Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 30: Sự phân bố nhiệt độ, ánh sáng Mặt Trời trên Trái Đất phụ thuộc vào:
A. hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
B. độ dài ngày và đêm.
C. thời gian chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
D. góc chiếu và thời gian chiếu sáng.
1. Nếu trục Trái Đất đứng thẳng thành một góc vuông với mặt phẳng quỹ đạo, thì khi Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời, ánh sáng Mặt Trời bao giờ cũng chiếu thẳng vào xích đạo thành một góc vuông với mặt đất. Lúc đó hiện tượng các mùa sẽ không có ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất. Nhiệt độ lúc nào cũng cao nhất ở xích đạo và giảm dần về phía hai cực.
2. Nếu trục Trái Đất trùng hợp với mặt phẳng quỹ đạo (nằm trong mặt phẳng quỹ đạo), thì khi Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời, trên bề mặt trái đất sẽ có hiện tượng các mùa ở khắp mọi nơi, nhưng sự thay đổi nhiệt độ giữa các mùa sẽ rất khốc liệt. Trong một năm, ánh sắng mặt trời sẽ lần lượt chiếu thẳng góc từ xích đạo lên cả hai địa cực. Lúc đó sẽ không còn các khái niệm đường chí tuyến, vùng nội chí tuyến v.v.
1 .Dựa vào đặc tính của lớp khí người ta chia khí quyển thành 3 tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển:
- Tầng đối lưu: từ 0 đến 16km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này:
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao(trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 độ C).
+ Là nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng : mây, mưa, sấm chớp,….
- Tầng bình lưu: 16 – 80km, có lớp ô-dôn ngăn cản những tia bức xạ có hại cho con người và sinh vật.
- Các tầng cao của khí quyển: cao trên 80 km không khí rất loãng
2.
Theo vị trí gần hay xa biển: Những miền gần biển: mùa hạ mát hơn, mùa đông ấm hơn những miền nằm sâu trong đất liền.
– Theo độ cao: Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
– Theo vĩ độ: Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao.
3.
4.Khi trời nắng làm bốc hơi nước ở giếng,sông,ao,hồ,...,những hơi nước đó tích tụ thành những đám mây nhẹ hoặc nặng tùy theo hơi nước nhiều hay ít. những đám mây đó bay lên cao, càng lên cao càng lạnh khiến hơi nước đọng lại thành những hạt nước, những đám mây chứa nước này càng ngày càng nặng và khi ko thể chứa được nữa thì rơi xuống tao ra mưa.
Xin lỗi bạn mình thiếu phần 2 câu 4
Vì sao mưa nhiều ở xích đạo và mưa ít ở 2 cực?
- Vì ở đó rất nóng, khi mặt trời chiếu nắng xuống sẽ làm đất, nước,... bốc hơi lên; Gần xích đạo sẽ nóng quanh năm nên lượng bốc hơi càng nhiều nên sẽ có lượng mưa nhiều hơn những nơi gần 2 cực Bắc, Nam
Độ muối của nước biển và đại dương là do: Do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra. Độ muối trong các biển không giống nhau tùy thuộc vào nguồn nước sông đổ vào biển và sự bốc hơi của nước biển.
=> Nên ta chọn đáp án D
Hc tốt!?
Vì lúc 12 giờ trưa tuy lượng bức xạ mặt trời lớn nhất (bức xạ sóng ngắn), nhưng mặt đất vẫn cần một thời gian để truyền nhiệt cho không khí; vì thế đến 13 giờ mới là lúc không khí nóng nhất.
Lúc 12 giờ trưa tuy lượngbức xạ mặt trời lớn nhất (bức xạ sóng ngắn), nhưngmặt đất vẫn cần một thời gian để truyền nhiệt cho không khí; vì thế đến 13 giờ mới là lúc không khí nóng nhất.
1. Gió Tây ôn đới:
- Thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đối vĩ độ *
- Thời gian hoạt động: quanh năm.
- Hướng tây là chủ yếu.
- Tính chất của gió: ẩm, đem mưa nhiều
2. Gió mậu dịch:
- Phạm vi hoạt động: Thổi từ áp cao cận chí tuyến về khu vực áp thấp Xđạo.
- Thời gian hoạt động: quanh năm.
- Hướng : Đông Bắc (Bán cầu bắc) Đông Nam (Bán cầu nam).
- Tính chất của gió: Khô, ít mưa .
3. Gió Mùa:
- Là loại gió thổi 2 mùa ngược hướng nhau với tính chất khác nhau.
- Loại gió này không có tính vành đai.
- Thường có ở đới nóng ( Ấn Độ, ĐNA…) và phía Đông các lục địa thuộc vĩ độ trung bình như Đông Á , Đông nam Hoa Kỳ…
- Có 2 loại gió mùa:
+ Gió mùa hình thành do sự chênh lệch nhiều về nhiệt và khí áp giữa 2 bán cầu( vùng nhiệt đới).
4. Gió địa phương:
a. Gió đất, gió biển:
- Hình thành ở vùng bờ biển.
- Thay đổi hướng theo ngày và đêm.
- Ban ngày, gió từ biển thổi vào đất liền. Ban đêm thì ngược lại.
b. Gió Phơn:
- Là loại gió biến tính khi vượt qua núi trở nên khô và nóng.
cảm ơn rất nhiều.Nhưng còn câu nữa ở bài 24 giúp em nhé :)
Trả lời :
Sự phân bố lượng mưa trên trái đất thường không đều, có nơi mưa rất nhiều, có nơi mưa rất ít. Điều này là do sự chi phố của những nguyên nhân như: ...
- Khí áp:Khí áp hình thành trong lục địa gây ra thời tiết khô hạn, không mưa. khí áp hình thành trên biển chủ yếu là áp tháp thì có mưa , có khi là bão hoặc lốc. ..
cop học 24h :))
Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ thể hiện qua :
- Mưa nhiều nhất ở vùng Xích đạo
- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam
- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới ( hai vùng vĩ độ trung bình ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam )
- Mưa càng ít khi càng về gần hai cực bắc và nam
Có sự khác biệt này là do ảnh hưởng của những nhân tố khí áp, gió, dòng biển, địa hình và frông. Phân tích một nhân tố ảnh hưởng lớn đến lượng mưa là khí áp.
Các khu khí áp thấp hút gió, đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa. Còn các khu áp cao thì không khí ẩm không bốc lên được, lại có gió thổi từ đây về các khu áp thấp, mà không có gió thổi đến vì vậy ở đây rất ít hoặc không có mưa -> các khu áp thấp xích đạo, hai bên vòng cực bắc nam có mưa tương đối nhiều; các khu áp cao chí tuyến và 2 cực có mưa ít
Trên đây chỉ là một trong những nhân tố ảnh hưởng mà thôi. Lượng mưa ở các vùng vĩ độ khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố khác nữa...
lượng mưa cũng như các đặc trưng địa lý phân bố theo qui luật địa đới và phi địa đới, về cơ bản các yếu tố khí hậu khác nhau theo vĩ độ là do góc lệch bởi bức xạ mặt trời dẫn đến sự phân bố năng lượng nhận được từ mặt trời không đồng đều giữa các vĩ độ, nhưng thực tế thì cùng một vĩ độ cũng có rất nhiều các dạng cánh quan và khí hậu khác nhau do các điều kiện về địa hình, độ cao và vị trí địa lý
yếu tố cơ bản nhất để giải thích vấn đề này vẫn là bức xạ mặt trời