoạt những thứ không phải của mình có khi bằng những thủ đoạn vô cùng xấu xa hèn hạ. Hiểu được quan niệm của Nam Cao cũng đồng nghĩa ta thấy được sức mạnh của lòng nhân ái, từ đó phê phán một cách nghiêm khắc lối sống ích kỉ. Đồng thời cần đề cao chủ nghĩa nhân đạo, nhân cách cao thượng dám hi sinh lợi ích của bản thân cho người khác. Tuy nhiên có một câu hỏi được đặt ra là: Vậy, những biểu hiện nào của lối lống “giẫm lên vai người khác” mà ta cần lên án? Tục ngữ có câu: “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, chỉ những kẻ sống coi trọng vật chất, dùng sức mạnh vật chất để áp đảo, lấn lưới công lí. Và thực lế trong cuộc sống hiện nay, có rất nhiều người như vậy – những con người thích dùng tiền để đoạt lấy lợi ích cho mình. Đặc biệt vấn nạn chạy chọt đang trở thành một vấn đề đáng báo động trong đời người xã hội hiện nay. Người ta chạy chọt từ những việc nhỏ như xin biển số xe đẹp, xin không bị giữ xe khi vi phạm luật giao thông cho đến việc xin điểm,xin việc.. Dường như xã hội hiện nay đâu đâu cũng hiện lên chữ “xin”. Xin xỏ, hối lộ đang trở thành một căn bệnh thâm căn cố đế trong con người Việt Nam, gây suy thoái nghiêm trọng đạo đức của con người. Chúng ta ngày càng nhìn thấy nhiều hành động đi ngược lại công lí: những kẻ tham ô hàng nghìn tỉ đồng, những kẻ lén lút xả nước thải xuống sống trong suốt nhiều năm liền… Chúng ta phán những kẻ dùng sức mạnh đồng tiền để lấn át công lí nhưng cũng không thể không lên án những kẻ đang nắm trong tay “sức mạnh” mà phản bội trách nhiệm mà xã hội giao phó cho họ. Không chỉ có vậy, “giẫm đạp trên vai người khác” còn có thể hiểu là một lối sống vụ lợi, tham vọng tầm thường, sẵn sàng chà đạp, hủy diệt đồng loại vì lợi ích nhân như trong câu tục ngữ “cá lớn nuốt cá bé”. Lịch sử đã từng chứng kiến những kẻ “tà đạo”, vì muốn phục vụ cho lợi ích giai cấp của chúng đã thiêu chết thiên văn vĩ đại Brunô – người đã kiên cường bảo vệ thuyết Nhật tâm cho đến cả thân mình đỏ rực trong ngọn lửa bạo tàn. Nhưng lịch sử cũng chứng kiến từ đây một cuộc cách mạng trong nhận thức của loài người. Và lịch sử đã lên án những kẻ vì mục đích hèn hạ của mình mà tiêu diệt đồng loại, thiêu rụi chân lí. Trong xã hội ngày nay, ta vẫn còn phải chứng kiến những hành động dã man mà tưởng chừng như chỉ có trong thời kì hoang dại của loài người. Những kẻ khủng bố đang từng ngày gieo rắc tai họa khắp nơi trên thế giới, đang lên tiếng thách thức tất cả chúng ta. Rồi những vụ giết người vô cùng man rợ xuất hiện khắp nơi cảnh báo về sự suy thoái đến mất hết nhân tính của con người. Chưa thể dừng lại ở đó, chúng ta còn phải lên tiếng để phê phán những con người chỉ biết sống cho bản thân, không quan tâm đến người khác. Bởi chính việc “mạnh ai nấy sống” chính là nguyên nhân dẫn tới lối sống vụ lợi, ích kỉ đặc biệt nhiều trong giới trẻ hiện nay. Một số bạn trẻ dường như đã quên đi trách nhiệm cộng đồng của mình suốt ngày chỉ vùi đầu vào những trò chơi vô bổ, những trang web đen trên mạng internet. Nhưng điều đáng nói là nhân cách một số bạn trẻ đã bị ảnh hưởng bởi những hành vi bạo lực trong các game Online, dẫn tới nhiều vụ cướp của thậm chí là đâm chém của học sinh. Đó là biểu hiện của một lối sống ươn hèn, thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí để vươn lên. Thiết nghĩ quan niệm của nhà văn Nam Cao chính là cách sống cần thiết cho mỗi chúng ta hiện nay. Bởi sức mạnh của lòng nhân ái không chỉ đến với những người cần ta giúp đỡ. Nó còn đem đến cho chúng ta nhiều niềm vui hứng khởi để bắt đầu một ngày mới với một sức mạnh mới để vươn lên một tầm vóc mới. Đó là cội nguồn của sức mạnh chân chính.
1. Giải thích:
– “Kẻ xấu”: là những kẻ có tâm địa độc ác.
– “Lời nói và hành động của kẻ xấu”: những lời phỉ báng, gièm pha, bôi nhọ, vu oan giá hoạ, những hành động côn đồ hung ác làm tổn hại đến người khác.
– “Người tốt”: người nhân hậu, không làm gì tổn hại người khác…
– “Im lặng”: không hành động, phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu hoặc thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của những người xung quanh.
– “Sự im lặng của cả người tốt”: thái độ bàng quan, thiếu trách nhiệm, lạnh lùng, vô cảm của những người vốn nhân hậu, không biết làm những hành động sai trái…. Đây cũng là một cách ứng xử tiêu cực
-> Nội dung câu nói: Bày tỏ thái độ phê phán với những kẻ có tâm địa độc ác dùng lời phỉ báng, gièm pha, bôi nhọ, vu oan và có những hành động côn đồ hung ác làm phương hại đến những người khác; những người có thái độ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những bất công, đau khổ của những người xung quanh.
2. Phân tích, chứng minh:
– Đây là câu nói đầy tâm huyết của một người suốt đời phấn đấu vì quyền con người.
– Câu nói nêu đúng thực trạng đau lòng đang có chiều hướng gia tăng trong xã hội, đặc biệt là thời điểm hiện nay.
– Câu nói cho thấy người nói thấu hiểu sự nghiêm trọng của thực trạng đó với đời sống con người. Vì:
+ Những lời vu cáo bịa đặt, những lời mạt sát xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác, những lời gièm pha…không chỉ làm tổn thương họ mà cũng làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, gây mất đoàn kết trong tập thể…
+ Những hành vi côn đồ độc ác, ném đá giấu tay làm tổn hại tinh thần, thể xác và tài sản của con người, gây tâm lý bất an, hoang mang trong xã hội.
+ Thái độ thờ ơ trước những sự việc, những hành động trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, trái pháp luật, sự vô cảm của con người khiến cái ác lộng hành thống trị xã hội, người tốt, người đáng thương không được bênh vực sẽ bi quan, chán nản, thiếu niềm tin, đạo đức con người bị băng hoại, kìm hãm sự phát triển của xã hội.
+ Vô cảm, thiếu trách nhiệm trước nỗi đau người khác dần làm mất nhân cách của chính mình, nhân lên căn bệnh vô cảm ở mọi người trong xã hội.
– Câu nói nhắc nhở mọi người hướng đến một lối sống tích cực: sống có trách nhiệm, biết quan tâm chia sẻ với những đau khổ, bất hạnh của người khác cũng như kiên quyết đấu tranh chống lại những hành động làm tổn hại đến nhân phẩm, sức khoẻ, tính mạng, tài sản của những người xung quanh, chống lại bệnh thờ ơ, vô cảm.
3. Bài học về nhận thức và hành động:
– Bản thân cần nhận thức sâu sắc về sự nguy hại của những lời nói, hành động của kẻ xấu và sự thờ ơ, vô cảm.
– Rèn luyện cho mình lối sống tích cực, biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương, có thái độ kiên quyết đấu tranh chống lại kẻ xấu và lối sống ích kỉ, thiếu trách nhiệm
Bạn tham khảo dàn ý nhé:
1. Giới thiệu vấn đề: Tầm quan trọng của cách nhìn riêng trong cuộc sống mỗi con người
2. Bàn luận
- Cuộc sống muôn hình vạn trạng, mỗi con người là một thực thể riêng biệt cũng bởi vậy mà đối với thế giới này cuộc sống cũng thật đa dạng màu sắc.
- Ý nghĩa của cách nhìn riêng:
+ Tạo nên sự đa dạng của thế giới
+ Tạo nên những ý tưởng mới mẻ, đột phá.
+ Ý nghĩ riêng biệt cũng làm nên vẻ đẹp, nét đặc sắc riêng, dấu ấn riêng cho mỗi cá nhân.
+ …
- Cái nhìn riêng là điều cần thiết trong cuộc sống, giúp chúng ta không sống trong những tư duy sáo mòn, cũ kĩ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các bạn học sinh chuẩn bị bước vào cuộc sống. Cần có cái nhìn, suy nghĩ riêng cho bản thân, để lựa chọn con đường mình muốn đi, con đường mình yêu thích thay vì đồng ý nghe theo sự sắp xếp của người khác.
- Nhưng đồng thời cũng cần hiểu rằng cái nhìn riêng không phải là sự cá biệt, dị biệt, cực đoan. Mà cái nhìn riêng cần có sự hài hòa, phù hợp với thuần phong mĩ tục của cộng đồng.
Tham khảo
Cách nhìn riêng trong cuộc sống là hành trang quý giá của mỗi người, là chìa khóa mở ra cánh cửa của sự sáng tạo và phát triển cá nhân. Nó không chỉ làm phong phú thêm cho cuộc sống mà còn là nguồn động viên và sức mạnh giúp vượt qua những thử thách. Đồng thời, việc tôn trọng và lắng nghe cách nhìn của người khác cũng là yếu tố quan trọng trong xây dựng một cộng đồng đa dạng và phát triển.Cách nhìn riêng giúp chúng ta nhận biết và hiểu rõ hơn về bản thân, những giá trị, niềm đam mê và mục tiêu trong cuộc sống. Nó là nguồn động viên và định hình hành động, giúp chúng ta tiến bước vững vàng trên con đường phía trước. Đồng thời, cách nhìn này cũng là điểm nhấn của sự khác biệt, giúp chúng ta tự tin và kiên nhẫn đối mặt với những thách thức.Tóm lại, cách nhìn riêng là nền tảng quan trọng trong cuộc sống, là nguồn động viên và sức mạnh giúp chúng ta vượt qua những thử thách và khám phá những cơ hội mới. Đồng thời, việc mở lòng và tôn trọng cách nhìn của người khác cũng là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một cộng đồng đa dạng và phát triển.
#Tsubaki
Bạn tham khảo :
Xã hội điện đại,công nghệ phát triển từ đó chất lượng cuộc sống của con người cũng ngày càng đi lên.Và chắc chắn,kèm theo đó là gồng quay nặng nề ,cùng với đó là lòng tham của con người-thứ đang ngày càng biến dạng trước những áp lực và khó khăn của cuộc sống.Vậy lòng tham là gì? Lòng tham đơn giản là ham muốn về một thứ gì đó , là sự đắm say,sự đam mê về một điều gì đó.Lòng tham xuất hiện ở mọi nơi,trong tất cả các tầng lớp từ nghèo đến giàu.Nhưng có lẽ vấn đề mà đáng để chúng ta bàn luận nhất là lòng tham về sự giàu sang và danh tiếng - Một loại lòng tham cần được kiềm chế trong xã hội ngày nay.Tiền vốn dĩ không mua được tất cả nhưng lại có thể làm người ta bị mất đi tất cả,danh tiếng tuy không nguy hại nhưng lại có thể làm phẩm chất của một con người biến chất hoàn toàn.Vậy có nên có lòng tham hay không? Có nên có lòng tham về sự giàu sang ,về danh tiếng,về tên tuổi của bản thân hay không? Theo em là có,tất nhiên là có,mỗi người đều nên và có quyền có lòng tham về một cuộc sống đầy đủ về vật chất,một danh tiếng tốt ,một cuộc sống hạnh phúc và thành công theo định nghĩa của riêng mình.Nhưng loại lòng tham này nên được kiềm chế lại,không phải loại bỏ mà là kiềm chế.Chúng ta có quyền tham muốn về một cuộc sống giàu có hơn,hạnh phúc hơn nhưng nhất định không được vì thế mà bán rẻ lương tâm,làm những điều thiếu đạo đức ,hay kiếm tiền trên những nỗi đau khổ,vất vả của người khác cũng đừng vì cái danh tiếng mà trở nên giả tạo,làm xấu xí đi trái tim của bản thân.Đời này ta chỉ được sống một lần,dù giàu hay nghèo thì ta cũng chỉ được sống một lần.Tiền bạc hay danh tiếng không thể đi cùng ta đi đến thế giới bên kia ,và giàu có đôi khi cũng chưa chắc đã hạnh phúc.Vậy thì tại sao chúng ta không cùng nhau kiềm chế lòng tham về tiền tài ,về danh vọng lại để quan tâm đến những người xung quanh ta,đến những người thân của ta.Nói chuyện với những đồng nghiệp,hàng xóm nhiều hơn,ăn bữa cơm ấm áp cùng với gia đình .Để ta thấy rằng cuộc sống này ,đáng tham nhất không phải là sự giàu sang hay danh tiếng vang vọng mà là những phút giây yêu thương,tình cảm với gia đình.Đó là những thứ mà một khi đã đánh mất thì dù có cố gắng cả đời cũng không thể nào lấy lại được ,là thứ vô giá nhất ,mà rất nhiều người giàu có và thành công nhất mơ ước đến ,cũng khiến cho bao người phải hối hận vì đã bỏ lỡ.Nói tóm lại,đối với em,lòng tham về sự giàu sang và danh tiếng không nên bị loại bỏ nhưng cần phải kiềm chế lại vì cuộc đời còn có nhiều thứ "đáng tham" và vô giá hơn thế nhiều lần.Thật ra tiền bạc có thể kiếm lại,danh tiếng có thể dựng xây nhưng tình người,sự yêu thương và tình cảm gia đình là những thứ mà một khi đã bỏ lỡ hoặc vụt mất thì mãi mãi không thể nào lấy lại được nữa.Còn bây giờ,lựa chọn là của bạn,bạn đặt lòng tham của mình ở đâu để bản thân sẽ không hối hận?
b, Lỗi: sử dụng quan hệ từ sai
Sửa: Người thanh niên trong lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long không chỉ say mê công việc mà còn lạc quan yêu đời.
Đáp án C