Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một số loài cây có ở vùng trung du như:
- Chè
- Một số cây ăn quả (vải,...)
Câu 1. Tại sao cành giâm phải có đủ mắt, chồi ?
Trả lời: Sau khi cắm cành có đủ mắt chồi xuống đất ẩm từ các mắt sẽ mọc ra rễ mới. Tiếp đó các mầm non sẽ mọc lên từ chồi và để phát triển thành cây mới.
Câu 2. Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào ? Người ta thường chiết cành với những loại cây nào ?
Trả lời:
Giâm cành là rễ được hình thành sau khi cắm xuống đất.
Chiết cành là rễ đã hình thành trên cây mẹ trước khi trồng.
* Người ta thường chiết cành với những loại cây thân gỗ chậm mọc rễ phụ.
* NHững cây ăn quả thường hay được chiết cành: Cây quýt, cây cam , cây bưởi, cây vải, cây nhãn, cây ổi, cây hồng xiêm.
Câu 3. Hãy cho một vài ví dụ về ghép cây thường được nhân dân ta thực hiện trong trồng trọt.
Trả lời:
Ghép cây là đem cành hay mắt của cây này ghép lên cây khác cho chúng tiếp tục phát triển. Nhân dân ta thường áp dụng phương pháp này để ghép loại cây này với loại cây khác (như cam với bưởi) hoặc ghép những cây trong cùng một loài với nhau (như táo với táo).
Câu 4. Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất ? Vì sao ?
Trả lời:
Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là cách nhân giống tiết kiệm và rẻ tiền nhất bởi vì kĩ thuật này có ưu điểm lớn:
- Đòi hỏi nguồn nguyên liệu rất dễ kiếm, rẻ tiền: một mảnh nhỏ của một loại mô bất kì của cây mẹ.
- Đạt hiệu quả rất cao: trong một thời gian ngắn có thể tạo ra một số lượng rất lớn (hàng vạn đến hàng triệu) cây con làm giống.
Câu 1. Tại sao cành giâm phải có đủ mắt, chồi ?
Trả lời: Sau khi cắm cành có đủ mắt chồi xuống đất ẩm từ các mắt sẽ mọc ra rễ mới. Tiếp đó các mầm non sẽ mọc lên từ chồi và để phát triển thành cây mới.
Câu 2. Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào ? Người ta thường chiết cành với những loại cây nào ?
Trả lời:
Giâm cành là rễ được hình thành sau khi cắm xuống đất.
Chiết cành là rễ đã hình thành trên cây mẹ trước khi trồng.
* Người ta thường chiết cành với những loại cây thân gỗ chậm mọc rễ phụ.
* NHững cây ăn quả thường hay được chiết cành: Cây quýt, cây cam , cây bưởi, cây vải, cây nhãn, cây ổi, cây hồng xiêm.
Câu 3. Hãy cho một vài ví dụ về ghép cây thường được nhân dân ta thực hiện trong trồng trọt.
Trả lời:
Ghép cây là đem cành hay mắt của cây này ghép lên cây khác cho chúng tiếp tục phát triển. Nhân dân ta thường áp dụng phương pháp này để ghép loại cây này với loại cây khác (như cam với bưởi) hoặc ghép những cây trong cùng một loài với nhau (như táo với táo).
Câu 4. Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất ? Vì sao ?
Trả lời:
Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là cách nhân giống tiết kiệm và rẻ tiền nhất bởi vì kĩ thuật này có ưu điểm lớn:
- Đòi hỏi nguồn nguyên liệu rất dễ kiếm, rẻ tiền: một mảnh nhỏ của một loại mô bất kì của cây mẹ.
- Đạt hiệu quả rất cao: trong một thời gian ngắn có thể tạo ra một số lượng rất lớn (hàng vạn đến hàng triệu) cây con làm giống.
1 . Rễ gồm 4 miền : miền sinh trưởng , miền trưởng thành , miền hút , miền chóp rễ .
+ Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra .
+ Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền .
+Miền hút có chức năng hút nước và muối khoáng .
+ Miền chóp rễ có chức năng che chở cho đầu rễ .
2. Cấu tạo của miền hút gồm 2 phần chính :
- Vỏ gồm có biểu bì và lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất . Phía trong là thịt vỏ có chức năng vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa .
- Trụ giữa gồm các mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất . Ruột chứa chất dự trữ .
3. Nhu cầu nước và muối khoáng khác nhau đối với từng loại cây , các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây .
4. Trong 4 miền của rễ thì miền hút làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng .
6. không phải loại cây nào cũng cũng có lông hút vì một số cây là rễ móc , rễ tay cuốn ,...
VD : cây trầu không , cây gai ( rẽ tay cuốn ) , ...
7 . - Khi cây còn nhỏ cần phải tưới cây đầy đủ và đều đặn , vừa phải .
- Khi cây đã lớn và đến thời kì phát triển ra hoa , tạo quả là thời kì cây cần nhiều nước nhất .
Câu 1: Trả lời:
- Miền trưởng thành:dẫn truyền.
- Miền hút: hút nước và muối khoáng hòa tan
- Miền sinh trưởng:làm rễ dài ra
- Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ
Câu 1: Trả lời:
Lấy 2 chậu cây, 1 chậu có lá và 1 chậu không có lá. Chùm túi nilông lên cả hai chậu. Sau một thời gian thì thấy ở chậu cây có lá xuất hiện hơi nước trong túi nilông. còn chậu không có lá thì không có hiện tượng. Chứng tỏ cây thoát hơi nước qua lá.
Câu 2: Trả lời:
Tạo ra sức hút làm cho nước và muối khoáng hòa tan vận chuyển được từ rễ lên lá. Làm cho lá được dịu mát, cây khỏi bị ánh nắng và nhiệt độ cao đốt nóng.
Câu 3: Trả lời:
Khi đánh cây bộ rễ bị tổn thương, lúc mới trồng rễ chưa hồi phục nên chưa thể hút nước đế bù vào lượng nước vẫn bị thoát qua lá. Lúc đó nếu để nhiều lá, cây bị mất quá nhiều nước sẽ héo và rất dễ chết. Vì vậy, khi đánh cây đi trồng nơi khác, người ta phải chọn ngày râm mát, phải tiả bớt lá hoặc cắt bớt ngọn nhằm giảm bớt sự mất nước do thoát hơi qua lá.
Câu 1. Các cây sống trong môi trường nước thường có những đặc điểm hình thái như thế nào ?
Trả lời: Các cây sống trong môi trường nước thường có một số đặc điểm hình thái như sau : những cây sống ngập trong nước thì lá có hình dài (rong đuôi chó), cây có lá nằm sát mặt nước thì lá to (sen, súng), cây nổi trên mặt nước thì cuống lá phình to. xốp tựa như phao giúp cây nổi trên mặt nước.
Câu 2. Nêu một vài ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường.
Trả lời:
Một số ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường : Ở nơi đất khô. thiếu nước thường có những cây mọng nước như xương rồng (lá thường tiêu giảm hoặc biến thành gai hạn chế sự thoát hơi nước). Những cây ưa ẩm như cây lá dong, vạn niên thanh... thường mọc trong rừng già (ít ánh sáng).
Những cây cần ít nước (kê. hương lau) lại sống được ở những nơi đất khô. Các loại rau cần nhiều nước thường sống ở những nơi đất ẩm và cần được tưới luôn.
Câu 3. Các cây sống trong những môi trường đặc biệt (sa mạc, đầm lầy) có những đặc điểm gì ? Cho một vài ví dụ.
Trả lời: Đặc điểm của những cây sống trong điều kiện đặc biệt (sa mạc, đầm lầy...) như sau:
- Cây sống trong sa mạc rất khô và nóng:
+ Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước.
+ Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài.
+ Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai.
+ Cây sống trên đầm lầy (như cây đước) có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển.
Câu 1. Các cây sống trong môi trường nước thường có những đặc điểm hình thái như thế nào ?
Trả lời: Các cây sống trong môi trường nước thường có một số đặc điểm hình thái như sau : những cây sống ngập trong nước thì lá có hình dài (rong đuôi chó), cây có lá nằm sát mặt nước thì lá to (sen, súng), cây nổi trên mặt nước thì cuống lá phình to. xốp tựa như phao giúp cây nổi trên mặt nước.
1)*Giống nhau:
-Đều có 2 phần là vỏ và trụ giữa
-Vỏ có lớp tế bào biểu bì có chức năng bảo vệ
-Trụ giữa cũng có các mạch và ruột
-Ruột làm chức năng dự trữ
*Khác nhau:
-Rễ
+ Có các tế bào lông hút ở phần thịt vỏ
+ Các bó mạch chủ yếu là chuyển chất lên trên
+Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ nhau.
-Thân non:
+Có các tế bào có khả năng quang hợp ở phần thịt vỏ.
+Có cả hai chiều vận chuyển lên trên và xuống dưới.
+Mạch rây và mạch gỗ xếp thành vòng (mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong).
2) 3) Bấm ngọn tỉa cành là biệm pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân để tăng năng suất cây trồng.
Bấm ngọn: Trong trồng cây người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng trước khi ra hoa. Thí dụ:
Bấm ngọn bí đỏ, mồng tơi, các loại cây rau; cây sẽ cho nhiều chồi non làm rau ăn.
Bấm ngọn đậu, cà chua, bông, cà phê cây sẽ cho quả sai hơn.
Tuy nhiên có nhiều loại cây như cây lúa, bắp, cây lấy gỗ, sợi thì người ta không bấm ngọn.
b) Tỉa cành: Đối với những cành sâu, xấu thì tỉa bỏ để thức ăn dồn vào làm phát triển cành còn lại tốt hơn.
Một số loài cây lấy gỗ như bạch đàn, tỉa cành sẽ cho cây mọc thẳng, thân to, gỗ tốt.
Chúc bn hok tốt!!!!
Câu 1. Cây gỗ to ra do đâu?
Trả lời:
Cây gỗ to ra nhờ sự phân chia các tế bào của mô phân sinh (tầng phát sinh - tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ).
Tầng sinh vỏ hằng năm sinh ra một lớp vỏ ở phía ngoài và một lớp vỏ ở phía trong.
Tầng sinh trụ (nằm giữa mạch rây và mạch gỗ) hằng năm sinh ra ở phía ngoài một lớp mạch rây. ở phía trong một lớp mạch gỗ.
Câu 2. Có thể xác định tuổi của cây gỗ bằng cách nào?
Trả lời:_Người ta có thể xác định tuổi cây gỗ bằng cách đếm số vòng gỗ của cây (qua mặt cắt ngang thân cây). Mỗi năm cây sinh ra một vòng vì vậy, đếm được bao nhiêu vòng gỗ thì cây bấy nhiêu tuổi.
Câu 4. Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm cột nhà, làm trụ cầu, tà vẹt? Tại sao?
Trả lời : Lớp gỗ nâu thẫm, rắn chắc hơn dác, nằm phía trong, gồm những tế bào chết, vách dày có chức năng nâng đỡ cây.
Câu 1. Trình bày thí nghiệm để biết cây dài ra do bộ phận nào.
Trả lời:
Thí nghiệm để biết cây dài ra do đâu. Có thể gieo một số hạt đậu xanh hay lạc vào chậu đất ẩm. Khi cây cao độ 6 - 8cm thì ngắt ngọn một số cây, số cây còn lại đế nguyên. Để cây ra chỗ sáng. Sau vài ngày, quan sát thấy cây không bị ngắt ngọn tiếp tục cao lên còn các cây bị ngắt ngọn thì thân không cao lên được. Từ đó cho phép kết luận: thân cây dài ra là do chồi ngọn.
Câu 2. Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn. những cây nào thì tỉa cành? Cho ví dụ.
Trả lời:
Bấm ngọn tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân nhằm tăng năng suất cây trồng.
* Bấm ngọn: Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển chồi nách.
Ví dụ. bấm ngọn mướp, mồng tơi, các loại cây rau... cây sẽ phát triển các chồi nách và cho lá hoặc hoa quả nhiều hơn. Các cây đậu. cà chua, bông... được bám ngọn sẽ cho nhiều quả hơn.
Tuy nhiên, có nhiều loại cây như lúa. ngô, đay. xoan... thì không bấm ngọn.
* Tia cành: Trong trồng trọi, người ta áp dụng biện pháp tia cành để tỉa những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn.
Đối với một số loại cây lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xoan... tia cành sẽ cho cây mọc thẩng. thân to, gỗ tốt hơn.
1.Thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
2.
- Bấm ngọn giúp cây ra nhiều hoa,quả hơn.
- Tỉa cách giúp cây phát triển chiều cao.
Câu 1. Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa các củ : dong ta, khoai tây, su hào.
Trả lời:
Giống nhau: Đều là những loại thân biến dạng và đều chứa chất dự trữ cho cây.
* Khác nhau:
- Củ dong ta là dạng thân rễ nằm ớ dưới đất.
- Củ khoai tây là dạng thân củ nằm ở dưới đất.
- Củ su hào là dạng thân củ ở trên mặt đất.
Câu 2. Kể tên một số loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây.
Trả lời:
- Su hào là thân củ trên mặt đất, chứa chất dự trữ cho cây
- Cây hành là thân hành , chứa chất dự trữ cho cây
- Củ gừng là thân rễ nằm trong đất, chứa chật dự trữ cho cây
- Xương rồng là thân mọng nước, dự trữ nước và quang hợp.
Câu 3. Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn?
Trả lời:
Thân cây biến dạng thành thân mọng nước (dự trữ nước cho cây) chống chịu được điều kiện khô hạn ; lá xương rồng biến thành gai hạn chế được sự thoát hơi nước của cây, giúp cây có đủ nước sống được trong môi trường khô hạn, khắc nghiệt.
Chúc bn học tốt !!
Đáp án A
Địa hình vùng trung du thường hiểm trở với khí hậu khắc nghiệt. Cây sim là cây ưa sáng, vốn sống trên đất cằn, sỏi đá và chịu hạn khá tốt nên có thể mọc hoang ở vùng trung du