K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 1 2017

Tác giả gói gọn trong một lời thông báo: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động của những người từ miền Nam sau bao nhiêu năm mong mỏi bây giờ được ra viếng lăng Bác.

Cách dùng từ xưng hô “con” gần gũi, thân thiết tình thân diễn ra tâm trạng thăm cha sau nhiều năm mong mỏi. Tác giả sử dụng từ “thăm” để thay cho từ viếng dù tiêu đề “Viếng lăng Bác”. Từ “thăm” là từ nói giảm nói tránh của tác giả để giảm đi nỗi đau thương mất mát. Qua đây cũng gợi lên sự yêu thương, kính mến của tác giả dành cho Bác.

1 tháng 7 2018

Tác giả gói gọn trong một lời thông báo: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động của những người từ miền Nam sau bao nhiêu năm mong mỏi bây giờ được ra viếng lăng Bác.

Cách dùng từ xưng hô “con” gần gũi, thân thiết tình thân diễn ra tâm trạng thăm cha sau nhiều năm mong mỏi. Tác giả sử dụng từ “thăm” để thay cho từ viếng dù tiêu đề “Viếng lăng Bác”. Từ “thăm” là từ nói giảm nói tránh của tác giả để giảm đi nỗi đau thương mất mát. Qua đây cũng gợi lên sự yêu thương, kính mến của tác giả dành cho Bác.

21 tháng 7 2018

Từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, trời đất đến mùa xuân của con người thể hiện khát vọng được cống hiến

- Phần 1 ( khổ thơ đầu): cảm xúc tác giả trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời

- Phần 2 (hai khổ thơ tiếp): hình ảnh mùa xuân qua người cầm súng và người ra đồng

- Phần 3 ( hai khổ thơ tiếp): ước nguyện chân thành được cống hiến của tác giả

- Phần cuối (khổ cuối): Tình yêu xứ Huế

13 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Suốt 4000 năm dựng nước và giữ nước, cha anh ta đã không ngừng gây dựng, dốc sức bảo vệ, thậm chí đánh đổi cả tuổi xanh, tính mạng để giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Nối tiếp truyền thống của cha anh, thế hệ trẻ chúng ta không chỉ cần phát huy tinh thần yêu nước đáng quý mà còn cần ý thức được trách nhiệm và vai trò của bản thân trong việc xây dựng, phát triển đất nước.

Tuổi trẻ là khái niệm dùng để chỉ thế hệ thanh, thiếu niên, những người trẻ tuổi, trẻ lòng. Thế hệ tuổi trẻ ngày nay được trang bị đầy đủ kiến thức, đạo đức, ở họ hội tụ đầy đủ lòng nhiệt huyết, khả năng sáng tạo để xây dựng, phát triển đất nước. Đánh giá về vai trò quan trọng, chủ đạo của tuổi trẻ, có ý kiến đã cho rằng "Tuổi trẻ là tương lai của đất nước", là nguồn lực to lớn đưa đất nước Việt Nam vươn ra hội nhập với năm châu.

Ngày nay chúng ta được thừa hưởng nền độc lập, hòa bình do cha anh mang lại, chúng ta được sống trong tự do, hạnh phúc, được học tập và có cơ hội để phát triển, khẳng định bản thân. Vì vậy mỗi chúng ta cần có ý thức phát triển bản thân, biết cống hiến đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của bản thân để hát triển đất nước, chống lại kẻ thù và thế lực phản động.

Tuổi trẻ mang trong mình sức trẻ, sức sáng tạo dồi dào, vì vậy đây chính là nguồn lực chính trong quá trình phát triển đất nước. Tuổi trẻ mang bên mình những khát vọng, lí tưởng cao đẹp, dám xông pha, đối đầu với những khó khăn để hoàn thành những mục tiêu đặt ra. Bằng nguồn năng lượng tích cực, lòng nhiệt huyết sục sôi, những người trẻ tuổi sẵn sàng làm việc, cống hiến để phát triển, làm rạng danh đất nước. Chắc hẳn chúng ta đều biết đến nhà Toán học Ngô Bảo Châu, người Việt Nam đầu tiên giành giải Fields cao quý, người đưa tên tuổi của Việt Nam đến với nền toán học của thế giới. Trở về với lịch sử chúng ta có người thanh niên Nguyễn Tất Thành, người ra đi cứu nước với hai bàn tay trắng và tình yêu nước sục sôi, người thanh niên ấy không chỉ tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc mình mà còn thắp lên phong trào đấu tranh ở rất nhiều nước thuộc địa bị áp bức khác.

Tuổi trẻ còn là nguồn động lực phát triển to lớn của xã hội, họ là thế hệ tương lai, những người kế thừa thành tựu từ thế hệ đi trước để xây dựng và phát triển đất nước trong tương lai. Có thể nói rằng chính sức trẻ, nguồn năng lượng tích cực mà thế hệ trẻ là nguồn tài nguyên sống vô giá cho sự phát triển, hưng thịnh của một đất nước.

Nhận thức được tầm quan trọng của thế hệ trẻ, Đảng và nhà nước ta đã rất sáng suốt khi coi "Giáo dục là quốc sách", quan tâm và tạo điều kiện cho thế hệ trẻ được học tập, phát triển. Không chỉ đầu tư, tạo điều kiện để thanh, thiếu niên Việt Nam được học tập trong nước, Đảng và nhà nước còn hỗ trợ cho hàng chục nghìn sinh viên mỗi năm được sang nước ngoài để học tập sự tiến bộ của các nước phát triển như: Mỹ, Nga, Anh,... Do đó thế hệ trẻ ngày nay không chỉ có trí tuệ, sáng tạo mà còn có sự nhanh nhạy, thích nghi nhanh với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật thế giới.

 

Để phát huy được hết khả năng, vai trò của tuổi trẻ, trước hết mỗi học sinh chúng ta cần ý thức được trách nhiệm của bản thân với đất nước. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải chăm chỉ học hành, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức. Chúng ta cũng có thể bộc lộ tình yêu nước bằng những hành động cụ thể, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tích cực học tập, nghiên cứu khoa học và tham gia vào các phong trào, hoạt động của nhà trường. Bên cạnh đó, Đảng và nhà nước cũng cần có những chính sách ưu tiên cho giáo dục để tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình học tập và phát triển của thế hệ trẻ. Nhà trường cần phối hợp với gia đình để đẩy mạnh công tác giáo dục, giúp học sinh phát triển hoàn thiện cả về tài và đức.

Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, vì vậy mỗi chúng ta cần có ý thức xây dựng, phát triển đất nước. Hãy cố gắng hết sức mình để đóng góp một phần sức lực nhỏ bé để làm cho đất nước giàu đẹp, văn minh hơn, như chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta từng kì vọng "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em".

Bài thơ“Đồng chí”của Chính Hữu có ba câu thơ cuối:                     “Đêm nay rừng hoang sương muối                       Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới                       Đầu súng trăng treo.”1. Em hãy giải thích rõ và nêu tác dụng ý nghĩa đối với văn cảnh của từ “sương muối” và từ “chờ ” trong khổ thơ trên? (2điểm)2. Hãy ghi lại tên một tác phẩm...
Đọc tiếp

Bài thơ“Đồng chí”của Chính Hữu có ba câu thơ cuối:

                     “Đêm nay rừng hoang sương muối

                       Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

                       Đầu súng trăng treo.”

1. Em hãy giải thích rõ và nêu tác dụng ý nghĩa đối với văn cảnh của từ “sương muối” và từ “chờ ” trong khổ thơ trên? (2điểm)

2. Hãy ghi lại tên một tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 có thời điểm  sáng tác cùng năm với bài thơ “Đồng chí”(ghi rõ tên tác giả)? (1 điểm)

3. Viết đoạn quy nạp khoảng 12 câu trình bày những cảm nhận của em về chủ đề: Ba câu kết thúc bài thơ “Đồng chí” là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ”, trong đó có sử dụng một câu rút gọn và phép thế? (gạch chân và chú thích rõ câu rút gọn và phép thế)(7 điểm)

0
1.Đọc nhiều lần bài thơ và tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài (gợi ý: từ cảm xúc về thiên nhiên, đất nước dẫn đến suy nghĩ, ước nguyện của tác giả).Từ việc nhận ra mạch cảm xúc, hãy nêu bố cục của bài thơ. 2.Mùa xuân của thiên nhiên , đất nước được miêu tả như thế nào qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong hai khổ thơ đầu? Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức...
Đọc tiếp

1.Đọc nhiều lần bài thơ và tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài (gợi ý: từ cảm xúc về thiên nhiên, đất nước dẫn đến suy nghĩ, ước nguyện của tác giả).Từ việc nhận ra mạch cảm xúc, hãy nêu bố cục của bài thơ.

2.Mùa xuân của thiên nhiên , đất nước được miêu tả như thế nào qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong hai khổ thơ đầu?

Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước như thế nào?

3. Phân tích đoạn thơ: “Ta làm con chim hót…Dù là khi tóc bạc” (Chú ý những hình ảnh biểu tượng, từ ngữ và cách diễn đạt rất gợi cảm thể hiện một ước nguyện chân thành của tác giả).Đoạn thơ ấy cho em những cảm nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người?

4.Bài thơ có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gợi cảm, gần gũi với dân ca.Những yếu tố như thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, điệp ngữ… đã được sử dụng như nào để tạo được nhạc điệu ấy?

5.Em hiểu thế nào về nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Hãy nêu chủ đề của bài thơ.

 

1
24 tháng 9 2017

1. Tìm hiểu mạch cảm xúc, bố cục của bài thơ

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được triển khai theo mạch cảm xúc và suy nghĩ như sau:

Từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, mạch cảm xúc và tư tưởng của tác giả dẫn đến mùa xuân của đất nước, cửa cách mạng và sau cùng là mùa xuân nho Iihỏ của mỗi con người trong mùa xuán lớn của đât nước. Nói một cách khác, cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước trong lao động và chiến đấu, nghĩ về đất nước vất vả gian lao nhưng vần đi lên phía trước, nhà thơ nêu lên ước nguyện làm một Mùa xuán nho nhỏ dâng cho đời, góp vào mùa xuân lớn của đât nước.

Bài thơ có thể chia làm hai phần:

1) Ba khổ thơ dầu: Cảm nhận về mùa xuân thiên nhiên, đất nước.

- Với màu sắc của hoa và âm thanh tiếng chim hót (khổ một).

- Về mùa xuân của cuộc sống chiến đấu và sản xui: đá> chả: thơ (khổ hai).

- Nhận ra thế đi lên không gì ngăn cản nổi cua đả: nóớc trong quá khứ và hiện tại (khổ ba).

Ba khổ còn lại: Mỏi cá nhân phái đóng góp phần mình vào mùa xuân chung ấy. Nhà thơ tự nguyện đóng góp một phần khiêm tốn một nốt trầm vào bản nhạc mùa xuân chung của đất nước.

2. Khổ thơ đầu với sáu dòng thơ đã mở ra khung cảnh mùa xuân. Với nhịp điệu ngắn gọn, lời thơ hàm súc, chấm phá được cảnh sắc thiên nhiên:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi! con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời!

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng..."

“Mọc giữa dòng sông xanh. Một bông hoa tím biếc". Tại sao lại là “dòng sông xanh” mà không phải là “dòng sông trong mút” Vàm cỏ Đông của Hoài Vũ hay “dòng sông đỏ nặng phù sa” của Nguyễn Đình Thi? Phải chăng màu xanh của dòng sông và sắc tím của bông hoa hòa hợp làm nên một cảm giác dịu mát lạ thường và đặc biệt là rất Huế. Chỉ với đôi nét điển hình đặc sắc đó của đất kinh đô thơ mộng đà đủ để nhà thơ dựng lên một khôụg gian mùa xuân Không gian ấy phóng khoáng, bay bổng, nhưng đằm thắm dịu dàng, tươi mát và đầy chất thơ. Tiếng hót vang trời của con chim chiền chiện - một loài chim quen thuộc thường xuât hiện vào mùa xuân - càng làm cho không gian ấy thêin náo nức lạ thường. Tấm lòng của nhà thơ trước khung cảnh mùa xuân tưửng như hiện rõ ra mồn một:

“Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng...”

Tiếng chim nao nức được nhà thơ hình tượng hóa thật đẹp và thật gợi cảm. Giọt gì mà long lanh rơiĩ Tiếng chim hay mùa xuân đang nhỏ giọt? Ảm thanh vốn chỉ được nghe thấy, ở đây nhà thơ cảm nhận được, Iihìn thấỷ được “long lanh rơi” và đặc biệt hơn nửa là tiếp xúc được: “Tôi đưa tay tôi hứng”. “Hứng” là một động tác thể hiện sự trán trọng, nâng niu của nhà thơ đối với từng giọt mùa xuân, từng giọt hạnh phúc lắng đọng kết tinh của trời và sông, của chim và hoa.

Qua đoạn thơ mở đầu này trong khung cảnh mùa xuân của thiên nhiên ta hình dung được tâm trạng say mê, hào hứng của nhà thơ khi mùa xuân

tới.

3. Từ cảm xúc dạt dào trên, nhà thơ đã tâm niệm về mình:

“Ta Làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến".

Ta ở đây là nhà thơ mà cũng có thể là mọi ngưở; B:r. cáu :hơ phải chăng là một lời ước nguyện. Ta làm con chim, ta làm cành hoa, icri một nốt nhạc trầm nhập vào bản hòa ca, mang niềm vui đến cho CIỘC đời Ước nguyện ây sao mà nhỏ bé và khiêm tốn! Trong cái lớn lao c-a cả một mùa xuân đẹp, nhà thơ chỉ tự nguyện làm một tiếng chim hòa :rone giọng hát của muôn loài chim, một cành hoa lẫn trong nương sảc cùa muôn hoa, một nốt trầm trong bản nhạc hòa ca xao xuyến lòng ngườ: Nghĩa là ta là người góp phần mang đến niềm vui cho đời. Chỉ là một nố: trầm thôi nhưng là một nốt trầm có khả năng gây xao xuyến lòng người Bôn câu thơ là một lời bày tỏ khát vọng muôn sông hữu ích cho đời.

Nốt trầm xao xuyến ấy cũng là tiếng hát lí tưởng cao cả của một con người muốn cống hiến sức mình cho nhân dân đất nước.

“Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc...”

Nhà thơ muôn mình là một “mùa xuân nho nhỏ” hòa vào mùa xuân bao la vô hạn, vô biên của cuộc đời, của mọi người, dù tuổi đang xuân hay khi đầu đapg chớm bạc. Điệp từ “dù là” như một lời khẳng định, hay tự nhủ lòng mình kiên định dù phải đối mặt với tuổi già hay là bệnh tật. Nghĩa là dù trong bât cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào cũng phải nghĩ về cuộc đời, làm việc có ích cho xã hội. “Lặng lẽ dâng cho đời" là như vậy.

Cao quý xiết bao tâm lòng của nhà thơ!

Đó cũng chính là cách hiểu về nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” của bài thơ.

4. Những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ này là tác giả đã sử dụng và sáng tạo những phương tiện và thủ pháp nghệ thuật phù hợp.

Trước tiên là thể thơ. Ông dùng thể thơ ngũ ngôn, một thể thơ gần gũi với các làn điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung, vốn có âm hưởng dìu dặt, nhẹ nhàng, tha thiết, ở đây, Thanh Hải lại khéo dùng lối gieo vần liền giữa các khổ thơ đã tạo thành sự liền mạch cảm xúc cho cả bài thơ.

Nhà thơ cũng đả dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, nhũng hình ảnh tự nhiên và giản dị giàu ý nghĩa tượng trưng khái quát để nói lên ước nguyện thiết tha của mình. “Ta làm con c/iirti hót. Ta làn cành hoa”. Nên nhớ từ đầu bài thơ òng đã phác họa hình ảnh mùa xuẩn cũng bằng các chi tiết bông hoa và tiếng chim hót. Sự lặp lại. có nâng cao đổi mới của hệ thông hình ảnh cũng là nét đặc sắc đáng chú ý cùa bài thơ.

Nhìn chung, Mùa xuân nho nhỏ được cấu tứ chặt chẽ với giọng điệu thể hiện đáng trân trọng, cảm xúc chân thành tha thiêt của tác giả Theo sát nội dung của từng đoạn, giọng điệu bài thơ có sự bién hóa phù hợp đoạn đầu vui tươi say mê, trầm lắng, nghiêm trang ở đoạn giữa và sỏi nối thiết tha ở đoạn khép lại.

5. Nhà thơ muốn mình là một mùa xuân nho nhỏ hòa vào mùa xuân bao la vô hạn, vô biên của cuộc đời, của con người, du tuũi đang xuân hay khi đầu chớm bạc.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho dời

Dù là tuổi đôi mươi

Dù là khi tóc bạc...

Điệp từ dù là như một lời khẳng định, tự nhũ lòng mình kiên định, dù phải đối mặt với tuổi già hay bệnh tật. Nghĩa là dù trong bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào cũng phải nghĩ về cuộc đời, làm việc hữu ích cho xã hội.

Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ này. Và ý nghĩa của nhan đề bài thơ cũng là như vậy.


>> Tham khảo <<

24 tháng 9 2017

Ngày trước thì thẳng tay sao chép, bây giờ thì thêm chữ "Tham khảo" cho đỡ bị gạch đá! :)

Bài 2. Từ “hờn” trong câu thứ hai của đoạn thơ trên bị một bạn chép nhầm thành từ “buồn”. Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy đã làm ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa câu thơ. Bài 3. Hai câu sau, mỗi câu nói về nhân vật nào? - Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. - Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Hai cách miêu tả sắc đẹp của hai nhân vật ấy có gì...
Đọc tiếp

Bài 2. Từ “hờn” trong câu thứ hai của đoạn thơ trên bị một bạn chép nhầm thành từ “buồn”. Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy đã làm ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa câu thơ. Bài 3. Hai câu sau, mỗi câu nói về nhân vật nào? - Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. - Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Hai cách miêu tả sắc đẹp của hai nhân vật ấy có gì giống và khác nhau? Sự khác nhau ấy có liên quan gì đến tính cách và số phận của mỗi nhân vật? Bài 4. Để phân tích đoạn thơ đó, một học sinh có câu: Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang một vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà” về cả tài lẫn sắc. 1. Nếu dùng câu văn trên làm mở đoạn của một đoạn văn theo kiểu tổng hợp - phân tích – tổng hợp thì đoạn văn ấy mang đến nội dung gì? 2. Viết tiếp sau câu mở đoạn trên (khoảng 12 câu) để hoàn chỉnh đoạn văn diễn dịch với đề tài em vừa xác định. Trong đoạn có một câu ghép đẳng lập và lời dẫn trực tiếp (gạch chân).

0
Bày tỏ cảm xúc của mình về người bà, trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”1. Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ và cho biết mạch cảm xúc của bài thơ.2. Câu thơ cuối đoạn thơ em vừa chép sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của câu thơ đó.3. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng...
Đọc tiếp

Bày tỏ cảm xúc của mình về người bà, trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”

1. Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ và cho biết mạch cảm xúc của bài thơ.

2. Câu thơ cuối đoạn thơ em vừa chép sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của câu thơ đó.

3. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một bài thơ miêu tả âm thanh tiếng chim tu hú, đó là bài thơ nào? Tác giả là ai?

4. Bằng một đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận của em về dòng hồi ức kỉ niệm tuổi thơ của người cháu được thể hiện trong đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và thán từ (gạch chân chỉ rõ).

 

Help me!!!

4

Bày tỏ cảm xúc của mình về người bà, trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”

1. Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ và cho biết mạch cảm xúc của bài thơ.

2. Câu thơ cuối đoạn thơ em vừa chép sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của câu thơ đó.

3. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một bài thơ miêu tả âm thanh tiếng chim tu hú, đó là bài thơ nào? Tác giả là ai?

4. Bằng một đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận của em về dòng hồi ức kỉ niệm tuổi thơ của người cháu được thể hiện trong đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và thán từ (gạch chân chỉ rõ).

                                                                                          Bài làm

câu 1:

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Câu 3 :

Bài thơ: Khi con tu hú - tác giả : TỐ HỮU

8 tháng 4 2021

-Từ chiến trường miền Nam, nhà thơ Viễn Phương mang theo bao tình cảm thắm thiết của đồng bào và chiến ra viếng lăng Bác Hồ kính yêu. Đây là cuộc hành hương của người chiến sĩ.

-Từ xa, nhà thơ đã nhìn thấy hàng tre ẩn hiện trong sương khói trên quảng trường Ba Đình lịch sử. Màn sương trong câu thơ gợi lên một không khí thiêng liêng, huyền thoại. Cây tre, hàng tre "đứng thẳng hàng" trong làn sương mỏng, ẩn hiện thấp thoáng, mang màu sắc xanh xanh. "Hàng tre xanh xanh" vô cùng thân thuộc được nhân hóa, trải qua "bão táp mưa sa "vẫn "đứng thẳng hàng" như dáng đứng của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất trong bốn nghìn năm lịch sử.

-"Ôi!" là từ cảm, biểu thị niềm xúc động tự hào. Hình ảnh hàng tre xanh mang tính chất tượng trưng, giàu ý nghĩa liên tưởng sâu sắc. Tre mang phẩm chất cao quý của con người Việt Nam: "mộc mạc, thanh cao, ngay thẳng, bất khuất..." (Thép Mới)

=>>> Như vậy, hình ảnh ẩn dụ ở đây ở những hàng tre, tượng trưng cho những sức sống và tâm hồn của con người Việt Nam. =>>>Hàng tre xanh đứng thẳng hàng như những người lính kiên trung không chỉ chiến đấu anh dũng mà giờ đây khi trở về từ chiến trường, còn nguyện đứng canh cho giấc ngủ bình yên của Người... Ấn tượng đầu tiên của nhà thơ khi viếng lăng Bác là hàng tre, điều này hoàn toàn tương ứng với điểm nhìn của tác giả- một người chiến sĩ. Qua đây ta cũng phần nào thấy được sự gắn bó và tình cảm của Viễn Phương với đất nước, với vị cha già của dân tộc.

8 tháng 5 2021

Đoạn 1:

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Năm 1976, đất nước vừa thống nhất, lăng Bác được khánh thành.

- Lần đầu ra thăm lăng Bác.

à Đan xen nhiều cảm xúc chân thành, từ hồi hộp tới xúc động nghẹn ngào, vương vấn chẳng muốn rời. Trong đó, xúc cảm lắng đọng nhất là nỗi xúc động tha thiết nghẹn ngào.

2.

Nhịp 1/4/2 tạo nhịp điệu đều đặn của tiếng gọi, nhấn mạnh vẻ đẹp của sắc xanh. Tiếng gọi tha thiết trong một màu xanh trải bạt ngàn

3. Các biện pháp tu từ:

- Nhân hóa: hàng tre được nhân hóa như con người đứng canh lăng “thẳng hàng”

- Ẩn dụ:

+ Bão táp mưa xa: Những khó khăn vất vả

+ Hàng tre biểu trưng cho vẻ đẹp phẩm chất và khí phách con người Việt Nam trong chiến đấu gian khổ vẫn kiên cường, bất khuất trung kiên

- Nói giảm nói tránh “thăm” biến cuộc đi viếng thành một chuyến thăm hỏi, giảm nhẹ nỗi đau, khẳng định Bác còn sống mãi với non sông.

4. Lưu ý sử dụng câu phủ định (gạch chân) – không đáp ứng 1 yêu cầu trừ 0,5 điểm

- Vị trí và nội dung chính của đoạn: Cảm xúc của tác giả trước khi vào lăng.

- Câu thơ mở đầu như một lời thông báo nhưng cũng thể hiện cảm xúc của tác giả

+ Đại từ xưng hô “con” gần gũi, ấm áp, thân thương, muốn được gặp cha sau bao ngày mong ngóng

+ “Thăm” giảm đau thương và khẳng định Bác còn sống mãi

- “Ôi” gợi sự xúc động nghẹn ngào buộc phải bộc lộ thành lời nói trực tiếp.

- Cảm xúc được khắc họa đậm nét trước hình ảnh hàng tre bên lăng Bác

+ Hình ảnh tả thực “trong sương hàng tre bát ngát” vốn rất quen thuộc với con người và cuộc sống Việt Nam.

+ Hai câu thơ cuối hàng tre đã hóa thân vào con người, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp mộc mạc nhưng ẩn chứa sức mạnh thần kì của con người Việt Nam. Sức mạnh ấy đã được khẳng định trong cơn “bão táp mưa xa” – trong khó khăn gian khổ mà vẫn vững vàng, vững trãi và trung kiên.

11 tháng 11 2017

- Thơ giàu cảm xúc khoáng đạt, ngôn ngữ bình dị, dân dã

- Đoạn cuối có nhiều hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm

- Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, rộng lớn: đồi, vịnh, chích, đầm, trời đất, gió trăng…

- Con người hòa với cuộc sống tự nhiên, với niềm vui sống

Luyện tập

Trong truyện Lục Vân Tiên, các nhân vật xếp cùng loại với ông Ngư: giao long, Du thần, ông Tiều, Hớn Minh

+ Là nhân vật tài năng, có nhân cách cao cả, tốt bụng, sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ người khác trong cơn hoạn nạn

+ Gửi gắm tư tưởng nhân đạo, niềm tin, công lý, chính nghĩa, tin vào tấm lòng nhân ái của con người trong cuộc sống