Vậy cuộc cải cách của Lê Thánh Tông diễn ra trong bối cảnh như thế nào? 

">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

Bối cảnh: Đến giữa thế kỉ XV, tình hình kinh tế - xã hội Đại Việt đã phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân ổn định. Tuy nhiên, bộ máy hành chính nhà nước bắt đầu bộc lộ một số hạn chế => trong bối cảnh đó, sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã từng bước tiến hành cải cách nhằm tăng cường quyền lực của hoàng đế và bộ máy nhà nước.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 8 2023

Bối cảnh: vua Lê Thánh Tông (1460-1497) tiến hành cuộc cải cách trong bối cảnh đất nước sau một thời gian dài chiến tranh, khủng hoảng, bộ máy hành chính nhà nước yếu kém về nhiều mặt. Ông đã kiên quyết thực hiện cải cách, coi đó là điều kiện tiên quyết để đất nước phát triển và thực hiện các cải cách khác.

5 tháng 8 2023

Bối cảnh: vua Lê Thánh Tông (1460-1497) tiến hành cuộc cải cách trong bối cảnh đất nước sau một thời gian dài chiến tranh, khủng hoảng, bộ máy hành chính nhà nước yếu kém về nhiều mặt. 

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

Về chính trị:

+ Sau khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, triều Lê sơ bước đầu xây dựng bộ máy nhà nước mới, có kế thừa mô hình nhà nước thời Trần, Hồ.

+ Từ thời Lê Thái Tổ đến Lê Nhân Tông, nội bộ triều đình Lê sơ có nhiều mâu thuẫn và biến động, đặc biệt là tình trạng phe cánh trong triều và sự lộng quyền của một bộ phận công thần.

- Về kinh tế xã hội:

+ Nền kinh tế Đại Việt sau chiến tranh đã được phục hồi. Tuy vậy, chế độ ruộng đất vẫn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Một bộ phận nông dân thiếu ruộng đất canh tác, nguồn thu của nhà nước bị ảnh hưởng.

+ Trong xã hội, nạn cường hào lộng hành và quan lại tham ô, nhũng nhiễu ngày càng nhức nhối, tình trạng coi thường pháp luật trở nên phổ biến.

=> Trong bối cảnh đó, sau khi lên ngôi, Lê Thánh Tông từng bước tiến hành những chính sách cải cách quan trọng, đặc biệt là đối với hệ thống hành chính từ năm 1466

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo: Một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông có thể vận dụng, kế thừa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay:

- Trên lĩnh vực chính trị:

+ Thực hiện nguyên tắc “trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước;

+ Thực hiện nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”;

+ Quản lý nhà nước bằng pháp luật, đề cao pháp luật;

+ Tuyển chọn cán bộ, công chức nhà nước một cách công khai, minh bạch;

+ Tăng cường công tác giám sát, đánh giá năng lực của cán bộ, công chức nhà nước.

+ Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy nhà nước;

- Trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục: chú trọng phát triển giáo dục và trọng dụng nhân tài.

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

Bối cảnh: Dưới thời vua Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng, bộ máy hành chính nhà nước còn chưa hoàn chỉnh, bộc lộ nhiều hạn chế. Trong bối cảnh đó, vua Minh Mạng đã tiến hành nhiều biện pháp cải cách để tập trung quyền lực và hoàn thiện bộ máy nhà nước.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 8 2023

Tham khảo:

Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông đã làm cho bộ máy nhà nước trở nên quy củ, chặt chẽ, tập trung cao độ, để cao quyền hành toàn diện của hoàng đế. Các chức danh được quy định rõ ràng, hệ thống giảm sát được tăng cường, hạn chế sự tập trung quyền lực dẫn đến chuyên quyền và nguy cơ cát cứ.

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

Bối cảnh: cuối thế kỉ XIV, nhà Trần lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu trên nhiều lĩnh vực. Trước tình hình đó, Hồ Quý Ly đã từng bước thâu tóm quyền lực, buộc vua trần nhường ngôi, lập ra nhà Hồ và tiến hành cải cách đất nước.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

loading...

22 tháng 8 2023

Tham khảo: Một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông có thể vận dụng, kế thừa trong công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay:

+ Thực hiện nguyên tắc “trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước;

+ Thực hiện nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”;

+ Quản lý nhà nước bằng pháp luật, đề cao pháp luật;

+ Tuyển chọn cán bộ, công chức nhà nước một cách công khai, minh bạch;

+ Tăng cường công tác giám sát, đánh giá năng lực của cán bộ, công chức nhà nước.

+ Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy nhà nước;

 (*) Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo!