K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 4 2017

Đáp án B

1 sai vì đây là bệnh gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể người với cơ chế gây bệnh ở mức độ phân tử.

2 sai vì bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin pheninalanin thành tirozin trong cơ thể. Gen đột biến không tạo ra được enzim có chức năng nên pheninalanin không chuyển hóa thành tirozin à axit amin này bị ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh, làm bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí.

3 đúng.

4 sai vì pheninalanin là một loại axit amin không thay thế nên chúng ta không thể loại hoàn toàn axit amin này ra khỏi khẩu phần ăn.

5 đúng.

4 tháng 1 2019

Đáp án : B

Các phát biểu đúng là : 1,2,4

3 – sai do pheninalanin là aa thiết yếu nên cần ăn bổ sung , để hạn chế tác hại của bệnh thì nên ăn ít

21 tháng 4 2018

Đáp án D

Bệnh phêninkêtô niệu là bệnh  do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirozin trong cơ thể. Do gen đột biến không tạo ra được enzim có chức năng nên phêninalanin không được chuyển hóa thành tirozin và axit amin này bị ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh, làm bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí.

(1) Axit amin phêninalanin dư thừa và ứ đọng.

(2) Đây là bệnh do đột biến gen, phải nghiên cứu ở cấp độ phân tử.

(3) Đúng.

(4) Không thể loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin, thiếu axit amin này cơ thể sẽ bị rồi loạn

Một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa ở người là bệnh phêninkêtô niệu. Người bệnh không chuyển hóa được axit amin phêninalanin thành tirôzin làm axit amin phêninalanin ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh làm bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí nhớ. Trong các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng? (1) Nguyên nhân gây bệnh do đột biến...
Đọc tiếp

Một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa ở người là bệnh phêninkêtô niệu. Người bệnh không chuyển hóa được axit amin phêninalanin thành tirôzin làm axit amin phêninalanin ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh làm bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí nhớ. Trong các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) Nguyên nhân gây bệnh do đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.

(2) Bệnh có khả năng chữa trị hoàn toàn nếu phát hiện sớm.

(3) Bệnh có khả năng chữa trị nếu phát hiện sớm và có chế độ ăn kiêng hợp lí.

(4) Bệnh do gen đột biến không tạo được enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin.

A. 1.                           

B. 4.                        

C. 2.                        

D. 3.

1
6 tháng 12 2019

Đáp án D

- (1), (4) đúng vì bệnh do đột biến gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể.

- (2) chưa chính xác.

- (3) đúng, bệnh có thể được chữa trị nếu phát hiện sớm ở trẻ em và bệnh nhân tuân thủ với chế độ ăn kiêng với thức ăn chứa phêninalanin ở một lượng hợp lí.

Vậy có 3 kết luận đúng.

6 tháng 11 2018

Đáp án B

Xét các kết luận của đề bài:

Các kết luận 1, 3, 4 đúng

(2) sai vì bệnh này không có khả năng chữa trị hoàn toàn do nó là bệnh liên quan đến đột biến gen

2 tháng 2 2017

Đáp án B

Khi nói về bệnh Phêninkêtô niệu ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 1. Bệnh Phêninkêtô niệu là do lượng axitamin tirôxin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh. 2. Có thể phát hiện ra bệnh Phêninkêtô niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi. 3. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin Phêninalanin...
Đọc tiếp

Khi nói về bệnh Phêninkêtô niệu ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1. Bệnh Phêninkêtô niệu là do lượng axitamin tirôxin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh.

2. Có thể phát hiện ra bệnh Phêninkêtô niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.

3. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin Phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn.

4. Bệnh Phêninkêtô niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin Phêninalanin thành Tirôxin trong cơ thể.

5. Chọc dò dịch ối, sinh thiết tua nhau thai có thể phát hiện đuợc bệnh Phêninkêtô niệu khi thai nhi còn nằm trong bụng mẹ.

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

1
29 tháng 7 2018

Đáp án A

Các phát biểu đúng là: (1),(4)

(2) sai,(5) sai, nguyên nhân gây bệnh là đột biến gen nên quan sát hình dạng NST, làm tiêu bản TB không thể phát hiện nguyên nhân

(3) sai, Phe là a.a thiết yếu không thể loại bỏ hoàn toàn

11 tháng 10 2019

Đáp án B

Trong 4 ý trên ý (3) là sai, pheninalanin là một aa thiết yếu của cơ thể nên không thể kiêng hoàn toàn, chỉ ăn hạn chế.

14 tháng 1 2017

Đáp án : A

Các phát biểu đúng là 1, 2, 4

1 đúng vì bệnh gây ra do đột biến gen lặn gây ra

2 đúng, enzym đó là phenylalanine  hydroxylase

4 đúng

3 sai vì phenylalanin là một axit amin cần thiết cho cơ thể nên không thể ăn kiêng hoàn toàn đối với các loại thức ăn chứa axit amin này mà nên duy trì ở một mức độ hợp lý

Cho các bệnh tật và hội chứng ở người: (1) Bệnh bạch tạng.                                    (7) Hội chứng Claiphento. (2) Bệnh pheninketo niệu.                          (8) Hội chứng 3X. (3) Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.               (9) Hội chứng Tocno. (4) Bệnh mù màu.                                       (10) Bệnh động...
Đọc tiếp

Cho các bệnh tật và hội chứng ở người:

(1) Bệnh bạch tạng.                                    (7) Hội chứng Claiphento.

(2) Bệnh pheninketo niệu.                          (8) Hội chứng 3X.

(3) Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.               (9) Hội chứng Tocno.

(4) Bệnh mù màu.                                       (10) Bệnh động kinh.

(5) Bệnh máu khó đông.                             (11) Hội chứng đao.

(6) Bệnh ung thư máu ác tính.                     (12). Tật có túm lông ở vành tai.

Cho các phát biểu về các trường hợp trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Có 6 trường hợp biểu hiện ở cả nam và nữ.

(2) Có 5 trường hợp có thể phát hiện bằng phương pháp tế bào học.

(3) Có 5 trường hợp do đột biến gen gây nên.

(4) Có 1 trường hợp là do đột biến thể một.

(5) Có 3 trường hợp là đột biến thể ba.

A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

1
15 tháng 5 2017

Đáp án B