Bài thơ Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 10 2023

Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương được mở đầu bằng cụm từ "Thân em" và sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ chỉ người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Một số câu ca dao là: 

  "Thân em như hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay."

  "Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai."

  "Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi."

26 tháng 10 2023

Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương được mở đầu bằng cụm từ "Thân em" và sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ chỉ người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Một số câu ca dao là: 

  "Thân em như hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay."

  "Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai."

  "Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi."

a) Biện pháp tu từ: So sánh "cái lầm đó" với "ảo ảnh của một dòng nước".

                               Nói quá: "Khác gì ảo ảnh của... giữa sa mạc.

=> Tác dụng: Thể hiện sự mong ngóng đến gần như tuyệt vọng của đứa con khi nó khao khát tình mẹ đến cháy bỏng. Giúp cho người đọc hiểu thêm về phần nào tâm hồn, ước muốn mãnh liệt muốn được gặp mẹ của Hồng. Đồng thời khắc họa được tâm lý vừa thẹn vừa tủi cực của Hồng nếu người quay lại ấy không phải là mẹ. 

b) Biện pháp tu từ giống câu văn trên là: Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

- So sánh: "những cổ tục" với "hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ".

=> Tác dụng: Thể hiện rõ sự căm ghét của Hồng với các hủ tục đã đày đọa mẹ đồng thời làm nổi bật lên sự thấu hiểu, thông cảm, tình yêu thương mẹ, sẵn sàng bênh vực và bảo vệ mẹ của chú bé Hồng. 

28 tháng 8 2016

- Biện pháp nhân hoá; Quyên đã gọi hè
-> âm thanh tiếng chim cuốc khắc khoải gọi hè báo hiệu bước đi của thời gian
- Biện pháp ẩn dụ: Lửa lưụ
-> hoa lựu nở trong như những đốm lửa .
- Chơi chữ: điệp âm phụ âm “l” (lửa lựu lập loè) kết hợp với cách sử dụng từ láy tượng hình “lập loè”
-> gợi tả chính xác màu sắc, trạng thái lấp ló,lúc ẩn lúc hiện của bông hoa lựu đỏ trong tán lá dưới ánh trăng.
-> Sự quan sát tinh tế, khả năng sử dụng ngôn ngữ và tài năng tả cảnh bậc thầy của ngòi bút Nguyễn Du đã lột tả được cái hồn của cảnh.
-> Tất cả làm hiện lên một bức tranh mùa hè đẹp, sinh động nơi làng quê yên ả, thanh bình.

27 tháng 4 2017

Câu hỏi 1. Nên hiểu nhan đề bài thơ như thế nào ? Hãy viết một câu văn có bốn chữ đầu là “Khi con tu hú” để tóm tắt nội dung bài thơ. Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy?

- Nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” như là điểm gợi, là nguyên nhân để nhà thơ bộc lộ tâm trạng cùa mình. Tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè, gợi trong lòng nhà thơ - người tù cách mạng một sự liên tường đến cuộc sống sôi động, phóng khoáng bên ngoài. Nhà thơ khát khao muốn thoát khỏi tình trạng bị giam cầm, ngột ngạt của mình.

- Có thế tóm tăt nội dung bài thơ bát đáu băng bốn chừ “Khi con tu hú” như sau: Khi con ru hú gọi bay báo hiệu mùa hè đến, nhà thơ - người tù cách mang càm thấy ngột ngạt vì bị giam cầm và khao khát được tự do.

- Tiêng tu hú gợi cho nhà thơ liên tương đên mùa hè tràn trề nhựa sống, rộn rã àm thanh, rực rở sắc màu, ngot ngào hương vi. Tiếng tu hú kêu như là một tín hièu cùa mùa hè đã tác động tới tâm hốn trẻ trung, nhạy cảm, yêu đời, yêu tự do cua ngươi chiên sĩ cộng sản trẻ tuổi.

Câu hỏi 2. Nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu. Những chi tiết nào khiên em có nhận xét đó?

6 câu thơ lục bát mở đầu bài thơ là một mùa hè tươi đẹp, dào dạt sức sống, khung cảnh đất trời cao lộng.

Nhiều hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc : tiêng ve ran, lúa chín vàng trên cánh đồng, bầu trời cao rộng với nhừng cánh diều bay liệng và trái cây trong vườn thơm ngọt...

Câu hỏi 3. Phân tích tâm trạng người tù - chiến sĩ dược thể hiện ở 4 câu thơ cuối. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú ở đoạn thơ dấu và đoạn thơ cuối rất khác nhau, vì sao?

- Trái với cánh mùa hò bèn ngoài là cánh ngột ngạt, chật hẹp bổn trong nhà tù. Người tù câm thấy đau khổ, bức bôi và khát khao mành liệt muôn thoát ra cái cánh tù ngục tăm tói, trở về với cuộc sống tự do. Nhịp thơ 6/ 2 của câu 8 và nhịp thơ 3/ 3 của câu 9 cùng với những từ ngữ mạnh mẽ như đập tan phòng;, chết uất và những từ cám thán như ôi, thôi, làm sao đã diễn ta một cách chân thực tâm trạng ấy của người tù - chiến sĩ.

- Tiếng tu hú kêu ở đoạn thơ đầu và đoạn thơ cuối đều là tiếng gọi tha thiết của tự do. Nhưng tâm trạng của người từ khi nghe tiếng tu hú kêu ở hai lần rất khác nhau. Tiếng tu hú kêu mở đầu bài thư đã gợi ra cảnh tượng trời đất bao la, tưng bừng của sự sống lúc vào hè khiến cho tâm trạng của người tù phấn chấn muốn hướng ra cuộc sổng tự do ngoài dời; tiếng tu hú kêu ở câu kết làm cho người tù cam thây bức bối, đau khổ vì phái bị giam cầm.

Câu hỏi 4. Theo em, cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở những điểm nào?

- Tiếng chim tu hú là một chi tiết nghệ thuật độc đáo. Tiếng chim tu hú khơi nguồn cảm xúc của tác giả. Nghe tiếng chim tu hú, người tù - chiến sĩ cảm thấy bức xúc, ngột ngạt vì mất tự do, náo nức hướng ra cuộc sống bên ngoài nhà tù, khát vọng muôn trơ về với cuộc sống tự do, với hoạt động cách mạng. Tiếng chim tu hú được tác giả sử dụng như là một biện pháp hoán dụ (tiếng chim - cuộc sống bên ngoài nhà tù), là điểm tựa để tác giả liên tưởng với cuộc sống tự do.

- Bài thơ gồm có hai đoạn kết hợp với nhau làm thành một chính thể thống nhất. Đoạn đầu tả cánh và đoạn sau tả tình. Cảnh trời đất vào hè quen thuộc, tươi đẹp, có hồn và đầy ấn tượng. Tinh của nhà thơ sôi nổi, da diết và sâu sắc.

- Thể thơ lục bát uyên chuyển, mềm mại và linh hoạt, giọng điệu thơ tự nhiên, cảm xúc nhất quán.

Giải thích nhan đề " Khi con tu hú"

- Là vế phụ trong một câu trọn ý, gợi cảm xúc toàn bài.

- Là tín hiệu của mùa hè.

- Tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù cách mạng, làm thức tỉnh cảnh đẹp nhưng cũng làm tăng thêm sự bức bối.

I. VĂN BẢNCâu 1: Qua bài thơ“ Đập đá ở Côn Lôn” em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của nhà chiến sĩ yêu nước Phan Châu Trinh?Câu 2: Xéc-van-tét xây dựng cặp nhân vật tương phản qua hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa qua những chi tiết nào? Tác dụng của biện pháp tương phản ấy?Câu 3: Trình bày một số tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và tính mạng con người?Câu 4:...
Đọc tiếp

I. VĂN BẢN

Câu 1: Qua bài thơ“ Đập đá ở Côn Lôn” em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của nhà chiến sĩ yêu nước Phan Châu Trinh?

Câu 2: Xéc-van-tét xây dựng cặp nhân vật tương phản qua hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa qua những chi tiết nào? Tác dụng của biện pháp tương phản ấy?

Câu 3: Trình bày một số tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và tính mạng con người?

Câu 4: Qua văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” em hãy trình bày những tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường?

Câu 5: Vì sao nói “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác của cụ Bơ-men?

Câu 6: Hình ảnh của “cậu vàng” có ý nghĩa như thế nào đối với Lão Hạc?

Câu 7 : Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với ngưới mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào qua văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng?

Câu 8 : Trình bày diễn biến tâm lí của chị Dậu thể hiện qua cách xưng hô khi hội thoại với Cai Lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất tố.

II. TIẾNG VIỆT

Câu 1: Thế nào là câu ghép?

Phân tích cụm chủ- vị trong câu văn sau và cho biết đó có phải là câu ghép không?

Hôm nay, Lan đi xem phim còn Tuấn đang học bài và làm bài tập toán.

Câu 2: Thế nào là trường từ vựng? Tìm 4 từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ màu sắc?

Câu 3: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép? Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 4: Em hiểu thế nào là nói quá?

Tác dụng của phép nói quá trong 2 câu sau là gì?

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”

(Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương)

Câu 5: Hãy nêu khái niệm và tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh? Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 6: Thế nào là thán từ?

Thán từ trong câu dưới đây bộc lộ cảm xúc gì?

“Trời ơi! Sao bạn lại đến đúng lúc thế?”

Câu 7: Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Đặt câu có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.

III. TẬP LÀM VĂN:.

Đề 1: Em hãy kể về một trò chơi dân gian mà em yêu thích.

Đề 2 : Em hãy kể lại những kỉ niệm sâu sắc của ngày đầu tiên đi học.

Đề 3 : Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, em đến chúc mừng thầy cô. Em hãy kể lại buổi gâp gỡ đầy xúc động đó.

Đề 4: Thuyết minh về một loài động vật có ích đối với con người.

Đề 5: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

1
25 tháng 11 2016

Phần I

câu 5: Chiếc là cuối cùng là kiệt tác vì :

-nó giống như thật => cái tâm của người nghệ sĩ

-nó có tác dụng nhiệm màu là cứu sống Giôn-xi

-đc vẽ = tình yêu thương và đức hi sinh cao cả

-nó đc vẽ (.) 1 hoàn cảnh đặc biệt

-nó vẽ = 1 tình yêu nghệ thuật chân chính

29 tháng 10 2023

tự đi mà làm

29 tháng 10 2023

Ai bắt em giải

Cô đơn thay là cảnh thân tùTai mở rộng và lòng sôi rạo rựcTôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nứcỞ ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu !(Tâm tư trong tù – Tố Hữu)Câu 1: Những lời thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 8? Hãy chép lại chính xác sáu câu đầu của bài thơ đó. Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép có một âm thanh đã làm thức dậy cả tâm hồn...
Đọc tiếp

Cô đơn thay là cảnh thân tù

Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực

Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức

Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu !

(Tâm tư trong tù – Tố Hữu)

Câu 1: Những lời thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 8? Hãy chép lại chính xác sáu câu đầu của bài thơ đó.

Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép có một âm thanh đã làm thức dậy cả tâm hồn của nhân vật trữ tình. Đó là âm thanh gì? Vì sao âm thanh đó lại có thể tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhân vật như vậy?

Câu 3: Từ đoạn thơ đã chép, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp trình bày cảm nhận của em về ý kiến: “Sáu câu thơ lục bát thanh thoát mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống”.

1
7 tháng 2 2021

em nợi chị