Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
phương diện: Cách ăn mặc, cách ăn uống, cách nói chuyện, cách làm việc,..
Tình cảm của tác giả với bác là rất to lớn
Giản dị trong lối sống Giản dị trong tác phong sinh hoạt: Bữa cơm của Bác: Bữa ăn vài ba món, lúc ăn không để rơi vãi, ăn xong bao giờ bát cũng sạch, thức ăn được xếp tươm tất. → Ăn uống đạm bạc, ngoài ra Bác còn thể hiện sự quý trọng kết quả sản xuất của con người, kính trọng người phục vụ. Cái nhà sàn nơi Bác ở: Nhà sàn chỉ vài ba phòng, lộng gió và ánh sáng, phản phất hương hoa vườn. → Đơn sơ, thanh bạch, tao nhã Giản dị trong quan hệ với mọi người: Viết thư cho một đồng chí. Nói chuyện với các cháu miền Nam. Đi thăm nhà tập thể của công nhân từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn. Việc gì tự làm được thì không cần người khác giúp. Đặt tên cho người phục vụ: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.
Giản dị trong cách nói và viết
Dẫn những câu nói của Bác: Không có gì quý hơn độc lập tự do; Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi. → Đó là những câu nói nổi tiếng, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc. Mọi người dân đều biết, đều thuộc và hiểu câu nói này. Bình luận về cách nói giản dị đó: Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
→ Đề cao sức mạnh phi thường của lối nói giản dị mà sâu sắc của Bác, đó là sức mạnh khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân
Tư tưởng, giá trị của bài văn còn được thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề...
1 .
a) Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã nêu những chứng cứ trong đời sống của Bác các phương diện (xem phần thân bài mục b)
b) Bố cục và hợp dàn ý:
Bài văn này chỉ là một đoạn trích nên không có đầy đủ các phần trong bố cục thông thường của một bài ngắn nghị luận hoàn chính cụ thể là:
2.*Bố cục
Mở bài: Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống giản dị, thanh bạch ở Bác Hồ.
Thân bài: Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong con người, sinh hoạt, lốì sống, việc làm cụ thể:
+ Bữa ăn chỉ vài ba món đơn giản
+ Cái nhà sàn chỉ hai, ha phòng, hòa cùng thiên nhiên.
+ Việc làm: Từ việc nhỏ đến việc lớn ít cần đến người phục vụ.
+ Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phong cao đẹp
+ Giản dị trong lời nói bài viết.
Kết bài: Đề cao tấm gương giản dị của Bác Hồ để chúng ta noi gương tập ở Bác.
3.Bài viết sử dụng những phép lập luận: Chứng minh, bình luận, giải thí. Nhưng thao tác chủ yếu là chứng minh.
4.
Đoạn văn từ: “Con người của Bác..." đốn "... Nhất, định, thắng, lợi!”
- Nhận xét nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này:
Để chứng minh nhằm thuyết phục, tác giả phải đưa ra một hệ thống luận đầy đủ, chặt chẽ và những dẫn chứng chính xác, cụ thể, toàn diện làm sáng từng luận cứ.
Trong phần đầu, tác giả đã xác định phạm vi vấn đề cần chứng minh. Đó sự giản dị của Bác Hồ thể hiện ở bữa ăn, căn nhà, lối sống. Trong phần tiếp theo, tác giả lần lượt đưa ra các chứng cứ để làm rõ từng điểm nêu trên. Ở luận cứ tác giả chọn lọc những dẫn chứng cụ thể, rõ ràng, xác thực.
Ví dụ: Sự giản dị trong bữa ăn, lần lượt các chứng cứ được nêu ra:
+ Chỉ vài ba món giản đơn.
+ Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
+ Ăn xong, cái bát hao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.
Để kết lại ý này, tác giả đưa ra một nhận xét, kinh nghiệm về ý nghĩa sâu của sự giản dị trong bữa ăn của Bác. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như nào người phục vụ.
- Những chứng cứ ở đoạn này giàu sức thuyết phục, vì:
+ Luận cứ toàn diện (giản dị trong con người, sinh hoạt, lối sống...)
+ Dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực.
+ Những điều tác giả nói được đảm bảo bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó của tác giả với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
5.Tác giả đã giải thích, bình luận vồ đức tính giản dị của Bác Hồ. Đó là giản dị về đời sống vật chất là bởi Bác Hồ sống phong phú đời sống tinh thần và cuộc đấu tranh sôi nổi của quần chúng. Sự giản dị về vật chất càng làm bật sự phong phú về đời sống tinh thần, trong tâm hồn, tình cảm. Đó thực sự một đời sống văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng.
sự giản dị là điều rất cần thiết đặc biệt là các bạn trẻ hiên nay , bởi nếu có đức tính giản dị chúng ta sẽ có sự cư xử đúng đắn với mọi người xung quanh, những điều đó làm nên một cuộc sống nhiều ý nghĩa và đậm đà lòng tin đối với tất cả mọi người xung quanh.
Trình tự lập luận của bài:
- Phần đầu: Sự giản dị của Bác thể hiện ở bữa ăn, căn nhà, lối sống
- Phần tiếp: Đưa ra các luận cứ chứng minh nhận định trên
+ Bữa ăn thanh đạm
+ Căn nhà đơn sơ, gần gũi thiên nhiên
+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền ai
+ Giản dị trong lời nói bài viết
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu đến “trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”): Khẳng định phẩm chất cao quý, không mai một theo thời gian của Hồ chủ tịch.
- Phần 2 (tiêp theo đến “Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”): đức tính giản dị của Bác thể hiện trong đời sống và trong mối quan hệ với mọi người.
- Phần 3 (tiếp theo đến “trong thế giới ngày nay”): Đời sống giản dị của Bác hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, cao đẹp.
- Phần 4 (đoạn còn lại): Sự giản dị trong lời nói và bài viết của Bác, sức ảnh hưởng của phẩm chất Hồ Chí Minh tới nhân dân, dân tộc.
Tham khảo:
Câu 1:
Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ” đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn. Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.
- Phạm Văn Đồng (1906-2000), là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
- Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ông là học trò và là người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết về văn hóa, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc
- Đặc điểm sáng tác: Những tác phẩm của Phạm Văn Đồng lôi cuốn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng, hấp dẫn