Hãy lập bảng tóm tắt về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2023

Thời gian

Sự kiện chính

Năm 1558

Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, cuộc khai phá được đẩy mạnh

Năm 1611

Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên

Năm 1653

Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập

Năm 1698

Phủ Gia Định (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) được thành lập

Năm 1757

Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền vùng đất Nam Bộ tương đương ngày nay

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 9 2023

(*) Bảng tóm tắt về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam (thế kỉ XVI - XVIII)

Thời gian

Sự kiện chính

Năm 1558

Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa

Năm 1611

Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên

Năm 1653

Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập.

Năm 1698

Phủ Gia Định được thành lập

Năm 1757

Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay

Cuối thế kỉ XVIII

Chúa Nguyễn đã làm chủ một vùng đất rộng lớn từ phía nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau, bao gồm cả các đảo, quần đảo ở Biển Đông và vịnh Thái Lan.

7 tháng 8 2023

Tham khảo!

 

Lĩnh vực

Những chuyển biến

Kinh tế

* Nông nghiệp:

Đàng Ngoài: Xung đột kéo dài khiến sản nông nghiệp sa sút nghiêm trọng, tình trạng biến ruộng công thành ruộng tư ngày càng phổ biến, vua quan không quan tâm đến ruộng đất => nông nghiệp trì trệ.Đàng Trong: rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,… => dần hình thành tầng lớp địa chủ lớn.

* Thủ công nghiệp:

Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, các chính quyền vẫn duy trì hoạt động của các quan xưởng để sản xuất vũ khí cho quân đội, may trang phục, làm đồ trang sức cho quan lại và đúc tiền,...Các nghề thủ công trong nhân dân phát triển mạnh mẽ hơn như: dệt vải lụa, đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, dệt chiếu, làm giấy,... Nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội); làng dệt La Khê (Hà Nội); các làng rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Huế); làng làm đường mía ở Quảng Nam;...

* Thương nghiệp:

Nội thương:

     - Chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc.

     - Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn

     - Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.

Ngoại thương:

     - Thuyền buôn các nước đến VIệt Nam buôn bán ngày càng tấp nập.

     - Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

    - Các trung tâm buôn bán lớn ở Đàng Ngoài như Thăng Long, Phố Hiến; Ở Đàng Trong: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Tp.HCM),...

Nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn do chính sách hạn chế ngoại thương của chính quyền.

Tôn giáo

Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.

Phật giáo và Đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này được phục hồi.Từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá đạo Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng.Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thống, qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước.

Văn hóa

Chữ viết: Chữ quốc ngữ được sáng tạo và sử dụng phổ biến.Văn học: Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế nhưng văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước; Văn học dân gian phát triển với nhiểu thể loại: Truyện tiếu lâm, truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn,...Nghệ thuật dân gian: phát triển, tiêu biểu là nghệ thuật điêu khắc trong các đình, chùa; nghệ thuật sân khấu đa dạng với các loại hình: hát chèo, hát ả đào,... múa trên dây, múa đèn,...Về khoa học - kỹ thuật:

- Sử học: Ô châu  cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục,  Đại Việt sử ký tiền biên, Thiên Nam ngữ lục.

- Địa lý: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư.

- Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.

- Triết học có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.

- Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác .

- Kỹ thuật: đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.

Về nghệ thuật:

- Nghệ thuật điêu khắc chuyên nghiệp, tinh tế, phong phú, tiêu biểu là các hình trang trí trên đình làng, chùa, tượng thờ.

- Các hình thức sinh hoạt văn hóa như đua thuyền, đánh cầu, đánh vật,.. trở nên phổ biến.

- Nghệ thuật sân khấu: hát chèo (Đàng Ngoài), hát tuồng (Đàng Trong) phát triển.

14 tháng 9 2023

Khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII

- Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, cuộc khai phá được đẩy mạnh

- Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên

- Năm 1653, Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập

- Năm 1698, Phủ Gia Định (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) được thành lập

- Năm 1757, Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền vùng đất Nam Bộ tương đương ngày nay

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 9 2023

- Nét chính về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII:

+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Quá trình di dân, khai phá vùng đất phía Nam được đẩy mạnh.

+ Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên

+ Năm 1653, Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập.

+ Năm 1698, Phủ Gia Định (gồm: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) được thành lập

+ Năm 1757, Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay

+ Đến cuối thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn đã làm chủ một vùng đất rộng lớn từ phía nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau, bao gồm cả các đảo, quần đảo ở Biển Đông và vịnh Thái Lan. Các chúa Nguyễn đã tổ chức đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy cai trị, lập số sách quản lí dân đinh, ruộng đất và đặt ra các loại thuế.

14 tháng 9 2023

Giới thiệu về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam

Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, cuộc khai phá được đẩy mạnh

Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên

Năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái cho Quốc vương Chân Lạp Chey Chettha II. Chúa Nguyễn trở thành chỗ dựa cho vua Chân Lạp để đối phó với nước Xiêm. Đồng thời cư dân Việt ở vùng đất Nam bộ tự do khai khẩn đất, làm ăn sinh sống.

Năm 1623, Chúa Nguyễn đã lập thương điếm ở vị trí tương ứng với Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) để thu thuế. Vào thời điểm đó, cư dân Việt đã có mặt hầu khắp miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn.

Theo Đại Nam thực lục tiền biên, tháng 9 năm Mậu Tuất (năm 1658), vua nước Chân Lạp là Nặc Ông Chân (Chan Ramathipati) xâm lấn đất đai của Chúa Nguyễn ở vùng Mô Xoài (Bà Rịa), đã bị quan quân địa phương bắt giải về Phú Xuân. Chúa Nguyễn Phúc Tần “tha tội cho và sai hộ tống về nước, khiến làm phiên thần hàng năm nộp cống”. Tư liệu trên xác nhận những hoạt động quan trọng đầu tiên của Chúa Nguyễn trên con đường hình thành và bảo vệ chủ quyền của mình đối với vùng đất Nam Bộ.

Năm 1708, để bảo vệ cư dân vùng đất Hà Tiên (Hà Tiên- Long Xuyên - Bạc Liêu- Cà Mau ) lúc đó trước sự tiến công cướp bóc của người Xiêm nên Mạc Cửu đã xin và được nội thuộc vào triều đình chúa Nguyễn.

Đến năm 1757, khi đất Tầm Phong Long (tương đương với vùng Tứ Giác Long Xuyên) được vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng cho chúa Nguyễn để đền ơn cứu giúp lúc hoạn nạn và giành lại ngôi vua, quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ của người Việt trên vùng đất Nam Bộ cơ bản đã hoàn thành.

Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trong các thế kỉ XVI – XVIII.

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được ghi chép trong Bản đồ do Đỗ Bá vẽ vào thế kỉ XVII dưới tên là Bãi Cát Vàng

Năm 1803, Vua Gia Long cho tái lập các đội Hoàng Sa, Bắc Hải và đặt trong cơ cấu tổ chức chung của các đội Trường Đà, có chức năng khai thác và quản lý toàn bộ khu vực Biển Đông. Đặc biệt trong các năm 1815, 1816, vua Gia Long liên tục tổ chức các hoạt động thăm dò đường biển, triển khai các hoạt động thực thi chủ quyền một cách kiên quyết và đồng bộ ở Hoàng Sa và Trường Sa. Các đội Hoàng Sa, Bắc Hải hoạt động mạnh và hiệu quả dưới thời Gia Long cho đến đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XIX thì được tích hợp vào đội Thủy quân của triều đình Minh Mệnh.

Vua Minh Mệnh đã đẩy hoạt động chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa lên đỉnh cao nhất so với tất cả các triều đại quân chủ Việt Nam trước và sau ông với các hình thức và biện pháp như vãng thám, kiểm tra, kiểm soát, khai thác hóa vật và hải sản, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền, trồng cây để cho người qua lại dễ nhận biết... Lực lượng được ông điều động ra làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa, Trường Sa lúc này không chỉ có Thủy quân mà còn có cả Vệ giám thành, Biền binh, binh đinh, dân phu. Mỗi chuyến ra đi như thế đều có quyết định của triều đình và nhiều khi chính nhà vua trực tiếp quyết định việc có cho thuyền ra khơi ngay hay tạm dừng lại. Sau khi kết thúc công việc ngoài biển khơi, thuyền phải chạy thẳng về Huế để báo cáo tình hình, khai nộp hóa vật, hải vật. Nhà vua thông qua Bộ Công kiểm tra, đánh giá, luận công, định tội, thưởng phạt nghiêm minh.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 9 2023

(*) Tham khảo: Một số hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trong các thế kỉ XVI - XVIII

- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải những hòn đảo được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, như: Bãi Cát Vàng, Cồn Vàng, Vạn Lý Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa,...

- Theo ghi chú bản đồ trong bộ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (biên soạn vào thế kỉ XVII), quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi).

 

- Để thực thi chủ quyền của nhà nước Đại Việt đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho lập hải đội Hoàng Sa (sau này lập thêm đội Bắc Hải - đặt dưới sự quản lí của đội Hoàng Sa).

+ Các nhiệm vụ của hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải: khai thác sản vật trên các đảo, quần đảo; bảo vệ, canh giữ các đảo ở Biển Đông; thu gom những hàng hóa của các tàu nước ngoài bị đắm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa về nộp cho triều đình.

+ Đội Hoàng Sa qua ghi chép của Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục được thành lập trên cơ sở tuyển chọn 70 dân đinh xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi.

+ Thời gian hoạt động của hải đội Hoàng Sa được xác định là khoảng từ tháng 2 đến tháng 8 hằng năm.

- Dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền chúa Nguyễn, quá trình thực thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thực hiện một cách liên tục suốt từ thế kỉ XVII và được tiếp nối dưới thời nhà Tây Sơn (thế kỉ XVIII) và nhà Nguyễn.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII:

+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng được cử làm trấn thủ Thuận Hoá. Tới năm 1570, ông kiêm luôn trấn thủ Quảng Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn Thuận Hóa, Quảng Nam đã trở thành một vùng đất yên bình, kinh tế phát triển, dân cư đông đúc.

+ Năm 1597, Nguyễn Hoàng sai Lương Văn Chánh tổ chức đưa dân từ Tuy Viễn (nay thuộc Bình Định) vào đất Phú yên ngày nay để khai hoang, lập ấp. Năm 1611, phủ Phú yên được thành lập.

+ Từ cuối thế kỉ XVI, người Việt tiếp tục di cư về phía nam, tới Mô Xoài (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bến Nghé, Sài Gòn,… khai hoang mở đất.

+ Năm 1693, phần đất của Chiêm Thành (Ninh Thuận, Bình Thuận) sáp nhập thành một trấn của Đàng Trong.

+ Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía nam, đặt Phủ Gia Định. Vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên cũng được sáp nhập vào phủ này sau đó.

+ Đến giữa thế kỉ XVIII, tại vùng đất phương Nam đã xuất hiện thêm nhiều thôn ấp mới, nhiều trung tâm giao thương phát triển như: Nông Nại Đại Phố, Gia Định, Bến Nghé, Hà Tiên,…

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII:

+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng được cử làm trấn thủ Thuận Hoá. Tới năm 1570, ông kiêm luôn trấn thủ Quảng Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn Thuận Hóa, Quảng Nam đã trở thành một vùng đất yên bình, kinh tế phát triển, dân cư đông đúc.

+ Năm 1597, Nguyễn Hoàng sai Lương Văn Chánh tổ chức đưa dân từ Tuy Viễn (nay thuộc Bình Định) vào đất Phú yên ngày nay để khai hoang, lập ấp. Năm 1611, phủ Phú yên được thành lập.

+ Từ cuối thế kỉ XVI, người Việt tiếp tục di cư về phía nam, tới Mô Xoài (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bến Nghé, Sài Gòn,… khai hoang mở đất.

+ Năm 1693, phần đất của Chiêm Thành (Ninh Thuận, Bình Thuận) sáp nhập thành một trấn của Đàng Trong.

+ Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía nam, đặt Phủ Gia Định. Vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên cũng được sáp nhập vào phủ này sau đó.

+ Đến giữa thế kỉ XVIII, tại vùng đất phương Nam đã xuất hiện thêm nhiều thôn ấp mới, nhiều trung tâm giao thương phát triển như: Nông Nại Đại Phố, Gia Định, Bến Nghé, Hà Tiên,…

 

 

14 tháng 8 2023

Tham khảo

Lĩnh vực

Nét chính

Kinh tế

*Nông nghiệp:

Ở Đàng Ngoài:

- Kinh tế bị ảnh hưởng do xung đột Nam - Bắc triều, ruộng đất bị bỏ hoang, không có người cày cấy

- Sau khi xung đột chấm dứt, nông nghiệp dần ổn định trở lại.

Ở Đàng Trong: Nông nghiệp phát triển nhờ chính sách khuyến khích khai hoang và định cư của chúa Nguyễn.

* Thủ công nghiệp:

Một số nghề thủ công mới xuất hiện và phổ biến trong thế kỉ XVII, XVIII như: khai mỏ, khắc in bản gỗ, làm đường cát trắng,... Nhiều nghề thủ công truyền thống như làm gốm sứ, dệt lụa, làm giấy, đúc đồng,... vẫn tiếp tục phát triển.Các làng nghề nổi tiếng thời kì này: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt La Khê (Hà Nội), làng giấy Yên Thái (Hà Nội), làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), các làng làm đường ở Quảng Nam,...

* Thương nghiệp:

Về nội thương: ở các thế kỷ XVI - XVIII buôn bán trong nước phát triển:

- Chợ làng, chợ huyện... xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán.

- Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.

- Buôn bán giữa miền xuôi và miền ngược phát triển, thóc gạo ở Gia Định được đem ra các dinh miền Trung để bán,...

Về ngoại thương: phát triển mạnh.

- Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến Việt Nam buôn bán tấp nập:

+ Bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng,...

+ Mua: tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.

- Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

Tôn giáo

Nho giáo suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn. Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhiều vị chúa quan tâm cho sửa sang chùa chiền, đúc đồng, tô tượng nhưng đạo Phật không phát triển mạnh như thời kỳ Lý - Trần.Từ thế kỷ XVI – XVIII, đạo Thiên Chúa lan truyền cả nước nhờ các giáo sĩ phương Tây theo các thuyền buôn nước ngoài vào truyền đạo nhưng sau đó bị nhà nước phong kiến cấm đoán.Thế kỉ XVII, cùng với sự truyền bá của Thiên Chúa giáo, chữ Quốc ngữ được sáng tạo nhưng chỉ dùng chủ yếu trong phạm vi hoạt động truyền giáo chứ chưa phổ cập rộng rãi.Tín ngưỡng truyền thống phát huy như thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú. Ngoài chùa chiền còn có các nhà thờ, đền thờ, lăng miếu…

Văn hóa

Về chữ viết: Chữ La-tinh được các nhà truyền đạo phương Tây sử dụng để ghi âm tiếng Việt, đến thế kỉ XVII, tiêng Việt đa rất phong phú, có thể diễn đạt mọi mặt của cuộc sống lúc bấy giờ.Về văn học:

- Văn học chữ Hán: mất dần vị thế độc tôn.

- Văn học chữ Nôm: được dùng nhiều trong sáng tác thơ văn. Nhà thơ Nôm nổi tiếng: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Hoan, Đào Duy Từ…

- Văn học dân gian: hình thành và phát triển mạnh với nhiều thể loại phong phú, mang đậm tính dân tộc, dân gian.

- Văn học chữ Quốc ngữ đã xuất hiện nhưng chưa phổ biến.

Về khoa học - kỹ thuật:

- Sử học: Ô châu  cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục,  Đại Việt sử ký tiền biên, Thiên Nam ngữ lục.

- Địa lý: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư.

- Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.

- Triết học có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.

- Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác .

- Kỹ thuật: đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.

Về nghệ thuật:

- Nghệ thuật điêu khắc chuyên nghiệp, tinh tế, phong phú, tiêu biểu là các hình trang trí trên đình làng, chùa, tượng thờ.

- Các hình thức sinh hoạt văn hóa như đua thuyền, đánh cầu, đánh vật,.. trở nên phổ biến.

- Nghệ thuật sân khấu: hát chèo (Đàng Ngoài), hát tuồng (Đàng Trong) phát triển.

14 tháng 8 2023

Tham khảo
loading...

14 tháng 8 2023

Tham khảo
loading...

14 tháng 9 2023

Bảng thống kê về những sự kiện chính của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789

Thời gian

Thắng lợi tiêu biểu

Năm 1771

Anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa.

Năm 1777

Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.

Năm 1785

Đánh tan 5 vạn quân Xiêm.

Năm 1786

Lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài

12 / 1788

Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế để tiến quân ra Bắc.

Năm 1789

Đánh tan quân xâm lược Thanh

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Quá trình khai phá của Đại Việt ở vùng đất phía nam:

+ Từ thế kỉ XVI, chính quyền chúa Nguyễn đẩy mạnh các hoạt động di dân, khai phá vùng đất phía Nam.

+ Đến cuối thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn đã làm chủ được một vùng đất rộng lớn từ phía nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau.

- Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa:

+ Chúa Nguyễn ở Đàng Trong là chính quyền đầu tiên xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vào đầu thế kỉ XVII, việc thực thi chủ quyền được thực hiện một cách chặt chẽ thông qua hoạt động thường xuyên của hải đội Hoàng Sa.

+ Dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền chúa Nguyễn, quá trình thực thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thực hiện một cách liên tục suốt từ thế kỉ XVII và được tiếp nối dưới thời nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Vào khoảng đầu thế kỉ VII, Vương quốc Phù nam suy yếu và bị Chân Lạp xâm chiếm, trên danh nghĩa, vùng đất Nam Bộ của Việt Nam ngày nay thuộc quyền quản lí của triều đình Chân Lạp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, triều đình Chân Lạp hầu như không thể quản lí được vùng đất này, vùng đất Nam Bộ bị bỏ hoang từ thuở đó.

- Từ Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp ngày nay, xuống phía Nam, sang bên kia sông, dọc theo những vùng đất bên bờ Tây sông Hậu cho đến Mũi Cà mau,…là những vùng đầm lầy, những mảng rừng đước, kênh, rạch quanh co, chằng chịt.

- Tình trạng hoang vu này vẫn tiếp tục tồn tại cho đến cuối thế kỉ XVI, khi có sự xuất hiện và khai phá của người Việt. Trong các thế kỉ XVI - XVIII, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã tổ chức nhiều đợt di dân vào khai hoang, lập ấp ở các vùng đất ở phía Nam. Trong quá trình khai phá ấy, người Việt phải đối mặt với bao gian khó, hiểm nguy luôn rình rập. Nhưng với ý chí quyết tâm, kiên cường, bất khuất và tinh thần lao động cần cù, các thế hệ người Việt đã viết nên những trang sử hào hùng về quá trình khai phá, xác lập chủ quyền, bảo vệ và phát triển vùng đất Nam Bộ, góp phần làm rạng rỡ non sông, đất nước Việt Nam.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

Câu ca dao phản ánh giai đoạn đầu của quá trình khai khẩn đất hoang, mở rộng bờ cõi. Người dân được khuyến khích đến những vùng đất hoàn toàn xa lạ, hoang vu, để xây dựng cuộc sống mới, phát triển kinh tế, dần dần biến những vùng đất hoang thành các trung tâm giao thương sôi động.