Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Ếch ngồi đáy giếng: Ếch là một con vật nhỏ bé nhưng lại có thói kiêu căng, ngạo mạn, tầm nhìn hạn hẹp, nông cạn, thiếu hiểu biết.
- Thầy bói xem voi: Những ông thầy bói thiếu sự hiểu biết, bảo thủ, tự cho mình là đúng, không tôn trọng ý kiến người khác, không biết lắng nghe.
- Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm của nhân vật trong truyện ngụ ngôn là:
+ Nhân vật trong truyện ngụ ngôn thường là loài vật hoặc con người.
+ Các nhân vật thường không có tên riêng mà sẽ được gọi bằng các danh từ như: con ếch, cua, ốc, thầy bói,…
+ Các nhân vật không được miêu tả chi tiết về ngoại hình.
+ Mượn các nhân vật trong truyện ngụ ngôn để nêu lên một bài học về cách ứng xử hoặc vấn đề đạo đức của con người.
Truyện nêu lên bài học: "Núi cao còn có núi cao hơn", chúng ta chỉ là một giọt nước nhỏ bé trong vũ trụ bao la nên không được phép kiêu ngạo, coi mình là nhất để khinh thường người khác được.
Bài học ấy cho em nhận thức về bản thân mình phải không ngừng cố gắng nỗ lực mở rộng tầm hiểu biết của mình trong cuộc sống, thoát ra khỏi vùng an toàn để biết vị trí thật sự của mình đang ở đâu.
Dàn ý khái quát cho bạn nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu câu truyện trên.
Thân đoạn:
- Bài học từ câu truyện:
+ nên đi nhiều thì mới có hiểu biết nhiều, cứ chỉ thu mình ở một nơi sẽ để bản thân ngu đần dẫn đến hậu quả nặng nề.
+ không nên tự cao, tự đại, nên biết năng lực thực sự của bản thân.
+ giữ cho mình sự khiêm tốn.
- Dẫn chứng thực tế:
+ Những đứa trẻ đi nhiều nơi có sự hiểu biết về cuộc sống nhiều hơn những đứa trẻ chỉ ở nhà.
+ HCM đi suốt 5 châu tìm được đường cứu nước.
+ .....
- Liên hệ bản thân em:
+ em sẽ làm gì khi đọc xong câu truyện?
Kết đoạn:
- Tổng kết lại bài học.
Phó từ gợi ý: đã cho em bài học,...
- Bối cảnh câu chuyện trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng đã giúp nhân vật bộc lộ tính cách và làm nổi bật ý nghĩa của truyện: bối cảnh truyện càng khắc họa rõ rét tính cách hiểu biết nông cạn, môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh, từ đó trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt. Đồng thời giúp người đọc dễ dàng nhận ra được bài học từ câu chuyện.
Phải luôn cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, trau dồi thêm kiến thức... Đồng thời không được chủ quan, kiêu ngạo mà nên khiêm tốn, học hỏi và kiêm nhường với mọi người xung quanh.
Phải luôn cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, trau dồi thêm kiến thức... Đồng thời không được chủ quan, kiêu ngạo mà nên khiêm tốn, học hỏi và kiêm nhường với mọi người xung quanh.
Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” đã đem đến cho mỗi người bài học quý giá. Nội dung kể về một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh nó chỉ toàn những con vật nhỏ bé. Ếch cứ tưởng bản thân nó to bằng trời. Một năm nọ, trời làm mưa to đưa ếch ra bên ngoài. Quen thói cũ, nó đi nghênh ngang khắp nơi, rồi đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời, không thèm để ý đến xung quanh nên bị một con trâu đi ngang qua giẫm chết. Qua đây, chúng ta rút ra được rằng môi trường sống nhỏ bé sẽ khiến tầm nhìn trở nên hạn hẹp. Truyện phê phán những kẻ hiểu biết nông cạn mà lại huênh hoang như con ếch ngồi đáy giếng. Từ đó, con người rút ra được bài học cần phải biết nhìn xa trông rộng dù hoàn cảnh và môi trường sống có giới hạn, không nên chủ quan, kiêu ngạo và coi thường những người xung quanh.
“Ếch ngồi đáy giếng” là một truyện ngụ ngôn mang lại nhiều bài học giá trị. Chú ếch sống trong cái giếng lâu ngày, nó nhìn mọi thứ bên ngoài chỉ qua miệng cái giếng nhỏ bé. Ếch cứ nghĩ mình là một vị chúa tể còn bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung. Đến khi trời làm mưa to, đưa ếch ra ngoài, nó vẫn quen thói cũ đi lại nghênh ngang. Hậu quả là ếch bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. Truyện đã nêu lên bài học về môi trường sống nhỏ bé khiến tầm nhìn trở nên hạn hẹn, đồng thời phê phán những người kiêu ngạo, coi thường người khác. Như vậy, mỗi người đừng sống như ếch ngồi đáy giếng để rồi phải nhận lấy hậu quả cho bản thân.
a.RÚt ra kết luận làm thành luận điểm:
- Thầy bói xem voi: Phải có cái nhìn toàn diện trước sự vật, hiện tượng.
- Ếch ngồi đáy giếng: Không được chủ quan, kiêu ngạo.
b.
- Xây dựng lập luận chính:
- Thầy bói xem voi: Muốn hiểu biết được sự vật, hiện tượng nào đó cần phải có cái nhìn toàn diện. (quan hệ điều kiện – kết quả)
- Ếch ngồi đáy giếng: Không được chủ quan, kiêu ngạo mà phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình. (quan hệ suy luận bác bỏ – khẳng định)
– Chẳng hạn, với đề "Không được chủ quan, kiêu ngạo", có thể lập luận theo quan hệ tổng phân hợp như sau:
- Mở bài: Không được chủ qua, kiêu ngạo mà phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình.
- Thân bài:
+ Thói huênh hoang, chủ quan, kiêu ngạo vẫn thường thấy trong thực tế.
+ Tác hại của thói huênh hoang chủ quan, kiêu ngạo.
+ Phải cố gắng khiêm tốn, học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết của mình.
- Kết bài: hiểu biết của con người hạn hẹp, cần phải không ngừng mở rộng hiểu biết và khiêm tốn học hỏi.
Nhan đề Ếch ngồi đáy giếng đã tóm gọn nội dung của toàn bộ văn bản, nêu lên được vấn đề chính, gợi nhắc đến sự hạn hẹp và thói hống hách của con người.
Tham khảo!
- Trong cuộc sống, có nhiều câu chuyện tương tự truyện Ếch ngồi đáy giếng. Một câu chuyện như thế:
- Những bạn học giỏi trong lớp có thể nghĩ mình đã đứng thứ nhất, không ai giỏi hơn. Nhưng khi các bạn tiếp xúc với các bạn học sinh giỏi lớp khác, các bạn sẽ hiểu mình vẫn còn hạn chế và có nhiều người hiểu biết hơn mình.