Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
- Yếu tố tự sự và trữ tình trong đoạn trích Nỗi niềm tương tư:
+ Về yếu tố tự sự: đoạn trích xoay quanh câu chuyện của chàng Tú Uyên sau khi gặp thiếu nữ xinh đẹp đã về nhà tương tư, thầm nhớ nhung.
+ Về yếu tố trữ tình, truyện tập trung bộc lộ yếu tố đó thông qua tâm trạng của nhân vật Tú Uyên. Đoạn trích là dòng tâm trạng, cảm xúc, giúp chúng ta đi sâu vào thế giới của những suy tư, nỗi niềm tâm trạng tương tư của nhân vật trong tình yêu. Ngoài ra, chất trữ tình còn được bộc lộ qua khung cảnh thiên nhiên. Việc xuất hiện của thiên trong trong truyện thơ được gắn chặt với việc thể hiện tâm tình nhân vật.
- Nội dung chính và ý nghĩa văn bản:
+ Thương nhớ mùa xuân: Qua văn bản, tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên, đắm say trước mùa xuân Hà Nội. Từ đó khơi gợi trong lòng người đọc tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
+ Vào chùa gặp lại: Qua văn bản, tác giả đã thể hiện những hi sinh mất mát mà cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mà nhân dân phải chịu, đồng thời làm nổi bật lên tình người, tình đồng chí, tình yêu thương sâu sắc giữa con người với con người.
+ Ai đã đặt tên cho dòng sông: Qua văn bản, tác giả đã thể hiện nét đẹp của dòng sông Hương ở các nơi khác nhau. Qua đó thể hiện vẻ đẹp của quê hương đất nước đồng thời là tình yêu quê hương, yêu cảnh đẹp say đắm.
- Kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình: Các văn bản đều đưa ra những câu chuyện về cảnh đẹp mùa xuân; dòng sông Hương hoặc cuộc đời của những người dân khi kháng chiến. Bên cạnh đó, tác giả kể lại những câu chuyện bằng yếu tố biểu cảm, bộc lộ cảm xúc, trữ tình của tác giả gửi gắm trong đó.
Nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của các văn bản đọc hiểu:
Thương nhớ mùa xuân: “Thương nhớ mùa xuân" là nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình. Văn bản đã biểu lộ một cách rất chân thực và cụ thể nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình của tác giả.Với cách viết tùy bút chân thực và cụ thể, ông đã biểu lộ tình cảm thiêng liêng đó. Nhớ về mùa xuân của đất Bắc, của Hà Nội, Vũ Bằng đã tả lại những cảnh sắc thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của người thủ đô một cách rõ ràng trong tâm trí của người con xa quê. Giọng văn nhẹ nhàng, du dương, trầm bổng của ông đã đưa độc giả lạc vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc. Ông đã nhắc đi nhắc lại như một lời tỏ tình thiết tha mà say đắm: “Mùa xuân của tôi... mùa xuân thần thái của tôi...” Vào chùa gặp lại: “Vào chùa gặp lại” là một trong những tác phẩm tiểu biểu của nhà văn Minh Chuyên - người dành cả cuộc đời để viết về hậu chiến. Văn bản nói về sự hy sinh mất mát của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ. Chiến tranh đã làm tổn hại nặng nề về người và của, nó kéo dài và khốc liệt đến nỗi hàng vạn nữ quân nhân cũng được huy động lại thành lập thành những tiểu đôi, hành quân tiến vào chiến trường. Truyện ca ngợi sự hi sinh cao cả của những người phụ nữ nhưng đồng thời cũng lên án, tố cáo tội ác của chiến tranh, của những kẻ xâm lược. Qua truyện, tác giả gửi đến thế hệ trẻ, thông điệp về lòng yêu nước, sự biết ơn với những thế hệ đã hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc. Thông điệp này có giá trị đến mãi về sau. Nó dạy thế hệ trẻ phải biết ơn, cố gắng học tập và rèn luyện phát triển đất nước đi lên, không phụ sự hi sinh của thế hệ ông cha đi trước đã đổ xương máu để có được hòa bình.Ai đã đặt tên cho dòng sông: Văn bản đã tô đậm cho con sông Hương ấy bao nét thơ thật dịu dàng, thơ mộng mà hoang dã, đa tình, lịch lãm và cổ kính. Từ góc độ văn hóa truyền thống lịch sử tác giả cũng đã khắc họa sông Hương với nét tính cách đăc biệt qua đó cũng tái hiện lại cho bạn đọc những hình ảnh trong lịch sử và gắn liền với những phẩm chất rất riêng của người Huế. Mà đặc biệt hơn là vẻ đẹp của người con gái Huế luôn nhẹ nhàng, bay bổng mà rất đằm thắm.Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình qua một văn bản tùy bút, tản văn:
Ngôn ngữ: Giàu hình ảnh, cảm xúc, giàu chất trữ tìnhNhân vật "tôi" kể, tả, biểu cảm... với giọng điệu nhịp nhàng, hài hòa, trôi chảy, tự nhiên.Cảnh vật qua dưới ngòi bút nhà văn hiện lên thật sinh động, như được thổi hồn bên trong. Qua đó, thể hiện được sự tài hoa, khả năng quan sát, cảm nhận tinh tế của tác giả.Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều câu cảm thán, các câu bộc lộ trực tiếp tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình.Sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí:
Đối với các sáng tác truyện kí, hư cấu nghệ thuật là rất cần thiết nhưng hư cấu là để làm rõ sự thật, chứ không được bóp méo, xuyên tạc sự thật làm sai lệch lịch sử. Nhà văn không được làm sai lệch tính cách nhân vật và bản chất sự kiện. Khi tái hiện bức tranh hiện thực và con người lịch sử, nhà văn phải quan tâm đến chân lí lịch sử, tôn trọng những gì đã từng diễn ra trong quá khứ và được sử quan ghi lại trong chính sử, được số đông độc giả đồng thừa nhận. Những quy định vô hình này khiến cho công việc hư cấu, sáng tạo nghệ thuật của tác giả tiểu thuyết lịch sử bị giới hạn trong phạm vi nhất định. Nhà văn chủ yếu hư cấu, sáng tạo ở các phương diện chính như: đi sâu miêu tả phương diện nội tâm nhân vật; hư cấu thêm nhân vật, sự kiện không có thật trong lịch sử để làm nổi bật tầm vóc, vai trò nhân vật lịch sử; sử dụng yếu tố biến hóa, luân hồi, huyền thoại, huyền sử, dã sử, huyền tích để tô đậm thêm phần nguồn gốc xuất thân, phẩm hạnh, tài năng của nhân vật lịch sử cũng như tô đậm thêm phần đời sống tâm linh, văn hóa dân tộc cho bối cảnh câu chuyện, góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm.Một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu trong văn bản Vào chùa gặp lại:
+ Một trong những lí do, khiến Đàm Thân quyết định xuất gia là do những giấc mơ ngày ở chiến trường luôn luôn ứng nhiệm.
Một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố phi hư cấu:
+ Ngày 12 tháng 2 năm 1975, máy bay địch bắn phá lên đỉnh dốc Chu Linh.
+ Thân về quê với 62% thương tật, hưởng chế độ thương binh 2/4.
Ý nghĩa của sự kết hợp này có tác dụng nhấn mạnh trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện. Qua những chi tiết đó, ta có thể thấy được hiện thực khốc liệt của chiến tranh, tội ác của lũ bán nước và cướp nước.
TỔ 2
Bài tập 1 SGK/120
Đoạn văn có sử dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích, so sánh để bàn về vẻ đẹp bài thơ Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương.
Thơ hay là thơ phải có nội dung sâu sắc, phải có hình thức diễn đạt phù hợp, thơ hay là thơ khiến cho người đọc, đọc xong có ấn tượng sâu sắc. Họ cảm nhận đó như là tâm trạng của mình. Cái thú vị, cái hay của bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương thể hiện ở chỗ, cách dùng từ ngừ của Hồ Xuân Hương hết sức giàn dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo nhưng lại rất tinh tế. Đó là những từ ngữ như "trơ cái hồng nhan, đâm toạc chân mây, mảnh tình san sẻ". Với tài nghệ sứ dụng từ ngữ, Hồ Xuân Hương đã tạo cho bài thơ nhiều giọng điệu với đầy đủ các sắc thái tình cảm: tủi hổ, phiền muộn, bực dọc, phản kháng và cuối cùng là chua chát, chán chường. Nhà thơ còn dùng phép tiều đối: lấy “cái hồng nhan" đem đối với “nước non” thật đắt và táo bạo nhưng lại rất phù hợp nên dã làm nổi bật được tâm trạng cô đơn, chán chường của mình. Đặc biệt, nghệ thuật tăng tiến ờ câu cuối: Mảnh tình - san sẻ - tí - con - con, đã làm nổi bật tâm trạng chua chát, buồn tủi của chủ thế trữ tình trước tình duyên lận đận. Với nghệ thuật dặc sắc đó, Hồ Xuân Hương đã góp vào kho tàng thơ Nôm Việt Nam một tiếng thơ táo bạo mà chân thành, mới lạ nhưng lại hết sức gần gũi. Bài thơ mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Với việc giài bày nỗi cô đơn, buồn tủi cúa mình, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã nói lên được tình cảnh chua chát cùa muôn vàn phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là xã hội bất công đã làm cho bao nhiêu thân phận “hồng nhan” bị lỡ làng và đau khổ. Buồn tủi với tình cảnh hiện tại, nữ sĩ luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc, một tình yêu lứa đôi trọn vẹn. Khát vọng của Hồ Xuân Hương về hạnh phúc lứa đôi cũng chính là khát vọng của người phụ nữ trong xă hội lúc bấy giờ. Đó là một khát vọng chính dáng và đầy tính nhân văn.
Câu hỏi:
- Xác định luận điểm cần làm sáng tỏ trong đoạn văn:
+ Bài thơ "Tự tình II" thể hiện tài năng độc đáo của "Bà chúa thơ Nôm" trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ.
+ Bài thơ "Tự tình II" thể hiện nghệ thuật xây dựng hình ảnh điêu luyện của Hồ Xuân Hương.
+ Bài thơ còn vận dụng rất linh hoạt các biện pháp nghệ thuật trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình.
+ Bài thơ có một giọng điệu và âm hưởng da diết, sắc sảo thể hiện rất thành công tâm trạng vừa đau buồn vừa phẫn uất của nhân vật trữ tình.
- Những luận cứ diễn giải cho luận điểm? Cần dùng những thao tác lập luận nào chính ( phân tích / so sánh ), vì sao?
* Những luận cứ diễn giải cho luận điểm:
- Ngôn từ bài thơ nôm na, dễ hiểu, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân nhưng lại rất chọn lọc, tinh tế, thể hiện một cách tài tình tâm trạng đau buồn, phẫn uất của người con gái trước duyên phận muộn mằn, gắng gượng vươn lên để đón đợi hạnh phúc mà vẫn rơi vào bi kịch.
- Ngôn từ bài thơ được chắt lọc tài tình, rất giàu giá trị tạo hình và biểu cảm, kết hợp từ ngữ một cách sáng tạo:
+ Toàn từ thuần Việt giàu giá trị tạo hình và biểu cảm như Văng vẳng, dồn, trơ, say lại tỉnh, xiên ngang, đâm toạc, từng đám, mấy hòn..
+ Hệ thống từ láy được sử dụng rất "đắt": văng vẳng, nước non, con con.
+ Kết hợp từ độc đáo: cái hồng nhan, Mảnh tình - san sẻ - tí - con con, khuyết chưa tròn.
+ Sử dụng từ đồng âm khác nghĩa: lại lại, xuân đi(tuổi xuân), xuân lại(mùa xuân).
* Cần dùng thao tác lập luận chính là phân tích. Vì như thế mới chỉ ra được những khía cạnh rất chi tiết trong nghệ thuật độc đáo về ngôn từ của bài thơ.
- Người viết kết hợp thao tác lập luận chính với thao tác lập luận hỗ trợ như thế nào để đoạn văn được trong sáng dễ hiểu?
- Thông thường các thao tác hỗ trợ tùy vào diễn biến của ý mà sử dụng ở phần nào cho hợp lí song người viết thường sử dụng ở phần sau của đoạn văn hoặc bài văn, hoặc xen kẽ giữa các ý để làm rõ vấn đề, giúp người đọc hiểu rõ hơn
- Không nên để thao tác bổ trợ lấn át thao tác chính, phải vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn.
Câu | Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ | Tác dụng biểu đạt |
a | “sông”, “mây trắng” được hình dung như con người nên có cách kết hợp “sông gày”, “mây trắng về đông lắm” | Những cách kết hợp từ này phá vỡ quy tắc kết hợp từ thông thường, tạo ra hình ảnh thơ độc đáo, mới lạ, gây ấn tượng và khơi gợi cảm xúc cho người đọc. |
b | “hơi biêng biếc” | Phá vỡ quy tắc kết hợp từ thông thường, làm cho cách diễn đạt độc đáo, mới lạ và gây ấn tượng cho người đọc. |
Tác dụng của sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong việc khắc hoạ hình tượng sông Hương và thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” được thể hiện rõ nét qua đoạn văn tiêu biểu trong văn bản miêu tả lại vẻ đẹp của con sông Hương từ khi ở Thượng Nguồn đến khi chảy qua Huế.
+ Việc miêu tả sông Hương ở nhiều phương diện đã cho thấy sự quan sát tinh tế và tình yêu thương của tác giả với nơi đây.
+ Chất trữ tình được vận dụng rõ nét bởi sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người.
Đoạn văn có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình/nghị luận hoặc miêu tả thiên nhiên với miêu tả con người: “Những tưởng vô duyên .... bước chân người”. Miêu tả thiên nhiên về ưu nhược điểm của cây xà cừ kết hợp cùng với yếu tố trữ tình: “Ngập cả lối đi những lá xanh chen lẫn lá vàng làm nên một mùa thu quyến rũ từng bước chân người” vẽ nên bức tranh sinh động về vẻ đẹp cây xà cừ, khung cảnh lá xanh chen lẫn lá vàng mùa thu đẹp đẽ, quyến rũ lòng người.
- Một số chi tiết thể hiện tính cách của Cai Tuất:
+ Cả vùng Sầm Giang mấy ai không bái phục tài lựa chọn chó tốt của Cai Tuất. Vả lại ông ta chẳng những không giấu nghề mà con phổ biến cho xóm giếng cùng biết”
→ Ông là người tài giỏi, có biệt tài chọn chó tốt, nổi tiếng nhưng hòa đồng và không kênh kiệu.
+ “chẳng can đởm ăn thịt chó, con vật mang biểu tượng trung thành với chủ; và cả thịt trâu, con vật mang biểu tượng bạn nhà nông”, “hãnh diện về con chó mực nhà ông”
→ Là người vui vẻ, hóm hỉnh, yêu động vật.
⇒ Ông là người tốt, có ý thức dân tộc cao, muốn cuộc sống của mọi người tốt đẹp hơn.
- Sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu đã có tác dụng thể hiện tính cách của nhân vật một cách phong phú và đa chiều hơn.
- Sau khi phân tích chi tiết bộ mặt lừa bịp tráo trở của Sở Khanh, người lập luận đã tổng hợp khái quát bản chất của nhân vật Sở Khanh: "Nó là cái mức cao nhất của tình hình đồi bại trong xã hội này".