Quan sát người thân trong gia đình của mình qua năm tháng, em thấy người thân có n...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

Qua năm tháng, em thấy tóc mẹ lại có thêm nhiều sợi bạc, ở khóe mắt bắt đầu xuất hiện những vết chân chim. Mắt mẹ cũng không còn tinh nhạy như hồi em còn bé, giờ mẹ phải nhờ em xâu chỉ. Nhận ra tuổi tác của mẹ ngày một lớn lên theo năm tháng, em thấy thương mẹ vì đã luôn vất vả tảo tần chăm lo vun vén cho em, cho cả gia đình. Biết ơn mẹ, em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thành tài, sau này trở thành công dân có ích, chăm sóc cho mẹ và khiến mẹ tự hào.

17 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế gia đình em

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo 1:

Theo năm tháng, những người thân trong gia đình em đã có nhiều thay đổi. Trên khuôn mặt của bố mẹ đã xuất hiện nhiều nếp nhăn, chị gái em đã thành một thiếu nữ. Trước sự thay đổi ấy, em thấy càng yêu thương và trân quý gia đình hơn.

Bài tham khảo 2:

Qua năm tháng, em thấy tóc mẹ lại có thêm nhiều sợi bạc, ở khóe mắt bắt đầu xuất hiện những vết chân chim. Mắt mẹ cũng không còn tinh nhạy như hồi em còn bé, giờ mẹ phải nhờ em xâu chỉ. Nhận ra tuổi tác của mẹ ngày một lớn lên theo năm tháng, em thấy thương mẹ vì đã luôn vất vả tảo tần chăm lo vun vén cho em, cho cả gia đình. Biết ơn mẹ, em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thành tài, sau này trở thành công dân có ích, chăm sóc cho mẹ và khiến mẹ tự hào.

21 tháng 12 2016

Quê hương em là một vùng nông thôn mới, mọi thứ đều mới từ nhà cửa, ruộng đồng và con người. Theo tháng năm, khi đất nước thay đổi và phát triển mạnh mẽ thì ngôi làng nhỏ của em cũng có những chuyển biến đáng chú ý. Sự thay đổi đó của quê hương khiến cho những ngôi nhà, những con người như khoác thêm tấm áo mới.

Quê hương em nằm cạnh dòng sông lam hiền hòa, quanh năm lặng lẽ trôi êm đềm, ôm lấy bãi bờ xanh ngắt của nương ngô dài mênh mông. Có nhiều thứ thay đổi, nhiều thứ mới hơn nhưng dường như dòng sông ấy vẫn vậy, không thay đổi, vẫn chảy theo dòng xiết và vẫn vỗ về vào bãi bồi đầy cát trắng.

Nếu như cách đây vài năm, những con đường đất vẫn đang phổ biến, ngày nắng xe cộ qua lại bụi bay mù trời; ngày mưa trơn trượt khó khăn trong việc đi lại thì hiện nay đã có những con đường bằng bê tông. Những con đường này được mở rộng ra hai bên, không chật hẹp như trước nữa. Đồng nghĩa với việc có nhiều đường mới sạch và đẹp thì cũng xuất hiện nhiều chiếc xe máy hơn là xe đạp.

Những chiếc xe ga cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn, gương mặt của con người cũng không còn khắc khổ nữa mà đã thanh thản và sung sướng một phần.

Trước đây hiếm lắm mới thấy xuất hiện một ngôi nhà hai tầng, nhưng hiện nay đã bắt đầu lác đác nhiều người xây dựng nhà hai tầng, thậm chí là ba tầng rất đẹp. Sự đổi thay bắt đầu từ những con đường, những mái nhà mới hiện đại hơn. Nhiều gia đình cấp bốn nhưng cũng được xây dựng chắc chắn, kiên cố, thậm chí là đẹp và đầy đủ tiện nghi hơn.

Có lẽ khi đất nước ngày càng phát triển, xã hội đổi thay thì những vùng quê cũng thay áo mới từng ngày, từng giờ.. Cuộc sống của mỗi người cũng đủ đầy, sung sướng và có thêm nhiều nhu cầu hơn.

Những cánh đồng lúa dài bất tận càng ngày càng đạt năng suất cao nhờ người nông dân sử dụng phân bón khoa học, chất lượng tốt. Bên cạnh việc trồng lúa thì người dân còn trồng thêm nhiều hoa màu khác như khoai, lạc, dưa hấu…Mỗi năm thu nhập của người dân cũng được nâng cao hơn và đời sống phần nào được cải thiện.

Những đứa trẻ như chúng em vào đầu năm học mới cũng được mua sắm thêm nhiều quần áo mới hơn. Niềm vui hiện rõ trên từng nụ cười và ánh mắt trong veo, đầy tin yêu.

Sự đổi thay của quê hương em từng ngày chính là tín hiệu mừng giúp cho sự phát triển mạnh mẽ sau này.

Tuy nhiên bên cạnh những phát triển theo hướng tích cực thì vẫn còn những chuyển biến tiêu cực. Mặc dù chỉ là những tiêu cực nhỏ nhưng cũng đáng để chúng ta lưu tâm. Khi cuộc sống đủ đầy, khi công việc bận rộn thì dường như khoảng cách giữa mọi người trở nên giãn ra. Thời gian để hàng xóm trò chuyện với nhau cũng ít đi, vì họ bận rộn với công việc kiếm tiền.

Quê hương em đã và đang đổi thay từng ngày. Em hi vọng quê em sẽ ngày càng phát triển giàu mạnh, đồng thời vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống ngày xưa.

22 tháng 12 2016

cảm ơn ạ

 

30 tháng 4 2023

Qua quan sát trực tiếp thì chúng ta có thể nhận thấy được nhịp sống và sinh hoạt của các loại sinh vật đã bị thay đổi rất nhiều do sự biến đổi khí hậu. Nơi ở, thức ăn, kiếm mồi,.. là những nhu cầu thực tế của các loại sinh vật, thế nhưng những yếu tố đó đang ngày càng biến đổi.

Những thay đổi đó khiến chúng ta phải cảm thấy buồn đau và xót xa. Hàng loạt những con vật, sinh vật nhỏ nhoi đáng thương đang phải chịu sự tàn phá bởi chính những con người. Từ đây em nhận thấy bản thân con người cần hành động để có thể cứu giúp những loài sinh vật đang ngày càng biến đổi dưới chính sự phá hủy trên đôi bàn tay con người.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Hồi nhỏ tôi hay được mẹ cho chơi trò “giã gạo”, mỗi lần được mẹ nhấc bổng lên tôi lại cảm thấy rất vui và cười khúc khích. Cả nhà thấy tôi được mẹ nâng lên hạ xuống và cười nắc nẻ như vậy cùng cười rộ lên và vỗ tay cùng trêu đùa với mẹ con tôi.

b) qua tiêu đề bài thơ,hãy cho biết cách thể hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì đặc biệt.c) hai câu thơ đầu đã sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối,tự đối ).hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối trong việc thể hiện những đổi thay của cuộc sống và những điều ko thay đổi trong tâm hồn tác giả.d)giọng điệu của hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có điểm...
Đọc tiếp

b) qua tiêu đề bài thơ,hãy cho biết cách thể hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì đặc biệt.

c) hai câu thơ đầu đã sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối,tự đối ).hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối trong việc thể hiện những đổi thay của cuộc sống và những điều ko thay đổi trong tâm hồn tác giả.

d)giọng điệu của hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có điểm gì khác biệt?tác giả có cảm xúc và tâm trạng gì trước sự xuất hiện của các em nhi đồng với tiếng cười câu hỏi hồn nhiên ,ngây thơ của các em

e) bài thơ cho ta hiểu gì về tình cảm của nhà thơ ,cũng là tình cảm của những người sau bao năm đi xa lần đầu tiên trở về quê hương ?

g)tình cảm ,cảm xúc của nhà thơ được thể hiện qua những nét nghệ thuật đặc sắc nào?

3
29 tháng 10 2016

bài j bạn????????????????????????????

30 tháng 10 2016

v cj potay vj k còn sách

Mái trường là gia đình thứ hai và cũng là nơi lưu giữ những kỉ niệm khó phai. Ở ngôi nhà thứ hai này, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em coi nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những dấu ấn đáng nhớ nhất của mỗi con người.Suốt những năm tháng cắp sách tới trường chắc hẳn ai cũng sẽ có một ấn tượng sau sắc về thầy cô và mái trường. Thầy cô luôn là những người để lại...
Đọc tiếp

Mái trường là gia đình thứ hai và cũng là nơi lưu giữ những kỉ niệm khó phai. Ở ngôi nhà thứ hai này, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em coi nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những dấu ấn đáng nhớ nhất của mỗi con người.

Suốt những năm tháng cắp sách tới trường chắc hẳn ai cũng sẽ có một ấn tượng sau sắc về thầy cô và mái trường. Thầy cô luôn là những người để lại cho ta những kinh nghiệm về đời sống, và luôn vực ta đứng lên từ những nơi tối tăm hay đơn giản là cách giảng bài mà chúng ta không thể quên được còn mái trường là nơi lưu giữ những tình cảm thân thiết những cảm xúc của thời ấu thơ và em cũng không ngoại lệ.

Ngôi trường em nằm trong thôn  Đức Thắng. Ngôi trường này là nơi chứa chan bao nhiêu kỉ niệm buồn vui khó phai của tuổi học trò chúng em. Ngôi trường là nơi ánh sáng đẹp đẽ của tri thức được rộng mở đón những mầm non của đất nước. Thiên nhiên trường em thật sinh động. Tại đây đã có nhiều bác cổ thụ lâu đời, xum xuê đã chứng kiến bao nhiêu cảm xúc của nhiều lớp thế hệ. Các bác xà cừ, phượng vĩ giờ đây đã sù sì, bạc phếch. Còn có những loại cây khác như : sấu lúc lỉu những quả sấu xanh tươi vừa chua mà chát tượng trưng cho những lần chúng em vui, buồn, gục ngã mà khóc... Em rất thích sân trường em, nó thật rộng rãi, luôn rợp bóng mát cho chúng em vui đùa , chạy nhảy...

Em rất tự hảo về mái trường của mình, nó là một ngôi trường hiện đại và khang trang có ba tòa, hai tầng khép kín hình chữ U. Với những của kính sáng chiếu những tia nắng sớm ấm áp từ mặt trời. Cầu thang rộng rãi, những lớp học có nhiều bàn ghế sáng bóng. Trước mỗi của lớp học là có vài chậu cây, hoa rực rỡ sắc màu. Ai đến thăm trường cũng khen trường em đẹp, học sinh lễ phép, ngoan ngoãn. Hơn thế nữa ngôi trường này đã đưa em đến nguồn tri thức rộng lớn, bao la của nhân loại về tất cả các môn học, tự nhiên, xã hội. Nhà trường đã mang đến niềm tin, sức mạnh và nghị lực vươn lên trong cuộc sống để vững bước trên con đường làm người. Và em tin rằng nhà trường sẽ chắp cánh cho em bay đến những chân trời xa.

Từ khi lên học trường cấp hai người cô mà em hằng yêu mến là cô Giang dạy Toán. Em đã được cô dạy Toán từ năm lớp sáu đến  nay. Trước đó, thầy Cường dạy chúng em môn Toán và em cứ nghĩ rằng thầy là người dạy Toán tuyệt vời nhất cho đến khi cô giáo dạy Toán mới chuyển công tác về đây, và đó không ai khác chính là cô Giang. Cô ấy đã từng dạy Toán ở trường THCS Thượng Lan và bây giờ cô về đây dạy Toán trường em. Khi em còn học lớp 6E cô được nhà trường phân công dạy Toán lớp em, lúc đầu em nghĩ:” cô này chắc chẳng làm được cái gì cả” nhưng em đã lầm. Lần đầu tiên em nghe giọng nói của cô em như bị mê hoặc . Em vẫn nhớ giọng nói của cô cao, trong của cô cất lên mà đến bây giờ em vẫn nhớ cảm giác choáng ngợp của ngày hôm đó. Giọng nói đó khác hẳn với những người giáo viên khác. Giọng nói của cô làm em cảm giác ấm áp như lòng mẹ vỗ về đứa con thơ của mình. Lời nói đó làm chúng em cảm thấy như được sống trong tình yêu thương, quan tâm, dạy dỗ của cô để trở thành người có ích,  là một người chân chính, nhân văn trong xã hội.  Không những thế hình dáng của cô vô cùng đặc biệt, dáng cô mập mập, thấp thấp mà sao phong cách quá. Em vẫn nhớ, ngày hôm đó cô mặc một chiếc áo ngắn màu vàng, mặc quần leggins – đó là phong cách mà em thích, phong cách của những đứa trẻ tuổi teen qua đó thể hiện cô là một người phong cách, hợp thời trang. Mái tóc ngắn vàng của cô làm sao khiến em quên được. Đối với em có lẽ cô chính là cô giáo bước ra từ giấc mơ. Cô Giang rất vui tính, cô như người bạn của học sinh chúng em. Cô thường kể những trải nghiệm cuộc sống mà cô đã từng trải qua để giúp chúng em cảm thấy vui vẻ, thân thiện với nhau hơn và chúng em cảm thấy cô như “người bạn” của mình, cô rất hiểu tâm lí học sinh. Mặc dù cô vui tính là thế nhưng khi nào vào học hay ôn thi cô cực kì nghiêm túc. Cô Giang không chỉ là cô giáo chuyên Toán mà còn là một người hiểu biết nhiều. Cô biết nhiều kiến thức môn Văn,  Lý, Sinh hay thậm chí là môn  Lịch Sử. Chính vì thế nên chúng em và nhiều bạn ở trường Thượng Lan  gọi cô bằng một cái tên “super teacher”. Tình cảm cô trò của chúng em với cô vẫn rất thân thiết và những câu chuyện vui vẫn sẽ được kể cho đến khi... ngày lễ bế giảng cận kề. Sau đó em đã nhận ra rằng sắp phải xa bạn bè, xa thầy cô đặc biệt là người cô chúng em coi như là “người bạn”

Ngày Bế giảng đã tới, lòng em thấy bồi hồi, vừa vui mà vừa buồn. Vui là sắp được nghỉ hè, sắp được đi chơi,... Nhưng em cũng cảm thấy buồn khi phải xa các bạn, thầy cô và ngôi trường mến yêu của mình. Ngày hôm đó cả lớp em và nhiều lớp khác nữa nhất là khối chín các bạn đã khóc rất nhiều khiến thầy cô không cầm được nước mắt. Em thấy khinh ngạc thấy cây cối vẫn bình thường và nắng vàng vẫn trùm lên cảnh vật mà sao ngày lễ bế giảng tới gần quá. Ngày lễ Bế Giảng tới để chúng em phải chịu sự chia tay mái trường, chia tay những người mà mìh coi như người nhà . Không khí, cảm giác của mọi người ngày hôm đó chẳng có tiếng cười mà chỉ thấy những giọt nước mắt yêu thương rơi xuống chắc hẳn tình thầy trò sâu sắc lắm. Cho dù được nhận giấy khen giỏi mọi người vẫn ra về trong buồn bã. Có những bạn đã khóc òa lên khi phải chia tay thầy cô mình yêu thương trong ba tháng hè. Đối với các bạn ấy thì ba tháng hè dài như ba năm, ba năm không được nhìn thấy người thầy, người cô mình yêu thương quả là một khó khăn.

Thấm thoát trôi hai tháng hè đã trôi qua, khi em lên lớp 7 em đã làm quen được thêm nhiều bạn mới và tình cảm cô trò của cô đối với em đã như người mẹ thứ hai thật sự vậy. Có lần cô nói: “ Em đeo khuyên tai này không hợp với em, sao em không thử đeo kiểu giống cô?” và cô đã mang ra đôi khuyên tai tặng em. Em thấy vui lắm, nhưng khi cô nói ra giá trị của  nó em như sững lại, cái giá một trăm hai làm em thấy bối rối là có nên nhận không. Em biết từ chối món quà thầy cô tặng là không nên nhưng em không dám nhận một món quà nào đắt như thế. Khi em đưa đôi khuyên tai trả lại cô, sắc mặt cô như không còn vui nữa và từ hôm đó cô cũng không để ý đến em nhiều như trước nữa.  Em đã có một cô bạn thân là Linh, các bạn hay gọi bạn ấy với cái tên Linh Ku. Có vẻ như cô đã quan tâm đến Linh hơn. Điều đó làm em buồn lắm nhưng biết làm sao được vì cô đã cho Linh vào đội tuyển Toán của cô. Trái tim em như ngừng đập, đôi chân sững lại khi biết điều đó. Đêm đến, em đã khóc ướt gối : “sao cô không hiểu em thương cô như thế nào chứ, em thương cô như mẹ em vậy”. Và ngày gì đến thì cũng đến, vào hôm Khai Giảng em cố gắng nói rằng : “Em thương cô và không phải em chê quà cô tặng mà do nó quá dắt em không dám nhận” em nói với đôi mắt dơm dớm nước mắt. Cô cũng hiểu một phần nào đó những lời em nói nên cô đáp lại bằng lời nói trầm ấm: “Cô biết là em thương cô và cô cũng hiểu tại sao em không dám nhận, bản thân cô cũng chẳng thấy ngại gì, có lẽ là do em sợ rằng các bạn sẽ ghen tị hay như nào đó mà em không dám nhận, thôi không sao đâu cô cũng chẳng nghĩ gì đâu. Hãy bỏ qua hết và hãy để tình cảm cô trò quay lại thân thiết như xưa”. Nghe được câu nói đó của cô mọi buồn bã trong em đều tan biến hết, ngày hôm đó cả hai cô trò chúng em đều thấy rất vui, không còn sự buồn bã trong lòng nữa. Sau ngày hôm đó cô đã quan tâm đến em nhiều hơn và cũng giúp đỡ em về mặt tinh thần. Cảm ơn cô đã có mặt trong thanh xuân của em .

Từ những kỉ niệm trên em nhận ra một điều rằng : Ngoài bố mẹ ra thì chỉ có thầy cô là người quan tâm đến tương lai sau này của chúng ta, chúng ta hãy biết trân trọng nó, hãy trân trọng những khoảng thời gian vui vẻ với người cha, người mẹ thứ hai của mình.

0
28 tháng 8 2016

Bài 1 : 

a)

Trong xã hội phong kiến xưa kia, quan niệm trọng  nam khinh  nữ đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài. Biết than cùng ai, biết ngỏ cùng ai? Trời thì cao mà đất thì dày. Thôi thì đành giãi bày qua tiếng hát, lời ru vậy! Câu ca dao: Thân em như trái bần trôi… nằm trong mảng đề tài than thân trách phận mà nhiều câu có cấu trúc khá giống nhau ở cách mở đầu bằng hai chữ đầy xót xa, ngậm ngùi:
 
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?
 

Xuất xứ câu ca dao này là ở miền Nam, xứ sở của sông ngòi, kênh rạch. Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua chát chát, xắt mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh nổi trôi theo sóng, Ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị.

phan tich than em nhu trai ban troi

Người phụ nữ chân lấm tay bùn nhìn trái bần trôi mà cám cảnh, thấy mình nào có khác chi?! Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Gió nhẹ, sóng êm thì từ từ, thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thi cũng đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu ? Vào bờ bến nào để đổi thay số  phận?

 
 
Không được làm chủ bản thân, người phụ nữ buộc phải lâm vào cảnh: Cũng đành nhắm mắt đưa chân. Mặc cho con tạo xoay vần đến đâu. Luật tam tòng khắc nghiệt trói buộc họ, biến họ thành những con người cam chịu định mệnh bất công: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và thực tế thì người phụ nữ đã bị xã hội khinh rẻ, coi thường. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra mặc cảm tự ti từ bao đời nay ở người phụ nữ.
 
Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi Trái bần trôi theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong dòng  đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mờ mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ. Ta hãy thử hình dung vào một trưa hè ở đồng bằng Nam Bộ, gió thổi lao xao trong rừng đước, rừng tràm, chợt nghe thấy tiếng ru con vọng ra từ ngôi nhà nhỏ ven sông lẫn với tiếng võng đưa kẽo kẹt: Ầu ơ… Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?Cầu hỏi vừa là nỗi băn khoăn muôn thuở không lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề.
 
Nhìn những trái bần nổi chìm theo sóng, ta sẽ thấm thìa và rung động đến tận sâu thẳm tâm hồn trước lời ru rưng rưng nước mắt của những người phụ nữ lao động nghèo khó trong một quá khứ chưa xa
 
18 tháng 9 2016

Biện pháp nghệ thuật là gì vậy bạn?

Mọi người trên hoc24 cho mình 1 lời nhận xét về bài văn mới nha. Giúp nha chứ mai mình kiểm tra rồi, muốn có người coi qua, nhận xét và chấm thử.    Dòng sông trong ký ức của nhiều người là nơi gắn liền với những kỷ niệm vui buồn, và đôi khi chỉ cần nhìn dòng sông là bao nhiêu nỗi buồn chợt tan biến vì nhờ làn gió mát rượi thổi bay đi...Tôi cũng thế. Khi tôi sinh ra trong ngôi nhà nằm...
Đọc tiếp

Mọi người trên hoc24 cho mình 1 lời nhận xét về bài văn mới nha. Giúp nha chứ mai mình kiểm tra rồi, muốn có người coi qua, nhận xét và chấm thử.

    Dòng sông trong ký ức của nhiều người là nơi gắn liền với những kỷ niệm vui buồn, và đôi khi chỉ cần nhìn dòng sông là bao nhiêu nỗi buồn chợt tan biến vì nhờ làn gió mát rượi thổi bay đi...Tôi cũng thế. Khi tôi sinh ra trong ngôi nhà nằm cạnh bờ kè Cổ Chiêng, thì 13 năm nay, kỉ niệm và tình cảm của tôi đã gắn bó với sông như bè như bạn. Kỉ niệm sâu sắc, chân thành, không có vật gì thay thế được.

    Tôi nhớ mỗi buổi sáng trên bờ kè, khi cơn gió nhẹ nhàng lướt qua con sông, làm dòng nước chao đảo, bay bỗng mái tóc những cô gái xinh xắn dạo trên bờ kè. Buổi sáng nắng sớm, tôi thích ngắm nhìn những tia nắng sáng đầu tiên chiếu nhẹ lấp lánh qua cửa sổ nhà, trên mái nhà, bên hàng cây xanh xanh và luống rau nhà tôi và cả chiếu lấp lánh trên con sông với những cơn sóng nhè nhẹ sáng sớm.

    Tia nắng sáng đã lên. Đúng, đã làm cho mọi thứ quanh con sông bừng tỉnh giấc. Những con thuyền đánh cá hàng loạt bắt đầu ra khơi, những chiếc thuyền chở những con cá trắng tinh, tươi sống, đuôi còn vẩy đành đạch trên những con tàu đang tiến về phía bờ kè nơi tôi đang sống. Họ từ phương xa đến, mang những con cá trông thật là ngon, tấp nập bán hàng “mốt” của họ quanh con sông Cổ chiêng. Mỗi sáng thế này mẹ em đều nhờ em lấy xuồng ra sông rồi mua giùm mẹ vài con cá “phương xa” để mẹ bắt tay đổi hương vị cho bữa trưa trước khi em đến trường.

    Hằng ngày, tôi đều xoay quanh một cuộc sống, một cái trọng tâm cứ xoay vòng, xoay vòng mỗi ngày. Mỗi buổi sáng đi học, qua con sông ấy, cơn gió mát thổi vào cơ thể giúp tôi tỉnh táo, khích lệ tôi nhanh nhanh tới trường, bước tới tương lai. Khi về ngày với cơn căng thẳng của bài học trong lớp mệt mỏi, tôi chợt nhận ra hạnh phúc nhất chính là cùng gia đình vui vẻ ăn cơm, ăn những con cá do sông nuôi dưỡng lâu nay và trong đó có cả tình yêu mẹ dành cho gia đình, hương vị mặn mà tình quê, vị hương con sông. Mỗi buổi chiều khi hoàng hôn xuống, tôi hay cùng em gái và bạn bè ngắm sông, ngắm cảnh đẹp đất nước ta trên bờ sông. Cảnh sắc hoàng hôn luôn huyền ảo, in bóng xuống nước, sắc cam cam, đỏ đỏ, khi lại có tia sáng nhỏ của mặt trời sắp lặn còn nhớ trời, chiếu xuống sông như để thể hiện nỗi nhớ nhung, không muốn của xa rời thế giới. Những lúc tôi buồn, tôi khóc, hãy rơi nước mắt xuống dòng sông, sông sẽ an ủi cậu bằng cơn gió mát, khích lệ cậu bằng ánh nắng ấm áp của mặt trời. Mỗi ngày mỗi ngày, cho dù xoay quanh chỉ có thế, tôi cũng cảm thấy đủ rồi.

    Vào một ngày mùa đông se lạnh, khi đang đến trường. Đi ngang qua con sông ấy, tôi dừng lại, nhắm mắt và khẽ nói nhỏ bên tai sông:

- nè, cảm ơn cậu nhiều lắm, người bạn thân thương, ôm ấp tôi sự hạnh phúc bao ngày qua. Tôi yêu cậu lắm, dòng sông bé nhỏ ủ ấp kỉ niệm thân thương.

3
18 tháng 10 2016

Hay lắm !

18 tháng 10 2016

Còn 1 cái nữa wên nói đó là đừng chấm lỗi chính tả hay lỗi số, mình viết thế cho ngắn.