Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
này,viết phải thẳng hàng người ta mới nhìn được chứ,viết Sole ai mà nhìn nổi
nhớ sửa lại nha
Hình ảnh nhân hóa : trăng sao thì trốn đi , đất thì nóng lòng đợi chờ, mây thì được xưng hô bằng chị , mưa thì được gọi như gọi với người.Mây , mưa , trăng , sao , đất như một con người.Nó có cảm xúc, có những hành động giống như một con người , nó được xưng hô như với người : nóng lòng chờ đợi , trốn , chị mây , mưa ơi. Qua đó , miêu tả sinh động cảnh vật thiên nhiên trước cơn mưa .Từ đó , ta thấy được sự quan sát tinh tế , tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả.
Tình cảm đó được thể hiện qua sự cảm thông với những việc làm vất vả của mẹ như phơi lưng đi cấy dưới cái nóng như nung và sự ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: Hóa thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Đó là một tình thương vừa sâu sắc, vừa cụ thể và thiết thực của người con đối với mẹ.
Đọc đoạn thơ trên, ta thấy bạn nhỏ trong bài đã thể hiện cảm xúc chân thành, yêu thương mẹ khi thấy mẹ phải vất vả làm lụng để nuôi nấng mik nên người. Thật vậy, người mẹ luôn là ng vất vả, bỏ mồ hôi công sức chăm lo cho gia đình thân thương yêu quý, qua những dòng thơ trên mà em đã thấu hiểu đc nỗi lòng xót xa của 1 đứa trẻ về ng mẹ thân mến. Trong đoạn có câu:"Hôm nay trời nắng như nung", nhờ có biện pháp so sánh mà tác giả đã khéo léo sử dụng trong câu thơ, giúp ng đọc cảm nhận đc cái nóng oi bức như được nung lên, sức nóng mà ng mẹ đã phải chịu đựng trong từng ngày làm việc. Ng mẹ đã phải phô ra bờ lưng dưới ánh nắng mà ta tưởng chừg còn trên cả chục độ, ấy vậy mà tất cả là vì gia đình và vì đứa con, mong sao cho con đc học hành chăm chỉ, cần cù rồi giúp ích cho đất nc. ......
" Rừng cọ ơi ,rừng cọ !
Lá đẹp ,lá ngời ngời
Tôi yêu ,thương vẫn gọi
Mặt trời xanh cua tôi "
Khổ thơ trên được trích ra từ bài thơ ''Mặt trời xanh của tôi '' của nhà thơ Nguyễn Viết Bính . Qua những hình ảnh rừng cọ xanh tươi đẹp gắn bó thân thuoc với tác giả , khổ thơ ấy đã bộc lộ tình cảm thiết tha yêu quý của tác giả đối với rừng cọ của quê hương. Tác giả trò chuyện với rừng cọ như trò chuyện với người thân ("Rừng cọ ơi! Rừng cọ!"), tả những chiếc lá cọ vừa đẹp vừa ngời ngời sức sống. Hình ảnh "Mặt trời xanh của tôi" ở câu thơ cuối không chỉ nói lên sự liên tưởng, so sánh chính xác của tác giả (lá cọ xoè những cánh nhỏ dàI trông xa như "mặt trời" dâng toả chiếu những "tia nắng xanh") mà còn bộc lộ rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về rừng cọ của quê hương.
a ,Tìm từ láy: mênh mông,dập dờn
Từ ghép tổng hợp: đất nước,sớm chiều
Từ ghép phân loại: việt nam, trường sơn
b,Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó được thể hiện qua những hình ảnh: Biển lúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tuoi đẹp biết nhường nào!
(*Bạn tự mở bài nhé)đây mik làm dàn ý phần thân bài. Trong bài thơ đêm nay bác ko ngủ,hình ảnh này có rất nhiều ý nghĩa. Trc hết, đó là h/ả thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốt lên tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh. H/ả ngọn lửa xuất hiện ở cả phần cuối và đầu bài thơ mag nhiều ý nghĩa sâu xa. Ngọn lửa soi sang bức chân dung Bác- vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc với những nét thật gần gũi , giản dị. H/ả ngọn lửa soi tỏ cả tấm lòng Bác với các chiến sĩ, với nhân dân như tình cảm người cha dành cho những đứa con yêu(bác ko ngủ , đốt lửa sưởi ấm, đi dém chăn cho các anh,...). Nhờ thế, h/ả của Bác hiện ra thật thiêng liêng mà cũng thật gần gũi. Nhà thơ còn dùng h/ả ngọn lửa để so sánh: (bn tự trích 2 câu thơ cuối đó ra) H/ả ngọn lửa ở đây gợi tả 1 sự lớn lao bao trùm cả ko gian, ngang tầm vs trời đất, tôn vinh sự vĩ đại của Bác và ngợi ca tình yêu thương người dành cho các chiến sĩ.
"Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm"
Khổ thơ trên đã được tác giả Minh Huệ sử dung biện pháp tu từ ẩn dụ ( ẩn dụ phẩm chất) để chỉ bác Hồ như người cha luôn quan tâm chăm sóc những đứa con của mình .Bốn câu thơ trên đã miêu tả rất đầy đủ tính cách , phẩm chất tốt đẹp của Bác Hồ đối với nhân dan ta - nhân dân Việt Nam và cũng là thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của anh đội viên đối với Bác Hồ . Anh như hiểu bác hơn qua một đêm không ngủ , ngồi lo lắng , chăm sóc , sưởi ấm cho anh nằm . Tình cảm của anh được thể hiệ rõ qua câu thơ:
'Anh đội viên nhìn Bác
càng nhìn lại càng thương"
Không chỉ anh đội viên hiểu sâu được lỗi lòng của bác mà qua bài thơ"Đêm nay Bác không ngủ" cũng đã đồng thời thể hiện được tác giả Minh Huệ là người có tâm hồn nhạy cảm , sử dụng từ ngữ tinh tế , thấu hiểu lỗi lòng của bộ đội nhân dân và cả của Bác để tạo lên bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ" giàu ý nghĩa , tình cảm sâu sắc đến vậy . Qua bài thơ này , đã cho ta biết được nhà thơ Minh Huệ thật là một người yêu nước , là nhà thơ giàu tình cảm sâu sắc mãi mãi được tổ quốc Việt Nam gia danh và đời đời biết ơn sâu sắc.
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
4 câu thơ trên được trích từ bài " Đêm nay bác không ngủ "-Minh Huệ. Bài thơ được sáng tác dựa trên sự kiện có thực trong chiến dịch điện biên phủ cuối năm 1950.Trong câu thơ trên được tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ để nói về tình cảm của Bác, người cha máu tóc bạc quan tâm, lo lắng cho mọi người.Những cử chỉ hành động của bác thể hiện tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Từng câu thơ ấy nói lên nhân cách và con người của Bác. Nhà thơ đã cho mọi người thấy tình cảm của anh đội viên dành cho Bác cũng như tình cảm Bác dành cho anh và mọi người. Những ngày cực nhọc ấy khiến cho anh hiểu Bác hơn.
"Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm"
Tấm lòng nhân hậu, tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác lo cho chiến sĩ dân công cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ. Tình thương ấy bao trùm lên đất trước và dân tộc. Nhân dân Việt Nam tự hào biết bao, được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ tổ quốc vinh quang của Đảng, của Bác! Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, anh đội viên thúc cùng bác. Dường như lúc đó những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.
Nội dung của đoạn thơ trên dùng biện pháp nhân hóa để tả lại lúc mưa
Theo Mèo cảm nhận, sự khô hạn, nóng nực khiến cho muôn loài luôn cầu mưa. Bài này lấy hình ảnh cùa đất pha thêm chút nhân hóa lm cho ng đok cứ có cảm giác đất luôn cầu xin mưa khi trời khô hạn.