K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 6 2016

A. Có thể ức chế gen của tế bào nhận để gen cần chuyển biểu hiện tính trạng.

1 tháng 6 2016

Thể truyền có các đặc điểm sau:  
- Mang được gen cần chuyển. 
- Tồn tại độc lập và tự nhân đôi trong tế bào nhân.  
- Có thể cài gen cần chuyển vào bộ gen của tế bào nhận. 
Thể truyền không ức chế gen của tế bào nhận khi cần biểu hiện tính trạng nó.

Chọn A

14 tháng 12 2016

1, 2 * Hiện tượng:

Môi trường Tế bào động vật Tế bào thực vật
Ưu trương TB co lại và nhăn nheo Co nguyên sinh
Nhược trương Tế bào trương lên => Vỡ Tế bào trương nước => Màng sinh chất áp sát thành tế bào

* Giải thích:

- Tế bào động vât ở môi trường nhược trương có nồng độ chất tan thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào, nước ngoài môi trường đi vào tê bào làm tế bào trương lên và vỡ ra. Trong môi trường ưu trương nồng độ chất tan ngoài môi trường lớn hơn trong tế bào làm nước trong tế bào thẩm thấu ra ngoài làm tế bào mất nước và trở lên ngăn nheo

- Tương tự như tế bào động vật nhưng vì tế bào thực vật có thành tế bào vững chắc nên khi ở môi trường nhược trương tế bào trương lên nhưng không bị vỡ. Ở trong môi trường ưu trương tế bào bị co nguyên sinh chất mà không bị nhăn nheo như tế bào động vật.

3. Vì khi ếch và cá vẫn còn sống chúng thích nghi được với môi trường sống trong nước, các tế bào của chúng có hoạt động kiểm soát sự vận chuyển nước và các chất vào trong tế bào. Khi chúng chết đi mà vẫn trong môi trường nước nước được thẩm thấu vào các tế bào trong cơ thể chúng 1 các thụ động mà không có bất kỳ kiểm soát nào làm tế bào trương lên và vỡ.

4. Muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì khi vảy nước vào rau, nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên khiến rau tươi, không bị héo.

5. ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào vì ATP là chất giàu năng lượng và có khả năng nhường năng lượng cho các hợp chất khác bằng cách chuyển nhóm photphát cuối cùng

12 tháng 12 2016

=))))

1 tháng 6 2016
Đột biến gen xảy ra ở vị trí vùng khởi động làm cho quá trình phiên mã không được diễn ra \(\Rightarrow\) không xảy ra quá trình dịch mã \(\Rightarrow\) 1 đúng.  
Đột biến gen vẫn có thể xảy ra dù không có tác nhân gây đột biến do hiện tượng các nucleotit dạng hiếm bắt nhầm cặp \(\Rightarrow\) 2 đúng.  
Đột biến gen có thể có lợi có hại hoặc trung tính tùy thuộc vào tổ hợp gen và môi trường \(\Rightarrow\) 3 đúng. 
Đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa \(\Rightarrow\) 4 đúng.  
Các kết luận đúng: 1, 2, 3, 4.
Đáp án đúng: A
29 tháng 12 2016

Bạn tham khảo dưới đây nhé:

- Màng sinh chất có cấu trúc khảm vì lớp kép phôtpholipit được khảm bởi các phân tử prôtêin (trung bình cứ 15 phân tử phôtpholipit xếp liền nhau lại xen vào 1 phân tử prôtêin).
- Màng sinh chất có cấu trúc động vì các phân tử phôtpholipit và prôtêin có thể di chuyển dễ dàng bên trong lớp màng. Điều này được thực hiện là do sự liên kết giữa các phân tử phôtpholipit là các liên kết yếu.

1 tháng 7 2016

 

Ở đậu Hà Lan 2n=14. Kết luận nào sau đây không đúng? 

A. Số NST ở thể tứ bội là 16.

B. Số NST ở thể bốn là 28. 

C. Số NST ở thể một là 13.

D. Số NST ở thể tam bội là 21.

1 tháng 7 2016

Ta có 2n = 14 \(\Rightarrow\) n = 7 nên thể 4 là 16 NST. 

Chọn B

5 tháng 6 2016

 D- cả A, B và C.

20 tháng 8 2016

A màng sinh chất có dấu chuẩn

1. Nêu những điểm khác biệt về cấu trúc của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. 2. Các thành phần cấu tạo nên tế bào nhân sơ. Thành tế bào Màng sinh chất Tế bào chất Vùng nhân 3. Trình bày cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu tạo nên tế bào nhân thực. 4. Nêu cấu tạo và chức năng của các bào quan trong tế bào nhân thực có cấu trúc màng đơn. 5. Nêu cấu tạo và...
Đọc tiếp

1. Nêu những điểm khác biệt về cấu trúc của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
2. Các thành phần cấu tạo nên tế bào nhân sơ.

  • Thành tế bào
  • Màng sinh chất
  • Tế bào chất
  • Vùng nhân


3. Trình bày cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu tạo nên tế bào nhân thực.

4. Nêu cấu tạo và chức năng của các bào quan trong tế bào nhân thực có cấu trúc màng đơn.

5. Nêu cấu tạo và chức năng của các bào quan trong tế bào nhân thực có cấu trúc màng kép.
6. Trình bày cấu trúc và chức năng của các thành phần chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật.
7. Tại sao nói: “Màng sinh chất có cấu trúc mô hình khảm động”? Cấu trúc đó có ý nghĩa gì đối với tế bào?
8. Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
9. Thế nào là vận chuyển thụ động? Trình bày các kiểu vận chuyển thụ động.
10. Thế nào là vận chuyển chủ động? Trình bày cơ chế và ý nghĩa của vận chuyển chủ động.
11. Sự khuếch tán các chất qua màng sinh chất phụ thuộc chủ yếu vào những yếu tố nào?
12. Phân biệt 3 loại môi trường ưu trương, đẳng trương, nhược trương về khái niệm, chiều di chuyển của chất tan và chiều di chuyển của nước.
13. Thế nào là nhập bào? Nhập bào gồm những loại nào?
.14. Cấu trúc và cơ chế tác động của enzim.
15. Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.

2
10 tháng 11 2018

Câu 1:

Hỏi đáp Sinh học

7 tháng 11 2020

Câu 2:

Tế bào nhân sơ có cấu tạo khá đơn giản, gồm có 3 thành phần chính : màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân. Ngoài các thành phần đó, nhiều loại tế bào nhân sơ còn có thành tế bào, vỏ nhầy, roi và lông

Câu 1: Một phân tử mỡ bao gồm: A. 1 phân tử glxêrôl với 3 axít béo. B. 1 phân tử glxêrôl với 2 axít béo. C. 1 phân tử glxêrôl với 1 axít béo. D. 3 phân tử glxêrôl với 3 axít béo. Câu 2: Có hai dạng năng lượng được phân chia dựa trên trạng thái tồn tại của chúng là : A. Động năng và thế năng B. Hoá năng và điện năng C. Điện năng và...
Đọc tiếp

Câu 1: Một phân tử mỡ bao gồm:

A. 1 phân tử glxêrôl với 3 axít béo. B. 1 phân tử glxêrôl với 2 axít béo.

C. 1 phân tử glxêrôl với 1 axít béo. D. 3 phân tử glxêrôl với 3 axít béo.

Câu 2: Có hai dạng năng lượng được phân chia dựa trên trạng thái tồn tại của chúng là :

A. Động năng và thế năng B. Hoá năng và điện năng

C. Điện năng và thế năng D. Động năng và hoá năng

Câu 3: Một phân tử mỡ bao gồm:

A. 1 phân tử glxêrôl với 1 axít béo. B. 1 phân tử glxêrôl với 2 axít béo.

C. 1 phân tử glxêrôl với 3 axít béo. D. 3 phân tử glxêrôl với 3 axít béo.

Câu 4: Tính vững chắc của thành tế bào nấm có được nhờ vào chất nào dưới đây?

A. Lipit. B. Kitin. C. Xenlulôzơ. D. Protêin.

Câu 5: Hoạt động của nhiễm sắc thể xảy ra ở kỳ sau của nguyên phân là:

A. Tách tâm động và phân li về 2 cực của tế bào.

B. Không tách tâm động và dãn xoắn.

C. Phân li về 2 cực tế bào ở trạng thái kép.

D. Tiếp tục xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Câu 6: Vi sinh vật hoá tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ

A. chất vô cơ và CO2. B. chất hữu cơ.

C. ánh sáng và chất hữu cơ. D. ánh sáng và CO2.

Câu 7: Trong cấu trúc của enzim, vùng trực tiếp gắn với cơ chất gọi là:

A. Trung tâm kích thích. B. Trung tâm ức chế.

C. Trung tâm hoạt động. D. Trung tâm thích ứng.

Câu 8: Xem bức ảnh hiển vi chụp tế bào chuột đang thực hiện phân chia thì thấy trong một tế bào có 19 NST, mỗi NST gồm 2 crômatit. Tế bào ấy đang ở

A. kì đầu của nguyên phân. B. kì đầu I của giảm phân.

C. kì đầu II của giảm phân. D. kì cuối II của giảm phân.

Câu 9: Ở gà có bộ NST 2n=78. Một tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp một số lần, tất cả các tế bào con tạo thành đều tham gia giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn trong tất cả các giao tử là 19968. Tế bào sinh dục sơ khai đó đã nguyên phân với số lần là

A. 6. B. 5. C. 4. D. 7.

Câu 10: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit diễn ra ở kỳ nào trong giảm phân?

A. Kì đầu lần phân bào II. B. Kì đầu lần phân bào I.

C. Kì giữa lần phân bào I. D. Kì trung gian.

Câu 11: Người ta tiến hành thí nghiệm đánh dấu oxi phóng xạ (O18) vào phân tử glucôzơ. Sau đó sử dụng phân tử glucôzơ này làm nguyên liệu hô hâp thì oxi phóng xạ sẽ được tìm thấy ở sản phẩm nào sau đây của quá trinh hô hấp?

A. ATP. B. H20. C. C02. D. NADH.

Câu 12: Trong các giai đoạn hô hấp tế bào, giai đoạn nào tạo ra nhiều năng lượng nhất?

A. Hoạt hóa phân tử đường. B. Chu trình Crep.

C. Đường phân. D. Chuỗi truyền electron hô hấp.

Câu 13: Nguyên liệu trực tiếp của quá trình đường phân là

A. glucôzơ. B. saccarôzơ. C. fructôzơ. D. galactozơ.

Câu 14: Cho các nhận xét sau về enzim:

(1) Enzim là chất xúc tác sinh học có bản chất là lipit

(2) Vùng không gian của enzim chuyên liên kết với cơ chất được gọi là trung tâm hoạt động.

(3) Hoạt tính enzim có thể bị mất bởi nhiệt độ cao, độ pH thấp.

(4) Với một nồng độ cơ chất nhất định, khi tăng nồng độ enzim thì tốc độ phản ứng giảm.

Trong các nhận xét trên có bao nhiêu nhận xét đúng?

A. 4. B. 1. C. 3. D. 2 .

Câu 15: Một nhóm học sinh làm thí nghiệm quan sát các bào quan trong tế bào. Các bạn phát hiện thấy có bọt khí thoát ra từ những bào quan này. Dùng tàn diêm để thử xem khí đó là khí nào thì thấy tàn diêm bùng cháy. Vậy bào quan các bạn quan sát là:

A. Ti thể. B. Lưới nội chất. C. Lục lạp. D. Không bào.

Câu 16: Phần lớn Enzim trong cơ thể có hoạt tính xúc tác cao nhất ở khoảng giá trị của độ pH nào sau đây?

A. Từ 8 đến 10. B. Từ 6 đến 8. C. Từ 4 đến 6. D. Từ 2 đến 4.

Câu 17: Hình thức vận chuyển chất dưới đây có sự biến dạng của màng sinh chất là:

A. Thực bào, ẩm bào. B. Khuyếch tán, thực bào.

C. Thẩm thấu, ẩm bào. D. Khuyếch tán, thẩm thấu.

Câu 18: Trong dung dịch ưu trương, tế bào thực vật có hiện tượng:

A. co nguyên sinh. B. phản co nguyên sinh.

C. trương nước. D. vỡ và tan ra.

Câu 19: Cho các nhận định sau về phương thức vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào sai?

A. Sự vận chuyển các chất qua màng tế bào chủ yếu nhờ phương thức vận chuyển thụ động.

B. Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển cần năng lượng để vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.

C. Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất không tiêu tốn năng lượng

D. Xuất bào và nhập bào là kiểu vận chuyển các chất thông qua sự biến dạng của màng sinh chất.

Câu 20: Hình thức vận chuyển chất dưới đây có sự biến dạng của màng sinh chất là:

A. Thụ động. B. Thực bào. C. Tích cực. D. Khuyếch tán.

Câu 21: Ngoài cây xanh, sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp ?

A. Vi khuẩn chứa diệp lục và tảo. B. Động vật nguyên sinh.

C. Vi khuẩn lưu huỳnh và vi khuẩn nitrat. D. Nấm và tảo.

Câu 22: Khi được chiếu sáng, cây xanh giải phóng ra khí O2. Các phân tử O2 đó được bắt nguồn từ:

A. Sự khử CO2. B. Sự phân li nước. C. Phân giải đường. D. Quang hô hấp.

Câu 23: Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi ở pha nào sau đây của kỳ trung gian?

A. Pha G1. B. Pha S. C. Pha G2. D. Pha G1 và pha G2.

Câu 24: Enzim có bản chất là:

A. Mônôsaccarit. B. Pôlisaccarit. C. Prôtêin. D. Photpholipit.

Câu 25: Cấu trúc nào sau đây thuộc loại tế bào nhân sơ?

A. Tế bào Nấm B. Tế bào Thực vật C. Tế bào Vi khuẩn D. Tế bào Động vật

0
26 tháng 5 2016

Câu 1 : 
Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử sau: nội bào tử, ngoại bào tử và bào tử đốt. 
- Nội bào tử được hình thành khi gặp điều kiện bất lợi. Nội bào tử có vỏ dày, bên trong là hợp chất đặc biệt giúp cho bào tử rất bền nhiệt.
- Bào tử đốt: bào tử được hình thành do sự phân đốt của sợi dinh dưỡng.
- Ngoại bào tử: bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.
Câu 2 :
- Ở vi khuẩn các bào tử sinh sản là bào tử đốt, ngoại bào tử đều là bào tử sinh sản vô tính.

- Ở nấm có hai loại bào tử sinh sản:
+ Bào tử hữu tính: bào tử túi (nấm men rượu), bào tử tiếp hợp (nấm tiếp hợp)... 
+ Bào tử vô tính: bào tử trần có nấm Aspertillus (nấm cúc), nấm Penicillium (nấm chổi) và bào tử có ở nấm Mucor. 
Bào tử nấm rất đa dạng, có thể chuyển động hoặc không chuyển động.
Bào tử nấm chỉ có các lớp màng cấu tạo chủ yếu từ hêmixenlulôzơ và kitin, không có canxiđipicolinat kém chịu nhiệt.


 

26 tháng 5 2016

1. Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử sau: nội bào tử, ngoại bào tử và bào tử đốt. 
- Nội bào tử được hình thành khi gặp điều kiện bất lợi. Nội bào tử có vỏ dày, bên trong là hợp chất đặc biệt giúp cho bào tử rất bền nhiệt.
- Bào tử đốt: bào tử được hình thành do sự phân đốt của sợi dinh dưỡng.
- Ngoại bào tử: bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.
2. - Ở vi khuẩn các bào tử sinh sản là bào tử đốt, ngoại bào tử đều là bào tử sinh sản vô tính.
- Ở nấm có hai loại bào tử sinh sản:
+ Bào tử hữu tính: bào tử túi (nấm men rượu), bào tử tiếp hợp (nấm tiếp hợp)... 
+ Bào tử vô tính: bào tử trần có nấm Aspertillus (nấm cúc), nấm Penicillium (nấm chổi) và bào tử có ở nấm Mucor. 
Bào tử nấm rất đa dạng, có thể chuyển động hoặc không chuyển động.
Bào tử nấm chỉ có các lớp màng cấu tạo chủ yếu từ hêmixenlulôzơ và kitin, không có canxiđipicolinat kém chịu nhiệt.

5 tháng 6 2016

D. colesteron.

8 tháng 6 2016

D. colesteron