Viết đoạn văn ngắn “khoảng 5 - 7 câu” trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh của nhân...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2021

Chi tiết Long Quân cho mượn gươm thần là một chi tiết kì ảo hấp dẫn và có ý nghĩa sâu sắc. Gươm thần là một vũ khí vô cùng quý giá. Khi đất nước có giặc, Long Quân cho Lê Lợi - thủ lĩnh nghĩa quân, đại diện cho chính nghĩa,cho nhân dân mượn gươm thần. Đó chính là thể hiện sự đồng tình và phù trợ của thần linh,của tiền nhân đối với cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc. Khi đất nước thanh bình, Long Quân đòi lại gươm thần cùng là có ý nhắc Lê Lợi: khi đất nước lâm nguy thì dùng vũ khí đánh giặc còn khi non sông đã thái bình thì chăm dân trị nước, nếu dùng vũ khí cũng như sức mạnh của binh đao sẽ không được lòng dân. Đó là bài học không chỉ để nhắc Lê Lợi mà còn nhắc nhở tất cả các vua chúa mọi thời đại về cách sử dụng vũ khí. Hơn nữa, vũ khí của Long Quân để trợ giúp chính nghĩa nên chỉ trợ giúp khi cần

28 tháng 7 2018

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm. 

Bài làm:

Tìm hiểu, suy ngẫm về chùm truyền thuyết cổ xưa xuất hiện trong thời đại các vua Hùng dựng nước như Con Rồng cháu Tiên; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh... chúng ta thấy các nhân vật và sự kiện lịch sử đã được nhào nặn, kì ảo hoá, lí tưởng hoá khiến cho chất thực mờ đi, chất mộng mơ, lãng mạn, tưởng tượng hiện rõ. Tiếp sau các truyén thuyết đẫm chất mộng, chất thơ ấy, tổ tiên chúng ta sáng tác nhiều truyền thuyết tiêu biểu mang nhiều yếu tố sự thật lịch sử hơn. Một trong những tác phẩm tiêu biểu có cốt lõi lịch sử nổi bật là truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm. Đây là loại truyền thuyết vừa giải thích nguồn gốc một địa danh vừa tôn vinh những danh nhân, những anh hùng nổi bật trong lịch sử có công với dân, với nước. Sự tích Hồ Gươm là một trong hàng trăm sáng tác dân gian về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn ở thế kỷ XV. Tuy tác phẩm mang cốt lõi lịch sử nổi bật, nhưng vẫn có những chi tiết kì ảo, tưởng tượng đặc sắc, toát và nhiều ý nghĩa. Đọng lại trong suy ngẫm và cảm xúc của người kể, người nghe truyền thuyết này là hình ảnh thanh kiếm "Thuận Thiên". Nói khác đi, đây là câu chuyện "Trời trao gươm báu, việc lớn ắt thành công". 1. Vì sao đức Long Quân cho mượn gươm ? Qua truyền thuyết, chúng ta hiểu rằng: Lúc bấy giờ giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta : trời đất và lòng người - căm giận chúng đến tận xương tuỷ. Ở vùng Lam Sơn, Lê Lợi đã tạp hợp những người dân có nghĩa khí nổi dậy chống giặc. Những ngày đầu, nghĩa quân lực yếu, lương thảo ít, thanh thế chưa cao, nhiều lần bị thua trận. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc. Như vậy, trời đã thấu hiểu việc đời, lòng dân. Việc làm của nghĩa quân Lam Sơn hợp ý trời, được tổ tiên, thần linh ủng hộ, giúp đỡ. Nhưng cách ủng hộ, giúp đỡ ấy không đơn giản, dễ dàng mà nhiều thử thách, đòi hỏi con người phải thông minh, phải giàu bản lĩnh và có quyết tâm cao. 2. Cách Long Quân cho mượn gươm, Lê Lợi nhận gươm và tổ chức chiến đấu như thế nào ? a) Từ trong lòng nước, lưỡi gươm đến tay người dân. Chàng Lê Thận đánh cá, ba lần quăng chài thả lưới, kéo lưới vẫn chỉ thấy thanh sắt lạ "chui vào lưới mình". Đưa thanh sắt cạnh mồi lửa, chàng nhận ra một lưỡi gươm. Vậy là, người dân bình thường ấy đã được sông nước tặng vũ khí, thôi thúc chàng lên đường tham gia nghĩa quân. Nhưng "lưỡi gươm" kia vẫn ngủ im. Kể cả lúc chủ tướng Lê Lợi cầm lên xem, thấy hai chữ "Thuận Thiên" khắc sâu vào lưỡi gươm, mọi người vẫn không biết đó là báu vật. "Thuận Thiên" nghĩa là "hợp lòng trời, thuận với ý trời". Có thể Lê Lợi hiểu nghĩa của hai chữ đó, nhưng chưa thấu tỏ được ý thiêng, thâm thuý của thần linh. Đây cũng là một câu đố, một thứ thách, đòi hỏi trí thông minh, sự sáng tạo của con người. Trong các truyền thuyết trước, đã xuất hiện những "bài toán", câu đố. Đến truyện này, câu đố hiện lên ở một vật thiêng bằng chữ thánh hiền khiến cho cả nhân vật trong truyện và người đọc chúng ta băn khoăn, hồi hộp. Câu đố tiếp tục xuất hiện, thần linh tiếp tục thử thách. Lần này sự thử thách không đến với dân mà hiện ra trước mắt người chủ tướng. Trên đường lui quân, Lê Lợi bỗng thấy "có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa... trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận...". Ít ngày sau "khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in". Như vậy là trải qua một quá trình thử thách, thần linh đã phát hiện được người đủ tài đủ đức, có trí sáng, lòng thành để trao gươm báu. Ta thử ví dụ, sau khi vớt được thanh sắt - lưỡi gươm, chàng ngư dân Lê Thận không gia nhập nghĩa quân, không chiến đấu dũng cảm để được Lê Lợi quý mến, gần gũi và chủ tướng Lê Lợi khi nhìn thấy cái chuôi gươm nạm ngọc không nhớ tới lưỡi gươm nhà Lê Thận... thì sự việc sẽ ra sao ? Có thể nói, từ trong lòng nước, lưỡi gươm vào tay người dân rồi từ trên rừng sâu, núi cao, chuôi gươm thôi thúc chủ tướng để hoàn thiện một thanh gươm, để hoà hợp ý trời và lòng dân, dũng khí của quân và trí sáng của tướng, hoà hợp lực lượng miền xuôi, sông nước và lực lượng người dân miền núi, rừng già. Điều này gợi nhớ lời dặn xưa của bố Rồng, mẹ Tiên "kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn...". Các chi tiết xung quanh việc cho mượn gươm, việc nhận gươm và hai chữ "Thuận Thiên" khắc trên gươm lung linh màu sắc kì ảo, toả sáng biết bao ý nghĩa sâu xa. Tất cả đã đọng lại rồi ngân lên trong câu nói của Lê Thận khi dâng gươm cho Lê -Lợi: "Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh eươm thần này để báo đền Tổ quốc !". Sáng tạo câu chuyện trao gươm "Thuận Thiên" như thế, nhân dân ta khẳng định tính chất chính nghĩa và tôn vinh vai trò, uy tín, tài năng phẩm chất người chủ tướng, vị minh công, người anh hùng Lê Lợi trong công cuộc kháng chiến chống giặc Minh lúc bấy giờ. Trời thử lòng trao cho mệnh lớn Ta gắng chí khắc phục gian nan Sau này, trong bản hùng văn Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã thâu tóm sự việc trời trao gươm, dân gửi niềm tin và ý chí, quyết tâm đánh giặc của Lê Lợi bằng hai câu văn đặc sắc như thế. Không rõ truyền thuyết Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm có trước, hay bài hùng văn của Nguvễn Trãi có trước ? Điều chắc chắn rằng, đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nói chung, cá nhân Lê Lợi nói riêng, nhân dân ta dã tôn vinh bằng những hình ảnh, chi tiết, sự việc, lời văn đẹp nhất. b) Sau khi nhận được gươm thần, nhận sứ mệnh thiêng liêng của Trời Đất và muôn dân, Lê Lợi cùng nghĩa quân đã bừng lên một sức sống mới. "Nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng..., thanh gươm thần tung hoành khấp các trận địa... Uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi... Họ... xông xáo đi tìm giặc... Gươm thần mở đường cho họ đánh... cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước". Đoạn truyện ở cuối phần một của áng truyền thuyết không có sự việc nào nổi bật mà chỉ là mấy lời trần thuật ngắn gọn. Nhưng lời văn đi liền một mạch, tốc độ lời kể, giọng kể chuyển dộng mỗi lúc một nhanh, dồn dập, sôi nổi... nghe thật hào hùng, sảng khoái. Âm hưởng áng văn chương truyền miệng dân gian như đồng vọng với âm hưởng tác phẩm văn học viết của danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi lúc bấy giờ: Đánh một trận sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông Cơn gió to trút sạch lá khô  Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ... (Bình Ngô đại cáo) Đúng là "Trời trao gươm báu, việc lớn ắt thành công" ! 3. Việc lớn thành công rồi, gươm thần trả lại Long Quân như thế nào ? Việc ấy có ý nghĩa gì ? Hoàn cảnh diễn ra việc trả gươm khá đặc biệt. Đất nước thanh bình, nhân dân sống yên vui, vua và quần thần được tạm nghi ngơi, dạo mát, ngắm cảnh trên mặt hồ, cái lẵng hoa xanh mát, con mắt ngọc long lanh giữa kinh thành. Hồ có tên là Tả Vọng, có lẽ vì hồ nằm ở phía trái cung vua, nhìn về cung điện. Một cái tên bình thường không có gì đặc sắc. Điều đặc sắc là "Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước". Trong khi đó lưỡi gươm thần đeo bên người đức vua "tự nhiên động đậy...". Và Rùa nói được tiếng người : "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân ! Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng... Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước...", việc trả gươm diễn ra mau chóng, toàn là những chi tiết kì ảo, vừa như có thật, lại vừa như không thật, vừa là chuyện con người lại vừa là chuyện của thần thánh. Nghe chuyện và tưởng tượng, chúng ta không khỏi bàng hoàng, suy ngẫm. Vậy việc trả gươm trên hồ Tầ Vọng, sau được đổi thành Hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm có ý nghĩa gì ? Trước hết việc ấy phản ánh tư tưởng, tình cảm yêu hoà bình của dân tộc ta. Khi có giặc ngoại xâm, cả thần lẫn người, tổ tiên và con cháu hợp sức vung gươm đánh giặc, khi đất nước thanh bình, chúng ta "treo gươm", "cất gươm", "trả gươm" về chốn cũ. Việc ấy cũng có nghĩa là : chúng ta "trả gươm" cho thần thánh, nhờ giữ hộ để "gươm" tạm nghỉ ngơi hoá thân vào khí thiêng non nước. Bọn giặc hãy coi chừng ! Hồ Tả Vọng, bên cạnh hoàng cung, nay có tên là "Hoàn Kiếm" sẽ lưu giữ thanh gươm "Thuận Thiên" giữa lòng Tổ quốc, mãi mãi lưu giữ chiến công của nghĩa quân Lam Sơn, thường xuyên nhắc nhở nhân dân nhớ ơn người xưa và cảnh giác trước kẻ thù xâm lược. Tên hồ và "ánh sáng le lói dưới mặt hồ xanh" như trong truyền thuyết kể muôn đời toả sáng các ý nghĩa đó. Vậy đấy, truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là câu chuyện Trời trao gươm báu, việc lớn của muôn dân ắt sẽ thành công. Bằng những chi tiết tưởng tượng, kì ảo (như gươm thần, Rùa Vàng) kết hợp những sự việc khá hấp dẫn của một áng văn tự sự dân gian, tác phẩm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc ta. Bạn ơi ! Nếu ở Hà Nội, hay ở bất cứ nơi nào trên Tổ quốc ta, ở đâu trên thế giới, có dịp tới thăm Hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm, hãy lắng nghe, hãy kể cho nhau nghe câu chuyện thần thánh cho mượn gươm, rồi đòi trả lại gươm... bạn nhé !
 

18 tháng 11 2018

Truyền thuyết Sự tích Hổ Gươm đã thể hiện niềm tự hào vô bờ về lòng yêu nước, yêu hoà bình của dân tộc Việt Nam ta. Góp phần khẳng định truyền thống quý báu đó của dân lộc là "nhân vật" gươm thần trong tác phẩm.

Gươm thần nguyên là của Đức Long Quân. Ngài đã cho nghĩa quân mượn vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc. Long Quân là một trong những nhân vật thần kì do nhân dân sáng tạo ra. Bằng chi tiết Long Quân cho nghĩa quân Lê Lợi mượn gươm thần, tác giả dân gian đã chứng tỏ rằng cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn hợp chính nghĩa, lòng người, được nhân dân hết lòng ủng hộ. Khi đó, gươm thần trở thành hiện thân cho sự đồng thuận của thần và người đối với sự nghiệp đánh dẹp giặc Minh của nghĩa quân Lam Sơn (trên thân gươm còn nổi lên hai chữ "Thuận Thiên").

Cách thức gươm thần đến với Lê Lợi cũng rất đặc biệt. Vị chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận sau ba lần quăng lưới vất vả mới nhận được lưỡi gươm dưới nước. Có thể nói, chi tiết này hàm ý nhắn nhủ: kháng chiến muốn thắng lợi phải biết kiên trì, nhẫn nại. Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với lưỡi gươm nhận được ở vùng biển của Thận thì "vừa như in". Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết, thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi. Mai chữ "Thuận Thiên" (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

Đến với Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, gươm thần đã phát huy sức mạnh thần kì của mình. Từ khi có gươm thần, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía. Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.

Đất nước đã thanh bình, Long Quân cho Rùa Vàng lên đòi lại gươm. Khi ấy Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên mình Lô Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua rút gươm nâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống nước.

Là một "nhân vật" đặc biệt trong truyền thuyết nổi tiếng của văn học nước nhà song gươm thần thực sự mang những ý nghĩa sâu sắc, thấm thía.

25 tháng 9 2021

''Sự tích Hồ Gươm” đã ca ngợi tính chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Câu chuyện kể về người anh hùng Lê Lợi, trước tình thế đất nước lâm nguy đã cùng nghĩa quân nổi dậy để chống lại quân thù nhưng nhiều lần bị thất bại. Vì vậy, đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm báu để trừ giặc. Chi tiết trao gươm với nhiều yếu tố kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, bởi thanh gươm đến được tay Lê Lợi phải trải qua nhiều thử thách. Thanh gươm sau ba lần cất lưới của Lê Thận với hai chữ được khắc “Thuận Thiên” đã cho thấy cuộc khởi nghĩa thuận với ý trời. Trong một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi đã rút lui vào khu rừng và tìm thấy chuôi gươm nạm ngọc. Nhờ có thanh gươm báu mà nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên đã tạo nên sức mạnh to lớn để quét sạch bóng giặc khỏi bờ cõi. Và khi đất nước đã thanh bình, Rùa vàng đã lên đòi lại thanh gươm. Hồ Tả Vọng - nơi diễn ra việc trả gươm, từ đó được đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm. Truyện không chỉ ca ngợi chiến công của người anh hùng Lê Lợi năm xưa mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc và lòng tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam.

25 tháng 9 2021

  “Sự tích Hồ Gươm” đã ca ngợi tính chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Câu chuyện kể về người anh hùng Lê Lợi, trước tình thế đất nước lâm nguy đã cùng nghĩa quân nổi dậy để chống lại quân thù nhưng nhiều lần bị thất bại. Vì vậy, đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm báu để trừ giặc. Chi tiết trao gươm với nhiều yếu tố kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, bởi thanh gươm đến được tay Lê Lợi phải trải qua nhiều thử thách. Thanh gươm sau ba lần cất lưới của Lê Thận với hai chữ được khắc “Thuận Thiên” đã cho thấy cuộc khởi nghĩa thuận với ý trời. Trong một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi đã rút lui vào khu rừng và tìm thấy chuôi gươm nạm ngọc. Nhờ có thanh gươm báu mà nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên đã tạo nên sức mạnh to lớn để quét sạch bóng giặc khỏi bờ cõi. Và khi đất nước đã thanh bình, Rùa vàng đã lên đòi lại thanh gươm. Hồ Tả Vọng - nơi diễn ra việc trả gươm, từ đó được đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm. Truyện không chỉ ca ngợi chiến công của người anh hùng Lê Lợi năm xưa mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc và lòng tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam.

Tham khảo nhé!!!

11 tháng 2 2022

Tham Khảo

    Trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, nhân vật Sơn đã để lại trong lòng em nhiều ấn tượng. Sơn là một cậu bé thân thiện, tốt bụng và giàu tình cảm. Điều đó được nhà văn khắc họa qua nhiều chi tiết. Khi mẹ và người vú nhắc đến đứa em gái đã mất, Sơn cảm thấy thương em và nhớ em. Nếu mấy đứa em họ của Sơn đều “kiêu kì và khinh khỉnh” với bọn trẻ con ở khu chợ thì Sơn vẫn tỏ ra dễ gần, thân thiện với chúng. Đặc biệt nhất, khi thấy Hiên - một cô bạn có gia cảnh nghèo khó làm cậu nhớ đến em gái. Sơn đã động lòng thương, nghĩ đến việc sẽ đem chiếc áo bông cũ của em cho Hiên. Điều đó thể hiện Sơn là một cậu bé biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè. Nhân vật Sơn tuy chỉ là một đứa trẻ nhưng đã đem đến một bài học về tấm lòng nhân ái.

7 tháng 5 2024

 Trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, nhân vật Sơn đã để lại trong lòng em nhiều ấn tượng. Sơn là một cậu bé thân thiện, tốt bụng và giàu tình cảm. Điều đó được nhà văn khắc họa qua nhiều chi tiết. Khi mẹ và người vú nhắc đến đứa em gái đã mất, Sơn cảm thấy thương em và nhớ em. Nếu mấy đứa em họ của Sơn đều “kiêu kì và khinh khỉnh” với bọn trẻ con ở khu chợ thì Sơn vẫn tỏ ra dễ gần, thân thiện với chúng. Đặc biệt nhất, khi thấy Hiên - một cô bạn có gia cảnh nghèo khó làm cậu nhớ đến em gái. Sơn đã động lòng thương, nghĩ đến việc sẽ đem chiếc áo bông cũ của em cho Hiên. Điều đó thể hiện Sơn là một cậu bé biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè. Nhân vật Sơn tuy chỉ là một đứa trẻ nhưng đã đem đến một bài học về tấm lòng nhân ái.

24 tháng 9 2021

Tham khảo ạ !!

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mở ra trang sử mới cho dân tộc ta, đã giải thích và suy tôn nguồn gốc thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Những chi tiết kì ảo về hình tượng bọc trăm trứng, về mẹ nòi giống Tiên, Rồng đã khiến chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình và cũng làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện. Và rồi từ bọc trăm trứng, 100 người con đã ra đời và nửa theo mẹ lên rừng, nửa xuống biển cùng cha. Dù cách xa như vậy, dù người đồng bằng hay miền núi, dù miền ngược hay miền xuôi nhưng tất cả cùng chung một dòng máu, một cội nguồn, chung mẹ cha trong một gia đình. Lời dặn dò của Lạc Long Quân đã phản ánh ý nguyện của nhân dân ta về sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau . Truyện đã đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân của mọi miền đất nước.

24 tháng 9 2021

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mở ra trang sử mới cho dân tộc ta, đã giải thích và suy tôn nguồn gốc thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Những chi tiết kì ảo về hình tượng bọc trăm trứng, về mẹ nòi giống Tiên, Rồng đã khiến chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình và cũng làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện. Và rồi từ bọc trăm trứng, 100 người con đã ra đời và nửa theo mẹ lên rừng, nửa xuống biển cùng cha. Dù cách xa như vậy, dù người đồng bằng hay miền núi, dù miền ngược hay miền xuôi nhưng tất cả cùng chung một dòng máu, một cội nguồn, chung mẹ cha trong một gia đình. Lời dặn dò của Lạc Long Quân đã phản ánh ý nguyện của nhân dân ta về sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau . Truyện đã đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân của mọi miền đất nước.

19 tháng 9 2021

Tham khảo:

Từ chi tiết trả lại gươm, em hiểu được rằng mỗi chúng ta cần có ý thức và trách nghiệm bảo vệ đất nước, giữ gìn nền hòa bình mà bao thế hệ đi trước phải hi sinh mới đánh đổi được. Hãy kiên quyết đấu tranh với những thế lực phản động, âm mưu diễn biến hòa bình để phát động chiến tranh. Đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay cần tỉnh táo hơn với những âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch hòng bạo loạn lật đổ. Chúng ta đang được sống trong môi trường hòa bình hà cớ gì phải làm những điều hủy hoại hòa bình, phát động chiến tranh. Chúng ta cần hòa bình để có thể thực hiện ước mơ của mình, tham gia các hoạt động tập thể, giao lưu với các bạn ngoại quốc để tạo nên mối quan hệ tốt đẹp. Hay đơn giản nhất, chúng ta hãy cùng ước mơ về một hòa bình cho toàn nhân loại. Vì chỉ có hòa bình, chúng ta mới có một cuộc sống bình yên.

24 tháng 12 2018

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
                                                                            nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
                                Kết quả hình ảnh cho hinh anime động

14 tháng 3 2022

em tham khảo cj quên văn bản nì r TvT:

Người thầy trong tác phẩm “Tuổi thơ tôi” là người thầy chan chứa tình yêu thương. Sau trò nghịch ngợm của đám trẻ trong lớp, thầy tịch thu hộp dế của cậu bé lợi, nhưng vô tình làm cho hộp diêm đựng dế bị xẹp lép, thầy giáo áy náy và xin lỗi cậu học trò dù đó chỉ là những trò chơi của con trẻ và không đáng bận tâm.