Ngày nay, game online (hay còn gọi là trò chơi điện tử) đang dần t...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 4 2024

Trực tiếp

4 tháng 4 2024

TRỰC TIẾP 

Viết bài văn: Ông cha ta trước kia từng dạy: “Không thầy đố mày làm nên “. Em hiểu lời dạy trên như thế nào?Từ ngàn xưa, ông cha ta vốn có truyền thống Tôn sư trọng đạo. Theo quan niệm “Quân, sư, phụ” thì người thầy luôn giữ vị trí rất quan trọng trong xã hội, nhất là đối với sự nghiệp của người học trò. Bởi lẽ đó mới có câu: Không thầy đố mày làm nên. Câu tục ngữ...
Đọc tiếp

Viết bài văn: Ông cha ta trước kia từng dạy: “Không thầy đố mày làm nên “. Em hiểu lời dạy trên như thế nào?

Từ ngàn xưa, ông cha ta vốn có truyền thống Tôn sư trọng đạo. Theo quan niệm “Quân, sư, phụ” thì người thầy luôn giữ vị trí rất quan trọng trong xã hội, nhất là đối với sự nghiệp của người học trò. Bởi lẽ đó mới có câu: Không thầy đố mày làm nên. Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò của người thầy trong công tác giáo dục và nhắc nhở cho con cháu phải biết ơn, biết trọng thầy.

        Ngày nay, khoa học kĩ thuật và nhu cầu vật chất của con người, của xã hội đang phát triển mạnh thì ta cần hiểu lời dạy trên như thế nào cho đúng.

        Câu tục ngữ giản dị nhưng ta cũng nên hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. Làm nên ở đây có nghĩa là có được sự nghiệp, thành đạt công danh. Như vậy, nếu không có người thầy thì người trò không thế nào thành đạt được. Câu tục ngữ như một lời thách thức đố mày, đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy trong sự thành đạt, làm được việc của người trò.

        Thật vậy, thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn mở mang trí óc cho ta để ta biết những điều hay điều lạ. Lúc ta còn bé thơ, khi lần đầu đến trường, thầy là người cầm tay ta nắn nót từng chữ cái, từng con số, rồi dạy ta đọc vần thơ, đọc chữ... Dần dần ta mới có được như ngày hôm nay. Như vậy, công ơn của người thầy quả là to lớn. Công ơn ấy có thế sánh với công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ; bởi cha mẹ có công sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn, còn người thầy có công “khai hóa” trí não ta, dẫn dắt ta đến một tương lai tươi sáng.

        Trước kia theo lối học khoa bảng người học trò hoàn toàn phụ thuộc vào một người thầy. Thầy dạy gì thì trò học nấy. Người thầy là người quyết định tài năng và sự thành đạt của người học trò. Vì vậy mới có Nguyễn Dữ (học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm), Phạm Sư Mạnh (học trò của thầy Chu Văn An)... đã làm rạng danh cho người thầy. Cho nên ông cha ta dạy không thầy đố mày làm nên là không sai.

        Ngày nay, để phù hợp với thời đại của khoa học, việc học tập có nhiều thay đổi. Người học trò có nhiều môn học và có nhiều thầy giảng dạy, hướng dẫn hơn. Giờ đây, người thầy đóng vai trò chủ đạo, nghĩa là chỉ truyền đạt kiến thức, hướng dẫn cho người học trò học tập, nghiên cứu và kiến thức ấy được tiếp thu và áp dụng thực hành tốt hay không là do ở người trò. Như vậy, người trò trở thành người chủ động. Hay nói cách khác, người học trò phải tự thân vận động và đây mới là yếu tố quan trọng quyết định sự thành đạt của người học trò. Vì lẽ đó nên người học trò phải biết chắt lọc, sáng tạo những kiến thức mà người thầy đã cung cấp và biến nó thành “vốn liếng” riêng của bản thân để thực hành áp dụng nó có kết quả. Thầy dạy tốt, trò học tốt chắc chắn sẽ đạt được những thành quả tốt đẹp. Như vậy, dẫu cho ngày nay vai trò của người thầy không còn quan trọng tuyệt đối như trước kia nữa nhưng ta cũng phải nhìn nhận rằng những kiến thức, những hiểu biết mà ta có được chính là do công lao của người thầy bồi dường vun đắp nên. Và những kiến thức ấy là những viên gạch tiếp nối, tiếp nối xây nên những nấc thang để ta vững bước đi lên trên đường đời. Hiểu được điều này ta càng thấm thía câu tục ngữ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy) mà ông cha ta nhắc nhở bao đời nay. Vì vậy bổn phận của người học trò phải biết ơn thầy cô giáo. Đó là đạo lí làm người và hành vi của người có nhân cách. Đây cũng là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh tốt đẹp.

        Thế nhưng, hiện nay trong xã hội ta còn biết bao kẻ ăn cháo đá bát. Họ đã quên đi công ơn của thầy cô giáo, những người đã từng dạy dỗ, rèn luyện họ nên người. Những hạng người ấy đáng để cho người đời chê trách và phê phán. Thậm chí còn có những kẻ đối xử tệ bạc với thầy cô như chửi mắng, hành hung làm xúc phạm đến danh dự, đến nghề nghiệp của thầy cô giáo. Phải chăng đây là hành động “biết ơn” của những hạng người vô liêm sỉ?

        Ngày nay, người thầy cũng được hiểu theo nghĩa rộng hơn - những người dạy nghề. Bởi lẽ đâu nhất thiết sự thành đạt làm nên của người học trò đều phải là mảnh bằng là học vị mà mỗi người học sinh phải tự hướng đời mình bằng một nghề nghiệp thích hợp và ổn định. Và nghề nghiệp đó cũng cần phải có người hướng dẫn, chỉ dạy mới làm nên được. Như vậy, dù ở lĩnh vực nào vai trò và vị trí của người thầy vẫn còn quan trọng trong việc dìu dắt hướng dẫn người học trò đi đến kết quả tốt đẹp. Và kết quả ấy có vinh quang hay không là phải do bản thân nỗ lực của người học trò. Bên cạnh đó, gia đình, bạn bè, sách vở và xã hội cũng là những yếu tố không kém quan trọng đế góp phần vào việc làm nên ấy.

        Biết ơn thầy, yêu thầy là nghĩa vụ thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Đó là thứ tình cảm không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta. Không thầy đố mày làm nên mãi mãi là lời nhắc nhở, giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay.


 

4
7 tháng 12 2020

Hay thì không hay thì dis!!

Để mình dùng bài này để thi văn

7 tháng 12 2020

Hay thì Tít không hay thì dis tít

Chuyện Lương Thế VinhHồi nhỏ Lương Thế Vinh thường trèo bưởi trong vườn. Có lần quả bưởi rơi tõm xuống ao, Vinh hốt hoảng tưởng mất. Không ngờ bưởi lại nổi lên mặt nước và cậu dùng sào khều vào bờ, lấy được.Một lần khác, Vinh cùng các bạn chăn trâu trong làng chơi trò chơi đá bưởi ngoài đồng. Chẳng dè quả bóng bằng bưởi lăn xa rồi rơi tuột xuống cái hố, vừa hẹp, khiến...
Đọc tiếp

Chuyện Lương Thế Vinh

Hồi nhỏ Lương Thế Vinh thường trèo bưởi trong vườn. Có lần quả bưởi rơi tõm xuống ao, Vinh hốt hoảng tưởng mất. Không ngờ bưởi lại nổi lên mặt nước và cậu dùng sào khều vào bờ, lấy được.
Một lần khác, Vinh cùng các bạn chăn trâu trong làng chơi trò chơi đá bưởi ngoài đồng. Chẳng dè quả bóng bằng bưởi lăn xa rồi rơi tuột xuống cái hố, vừa hẹp, khiến bọn trẻ lúng túng, chưa biết làm cách nào để lấy. Vừa lúc có một ông khách đi qua, thấy vậy bèn đố:
- Đứa nào lấy được bưởi lên tao sẽ thưởng!
Trong khi chứng bạn đang loay hoay, đứa thì lấy thừng trâu thắt thòng lọng thả xuống hố để buộc quả bưởi, nhưng bưởi tròn nên cứ tuột hoài, đứa thid chạy về nhà lấy sào để chọc,... Còn Lương Thế Vinh lấy nón chạy đến vũng nước cách đây ko xa, múc nước đổ xuống hố. Vừa làm, cậu còn vừa vui miệng đọc
Bưởi ơi bưởi nghe ta gọi
Đừng làm cao
Đừng trốn tránh
Lên với ta
Vui tiếp nào...!
Chẳng mấy chốc quả bưởi từ từ nổi lên và nằm gọn trong tay Lương Thế Vinh. Ông khách tấm tắc khen ngợi Vinh thông minh, sáng dạ và thưởng cho cậu tiền. Còn chúng bạn, đứa nào đứa nấy đều phục Vinh sát đất và thấy Vinh vừa làm vừa đọc lầm rầm, nên đã đồn đại rằng Vinh biết dùng phép "thần chú" gọi được quả bưởi từ dưới hố sâu lên!

( 2 )Chi tiết nào chứng minh sự thông minh , tài trí của nhân vật ?

( 3 ) Để thể hiện trí thông minh của nhân vật, tác giả dân gian đã chọn hình thức nghệ thuật nào? Tác dụng của hình thức ấy?

( 4 )

a,Em có nhân xét gì về cách giải đố của nhân vật? Cách giải đố ấy lí thú ở chỗ nào?
 

b, Điền vào bảng điểm giống và khác nhau giữa hai nhân vật em bé trong truyện Em bé thông minh và Lương Thế Vinh.
| | Em bé thông minh | Lương Thế Vinh |
| Giống | | |
| Khác | | |
4) Hãy cho biết: Người thông minh là người như thế nào? Làm thế nào để trở thành người thông minh ?

 

1
7 tháng 10 2018

Dài quá à

Trong cuộc sống hiên đại như bây giờ, việc bạo lực học đường là quá quen thuộc với con người sống ở sài thành và một số nơi khác nữa. Và những thói quen xấu của những bạn từ 13 tuổi trở lên đã bắt đầu với những thứ ví dụ như: học sinh lười học, ngiện Game online, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề… Ngoài ra còn đánh bạn và dọa nếu không đưa tiền hoặc nhắc bài thì...
Đọc tiếp

Trong cuộc sống hiên đại như bây giờ, việc bạo lực học đường là quá quen thuộc với con người sống ở sài thành và một số nơi khác nữa. Và những thói quen xấu của những bạn từ 13 tuổi trở lên đã bắt đầu với những thứ ví dụ như: học sinh lười học, ngiện Game online, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề… Ngoài ra còn đánh bạn và dọa nếu không đưa tiền hoặc nhắc bài thì sẽ mách bố mẹ hoặc sẽ đánh người ấy.

Trước khi tìm hiểu rõ về vấn đề này thì hãy đặt ra rằng “ bạo lực học đường là gì?” Đó là hiện tượng học sinh dùng hành vi mang tính bạo lực để giải quyết mâu thuẫn. Biểu hiện là đánh nhau giữa cá nhân với cá nhân học sinh hoặc giữa các nhóm học sinh với nhau. Diễn ra trong hoặc ngoài nhà trường, đánh nhau thường có hung khí. Ví dụ như trường mình mấy ngày đánh nhau do không đưa tiền và không nhắc bài. Và sau đó học sinh chửi thầy cô giáo, đây là học sinh sài thành. Đó là vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hiện nay. Phụ huynh nào cũng phải cẩn thận để con mình có thể vào một ngôi trường tốt không bạo lực. Có rất là nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau: Do sự thiếu giáo dục từ phía gia đình. Do sự phát triển của tâm sinh lý lứa tuổi. Ngoài ra, bạo lực học đường còn là do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực, game bạo lực; nên dẫn đến những hành xử thiếu tính người. Vậy nên người lớn cần phải sát sao bên những cô cậu từ 13 tuổi trở nên những lứa tuổi đó rất dễ bị nhiễm và các hành vi bạo lực dẫn đến những sự cố không tốt cho con mình mà còn ảnh hưởng tới tương lai sau này. Hãy quan tâm tới con mình vì trong tuổi đó dễ bị lây từ chuyện của bố mẹ mà khiến những đứa con vô tội ấy trở nên khác .

Từ đó mọi người hãy rút ra kinh nhiệm cho mình nhé! Cần quan tâm, dạy dỗ về đạo đức làm người nên tham gia vào những hoạt động lành mạnh chỉ có vậy mới khiến cho xã hội này trở nên tốt đẹp hơn thôi. Vì một thế giới không bạo lực học đường hay nói “ Không ” với bạo lực học đường nhé!!

GỬI TRẦN NGHIÊN HY

16
3 tháng 8 2016

ok mk thấy r nha tks bn nhìu lắm yeu

3 tháng 8 2016

tks bn nhé

Tình bạn là một trong những điều quan trọng nhất đối với mỗi người. Nó đi cùng ta qua nhiều năm tháng và ngày hôm nay, khi đã trưởng thành, em mới cảm nhận được hết những giá trị của tình bạn đã mang lại cho mỗi chúng ta. Với em thì tình bạn đẹp nhất chính là tình bạn của thời học sinh bởi khi ấy, chúng ta chỉ là những đứa trẻ ngây thơ, không chút tạp niệm và không có bất cứ...
Đọc tiếp

Tình bạn là một trong những điều quan trọng nhất đối với mỗi người. Nó đi cùng ta qua nhiều năm tháng và ngày hôm nay, khi đã trưởng thành, em mới cảm nhận được hết những giá trị của tình bạn đã mang lại cho mỗi chúng ta. Với em thì tình bạn đẹp nhất chính là tình bạn của thời học sinh bởi khi ấy, chúng ta chỉ là những đứa trẻ ngây thơ, không chút tạp niệm và không có bất cứ điều gì ảnh hưởng tới tình bạn. Khi ấy, chúng ta thận thiết với nhau bởi tình cảm thực sự xuất phát từ chính trái tim của mình mà không hề toan tính. Và em cũng có rất nhiều những kỉ niệm khó quên với Linh- người bạn thân trong suốt những năm đi học của mình.

Linh cùng em là hai người bạn thân với nhau từ khi còn học lớp bốn. lúc nào hai đứa cùng đi cùng nhau trên khắp mọi nẻo đường, cùng đi học, cùng đi ăn quà, thậm chí là cùng nhau trốn bố mẹ để đi chơi. Và có lẽ gây ấn tượng nhất trong em là có lần chúng em đã cùng nhau đi chơi, tụ tập ở nhà một người bạn cả ngày cùng với hai người bạn khác cùng bàn. Buổi sáng, em và Linh cùng nhau đi chung một chiếc xe đạp, mỗi người phụ trách mang một thứ đồ đi cùng: em thì mang khoai lang, Linh mang bột mỳ. Tới nơi hai người bạn kia đã tới đó từ trước, chúng em cùng nhau bật đĩa nhạc mới mua và tập nhảy theo những nhóm nhảy trên màn hình và thu âm những ca khúc mà chúng em đã hát theo. Có thể nói là vui biết chừng nào, bởi có đôi khi bản thân chúng ta cũng có những điều mà chúng ta muốn làm nhưng không thể, chỉ khi có những người bạn thân ở cạnh mình, có cùng những ý nghĩ với mình thì tình cảm ấy suy nghĩ ấy mới được thể hiện hết tất cả.

Hát hò xong, tất cả cùng nhau nấu ăn. Chỉ là những đứa trẻ nên tất cả cùng làm những món ăn đơn giản như: khoai lang tẩm bột và bánh đa cùng tương ớt. những món ăn đó đã giúp mấy đứa trẻ gần nhau hơn và đó là lần đầu tiên chúng em đã cùng nhau nói lên ước mơ của mình. Những ước mơ tuy giản dị nhưng không phải lúc nào cũng nói cùng với cha mẹ mà chỉ có thể tâm sự cùng với những người bạn. và cho tới tận bây giờ, có người đã đi theo đúng suy nghĩ của mình lúc đó cũng có những người không theo con đường ấy nhưng mỗi lần nhớ lại em vẫn luôn cảm thấy xúc động.

Tình bạn đẹp nhất là khi mà chúng ta luôn có xuất phát điểm từ chính trái tim và tấm lòng của mình. Theo thời gian, con người sẽ dần lớn lên nhưng những kỉ niệm của chúng ta thì vẫn còn mãi cho tới tận bây giờ. Bởi thế cho nên chúng ta ai cũng nên học cách nâng niu những kỉ niệm để có thể không hối hận vì đã để thời gian trôi qua một cách nhanh chóng mà không đọng lại được bất cứ một điều gì.

Các bn có thấy hay ko

1
8 tháng 2 2018

Mình rất thick bài viết này!

Hay pá

Đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đền thờ Thục An Dương Vương - một vị vua có công lớn trong buổi đầu dựng nước. Lễ hội đền Cuông được tổ chức vào dịp rằm tháng Hai âm lịch hằng năm thu hút đông đảo người dân về dự. Sau nhiều năm bị lãng quên, năm 1993, lễ hội đền Cuông được phục hồi. Từ đó đến nay, lễ hội được duy...
Đọc tiếp

Đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đền thờ Thục An Dương Vương - một vị vua có công lớn trong buổi đầu dựng nước. Lễ hội đền Cuông được tổ chức vào dịp rằm tháng Hai âm lịch hằng năm thu hút đông đảo người dân về dự. Sau nhiều năm bị lãng quên, năm 1993, lễ hội đền Cuông được phục hồi. Từ đó đến nay, lễ hội được duy trì hàng năm và trở thành một sinh hoạt văn hoá tâm linh không thể thiếu của người dân Nghệ An và du khách thập phương.

[...] Gần 20 năm qua, lễ hội đền Cuông được tổ chức hằng năm với các lễ nghi trang trọng mà linh thiêng: lễ khởi quang, lễ cáo trung thiên, lễ yết, lễ rước, lễ đại tế và lễ tạ. Lễ khai quang diễn ra đầu tiên, được tổ chức vào ngày 12 tháng Hai âm lịch để xin phép các vị thần cho nhân dân dọn dẹp đền, chuẩn bị cho lễ hội. Sau lễ khai quang là lễ cáo trung thiên được tổ chức vào sáng ngày 14 tháng Hai để báo cáo với các vị thần rằng công việc dọn dẹp đền đã hoàn thành, mời các vị về đền tham dự lễ hội và chứng giám cho lòng thành kính của nhân dân. Lễ yết diễn ra vào chiều tối ngày 14 tháng Hai gồm 6 bước được tiến hành qua 35 lần xướng. Sau phần hành lễ là phần dâng hương của đại diện các ban ngành và người dân về dự lễ. Cũng trong tối 14 tháng Hai, còn có lễ rước vua và công chúa vị hành. Sáng 15 tháng Hai tiến hành lễ rước vua, công chúa và tướng Cao Lỗ từ đình Xuân Ái về đền Cuông. Sau đó là lễ đại tế. Lễ đại tế là lễ chính, bao gồm 8 bước. Trình tự và nội dung của buổi lễ tương tự như lễ yết, nhưng có thêm hai lần dâng hương, rượu. Lễ tế được tổ chức vào sáng ngày 16 tháng Hai để tạ ơn các vị thần đã về dự lễ. Trong thời gian lễ hội, ban ngày có các trò chơi truyền thống, thi đấu thể thao như đánh đu, chọi gà, kéo co, cờ người, biểu diễn võ cổ truyền, thi đấu bóng chuyền, hội trại…; Ban đêm có hát ca trù, tuồng, chèo, đốt lửa trại,.. .Không khí lễ hội thật là hấp dẫn, tưng bừng, náo nhiệt.

(Theo Anh Tuấn, Đền Cuông: truyền thuyết và lễ hội, tạp chí điện tử Văn hoá Nghệ An, ngày 29/3/2012)

 

1/ Văn bản có đoạn được trích ở trên thuộc loại văn bản gì?

2/ Sự kiện nào được thuật lại trong đoạn trích? Sự kiện diễn ra ở đâu?Vào thời điểm nào trong năm?

3/ Tác giả đã thuật lại sự kiện theo trình tự nào? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?

4/ Nêu công dụng của dấu chấm phảy trong câu văn: “Trong thời gian lễ hội, ban ngày có các trò chơi truyền thống, thi đấu thể thao như đánh đu, chọi gà, kéo co, cờ người, biểu diễn võ cổ truyền, thi đấu bóng chuyền, hội trại…; Ban đêm có hát ca trù, tuồng, chèo, đốt lửa trại,.. .”

5/ Sự kiện có ý nghãi như thế nào với đời sống hôm nay? Từ đó, em có suy nghĩ gì về giá trị của các lễ hội dân gian Việt Nam (viết ngắn khoảng 5-7 câu văn)

 

1
1 tháng 3 2022

1. văn bản thuộc loại văn bản thuyết minh

2. sự kiện được thuật lại trong đoạn trích là lễ hội đền Cuông. Sự kiện đó diễn ra tại Nghệ An. Lễ hội diễn ra vào rằm tháng hai âm lịch hàng năm.

3. Tác giả đã thuật lại sự kiện theo trình tự thời gian vì tác giả liệt kê các sự kiện từ ngày 12 tháng 2, ngày 14 tháng 2, chiều tối ngày 14 tháng 2, tối ngày 14 tháng 2, sáng ngày 15 tháng 2, ngày 16 tháng 2 ....

4. Công dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn là để tách 2 vế trong một câu ghép.

5. Học sinh viết đoạn văn trình bày ý nghĩa của sự kiện và giá trị của các lễ hội dân gian, chú ý hình thức từ 5-7 câu. Gợi ý:

- Ý nghĩa của sự kiện: thể hiện lòng biết ơn đối với người anh hùng có công lao to lớn với dân tộc, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn.

- Giá trị của các lễ hội dân gian: giữ gìn và lưu truyền những phong tục văn hóa tốt đẹp; mang dấu ấn của những truyền thống dân tộc tốt đẹp....

“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi...
Đọc tiếp

“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

    Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. […]

   Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:

- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”

                                                    (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 1- trang 52)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là gì?

Câu 3. Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người như thế nào?

Câu 4. Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử với nhau như thế nào?

Câu 5. Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần những gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu).

 

1
20 tháng 12 2021

Câu 1: Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp biểu cảm

Câu 2: Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là có ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những hoài nghi để bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực.

Câu 3: Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người rất đáng thương, biết thương mẹ, biết nhẫn nhục.

Câu 4: Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử thương yêu nhau, đỡ đần, đùm bọc, che chở nhau khỏi giông bão cuộc đời chứ không phải khinh miệt, ruồng rẫy những thành viên đang gặp khó khăn.

Câu 5: Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần nhất là tình thương yêu từ cha mẹ, từ gia đình. Đây là cái tuổi non dại, cần sự che chở, chỉ bảo của người lớn, nhất là những người thân trong gia đình. Như vậy, khi lớn lên, nhân cách của trẻ mới được hoàn thiện một cách tốt nhất. Vì khi nhận được yêu thương thì trẻ sẽ biết thương yêu nhưng khi nhận chê trách thì trẻ sẽ học được sự khinh miệt. Để có cha mẹ hoặc người thân có thời gian bên chúng ta nhiều hơn thì chúng ta vẫn cần cố gắng hết sức phụ giúp hay thấu hiểu cho họ.

11 tháng 10 2017

1 . Than

2 . Hôm qua , hôm nay và ngày mai

3 . Bằng miệng

4 . Vì họ là tài xế taxi

Tk nha !!! ^^

11 tháng 10 2017

Hòn than .

Hôm qua, hôm nay, ngày mai .

Bằng mồm .

Vì họ là tài xế .

IV. VÍ DỤ MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢOBT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng,...
Đọc tiếp

IV. VÍ DỤ MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO

BT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

    Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. […]

   Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:

- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”

                                                    (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 1- trang 52)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là gì?

Câu 3. Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người như thế nào?

Câu 4. Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử với nhau như thế nào?

Câu 5. Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần những gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu).

0
 ****** NHỮNG ĐIỀU Ý NGHĨA********Tặng các bạn đọc một câu chuyện nhỏ vì đã an ủi mình nhé! Cảm ơn các bạn nhiều ạ!                                            ĐÁM TANG NGÀI " TÔI KHÔNG THỂ'' Lớp học của Donna cũng giống như những phòng học cấp 1 mà tôi thường thấy. Các học sinh ngồi thành 4 dãy, mỗi dãy 6 bàn. Bàn giáo viên đặt phía trước đối diện bàn học sinh. Nhưng...
Đọc tiếp

 ****** NHỮNG ĐIỀU Ý NGHĨA********

Tặng các bạn đọc một câu chuyện nhỏ vì đã an ủi mình nhé! Cảm ơn các bạn nhiều ạ!

                                   

         ĐÁM TANG NGÀI " TÔI KHÔNG THỂ'' 

Lớp học của Donna cũng giống như những phòng học cấp 1 mà tôi thường thấy. Các học sinh ngồi thành 4 dãy, mỗi dãy 6 bàn. Bàn giáo viên đặt phía trước đối diện bàn học sinh. Nhưng dường như có gì đó khác lạ vào ngày đầu tiên tôi bước vào lớp. Có vẻ như một cảm giác thích thú vô hình đang bao trùm khắp lớp.

 

Donna là một cô giáo lão thành, chỉ 2 năm nữa sẽ về hưu. Cô tình nguyện tham gia chương trình do tôi tổ chức – một chương trình tập trung vào các ý tưởng ngôn ngữ giúp học sinh cảm thấy tự tin. Donna sẽ tiến hành các buổi huấn luyện và việc của tôi là đến thăm các lớp học cũng như khích lệ hoạt động của chương trình.

Tôi ngồi cuối lớp và quan sát. Tất cả học sinh đang viết ra những suy nghĩ của mình. Cô bé 10 tuổi ngồi gần tôi nhất đang viết những câu “Tôi không thể… “.
“Tôi không thể học đứng đầu lớp được. ”
“Tôi không thể dậy sớm để tập thể dục. “…

Em đã viết được hơn nửa trang giấy và vẫn chưa muốn bỏ bút xuống. Tôi đi dọc theo các hàng ghế, em nào cũng cặm cụi viết ra những thứ chúng không thể làm được.
“Tôi không thể sử dụng máy tính thành thạo. ”
“Tôi không thể nhịn đói được. ”
“Tôi không thể ở nhà một mình được. “…

Lúc này thì tôi tò mò thật sự. Tôi quyết định hỏi cô giáo xem chuyện gì đang xảy ra. Đến gần, tôi thấy cô cũng đang bận viết lách…
“Tôi không thể gọi mẹ của John đến dự buổi họp phụ huynh học sinh. ”
“Tôi không thể bắt Alan dùng lời lẽ thay vì dùng nắm đấm. “…

Không thể hiểu tại sao cả cô và trò đều viết những câu tiêu cực, thay vì những câu tích cực như “Tôi có thể”, tôi đành quay lại ghế ngồi và tiếp tục quan sát.

Donna hướng dẫn các học trò mang những tờ giấy đã viết cho vào một cái hộp có cả tờ giấy của cô. Rồi cô cầm chiếc hộp cùng các học sinh đi ra ngoài. Tôi cũng đi theo. Đến phòng bảo vệ, Donna đi vào và lấy ra một cái xẻng. Cô dẫn các học sinh đến góc xa nhất của sân chơi và họ đào đất. Chiếc hộp “Tôi không thể” được đặt xuống đáy hố và nhanh chóng bị lấp lại.

31 đứa trẻ tay trong tay làm thành một vòng tròn quanh nấm mộ vừa được chôn. Chúng cúi đầu nghe Donna đọc điếu văn. Mỗi đứa đều có ít nhất một tờ “Tôi không thể” dưới nấm mộ ấy. Cả cô giáo cũng vậy.

“Các bạn thân mến, hôm nay chúng ta quây quần ở đây để tưởng nhớ đến Ngài “Tôi không thể”. Ngài đã có ít nhiều ảnh hưởng đến chúng ta. Tên của Ngài luôn được thốt ra ở mọi nơi: trường học, hội đồng thành phố và ngay cả tòa nhà chính phủ…
Hôm nay, chúng ta tiễn đưa Ngài “Tôi không thể” đến nơi an nghỉ cuối cùng. Ngài đã ra đi và để lại những người bạn cho chúng ta: đó là người bạn “Tôi có thể”, “Tôi sẽ” và “Ngay bây giờ tôi sẽ”. Họ không được nổi tiếng và dĩ nhiên là họ chưa mạnh mẽ, đầy quyền lực, nhưng đến một ngày nào đó nhờ các bạn mà họ sẽ trở nên nổi bật hơn. Xin Ngài “Tôi không thể” hãy an giấc nghìn thu và những người có mặt nơi đây hãy tiếp tục can đảm sống mà không có ông ấy”.

Cả tôi và bọn trẻ đều biết rằng chúng tôi sẽ không bao giờ quên ngày hôm nay – một kỷ niệm sẽ ăn sâu vào tâm thức và tiềm thức của chúng tôi mãi mãi.

 Dona cắt một mảnh giấy lớn làm bia mộ, tấm bia bằng giấy ấy đuợc ghi :

   TÔI KHÔNG THỂ

 AN GIẤC NGÀN THU

      10/6/1998

 Tấm bia được treo ở lớp đến hết năm học. Thỉnh thoảng cũng có học sinh quên và nói “Tôi không thể… “, Donna đơn giản chỉ vào tờ bia mộ, thế là học sinh đó chợt nhớ rằng cụm từ “Tôi không thể” đã chết và phải nói câu khác.

Giờ đây, đã qua nhiều năm, nhưng mỗi khi nghe cụm từ “Tôi không thể”, tôi lại thấy hình ảnh đám tang được tổ chức năm ấy và nhớ rằng “Tôi không thể” đã chết.

 

1
16 tháng 8 2021

rất hay

“Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười lăm nứt nẻ đất ruộng, và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi.Qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang...
Đọc tiếp

“Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười lăm nứt nẻ đất ruộng, và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi.Qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, nhưng không bước xuống giường ngay như mọi khi còn ngồi thu tay vào trong bọc,bên cạnh đứa em bé vẫn nắm tay ngủ kĩ.  Chi Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Sơn nhận thấy mọi người đã mặc áo rét cả rồi.

Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng luôn luôn cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Trời không tu ám, toàn một màu trắng đục. Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Trong đoạn trích có những nhân vật nào?

Câu 4. Tìm, gọi tên các cụm từ đóng vai trò vị ngữ trong những câu sau và cho biết tác dụng của việc mở rộng vị ngữ bằng cụm từ trong câu:

Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Sơn nhận thấy mọi người đã mặc áo rét cả rồi.

Câu 5. Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên trong đoạn trích.

II. Tạo lập văn bản (5,0đ)

Bằng tất cả tình yêu thương, sự kính trọng đối với mẹ, em hãy viết bài văn kể lại một kỉ niệm sâu sắc, đáng nhớ của em với mẹ.

1
7 tháng 12 2021

chữ nhỏ qué giải bài này xong chắc tui đi cắt kính