Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2. Quan sát lược đồ "Các siêu đô thị trên thế giới "hình 3.3trang11 SGK, em hãy nêu tên các siêu đô thị (trên 8 triệu người)ở
Châu Mỹ : Lốt An-giơ-let; Niu I-oóc; Mê-hi-cô Xi-ti; Ri-ô đê Gia-nê-rô; Xao Pao-lô; Bu-ê-nốt Ai-ret
Châu Phi : Cai-rô; La-gốt
Châu Âu : Luân Đôn; Pa-ri; Mat-xcơ-va
Câu 1: Vì sao ở núi cao các vành đai tự nhiên từ thấp lên cao được phân bố như phân bố các vành đai tự nhiên theo vĩ độ?
Câu 2:Vì sao miền Bắc VN cùng vĩ độ với Bắc Phi nhưng hoang mạc không phát triển?
Giúp mình vs!!!
Cau 2 : Do nước ta chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình hẹp ngang. Đồng thời nước ta có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, gây mưa nhiều. Còn ở châu Phi thì sông ngòi thưa thớt, lãnh thổ trải rộng nên ko chịu ảnh hưởng của biển....
- Đô thị hóa là xu thế tất yếu của thế giới:
+ Thời cổ đại đã xuất hiện đô thị
+ Thế kỉ XIX, đô thị phát triển nhanh ở các nước công nghiệp
+ Thế kỉ XX, đo thị đã phát triển rộng khắp.
- Số dân đô thị trên thế giới ngày càng tăng:
+ Thế kỉ XVIII, gần 5% dân số thế giới sống ở đô thị
+ Hiện có khoảng một nữa dân số thế giới sống trong các đô thị
+ Dự kiến năm 2025 dân số đô thị sẽ 5 tỉ người
- Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng, trở thành các siêu đô thị:
+ Năm 1950 có 2 siêu đô thị
+ Năm 2000 có 23 siêu đô thị ( Tăng nhanh ở các nước đang phát triển)
Trong những năm gần đây, đới nóng là nơi có tốc độ đô thị hoá cao trên thế giới.
Nhiều thành phố phát triển nhanh chóng và trở thành các siêu đô thị. Năm 1950, đới nóng chưa có đô thị nào tới 4 triệu dân ; đến năm 2000 đã có 11 siêu đô thị trên 8 triệu dân.
Từ năm 1989 đến năm 2000, dân số đô thị ở đới nóng đã tăng lên gấp đôi. Với sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số như hiện nay, trong vòng vài chục năm nữa tổng số dân đô thị của các nước thuộc đới nóng sẽ gấp hai lần tổng số dân đô thị của các nước thuộc đới ôn hoà.
Sự di dân tự do đến các thành phố lớn làm cho số dân đô thị tăng quá nhanh dẫn đến những hậu quả nặng nề.
Ngày nay, nhiều nước ở đới nóng đã thấy được sự cần thiết phải tiến hành đô thị hoá gắn liền với phát triển kinh tế và phân bố dân cư hợp lí.
Câu 1: Trả lời:
Căn cư vào đặc điểm hình dạng ngoài tai, tóc, mắt, mũi, miệng, màu da,..) để phân biệt và phân loại các chủng tộc
Câu 2: Trả lời:
Vị trí: năm khoảng giữa hai chí tuyến thành một vành đai Liên tải bao quanh trái đất.
Đặc điểm: Đới nóng có bốn kiểu môi trường
+ Môi trường xích đạo ẩm
+ Môi trường nhiệt đới
+ Môi trường nhiệt đới gió mùa
+ Môi trường hoang mạc
Dân số châu Phi chiếm một tỉ trọng lớn dân số thể giới.
Có số dân thứ hai thế giới (sau châu Á)
Nhưng mức độ tăng dân số tự nhiên trên năm cao, cao nhất thể giới
=> Ảnh hưởng đến nền kinh tế châu lục và chất lượng cuộc sống người dân.
* Gia tăng tự nhiên do 2 nhân tố quyết định: sinh đẻ và tử vong. Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm, còn tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm.
-Gia tăng dân số tự nhiên là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.Gia tăng dân số tự nhiên của một nơi phụ thuộc vào số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm.
Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người từ nơi khác chuyển đến gọi là gia tăng cơ giới.
-Dân số tăng nhanh thì tháng tuổi sẽ phình ở phía bên dưới (số người dưới tuổi lao động)
C1: Dân số năm 2001 là 6,16 tỉ người.
Tháp tuổi cho ta biết:
- Kết cấu theo độ tuổi của dân số: có bao nhiêu người ở từng lớp tuổi và từng nhóm tuổi.
- Kết cấu theo giới tính của dân số: có bao nhiêu nam, nữ ở tầng lớp ở từng lớp tuổi và từng nhóm tuổi.
C2: Sự phân bố thế giới không đồng đều .
Căn cứ vào số liệu mật độ dân số để biết sự phân bố dân cư trên bản đồ
C3
Câu 1:
Các kiểu quần cư | Quần cư nông thôn | Quần cư đô thị |
Mật độ dân số | Thưa thớt | Đông đúc |
Mật độ nhà cửa | Thưa thớt | san sát nhau, nhiều tầng, hệ thống đường giao thông dày đặc |
Quang cảnh | Nhà cửa xen lẫn đồng, ruộng, xanh, thoáng đãng | ít cây cối, nhà cửa chen chúc nhau, không khí ô nhiễm, ồn ã, náo nhiệt |
Hoạt động kinh tế | Nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp | Sản xuất công nghiệp, dịch vụ |
Câu 2:
Nguyên nhân:
- Do khí thải, rác thải và nước thải công nghiệp
- Do rác thải, nước thải sinh hoạt
- Do các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy
Hậu quả:
- Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: nguồn nước, không khí bị ô nhiễm nặng và được thể hiện ở:
+ Mưa axit
+ Thủy triều đen
+ Thủy triều đỏ
Biện pháp khắc phục:
- Giảm lượng các phương tiện giao thông đi lại
- Trồng nhiều cây xanh
- Giảm rác thải, khói bụi
...
1/ Quần cư nông thôn: - Mang tính chất phân tán trong không gian: quy mô điểm dân cư nhỏ, dân sổ ít, mật độ dân số thấp.
Quần cư đô thị: Mức độ tập trung dân số cao: quy mô dân số lởn, mật độ dân số cao (tới hàng nghìn, thậm chí hàng vạn người/km2)
3/
Châu Phi là châu lục lớn thứ ba trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ. Diện tích hơn 30 triệu km2. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. vì vậy châu Phi có khí hậu nóng quanh năm.
Bao bọc quanh châu Phi là các đại dương và biển : Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Biển Đỏ. Phía đông bắc, châu Phi nối liền VỚI châu Á bởi eo đất Xuy-ê. Người ta đã đào kênh Xuy-ê cắt qua eo đất này, thông Địa Trung Hải với Biển Đỏ.
Đường bờ biển châu Phi ít bị chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo ; lớn hơn cả là đảo Ma-đa-ga-xca và bán đảo Xô-ma-li.
- Bùng nổ dân số thế giới xãy ra từ những năm 50 của thế kỉ XX, bùng nổ dân số đã diễn ra ở các nước đang phát triển châu Á , châu Phi và Mỹ La tinh. Bùng nổ dân số xãy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên đến 2,1%
- Nguyên nhân: các nước này giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn cao.
- Hậu quả: tạo sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội...
- Phương hướng giải quyết: Bằng các chính sách phát triển dân số hợp lí, giảm tỉ lệ sinh để giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.
Các đô thị bắt đầu xuất hiện rộng khắp thế giới vào thế kỉ XX.
Chọn: C.