K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Nội dung của câu văn sau là gì? Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. A.Giới thiệu hoàn cảnh sống của anh thanh niên. B. Giới thiệu công việc của anh thanh niên. C. Giới thiệu cách sống của anh thanh niên. D....
Đọc tiếp

Câu 1: Nội dung của câu văn sau là gì? 

Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. 

A.Giới thiệu hoàn cảnh sống của anh thanh niên. 

B. Giới thiệu công việc của anh thanh niên. 

C. Giới thiệu cách sống của anh thanh niên. 

D. Giới thiệu đặc điểm khí hậu, thời tiết của Sa Pa. 

Câu 2: Chi tiết nào sau đây không nằm trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa? 

A.Một vườn hoa trên đỉnh Yên Sơn. 

B. Một người con gái hay tỉa lông mày của mình. 

C.Cô gái bỏ quên chiếc khăn mùi soa. 

D.Anh thanh niên đưa cho người lái xe một gói tam thất. 

Câu3:Các câu tục ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào trong giao tiếp? 

1,Nói có sách, mách có chứng. 

2,Ông nói gà, bà nói vịt. 

3,Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. 

4,Râu ông nọ cắm cằm bà kia. 

A.   Phương châm về lượng. 

B.    Phương châm về chất. 

C.    Phương châm quan hệ. 

D.   Phương châm cách thức. 

Câu4:Câu văn “Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má!Má!” nói lên thái độ gì ở bé Thu trước sự vồ vập của người cha? 

A.Ngờ vực, sợ hãi. 

B.Vui mừng, phấn khởi. 

C.Lạnh lùng, thờ ơ. 

D.Ân hận, tiếc nuối. 

Câu5:Trong văn bản tự sự, khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật, con người và sự việc trở nên sinh động, người ta cần sử dụng kết hợp  yếu tố nào? 

A.Miêu tả.         B. Biểu cảm.        C.Thuyết minh.         D.Nghị luận. 

Câu 6:Lời rào đón là những từ ngữ được dùng khi nào? 

A.Khi người nói cảm thấy mình có thể vi phạm phương châm cách thức và quan hệ. 

B.Khi người nói cảm thấy mình có thể vi phạm một số phương châm hội thoại. 

C. Khi người nói cảm thấy mình có thể vi phạm phương châm lịch sự. 

D.Khi người nói cảm thấy mình có thể vi phạm phương châm về chất và lượng. 

Câu 7:Trong trường hợp trích dẫn gián tiếp ý kiến của người khác: 

A.Chúng ta có thể nêu hoặc cũng có thể không nêu thông tin về xuất xứ của ý kiến đó. 

B.Chúng ta không cần thiết nêu thông tin về xuất xứ của ý kiến đó. 

C.Chúng ta vẫn phải nêu thông tin về xuất xứ của ý kiến đó. 

D.Chúng ta bỏ qua thông tin về xuất xứ của ý kiến đó. 

Câu8:Đọc mẩu chuyện sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? 

Em đang học Địa lí, hỏi anh: 

-Anh ơi! Ngọn núi nào cao nhất thế giới anh nhỉ? 

Anh đang dán mắt vào điện thoại, trả lời: 

-Ngọn núi nào không nhìn thấy ngọn là ngọn núi cao nhất. 

A.Phương châm về chất. 

B.Phương châm về lượng. 

C.Phương châm quan hệ. 

D.Phương châm cách thức

Câu 9:Ý nào sau đây không đúng khi nói về cảm hứng âm vang từ Lặng lẽ Sa Pa?  

A.Sa Pa không hề lặng lẽ bởi âm vang tình người. 

B.Đây là nơi những con người âm thầm cống hiến mà không đòi hưởng thụ. 

C.Nơi nghỉ mát và đầy cảm hứng nghệ thuật. 

D.Nơi mà từ đây, nảy nở một tình yêu. 

Câu 10:Điền từ còn thiếu vào dấu … để hoàn thành câu văn sau: “… lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung.” 

A.cái im lặng 

B.gió và tuyết 

C.lúc một giờ sáng 

D.mưa đá 

1
23 tháng 12 2021

Câu 1: Nội dung của câu văn sau là gì? 

Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. 

A.Giới thiệu hoàn cảnh sống của anh thanh niên. 

B. Giới thiệu công việc của anh thanh niên. 

C. Giới thiệu cách sống của anh thanh niên. 

D. Giới thiệu đặc điểm khí hậu, thời tiết của Sa Pa. 

Câu 2: Chi tiết nào sau đây không nằm trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa? 

A.Một vườn hoa trên đỉnh Yên Sơn. 

B. Một người con gái hay tỉa lông mày của mình. 

C.Cô gái bỏ quên chiếc khăn mùi soa. 

D.Anh thanh niên đưa cho người lái xe một gói tam thất. 

Câu3:Các câu tục ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào trong giao tiếp? 

1,Nói có sách, mách có chứng. 

2,Ông nói gà, bà nói vịt. 

3,Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. 

4,Râu ông nọ cắm cằm bà kia. 

A.   Phương châm về lượng. 

B.    Phương châm về chất. 

C.    Phương châm quan hệ. 

D.   Phương châm cách thức. 

Câu4:Câu văn “Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má!Má!” nói lên thái độ gì ở bé Thu trước sự vồ vập của người cha? 

A.Ngờ vực, sợ hãi. 

B.Vui mừng, phấn khởi. 

C.Lạnh lùng, thờ ơ. 

D.Ân hận, tiếc nuối. 

Câu5:Trong văn bản tự sự, khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật, con người và sự việc trở nên sinh động, người ta cần sử dụng kết hợp  yếu tố nào? 

A.Miêu tả.         B. Biểu cảm.        C.Thuyết minh.         D.Nghị luận. 

Câu 6:Lời rào đón là những từ ngữ được dùng khi nào? 

A.Khi người nói cảm thấy mình có thể vi phạm phương châm cách thức và quan hệ. 

B.Khi người nói cảm thấy mình có thể vi phạm một số phương châm hội thoại. 

C. Khi người nói cảm thấy mình có thể vi phạm phương châm lịch sự. 

D.Khi người nói cảm thấy mình có thể vi phạm phương châm về chất và lượng. 

Câu 7:Trong trường hợp trích dẫn gián tiếp ý kiến của người khác: 

A.Chúng ta có thể nêu hoặc cũng có thể không nêu thông tin về xuất xứ của ý kiến đó. 

B.Chúng ta không cần thiết nêu thông tin về xuất xứ của ý kiến đó. 

C.Chúng ta vẫn phải nêu thông tin về xuất xứ của ý kiến đó. 

D.Chúng ta bỏ qua thông tin về xuất xứ của ý kiến đó. 

Câu8:Đọc mẩu chuyện sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? 

Em đang học Địa lí, hỏi anh: 

-Anh ơi! Ngọn núi nào cao nhất thế giới anh nhỉ? 

Anh đang dán mắt vào điện thoại, trả lời: 

-Ngọn núi nào không nhìn thấy ngọn là ngọn núi cao nhất. 

A.Phương châm về chất. 

B.Phương châm về lượng. 

C.Phương châm quan hệ. 

D.Phương châm cách thức

Câu 9:Ý nào sau đây không đúng khi nói về cảm hứng âm vang từ Lặng lẽ Sa Pa?  

A.Sa Pa không hề lặng lẽ bởi âm vang tình người. 

B.Đây là nơi những con người âm thầm cống hiến mà không đòi hưởng thụ. 

C.Nơi nghỉ mát và đầy cảm hứng nghệ thuật. 

D.Nơi mà từ đây, nảy nở một tình yêu. 

Câu 10:Điền từ còn thiếu vào dấu … để hoàn thành câu văn sau: “… lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung.” 

A.cái im lặng 

B.gió và tuyết 

C.lúc một giờ sáng 

D.mưa đá 

Công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi.(….). Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu(…) Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm:...
Đọc tiếp

Công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi.(….). Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu(…) Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm: bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được”.

Qua đoạn trích trên, kết hợp với kiến thức về tác phẩm, hãy viết bài văn nghị luận ngắn về tinh thần tự giác của con người.

 

0
Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung...
Đọc tiếp

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

Bài 2: Cho đoạn trích sau:

Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Trong đoạn trích, nhân vật anh thanh niên đã từ chối khi họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. Chi tiết này giúp em hiểu thêm điều gì về anh thanh niên?

Câu 2: Từ nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm và những hiểu biết xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.

1
21 tháng 2 2017

rong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:

Quê hương anh đất mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

3 tháng 1 2018

I. Mở bài: giới thiệu tác giả và tác phẩm lặng lẽ Sapa
Trong chương trình học sách giáo khoa, chúng ta có nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng của các tác giả được đưa vào học. đặc biệt là tác phẩm lặng lẽ Sapa của tác giả Nguyễn Thành Long, tác phẩm nói đến một cuộc gặp gỡ của những con người với mỗi công việc và ý tưởng khác nhau. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm chúng ta cùng tìm hiểu.

II. Thân bài: phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm lặng lẽ Sapa
1. Tác giả Nguyễn Thành Long:

- Là một nhà văn Việt Nam
- Nguyễn Thành Long sinh tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nguyên quán ở Quy Nhơn, Bình Định
- Ông có nhiều tác phẩm văn học đặc sắc như: Bác cơm Cụ Hồ (1952), Gió bấc gió nồm (1956), Hướng điền (1957), Chuyện nhà chuyện xưởng (1962), Trong gió bão (1963), Gang ra (1964), Những tiếng vỗ cánh (1967), Giữa trong xanh (1972), Nửa đêm về sáng (1978), Lý Sơn mùa tỏi (1980), Sáng mai nao, xế chiều nào (1984),...
2. Tác phẩm lặng lẽ Sapa:
- Tác phẩm xoay quanh cuộc gặp gỡ của bốn nhân vật trong chợ
- Qua câu chuyện ta có thể thấy được nhiều phẩm chất tốt đẹp của a thanh niên
- Tác phẩm xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo
3. Nhân vật anh thanh niên:
a. Nhân vật là một người thanh niên:
- Anh thanh niên làm công việc khí tượng kiêm vật lí địa cầu, sống 1 mình trên đỉnh núi yên sơn.
- Công việc của anh là đo mưa, đo nắng, đo chấn động,….
- Dù công việc khó khan nhưng anh vẫn vượt lên và vui tươi sống
+ Anh yêu công việc của mình
+ Anh có nhưng suy nghĩ sâu sắc về công việc và con người
+ Anh có quan niệm về hạnh phúc rất đẹp
+ Cuộc sống của anh không cô độc, bùn tẻ như mọi người nghĩ
- Anh có những hành động đẹp
- Anh thanh niên có một nếp sống đẹp
b. Công việc thầm lặng cho đất nước của một con người:
- Anh là kĩ sư vườn rau
- Anh là cán bộ nghiên cứu sét
c. Ý nghĩa công việc của anh thanh niên:
- Sống cống hiến cho con người, đất nước; mang lại niềm hạnh phúc niềm vui cho con người
- Cuộc sống giản dị nhưng đẹp của một con người.

III. Kết bài: nêu cram nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện lặng lẽ Sapa
- Một người yêu công việc, yêu đất nước
- Một con người lạc quan và có những suy nghĩ sâu sắc

17 tháng 5 2018

Sử dụng phép tu từ liệt kê để gợi tả chính xác công việc của anh thanh niên nơi Yên Sơn cao 2600 mét. Công việc ấy tuy không khó khăn gì nhưng lại đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao