Viết đoạn văn 10 câu phân tích lời phủ dụ của vua Quang Trung ở Nghệ An để thấy đư...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 8 2021

1. Mở bài:
_Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu ra yêu cầu của bài: lời phủ dụ của vua Quang Trung thể hiện được sự thông minh, sáng suốt của nhà vua. 

2. Thân bài:

_Khái quát vua Quang Trung trong Hoàng Lê nhất thống chí. 

_Lời phủ dụ của vua Quang Trung:

+Khẳng định chủ quyền, độc lập của dân tộc.

+Nêu rõ âm mưu của kẻ thù và làm sống dậy ý chí đấu tranh trong tướng sĩ.

+Nêu ra các truyền thống đánh đuổi giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

+Niềm tin của vua và tướng sĩ cùng ý chí quyết tâm tiêu diệt kẻ thù xâm lấn bờ cõi và sự trừng phạt kẻ nào ăn ở hai lòng. 

_Giá trị nghệ thuật: lời lẽ đanh thép, dẫn chứng sắc bén, lập luận cụ thể... 

3. Kết bài:

Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật trong lời phủ dụ của vua Quang Trung.

Bài làm

 Một trong những tác phẩm chương hồi nổi bật của văn học Việt Nam là Hoàng Lê nhất thống trí do Ngô gia văn phái biên soạn. Tác phẩm đã tái hiện lịch sử của một thời loạn lạc và nêu bật chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Trong đó, hồi thứ mười bốn của tác phẩm đã cho ta thấy niềm tự hào dân tộc gắn với sự kiện đại phá quân Thanh cùng số phận bi thảm của vua tôi Lê Chiêu Thống. 
Vua  Quang Trung hiện lên trong tác phẩm là vị vua văn võ toàn tài, có công lao lớn đánh đuổi quân Thanh cũng như sau này là xây dựng cuộc sống ấm no cho nhân dân. Vẻ đẹp của người anh hùng áo vải được tái hiện thông qua chiến công lừng lẫy đại phá quân Thanh và minh chứng cho nhiều nét phẩm chất nổi bật ở vua. Nhất là thông qua những lời phủ dụ, chân dung Quang Trung hiện lên  là một vị vua yêu nước thương dân, có trí tuệ sáng suốt, có tầm nhìn xa cùng những hành động rất quyết đoán. 
Vua Quang Trung khẳng định chủ quyền của dân tộc ngay trong những lời đầu tiên của lời phủ dụ:
“Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị”. Lời tuyên bố chủ quyền lãnh thổ được vua Quang Trung đưa ra cũng mang theo âm hưởng của một Nam quốc sơn hà và của một Bình ngô đại cáo. 
Cũng từ đó mà ông đã nêu ra âm mưu của kẻ thù nhằm thức tỉnh và làm cháy lên ngọn lửa chiến đấu sôi sục trong quân sĩ. “Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”, “Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa”. Có thể nói, sự cụ thể trong từng lời của vua Quang Trung đã giúp không chỉ những tướng sĩ mà chính người đọc cũng hiểu được lòng căm phẫn dành cho kẻ thù ngoại bang. 

Những lời gơi nhắc của vua về  truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta đã trở thành sự đánh thức và cổ vũ tinh thần cao độ đối với mỗi người tướng sĩ. “Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc”. Những tấm gương lịch sử hào hùng trong chiến đấu với kẻ thù phương Bắc làm sống dậy khí thế hào hùng của dân tộc. Quá khứ vẻ vang ấy càng nhắc nhở mỗi người tướng sĩ về trách nhiệm phải không ngừng bồi dưỡng, rèn luyện để chiến đấu với kẻ thù. 
Cũng từ đó mà nhà vua có cơ hội để bày tỏ lòng tin lớn lao vào binh lính, kêu gọi họ dốc lòng, dốc sức vì sự nghiệp đánh đuổi kẻ thù. “Vì vậy, ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn”. Lời hiệu triệu toàn dân đứng lên đánh giặc giữ nước của vua Quang Trung thật sự đã trở thành những lời kêu gọi mang hiệu ứng cao để thúc tỉnh tinh thần, ý chí trong mỗi quân sĩ và giúp họ có được ý thức, tinh thần đấu tranh mạnh mẽ. 
Quyết tâm sắt đá đánh đuổi quân xâm lược nhà Thanh cùng lời tuyên bố kỷ luật nghiêm minh của quân đội với kẻ ăn ở hai lòng chính là ý thức tự cường cao độ trong mỗi người tướng lĩnh của ta. 
“Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!”. Vua không chỉ là người hiểu binh, am tường việc binh mà còn luôn thấu đáo để quân lính có được tầm nhìn đúng đắn, tránh sai phạm không đáng vì cùng là nhân dân chung dòng máu. 

Lời phủ dụ tướng sĩ của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ tại cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An với lập luận chặt chẽ, lời lẽ đanh thép, giọng điệu hào hùng đã truyền vào tinh thần, khí thế đến với mỗi bạn đọc. Nó không chỉ là lời kích lòng quân, vững ý quân mà còn là ngòi bút hào khí của dân tộc ta trước âm mưu của kẻ thù phuowgn Bắc. 
Lời phủ dụ với những biện pháp nghệ thuật đặc sắc đã giúp làm sáng rõ tinh thần yêu nước trong người lãnh đạo- vua Quang Trung. Ở đó ta không chỉ bắt gặp một khí thế, tinh thần mà còn hiểu hơn lòng yêu nước nồng nàn trong dòng chảy lịch sử. Nó là sức mạnh thần kì giúp quân dân ta chiến thắng mọi kẻ thù ngoại xâm.

24 tháng 10 2023

 

Lời phủ dụ của Quang Trung đối với nghĩa quân Tây Sơn ở Nghệ An đã được làm rõ qua 12 câu dẫn trực tiếp và câu ghép nối: 

Quang Trung nói: "Anh em hãy lắng nghe lời của ta. Chúng ta đã chiến đấu từ lâu, đánh bại quân xâm lược, nhưng chúng ta cần phải cùng nhau tiếp tục đấu tranh để giành lại độc lập cho đất nước. Ta tin rằng nghĩa quân Tây Sơn ở Nghệ An sẽ không ngại khó khăn và sẽ đứng vững bên ta."

Quang Trung tiếp tục: "Chúng ta đã chứng minh được sức mạnh của mình trong những trận đánh trước đây. Hãy nhớ rằng chúng ta đang chiến đấu cho tự do và công bằng. Chúng ta không thể để cho quân xâm lược tiếp tục áp bức và cướp đoạt tài nguyên của dân tộc. Hãy cùng nhau đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn và đánh bại kẻ thù."

Quang Trung cũng nhấn mạnh: "Nghĩa quân Tây Sơn ở Nghệ An là một phần quan trọng của cuộc chiến này. Chúng ta cần phải hợp tác chặt chẽ, chia sẻ thông tin và kế hoạch chiến lược. Chỉ có bằng sự đoàn kết và sự tin tưởng vào nhau, chúng ta mới có thể đánh bại quân xâm lược và giành lại độc lập cho đất nước."

Cuối cùng, Quang Trung kết luận: "Hãy nhớ rằng chúng ta đang chiến đấu cho tương lai của con cháu chúng ta. Hãy là những người anh hùng, những người chiến sĩ không sợ gian khó. Hãy cùng nhau đi vào trận địa, với lòng dũng cảm và quyết tâm, để chúng ta có thể xây dựng một đất nước giàu mạnh và tự do."

13 tháng 9 2023

Lời phủ dụ của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ trong hồi thứ 14 của tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí thực sự làm cho lòng em trở nên xúc động và sâu sắc. Câu chuyện về sự hy sinh của những anh hùng dân tộc trong cuộc chiến chống lại xâm lược Thanh đã được vua Quang Trung truyền tải một cách tuyệt vời và đầy cảm xúc.

"Chỉ có lòng yêu nước mới làm cho dân ta đoàn kết, chỉ có lòng yêu nước mới làm chúng ta đứng vững trước kẻ thù" - câu này thực sự làm em cảm thấy như một lời thề, một lời kêu gọi mạnh mẽ từ vua Quang Trung đến tất cả người dân Việt Nam. Câu này sử dụng phép nối để liên kết hai ý tưởng "lòng yêu nước" và "đoàn kết", tạo nên một thông điệp mạnh mẽ về tình yêu và sự đoàn kết của dân tộc.

Lời phủ dụ này còn sử dụng cấu trúc câu có thành phần cảm thán, như "Chỉ có lòng yêu nước mới..." để thể hiện sự mạnh mẽ và tình cảm sâu sắc của vua Quang Trung đối với đất nước và nhân dân. Câu này không chỉ là một lời kêu gọi, mà còn là một lời khẳng định về tình yêu và niềm tự hào dành cho dân tộc.

Từng câu trong lời phủ dụ của vua Quang Trung đều mang ý nghĩa sâu sắc và gợi mở cho sự tự hào, tình yêu quê hương. Đây là một phần quan trọng trong tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí, giúp người đọc hiểu thêm về tinh thần và ý chí của những anh hùng dân tộc trong cuộc chiến giành lại độc lập và tự do cho đất nước.

12 tháng 9 2023

Vua Quang Trung rất sáng suốt trong việc nhận định thời cuộc, ông không chỉ tính sẵn "phương lược tiến đánh" (dẫn trực tiếp) mà còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng để "dẹp việc binh đao"; sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người, khen chê đúng người đúng việc. Lời phủ dụ quân lính của ông như một bài hịch ngắn, ý tứ chặt chẽ, sâu xa, có tác dụng khích lệ lòng yêu nước của nghĩa quân. Quang Trung đặc biệt sáng suốt, nhạy bén trong việc dùng binh: Cuộc hành binh thần tốc do nhà vua chỉ huy cho đến nay vẫn làm chúng ta không khỏi kinh ngạc (dẫn gián tiếp). Chỉ trong 5 ngày, ông vừa tuyển quân, vừa tổ chức đội ngũ, duyệt binh, vừa hành quân đi bộ từ Huế ra Thăng Long, ông hoạch định trong 7 ngày sẽ vào ăn mừng chiến thắng ở Thăng Long, nhưng chỉ mới 5 ngày, quân Thanh đã đại bại, quân Tây Sơn thắng lợi lẫy lừng. Tài dụng binh như thần đã chứng tỏ trí tuệ phi thường của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.Từ đó, ta có thể thấy được Vua Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng.

12 tháng 9 2023

lạc đề rồi cậu ơi. Bài này hôm trc tớ vừa làm xong..? 

15 tháng 9 2023

ồ ,em mới lớp 8 mà đã học rồi ạ!Em chỉ nêu ý cần viết thôi ạ!Cj có thể thêm "Ôi, quả một vị vua vĩ đại;một vị chủ tướng tài ba,tâm lí,biết yên ủi,động viên và khích lệ quân lính để thắp cháy nên ngọn lửa yêu nước,thù giặc đầy nhiệt huyết của họ"cho thành phần cảm thản.

   Lời phủ dụ của vua Quang Trung

-Khẳng định chủ quyền dân tộc

-Lên án,chỉ trích hành động xâm lược phi nghĩa của giặc;trái với đạo trời

-Tự hào về những công lao,chiến công,chiến tích chống giặc ngoại xâm của các thế hệ đi trước

-Tin tưởng vào cuộc hành binh của đạo quân và kêu gọi binh sõ tham gia

-Ra kỉ luật với các chiến sĩ

           ---------------------------HẾT-------------------------------

2 tháng 11 2023

Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ đã được thể hiện vô cùng chân thực và sâu sắc qua hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống chí. Nét nổi bật của người anh hùng chí cao tâm sáng này là sự hành động mạnh mẽ, quyết đoán. Trong suốt văn bản, Nguyễn Huệ luôn là con người hành động xông xáo, mau lẹ, có chủ đích và rất quyết đoán. Nghe tin giặc đã chiếm đến Thăng long, ông vẫn không hề nao núng, định thân chinh cầm quân đi ngay. Sau đó, chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao việc lớn: lên ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh ra Bắc, gặp người cống sĩ La Sơn, tuyển thêm người, phủ dụ quân lính, mở cuộc duyệt binh, hoạch định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau này. Thứ hai, ông cũng là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén. Trước hết là sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch ta, thể hiện rõ trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An. Lời phủ dụ giống như một bài hịch ngắn: khẳng định chủ quyền của ta, nêu lên dã tâm của giặc, tố cáo hành động xâm lược phi nghĩa của giặc, nhắc lại truyền thống đánh giặc của ông cha, và kêu gọi toàn thể binh lính đánh giặc cũng như ra kỷ luật nghiêm minh. Thứ ba, ông còn là người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng. Vua Quang Trung luôn tin ở mình, tin ở chính nghĩa của dân tộc, tin tưởng và khẳng định chắc chắn vào chiến thắng. Người anh hùng chí lớn ấy đang lo việc đánh giặc đã tính sẵn kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau này, ông còn tìm cách ngoại giao để có thể dẹp việc binh đao, vì hòa bình và sự phát triển lâu dài của dân tộc. Đặc biệt, ông còn là bậc kỳ tài về quân sự. Nhà vua thân chinh cầm quân, tự mình đốc suất việc quân, tổ chức chiến dịch với cuộc hành quân thần tốc nổi tiếng trong lịch sử. Phải chăng dưới tài chỉ huy của vua, quân đội ta là đội quân dũng mãnh, đánh đâu thắng đó đều rất nhanh, chớp nhoáng? Nổi bật là hình ảnh của vua Quang Trung lẫm liệt trên lưng voi, chỉ huy các trận đánh, dũng mãnh tài ba chính là linh hồn của chiến công vĩ đại của dân tộc. Đây là hình ảnh người anh hùng trong chiến tranh rất đẹp trong văn học hiện đại Việt Nam.