Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn 1
Lộp độp, lộp độp. Mưa rồi. Cơn mưa ào ào đổ xuống làm mọi hoạt động dường như ngừng lại. Mưa ào ạt trắng xóa cả một nền trời, cây cối ngả nghiêng như muốn đổ rạp. Vài bóng người phóng xe vội vã, nước tung tóe bắn ra hai bên. Một lát sau, mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn.
Đoạn 2
Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đã đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ nâu dưới gốc cây hoàng lan ướt lướt thướt, đang xù ra và rũ rũ lại bộ lông.
Đàn gà con xinh xắn chíp chíp quanh chân mẹ. Bộ lông vàng óng của chúng vẫn khô nguyên vì vừa chui ra từ đôi cánh to và ấm áp của mẹ.
Chú mèo khoang khoan thai bước ra từ nhà bếp, duỗi thẳng người rồi nhảy phóc lên cây cau, cào cào. Nước mưa còn đọng trên lá cau rơi xuống lộp độp, mèo con giật mình, tẽn tò nhảy xuống.
Đoạn 3
Sau cơn mưa, có lẽ cây cối, hoa lá là tươi đẹp hơn tất cả. Hàng cây trước nhà dường như tươi non hơn, xanh mát hơn vì được tắm đẫm nước mưa. Mấy cây hoa trong vườn rực rỡ hơn như khoác lên mình bộ áo mới. Ánh nắng chiếu xuống vài giọt nước còn đọng trên lá, ánh lên lấp lánh.
Đoạn 4
Con đường trước cửa đang khô dần. Xe cộ qua lại nườm nượp như mắc cửi. Tiếng cười nói, tiếng xe cộ hòa vào nhau ồn ã, mọi người vội vã trở lại với công việc. Góc phố, mấy cô bé đang chơi nhảy dây. Những bím tóc tun ngủn vung vẩy theo từng nhịp chân nhảy
Dọa nạt mãi cuối cùng thì mưa cũng kéo đến. Bầu trời đen kịt, những đám mây nặng nề như kéo thấp vòm trời xuống. Những hạt mưa đầu tiên lộp độp rơi xuống mái nhà, rơi xuống lòng đường, rơi xuống khu vườn. Chỉ trong phút chốc, mặt đất đã phủ một màn mưa trắng xóa. Gió hung hãn quật nghiêng ngả các cành cây. Từng tia chớp lóe lên phụ họa theo trò nghịch ngợm của gió, thỉnh thoảng lại ánh lên vài đường sáng dữ dội, sấm cũng ầm ầm nổi giận... Chừng như tất cả đang thi nhau dương oai. Hạt mưa lúc đầu chỉ là những giọt nước lẻ tẻ lúc này đã xối xả tuôn. Mưa gió làm khí trời mát lạnh. Đường xá vắng tanh, vài chiếc xe máy chạy vụt qua, mấy chiếc xe tải vội vã phóng đi trong màn mưa dày đặc. Chỉ tội đàn gà vụng về. Chúng trú mưa dưới gổc mận trong vườn, mưa gió làm từng cành cây ngả nghiêng, không đủ che cho chúng, lông chúng bết lại với nhau, mắt nhắm nghiền. Con chó mực nằm trước cửa nhà, mõm ghếch lên bệ cửa, mắt lim dim, chừng như khí trời mát mẻ làm giấc ngủ của nó kéo đến.
A) Cơn mưa từ xa ào đến thật bất ngờ. Mưa xối xả. Mưa rả riết . Một lát sau, mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn
B) Chiều dường như bắt đầu buông xuống, nắng nhạt dần. Nhìn ra xa, ông mặt trời đã núp sau những rặng tre già đung đưa trước gió. Những đàn cò trắng phau đang bay về cuối chân trời như báo hiệu một màn đêm sẽ thật đẹp biết bao. Cuối cùng, bóng tối cũng dần hiện ra.
CHÚC BN HỌC TỐT!!!!
mik trả lời là:
Mùa hè là cái mùa vui vẻ nhất trong năm vì nó là cái khoảng thời gian tươi đẹp giúp chúng ta tạo nên một mảnh ghép nhỏ của tuổi thơ ta.
Chúc bn hc tốt
Bài 1: Bài làm:
Hôm nay, khi đi học về, em cất vội cặp sách lên bàn rồi ngồi ngay vào bàn để đọc truyện. Đang đọc thì bỗng nhiên em nghe thấy tiếng nói chuyện rôm rả ở phía bên tủ sách. Tò mò em lén lút đến chỗ cái kệ sách. Hóa ra chị dấu phẩy, bác dấu chấm than, anh dấu chấm hỏi , em dấu hai chấm đang trò chuyện với nhau về ý nghĩa,vai trò của mình trong cuộc sống và trong viết văn. Em đã ghi lại đoạn hội thoại đó. Bây giờ em sẽ ghi lại đoạn hội thoại cho mọi người cùng nghe.
Cả nhóm đang trò chuyện, bàn luận với nhau thì bỗng nhiên người nhỏ nhất trong nhóm, em dấu hai chấm lên tiếng:" Em thấy mình là người quan trọng nhất, vì không có em thì trong các bài văn, câu truyện sẽ không có lời nói của nhân vật, không có em thì câu truyện sẽ trở nên nhàm chán, không chỉ có thế, em còn có thể báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nhấn mạnh ý trích dẫn trực tiếp, chỉ phần đứng sau có chức năng thuyết minh hoặc giải thích cho phần trước. Anh dấu chấm hỏi không tin, nói:"Nực cười, em à, nếu như không có em thì những bài văn, câu truyện sẽ không bao giờ hay, về những việc khác em có thể làm thì anh hoàn toàn đồng ý, nhưng nếu em không có anh, thì trong những câu hỏi của nhân vật sẽ không ai biết được, ngoài ra, anh có thể dùng để kết thúc câu nghi vấn, em có làm được không?". Chị dấu phẩy xưa nay vốn nhút nhát, rụt rè, ấy vậy mà trong cuộc trò chuyện ngày hôm nay, chị ta cũng lên tiếng: " Còn chị thì sao? đừng quên rằng chị cũng không phải là một dấu câu vô dụng, chị có thể : Ngăn cách thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ, ngăn cách các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu, ngăn cách một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó. Ngăn cách các vế của một câu ghép, các em có thể làm những việc ấy không?" Cả ba người tranh cãi về về ý nghĩa,vai trò của mình trong cuộc sống và trong viết văn. In lặng một lúc lâu, bác dấu chấm than vuốt râu rồi lên tiếng: " Bác cũng quan trọng, bác có thể dùng để thể hiện cảm xúc diễn đạt với âm lượng lớn (hét to, la làng), và thường là dấu kết thúc câu. Ngoài ra bác còn có tác dụng thể hiện thái độ bất ngờ hoặc bối rối, dùng để khẳng định điều mình đang nói, đấy, các cháu thấy không, ai ai cũng có những công dụng riêng, ý nghĩa riêng của mình trong cuộc sống viết văn đúng không? Đừng khinh thường mọi người nhé! " Các dấu chấm câu đồng loạt lên tiếng: "Vâng ạ!". Cuộc trò chuyện kết thúc, tất cả các dấu câu đều ra về và hiểu được rằng ai ai cũng có ý nghĩa, vai trò của mình trong cuộc sống và trong viết văn đừng nên ganh đua, đố kị.
Sau khi nghe xong cuộc họp này, em đã hiểu được rằng: "Tất cả những ý nghĩa và cuộc trò chuyện của các dấu câu cho thấy rằng chúng ta phải hiểu hết được ý nghĩa của các dấu câu, tránh dùng các dấu câu đặt sai chỗ đó là một điều cơ bản trong tiếng việt mà chúng tac cần nắm bắt được".
Bài 2: Bài làm:
Trưa mùa hè, không êm nhẹ như mùa xuân , không rót mật lên thơ như mùa thu ,không ấm áp như trưa mùa đông. Trưa hè, nắng như đổ lửa nhưng em vẫn yêu nó nhất vì những buổi trưa hè giúp em hiểu ra rằng phải biết quý trọng từng miếng cơm, hạt gạo vì vào những buổi trưa mùa hè oi bức thì các bác nông dân vẫn phải làm việc vất vả cực nhọc trên cánh đồng để có thể làm ra từng hạt gạo cho chúng ta ăn mỗi ngày, chúng ta không được lãng phí hạt gạo, dù chỉ là một hạt. Việc làm này cho thấy sự vất vả của người nông dân và cũng là một việc làm thể hiện sự biết ơn đối với những người đã làm ra những hạt gạo để chúng ta ăn mỗi ngày.
P/S: Mình không hề chép mạng hay nhìn sách giải nha
Thoát ra ngoài cái ánh nắng chói chang là một cơn mưa tươi tắn.Sau bao ngày trời đổ nắng, cuối cùng cũng có một cơn mưa, làm cho trời trong xanh,cây cỏ tươi tốt, cái hơi se lạnh làm lòng ta thoải mái nhường nào.
Sáng sớm thức dậy, em mở tung mọi cửa sổ để đón cái hơi sương còn thoang thoảng dưới từng tán lá, em bước ra khu vườn nhỏ của mình, vươn vai hít một hơi thật sâu tận hưởng cái cảm giác bao ngày mình mong ước, trời mưa làm cây cỏ xanh tốt, khu vườn nhà tôi thấy đẹp hơn hẳn.Nhìn xa xa, mấy chú gà con đang cố gắng rũ bỏ bộ lông ướt và đang cố gắng chạy theo chân gà mái mẹ xung quanh vườn mà kiếm ăn. Chú cún con chạy theo tôi từ lúc nào đang chạy nhảy loanh quanh dưới chân em, đùa giỡn vẫy đuôi không ngừng, có lẽ vì cơn mưa mà không chỉ cảnh vật mà con người ta cũng thay đổi tâm trạng. Ánh nắng đang cố len lỏi dưới từng tán lá đang còn đọng lại giọt mưa làm lấp lánh rất đẹp.
Nhân vật: Trần Thủ Độ; Linh Từ Quốc Mẫu; người quân hiệu; một vài người lính và gia nô.
Cảnh trí: Một căn phòng rộng có kê án thư, trên có hộp bút, mấy cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi đọc sách.
Thời gian: Khoảng gần trưa.
(Linh từ Quốc Mẫu bước vào phòng, vẻ mặt buồn bực như vừa khóc.)
Trần Thủ Độ: (Ngạc nhiên) Phu nhân sao thế?
Linh Từ Quốc Mẫu: (Tấm tức) Phép nước bây giờ đảo lộn hết rồi! Một tên quân hiệu mà dám hỗn với cả vợ Thá sư. Như thế thì còn trên dưới gì nữa!
Trần Thủ Độ: Bà hãy bớt nóng giận đi kể cho tôi đầu đuôi câu chuyện thế nào đã!
Linh Từ Quốc Mẫu: - Hôm nay tôi có việc qua cửa Bắc. Có tên quân hiệu nhất định bắt tôi xuống kiệu. Ông nghĩ xem: Tôi là vợ quan Thái sư, thế mà kẻ dưới kinh nhờn là thế nào?
Trần Thủ Độ: Khoan hãy khóc. Để tôi gọi hắn đến đây xem sao (gọi lính hầu) Quân bay, cho gọi tên quân hiệu đến đây ngay! Nhớ dẫn theo một phu kiệu để nhận mặt hắn.
Lính hầu: - Bẩm, vâng ạ. (Chỉ một lát sau, tên lính hầu trở về, dẫn theo một người quân hiệu trẻ tuổi dáng vẻ cao lớn, đàng hoàng).
Người quân hiệu: - (Lạy chào) Con chào thái sư và phu nhân ạ!
Trần Thủ Độ: - Ngẩng mặt lên! Quân hiệu kia, ngươi có biết mặt phu nhân ta không?
Người quân hiệu: - (Vẻ lo lắng) Dạ, bẩm Đức Ông, con biết phu nhân ạ!
Trần Thủ Độ: - Ngươi có biết, vậy có đúng là sáng nay ngươi đã chặn kiệu phu nhân ta không?
Người quân hiệu: - Dạ bẩm Đức Ông, quả có việc đó ạ!
Trần Thủ Độ: - (Nổi giận) Giỏi thật! Ngươi biết phu nhân vậy sao còn dám hỗn láo?
Người quân hiệu: - Dạ bẩm, sáng nay, kiệu của phu nhân đi ngang qua điện Kính Thiên. Con đã trình với phu nhân nhưng các thị nữ và phu kiện cứ xô đến, nói là kiệu của phu nhân quan Thái sư không được phép cản. Cho nên, con đành lấy gươm ngăn, buộc kiệu phu nhân đi vòng. Bẩm, chuyện là như thế. Con xin chịu tội với Đức Ông và phu nhân.
Trân Thủ Độ: - (Gật đầu, tỏ vẻ hài lòng) Ra là thế! Ngươi ở chức thấp mà giữ nghiêm phép nước như vậy, ta trách móc gì ngươi được. (Nói với phu nhân) Bà hãy thưởng cho anh ta.
Linh Từ Quốc Mẫu: - (Nói với gia nô) Lấy cho anh ta một tấm lụa và một nén vàng.
Gia nô: - (Gia nô vào rồi mang lụa, vàng ra) Bẩm, phu nhân. Quà thưởng đây ạ.
Linh Từ Quốc Mẫu: - (Linh Từ Quốc Mẫu lấy quà từ tay gia nô, trao cho quân hiệu) Đây là Thái sư và ta ban thưởng cho ngươi.
Người quân hiệu: - (Cảm động) Xin đa tạ Thái sư và phu nhân. (tất cả cùng đi vào hạ màn).
Tại một công đường có đặt một án thư lớn, trên có hộp bút, vài cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi viết bên án thư. Hai bên có mấy người lính đứng cung kính. Bỗng từ bên ngoài có một người lính nhanh nhẹn đi vào công đường.
(bước vào) Lính: - Bẩm Thái sư, người nhà phu nhân đã tới rồi ạ.
(ngẩng lên, nghiêm nghị) Trần Thủ Độ: - Cho anh ta vào! (lính đi ra, sau đó dẫn vào một người khoảng 30 tuổi, ăn mặc kiểu nhà giàu nhưng hơi quê kệch. Anh ta là một phú nông.)
Phú nông: - Lạy Đức Ông!
Trần Thủ Độ: - Ngươi có phải là Đặng Văn Sửu không?
Phú nông: - Lạy Đức Ông, thưa phải ạ!
Trần Thủ Độ: - Năm nay nhà ngươi được bao nhiêu tuổi?
Phú nông: - Dạ! Thưa lạy Đức Ông, con năm nay đã ngoài 30 tuổi rồi ạ!
Trần Thủ Độ: - Vậy nhà ngươi tìm đến ta có việc gì?
Phú nông: - Trăm nghìn lạy Đức Ông, hôm nay con đến xin được trình bày cùng Đức Ông cho con làm chức câu đương.
Trần Thủ Độ: - Ngươi xin là chức câu đương? Vậy, nhà ngươi hiểu được những gì về chức câu đương?
Phú nông: (Lúng túng trả lời qua loa) - Dạ, thưa... chức câu đương... là chức... chức lớn đẻ cai quản nhiều người ạ!
Trần Thử Độ: (Cau mày, nghiêm mặt, nói chậm rãi) - Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt.
Phú nông: (Sợ hãi kêu van không ngớt) - Lạy Đức Ông... Lạy Đức Ông... xin tha cho, xin tha cho... xin không làm chức câu đương nữa ạ... không dám nữa ạ?
Trần Thủ Độ: (vẫn nói từ tốn) - Vậy ngươi hiểu rồi chứ? Ngươi về đi. Ta tha cho!
Phú nông: (vừa lạy vừa đi lui ra).
Hôm nay, trời oi ả rồi chuyển đông. Từng mảng mây đen kéo đến che kín mặt trời. Không gian một màu xám xịt. Thế rồi, cơn mưa rào ập đến.
Một làn gió mạnh thổi qua. Cây côi ngả nghiêng, lay chuyển. Mặt đất như rùng mình bởi những cơn gió lốc, cát bụi bay mù mịt. Trời như giận dữ, sấm chớp nhóa nhòa. Sau đó là những tiếng sét dữ dội như muốn xé nát bầu trời. Một vài giọt nước lăn xuống từ những mái hiên, những cành cây, kẽ lá. Rồi một hồi, hạt mưa nặng dần ùn ùn lao xuống, xối xả trên sân nhà, mái ngói, ngọn cây... Những chiếc lá lúc đầu còn hớn hở nhưng sau đó lại run rẩy, sợ sệt. Chúng ủ rủ bàn chuyện sắp phải lìa cành, phải chênh chếch bay nghiêng. Những chú chim ngật ngưỡng bay đi tìm chỗ trú. Mặc sức, mưa vẫn ào ào trút xuống, giọt ngả, giọt bay. Nước đọng từng vũng trắng xóa rồi ào ào kéo nhau đổ vào rãnh công. Ngoài đường đã vắng người qua lại, chỉ có những mái hiên hai bên đường là đông đúc người. Kẻ ngồi, người đứng, có người thì khúm núm trong bộ quần áo ướt lỗ chỗ. Mọi người trú mưa có vẻ nôn nao, mắt đăm đăm nhìn ra đường và như thầm mong mưa ngớt hạt. Cũng có người rạp mình trên xe vun vút phóng qua, quần áo ướt sũng. Hai bên lề đường, trẻ em chạy nhảy tung tăng, chúng đá bóng, tắm mưa mới đầu mùa.
Thế rồi, màn mây xám xịt trên cao cũng phải trôi dạt về một phương, những mảng trời xanh thấp thoáng lộ ra. Mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn. Những tia nắng mừng rỡ rọi xuống vạn vật. Hoa lá lại vươn lên đón ánh mặt trời. Từ những chỗ trú mưa, mọi người lại đố’ ra đường. Tiếng "leng keng" của những người đi bán hàng rong lại khua lên giòn giã.
Ôi! Cơn mưa mùa hạ đã giúp cho cảnh vật tươi mát. Hoa lá, cây cỏ như vừa được tắm gội và được ánh mặt trời sưởi ấm. Chúng tràn ngập niềm hạnh phúc sau cơn mưa đầu mùa. Mưa giúp ích cho mọi người, giúp ích cho nhà nông.
- Chọn đoạn 2 để viết hoàn chỉnh nội dung của đoạn.
"Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đã đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ với bộ lông màu nâu sáng đẹp đang xòe rộng hai cánh ra mà rũ rũ. Đàn gà con chui ra từ chỗ chân cây rơm, miệng "chiếp… chiếp…", chân nhảy cẫng thích thú lắm. Chú mèo khoang vươn vai một cái rõ dài rồi tìm ngay chỗ sân thật nhiều nắng mà ngồi sưởi ấm."