Trong “Khung kĩ năng thế kỉ XXI”, những kĩ năng nào bạn thấy bản t...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Trong “Khung kĩ năng thế kỉ XXI”, những kĩ năng em thấy bản thân cần trau dồi thêm là:

+ Kĩ năng sống và làm việc.

+ Kĩ năng ICT (công nghệ, truyền thông, thông tin).

- Để hình thành và phát triển những kĩ năng ấy, em đã:

+ Không ngừng học hỏi và rèn luyện những kiến thức về công nghệ.

+ Tham khảo kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau…

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Điều em quan tâm về tương lai: Môi trường xanh sạch đẹp trong tương lai

- Những kĩ năng đã trau dồi để chuẩn bị cho tương lai của chính mình:

+ Kĩ năng nhận thức

+ Kĩ năng kiểm soát cảm xúc

+ Kĩ năng tư duy, giao tiếp

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

* Bài nói tham khảo:

       Nhà thơ người Đức Johann Wolfgang Goethe đã từng đưa ra một triết lí sống:

"Mọi lý thuyết đều màu xám
Và cây đời vĩnh viễn xanh tươi."

       Thực vậy, xã hội ngày càng phát triển, kéo theo biết bao nhiêu là bộn bề phức tạp của cuộc sống đặt ra, đòi hỏi con người cần phải thực sự mạnh mẽ và tỉnh táo để có thể đương đầu, vượt qua trở ngại. Vì thế, để có thể bắt nhịp cùng với xu thế của thời đại, cũng như đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống đặt ra, con người hiện đại không những cần ra sức chiếm lĩnh tiếp thu kiến thức mà còn cần phải chăm chỉ học tập rèn luyện kĩ năng sống cho bản thân mình. Cho nên việc rèn luyện kĩ năng sống cũng quan trọng như việc tiếp thu kiến thức vậy!

       Trước hết, ta cần làm rõ khái niệm kĩ năng sống là gì? "Kĩ năng sống" là những khả năng tương tác và thích nghi với hoàn cảnh, môi trường sống hay trước một tình huống nào đó được đặt ra trong cuộc sống. Đây là tập hợp tất cả các kĩ năng mà con người tiếp thu được, tích lũy được qua quá trình giáo dục và trải nghiệm trong thực tế khác quan như: kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giao tiếp hiệu quả, kĩ năng đồng cảm hoặc kĩ năng phục hồi tâm lý mà theo như UNICEF gọi đó là khả năng tâm lý – xã hội. Còn "kiến thức" là những tri thức, là vốn hiểu biết của con người được nghiên cứu, tích lũy trong sách vở, truyền từ đời này sang đời khác. Câu nói: việc rèn luyện kĩ năng sống cũng quan trọng như là tích lũy kiến thức khẳng định tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống; đồng thời cần cân bằng giữa việc tích lũy kiến thức và kĩ năng sống, học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn, rèn luyện kiến thức gắn liền với rèn luyện các kĩ năng.

       Kĩ năng sống có một vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống con người. Một con người có được những kĩ năng sống tốt sẽ thích nghi tốt hơn trong mọi hoàn cảnh sống, có thể ứng phó với mọi sự biến đổi bất thường trong cuộc sống, biến khó thành dễ, chuyển bại thành thắng, biến vất vả chông gai thành điều kiện, cơ hội. Chàng trai Nick Vujicic, một con người sinh ra đã thiếu tứ chi, ban đầu anh luôn mặc cảm về bản thân vì cho rằng mình chẳng giống ai, thậm chí là muốn kết thúc sự sống. Nhưng bằng sự động viên của cha mẹ và đặc biệt là sau khi đọc xong một bài báo viết về hình ảnh của một người cũng có hoàn cảnh như anh nên anh đã nỗ lực, vươn lên khẳng định mình trở thành một nhà diễn thuyết truyền cảm hứng sống và kĩ năng sống cho những con người thiếu may mắn như anh. Hay những cầu thủ U23 Việt Nam, nhờ tinh thần đoàn kết, kết hợp với kĩ năng hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, hiểu ý đồng đội trong quá trình thi đấu mà họ đã đem lại chiến thắng, đưa trận đấu vào trận chung kết của khu vực Châu Á 2018. Rèn luyện kĩ năng sống cũng giúp con người, đặc biệt là thế hệ trẻ có thể phát triển nhân cách, thể chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy một cách toàn diện, là nền tảng để giúp con người tự tin hơn trong cuộc sống. Về phương diện thể chất: giúp con người có sức khỏe tốt, cân đối, dẻo dai...; về phương diện tình cảm: bồi đắp cho con người tình yêu thương, sự sẻ chia, sự đoàn kết, gắn bó giữa con người với con người...; về phương diện ngôn ngữ và giao tiếp: giúp con người tự tin, giao tiếp hiệu quả, biết thuyết trình trước đám đông, biết lắng nghe, học hỏi mọi thứ xung quanh. Về phương diện tư duy nhận thức: kích thích sự sáng tạo, có những bước đột phá nhạy bén, đúng thời điểm cần thiết, năng động và dễ dàng ứng phó với mọi trở ngại bất thường. Ví dụ như ở Nhật Bản, một đất nước thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa, sóng thần nên các trẻ em khi mới lớn lên đã được trang bị rất nhiều những kĩ năng sống để có thể chủ động ứng phó trước thiên tai, tự bảo vệ sự sống của mình trước những hiểm họa bất ngờ ập tới. Vì thế, những đứa trẻ đó thực sự rất tự tin trước những biến động của khí hậu, thời tiết thất thường. Bên cạnh đó, rèn luyện kĩ năng sống cũng giúp cho con người sống có bản lĩnh, có ước mơ, có lí tưởng sống tích cực, dám nghĩ dám làm, biết chịu trách nhiệm trước hành vi sai trái của bản thân, sống giàu lòng vị tha, tình thương yêu bác ái...

       Tuy nhiên, cũng cần thấy được mối quan hệ giữa rèn luyện kĩ năng sống và tích lũy kiến thức là hai mặt của một vấn đề, không thể có mặt này mà thiếu mặt kia. Nếu như kiến thức giúp con người có cơ sở lý luận khoa học, đúng đắn và chính xác trong nhìn nhận, đánh giá thì kĩ năng sống giúp cho con người trở nên kĩ xảo hơn, tinh tế, khéo léo hơn trong việc xử lí mọi tình huống bất kì nào đó được đặt ra. Trên thực tế có không ít người chỉ chăm lo tích lũy kiến thức mà quên đi việc trang bị cho mình những kĩ năng sống cần thiết hoặc ngược lại chỉ chú trọng tới kĩ năng sống mà bỏ bê việc trau dồi tri thức. Hậu quả là khó có thể bắt nhịp được với cuộc sống, luôn cảm thấy thiếu tự tin, không có hứng thú với cuộc sống, công việc của chính mình. Và hiện nay, có rất nhiều các bạn sinh viên, học sinh chỉ chú tâm vào bồi đắp kiến thức trên ghế nhà trường mà quên đi việc rèn luyện kĩ năng sống, tới khi va chạm với công việc, với những trải nghiệm thực tế thì cảm thấy ngại ngùng, lo lắng và thiếu niềm tin vào năng lực của bản thân mình. Hay cũng có những người chỉ biết quan tâm tới sự trải nghiệm thực tế với các kĩ năng sống của riêng mình mà quên đi việc tôi luyện kiến thức, dẫn tới sự vênh lệch về phát triển và hoàn thiện nhân cách của chính mình.

       Vì thế, con người cần phải tự quăng mình ra ngoài xã hội. Hãy biết cách biến những lý luận khô khan trên trang sách thành những trải nghiệm thực tế khách quan để thấy được tính thực tiễn của chúng. Mặt khác cũng không nên chỉ chú trọng vào những kĩ năng sống, chỉ phục vụ cho nghề nghiệp chuyên môn của mình mà cần hình thành và rèn luyện các kĩ năng sống phong phú khác cần thiết để có thể đáp ứng được mọi tình huống, mọi vấn đề được đặt ra. Bởi cuộc sống vốn "đa sự, đa đoan" rất phong phú và phức tạp.

       Tóm lại, rèn luyện kĩ năng sống và tích lũy kiến thức có một vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết. Đặc biệt với thời đại xã hội phát triển như bây giờ thì lại càng đòi hỏi con người cần trang bị cho mình kiến thức, kĩ năng sống gắn với những năng lực tương thích lại càng lớn hơn. Có như vậy thì mới bắt kịp được với xu thế thời đại, khẳng định vị thế của bản thân đối với mọi người xung quanh.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Bài nói tham khảo

Xin chào thầy cô và các bạn, trong buổi học nói và nghe hôm nay, em sẽ giới thiệu đến thầy cô và các bạn một bài thơ em vô cùng yêu thích. Bài thơ giúp ta hiểu được thế nào là một tình bạn chân thành. Và đó là bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Nguyễn Khuyến quê ở Hà Nam, được mệnh danh “Tam nguyên yên đổ” và là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Bài thơ “bạn đến chơi nhà” được sáng tác sau khi Nguyễn Khuyến về quê ở ẩn ca ngợi tình bạn đậm đà, trong sáng, chân thành vượt lên trên mọi thứ vật chất tầm thường của thi nhân với người bạn của mình. Mở đầu bài thơ là lời reo vui chào mời đầy phấn khởi, hồ hởi của tác giả khi bạn đến thăm nhà: “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”

Trạng ngữ chỉ thời gian “đã bấy lâu nay” để nói về khoảng thời gian dài nhà thơ không được gặp lại bạn, nó như một tiếng reo vui để khỏa lấp nỗi nhớ nhung sau bao lâu xa cách. Đại từ xưng hô “bác” giản dị tự nhiên thể hiện thái độ thân mật, gần gũi, niềm nở của nhà thơ đối với bạn của mình. Người tri kỉ được gặp lại có ai không vui mừng khôn xiết, chỉ một câu chào tự nhiên thôi cũng đủ cho thấy niềm sung sướng , hạnh phúc vô hạn của Nguyễn Khuyến khi được bạn đến thăm.

 

Sau lời chào mời thân thiết ấy, ngỡ rằng sẽ là mâm cao cỗ đầy, không ít nhất cũng sẽ là vài ba món thịnh soạn để đón khách quý nhưng thực tế lại không có gì. Chủ nhà bỗng chuyển sang giọng lúng túng khi nói về gia cảnh mình:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!”

Với cách nói đầy hóm hỉnh, Nguyễn Khuyến đã cường điệu hóa những cái không có: Ông cũng muốn có một mâm cơm thịnh soạn để tiếp đón bạn nhưng chẳng may trẻ không có nhà, không có ai để sai bảo mà chợ thì ở xa ông không thể tự đến đó. Lúc này, nhà chủ lại bắt đầu nghĩ đến những món ăn cây nhà lá vườn sẵn có để thiết đãi bạn, nhưng trớ trêu thay nhà có cá nhưng ao sâu nước lớn không thể câu được, nhà có gà nhưng vườn rộng rào thưa không thể đuổi bắt, có cải, có cà, có bầu, có mướp nhưng tất cả đều còn mới mọc.

Nhà thơ rất quý mến bạn, muốn tiếp đón bạn chu đáo, thịnh soạn nhưng hoàn cảnh éo le của thực tại không cho phép ông làm điều đó. Đến cả miếng trầu, nét đẹp văn hóa của người Việt để khởi đầu cho mọi câu chuyện mà nhà chủ cũng không có nốt, ý thơ mở rộng như khẳng định sự tuyệt đối cái không có.

Qua cách nói dí dỏm của nhà thơ, có vẻ như gia đình ông có rất nhiều thứ nhưng thực chất lại chẳng có gì. Cách nói ấy vừa khéo léo trình bày hoàn cảnh của mình để bạn có thể hiểu và cảm thông, cũng vừa là cách để nhà thơ thi vị hóa cái nghèo, cái khó của mình, ông bằng lòng với cuộc sống ấy, tuy khổ cực nhưng thanh thản, an nhiên.

Ông luôn yêu đời và trân trọng cuộc sống ấy. Với nhịp thơ 4/3 tạo âm hưởng nhịp nhàng, khoan thai cùng phép liệt kê, đối lập, các tính từ, từ phủ định đoạn thơ đã cho thấy cuộc sống nghèo mà sang của một bậc ẩn sĩ, đồng thời cho thấy sự vui tươi, hóm hỉnh của một cuộc thiết đãi bạn hiền thiếu thốn vật chất nhưng chan chứa tình cảm chân thành, thắm thiết. Qua đoạn thơ, bức tranh làng quê Việt Nam hiện lên thật đẹp, thật thanh bình, giản dị, gần gũi.

Đến câu thơ cuối, cảm xúc như lắng lại, mọi thứ vật chất lùi về chỉ còn tình bạn tri kỉ chân thành sâu sắc lên ngôi: “Bác đến chơi đây ta với ta”. Một lần nữa từ “bác” lại xuất hiện thể hiện niềm trân trọng, quý mến của tác giả đối với vị khách đặc biệt của mình.

Bác từ phương xa tới đây, còn gì quý hơn, bác đến với tôi bằng tấm chân tình, bằng lòng tri âm chứ đâu phải vì vật chất. Chính vì thế tình bạn giữa nhà thơ và bạn hiền càng trở nên cao đẹp và thiêng liêng, tình bạn vượt lên trên mọi thứ vật chất tầm thường. Chữ “ta” được nhắc lại hai lần để nói về tôi, về bác, về hai chúng ta. Hai người khác nhau nhưng có trái tim và tâm hồn cùng đồng điệu, hòa hợp như không còn khoảng cách, hai ta mà là một. Câu thơ như một tiếng cười xòa hồn hậu để khẳng định tình bạn trong sáng, đậm đà của hai người tri kỉ.

Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ, ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giọng thơ hóm hỉnh nhà thơ đã cho người đọc cảm nhận được về một tình bạn đẹp đáng quý, đáng trọng trong thi ca Việt Nam. Tình bạn như thế cho đến thời đại ngày nay vẫn là một tấm gương sáng, một bài học quý để cho chúng ta noi theo.

Trên đây là toàn bộ phần giới thiệu của em về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Rất cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp để bài thuyết trình được hoàn thiện hơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- Những nội dung, yêu cầu cần chú ý của việc rèn luyện kĩ năng nói và nghe:

Kĩ năng

Yêu cầu

Nói

- Biết trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một tư tưởng, đạo lí; kết cấu bài có ba phần rõ ràng; nêu và phân tích, đánh giá các ý kiến trái ngược; sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện phi ngôn ngữ một cách đa dạng.

- Biết giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân.

- Trình bày được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; biết sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ để nội dung trình bày được rõ ràng và hấp dẫn.

Nghe

- Năm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói.

- Nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình.

- Biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.

Nói nghe tương tác

Biết thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi; tranh luận một cách hiệu quả và có văn hóa.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Đoạn văn:

Sẽ có những thay đổi lớn trong cách chúng ta sống, làm việc và du lịch trong tương lai. Nhưng nhờ vào dữ liệu, tự động hóa và phần mềm, cách chúng ta tương tác với hành tinh sẽ thông minh và hiệu quả hơn. Việc tiêu thụ năng lượng sẽ chuyển sang năng lượng gió và mặt trời khi các nguồn này trở nên kinh tế hơn. Các tòa nhà sẽ tự tạo ra năng lượng bằng cách sử dụng các nguồn tái tạo. Việc phát điện cục bộ đó sẽ cung cấp điện cho các công trình lân cận và đóng góp vào lưới điện. Với hơn 150 công ty đang làm việc tích cực về phương tiện giao thông hàng không đô thị (UAM), những năm tới sẽ chứng kiến một loạt các ý tưởng taxi bay chạy bằng điện mới. Cuối cùng, các mô hình này sẽ có thể bay mà không cần phi công. Các tòa nhà sẽ phản hồi theo nhu cầu cảm tính và lý tính của người sử dụng. Điều đó có nghĩa là năng lượng sẽ chỉ được tiêu thụ khi nhà có người sử dụng, từ đó tối ưu hóa hiệu quả sử dụng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

* Giống nhau: Đều viết về kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh.

- Nghị luận:

+ Viết được văn bản nghị luận xã hội, trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm, có cấu trúc chặt chẽ, sử dụng các bằng chứng thuyết phục.

+ Viết được văn bản nghị luận, đánh giá một tác phẩm văn học.

- Thuyết minh: Viết được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề, có sử dụng trích dẫn, chú thích và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

* Khác nhau:

- Lớp 11: Các kiểu văn bản được tìm hiểu chuyên sâu và đa dạng hơn.

- Lớp 10: Lớp 10 tìm hiểu thêm về kiểu văn bản nhật dụng.

28 tháng 9 2021

Tham khảo:

"Một năm bắt đầu bằng mùa xuân, cuộc đời bắt đầu bằng tuổi trẻ", quả đúng là như vậy. Tuổi trẻ là độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời mỗi con người, là độ tuổi sung sức với nhiều ước mơ, đam mê và hoài bão, có khát khao, mục tiêu, quyết tâm thực hiện những gì bản thân mong muốn, đồng thời dâng hiến tất cả sức xuân tươi trẻ của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Và "Tuổi trẻ là phải sống đẹp", đó là một quan điểm vô cùng đúng đắn. "Sống đẹp" là sống một cách tích cực, không có những hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội, hay các hành vi lệch chuẩn, có thái độ văn hóa ứng xử phù hợp, thể hiện bản thân là một con người văn minh, lịch sự, có học thức. Vậy vì sao tuổi trẻ phải sống đẹp ?. Thứ nhất, tuổi trẻ là tương lai của mỗi quốc gia dân tộc, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, có đầy đủ tư duy, năng lực và phẩm chất để trở thành lớp lực lượng kế cận, phát huy những thành quả sẵn có của quá khứ, đưa đất nước ngày một đi lên. Thứ hai, tuổi trẻ không bao giờ thiếu ước mơ, sự sáng tạo cùng phẩm chất tư duy trong công việc. Thứ ba, tuổi trẻ luôn là những người có nhiệt huyết nồng nàn, sự táo bạo và sẵn sàng dấn thân đến những nơi khó khăn để làm việc khó mà không bao giờ có ý nghĩ bỏ cuộc. Chính vì tuổi trẻ có vai trò quan trọng như vậy nên lớp người này lại cần thiết có một lối sống đẹp, tích cực, có lí tưởng và mục đích sống cao đẹp. Vì vậy, để rèn luyện cho mình một phong cách sống đẹp, tuổi trẻ cần ra sức học tập thi đua, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hăng hái thi đua trong mọi lĩnh vực của đời sống, chủ động gánh vác những trách nhiệm to lớn mà các thế hệ đi trước giao phó. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ những người trẻ có lối sống buông thả, bồng bột ỷ lại, ăn chơi sa đọa, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội,... Chúng ta cần khắc phục ngay những biểu hiện đó để trở thành những con người có nhân cách, trở thành niềm tự hào của gia đình xã hội. Đồng thời, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phồn thịnh, phát triển.

31 tháng 8 2023

- Kỹ năng được rèn luyện: 

+ Phân tích tác dụng của hình thức truyện, thơ.

+ Cách trích dẫn trong bài viết.

+ Cách biểu cảm và sử dụng các lập luận trong văn bản nghị luận.

+ Thao tác phân tích dẫn chứng và lập luận bác bỏ. 

- Ý nghĩa: Rèn luyện khả năng viết, trình bày các kỹ năng, phân tích, lập luận để phục vụ cho bài viết cũng như hiểu rõ hơn về thể loại đang tìm hiểu.