Câu tục ngữ nào dưới đây có ý nghĩa khuyên người dân lao động dự đoán được thời tiết, để...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2023

A. Mau sao thi nắng, vắng sao thì mưa

12 tháng 4 2023

Câu tục ngữ nào dưới đây có ý nghĩa khuyên người dân lao động dự đoán được thời tiết, để chủ động trong việc gieo trồng, gặt hái, cày bừa..

A. Mau sao thi nắng, vắng sao thì mưa.                 

B. Tấc đất tấc vàng.    

C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.         

D. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân

Trong gia đình, người tôi mà tôi yêu quý nhất là mẹ. Mẹ là người đã chăm sóc và lo lắng cho tôi từ nhỏ đến lớn, người đã dành cả cuộc đời vì tôi, yêu thương tôi nhất trên đời . Mẹ ơi, liệu trong trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con như mẹ, có ai sẵn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng coni như mẹ không? Vâng! Mẹ, tình mẹ, đó là những thứ quý giá và...
Đọc tiếp

Trong gia đình, người tôi mà tôi yêu quý nhất là mẹ. Mẹ là người đã chăm sóc và lo lắng cho tôi từ nhỏ đến lớn, người đã dành cả cuộc đời vì tôi, yêu thương tôi nhất trên đời . Mẹ ơi, liệu trong trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con như mẹ, có ai sẵn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng coni như mẹ không?

Vâng! Mẹ, tình mẹ, đó là những thứ quý giá và thiêng liêng nhất trên đời,là sự bao la mà không từ ngữ nào có thể diễn tả hết được. Mỗi tôi người chúng ta ai sinh ra cũng đều có mẹ. Mẹ là người đã chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau sinh ra ta, cho ta cuộc sống này.

Cuộc đời của mẹ đã cực khổ nhưng khi hai chị em tôi ra đời,mẹ còn khổ hơn.

Từ khi chào đời, cất tiếng khóc đầu tiên, tôi đã may mắn nhận được vòng tay che chở, âu yếm của mẹ. Mẹ luôn là người dành cho tôi nhiều tình yêu thương nhất. Thời gian mới đó mà trôi nhanh quá, xuân này mẹ đã bước vào tuổi 50 rồi. Những nếp nhăn trên khuôn mặt mẹ giờ đang dần hiện ra. Có thể với ai đó, mẹ không phải là người đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”, nhưng với tôi, mẹ là đẹp nhất! Mẹ không cao, không có khuôn mặt trái xoan và đôi mắt bồ câu như người khác mà mẹ chỉ có vẻ đẹp của trí tuệ,của tâm hồn. Đôi bàn tay của mẹ gầy guộc, nổi đầy những gân xanh. Nhưng cũng nhờ đôi bàn tay ấy mà tôi có được những giấc ngủ ngon, có những bữa ăn ngon lành… Mỗi khi cầm đôi bàn tay mẹ, lòng tôi lại cảm thấy thương mẹ vô cùng!
Trong mắt của một đứa tôi nít như tôi, thì mẹ sinh ra là để chăm sóc cho tôi. Tôi chưa bao giờ tự hỏi lòng mình rằng tại sao mẹ lại hy sinh vì tôi nhiều như thế, tại sao mẹ lại làm tất cả vì tôi, tại sao mẹ lại không lo cho cuộc sống riêng của mình…? Có lẽ vì mẹ là mẹ của tôi!. Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng,. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận, hối hận vì những lần mình đã làm mẹ buồn,mẹ khóc, mẹ lo lắng cho tôi đến bạc cả tóc.

Giờ tôi đã là cô nữ sinh trung học ,Tôi cứ ngỡ kể từ bây giờ mẹ sẽ đỡ khổ nhọc hơn ngày nào. Tôi cứ ngỡ rằng mẹ sẽ không còn khổ nữa, sẽ không còn cảnh mẹ đi khâu vá từng cái áo cho tôi, viết thật đẹp những cái nhãn vở để tôi đi khoe với bạn bè,…. ., thế nhưng tôi vẫn nhận được sự chăm sóc, yêu thương của mẹ như ngày còn thơ bé. Mẹ vẫn chăm lo cho tôi từng chút một, từ bữa ăn cho đến việc học hành. Mẹ luôn an ủi, ở bên động viên tôi mỗi khi tôi vấp ngã; chia sẻ niềm vui cùng tôi những lúc tôi đạt được thành công. Tôi thấy mình thật hạnh phúc và may mắn làm sao khi luôn có mẹ kề bên . Ngày ngày, tôi lại lớn lên nhưng tính cách của tôi vẫn ko thay đổi. Mổi lần hai chị em tôi nạnh nẹ nhau công việc nhà, mẹ lại âm thầm làm những việc ấy mà ko than phiền gì. Tôi biết những lúc như thế mẹ rất buồn vì tụi tôi ko hoàn thuận, ko ngoan.

Khi tôi lớn lên, mẹ sẽ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho tôi nhiều thứ để tôi trưởng thành hơn và hoàn thiện mình hơn. Mẹ dạy tôi đọc thật rõ ràng, viết sao cho thật thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy tôi sắp xếp sách vở, quần áo gọn gàng ngăn nắp để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy tôi gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp, mẹ thường bảo tôi vào cùng để mẹ dạy tôi nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”, mẹ tôi nấu ăn ngon lắm, ngon mà ai cũng phải ấm tắt khen.

Hồi đó tôi rất hay làm mẹ buồn. Lần mà tôi nhớ nhất là khi tôi biết được mật khẩu ổ khóa tủ của mẹ, tôi hay lén mở tủ khi mẹ đi làm để xem đồ trang điểm hay lấy tiền mua quà vặt. Mẹ thường để tiền trong một cái bóp rồi cất trong tủ để tiết kiệm. Vì không sống chung với bố nên mẹ trở thành trụ cột tài chính của gia đình, số tiền lương ít ỏi của mẹ đủ để nuôi ba mẹ con còn dư ra một ít mẹ để dành tiết kiệm vậy mà tôi đã lấy đi biết bao nhiêu tờ tiền từ mồ hôi nước mắt của mẹ. Mỗi ngày tôi một lớn, tôi lại biết suy nghĩ hơn và không lập lại hành động xấu hổ đó nữa nhưng tôi vẫn chưa đủ dũng cảm để nhận lỗi với mẹ.

Từ trước đến giờ mẹ luôn là người hy sinh cho con, mẹ chưa hề nghĩ gì đến bản thân mình cả, mẹ cũng chưa bao giờ đòi tôi phải trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu! Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Mẹ ơi có lẽ con là người hạnh phúc nhất trên đời khi có mẹ là mẹ của con. Con cảm ơn mẹ rất nhiều vì những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con. Mặc dù con chưa được việc gì lớn cho mẹ ngoài cố gắng học tốt nhưng Mẹ ơi,con sẽ ngoan hơn, con không làm mẹ buồn nữa đâu.

< Các bạn nhận xét, cho điểm giúp mình nghen!!!>

3
27 tháng 12 2016

Bài của bạn mình thấy có rất nhiều ý hay. Tuy nhiên, lối hành văn của bạn còn hơi cứng. Câu văn cũng chưa được mượt mà, chưa bộc lộ được nhiều cảm xúc. Nếu đề bài là: "Kể về mẹ". Thì mình sẽ cho bài của bạn 9đ. Nhưng đề TLV số 3 của lớp 7 là "Biểu Cảm về mẹ", vậy nên bài văn của bạn phải chú trọng về biểu cảm chứ đừng kể nhiều quá. Vì đề là biểu cảm nên mình chỉ cho bạn 7,5 (bài văn của cậu có nhiều ý hay lắm! Chỉ cần cậu chú trọng và bộc lộ một tí cảm xúc nữa mình chắc cậu sẽ được điểm 9 >_^)

27 tháng 12 2016

Bài viết khá tốt thanghoa 9 điểm

Biểu cảm và cảm nghĩ cũng gần giống nha,nhưng :

 Biểu cảm là dạng văn viết bộc lộ tâm tư tình cảm của người viết về một sự vật sự việc hoặc về người, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh...

Cảm nghĩ là nêu cảm nghĩ của mik về 1 sự vật,sự việc hay 1 người

Bn dựa vào đây tl nhá

 - giống nhau :+ cùng đánh giá sự việc khách quan của mình và người đọc

+thể hiện tư tưởng tình cảm của mình vs sự việc hiện tượng nói đến

-khác :

+cảm nghĩ : có hình thức trái chiều yêu -ghét , xúc động -dửng dưng,ưa thích -không ưa thích .. 

+biểu cảm:khi viết văn biểu cảm chỉ chọn những đặc điểm ,sự việc thuộc tính nào đó có khả năng gợi cảm ,biểu hiện tư tưởng tình cảm của mình

21 tháng 12 2021

thể thơ lục bát ,ptbđ là biểu cảm

chủ đề là thể hiện tình cảm của người đi xa quê

thành ngữ là dãi nắng dầm mưa,thể hiện sự vất vả khó khăn

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “...Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghétgiặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “...Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghétgiặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phươngnhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ chăm sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,...Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Có ý kiến cho rằng: Doạn vCó ý kiến cho rằng: Doạn văn trên là mẫu mực về lập luận ( trình bày, sắp xếp luận điểm, luận cứ khoa học hợp lý). Em có đồng tình với ý kiến này ko?Nếu có, hãy chỉ rõ

 

0
18 tháng 1 2021

thi gì cơ??????????

18 tháng 1 2021
hỏi cái gì thì quan tâm nó hộ cái
29 tháng 8 2019

"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối"

- Tháng năm: đêm ngắn ngày dài, tháng Mười: đêm dài, ngày ngắn.

- Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ: do sự vận động của Trái Đất, tháng 5 do vị trí nước ta nhận lượng ánh sáng lâu hơn nên ta có cảm giác ngày dài hơn, ngược lại.

- Áp dụng: chú ý phân bố thời gian biểu sinh hoạt, làm việc hợp lý, biết trân trọng thời gian.

"Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa"

- Trời nhiều sao sẽ nắng, trời vắng (vắng) sao sẽ mưa

- Kinh nghiệm này dựa trên quan sát thực tiễn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Nhìn sao có thể đoán biết được thời tiết để sắp xếp việc.

"Ráng mỡ gà có nhà thì giữ"

- Trời xuất hiện ráng có màu vàng mỡ gà có nghĩa sắp có bão

- Đây là kinh nghiệm dự đoán bão

- Nhắc nhở ý thức việc chủ động phòng chống bão lũ

"Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt"

- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển nhiều thì sắp có mưa lớn, lụt lội.

- Cơ sở: Kiến là côn trùng nhạy cảm, khi sắp có mưa bão sẽ bò lên nơi cao ráo

- Từ thực tế quan sát, áp dụng phòng chống bão lũ, thiên tai

"Tấc đất tấc vàng"

- Đất quý giá, quan trọng được ví như vàng

- Đất quý giá vì nuôi sống con người, nơi con người được cư ngụ, bảo vệ

- Cảnh tỉnh sử dụng tài nguyên đất hợp lí, và đề cao giá trị của tài nguyên này.

"Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền"

- Thứ tự quan trọng của các nghề đem lại kinh tế cho con người: nghề nuôi cá, làm vườn, làm ruộng

- Cơ sở khẳng định xuất phát từ lợi ích được mang lại từ những nghề đó

- Giúp con người biết khai thác tốt các điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.

"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"

- Khẳng định thứ tự quan trọng các yếu tố khi trồng lúa: nước, phân, lao động, giống lúa

- Kinh nghiệm câu tục ngữ giúp người nông dân hiểu được tầm quan trọng của từng yếu tố, mối quan hệ của chúng.

"Nhất thì, nhì thục"

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố thời vụ, đất đai đã được khai phá, chăm bón với nghề trồng trọt.

- Nhắc nhở về thời vụ, chuẩn bị kĩ lưỡng đất đai trong canh tác

21 tháng 2 2020

a)

Việt Nam ta là một nước nông nghiệp, chính vì thế yếu tố đất đối với chúng ta là một yếu tố quan trọng. Không có đất thì không thể trồng trọt và đương nhiên là không có đất thì làm sao có thể sinh sống được. Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” thể hiện rõ sự quý giá của đất đối với con người Việt Nam ta.

Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng xét về mặt thể loại thì nó lại là một chỉnh thể thẩm mỹ. Nó chỉ có một câu bốn từ nhưng lại được các nhà nghiên cứu phê bình coi là một tác phẩm. Nó đứng ngang hàng với những bài thơ dài hay những tác phẩm truyện ngắn. Đất là đất còn vàng là vàng, bình thường vàng là thứ quý giá nhất, nó cũng là thứ tài nguyên mà ngày trước biết bao nhiêu đế quốc hùng mạnh đã xâm lược nước ta để cướp đi. Thế nhưng ở đây đất lại quý như vàng.

Bởi vì một tấc đất người nông dân Việt Nam cũng có thể canh tác, trồng trọt, ở. Một tấc đất ấy có thể làm nên sức khỏe, sinh sống, thức ăn cho con người. Có đất thì con người mới có nhà ở, có đất mới có trồng trọt để có thức ăn, có thức ăn mới có thể có sức khỏe và làm ra những thứ quý giá khác.

Chính vì thế, ta có thể khẳng định rằng câu tục ngữ của cha ông để lại hoàn toàn chính xác, nó có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong việc giáo dục các thế hệ mai sau phải biết quý trọng đất. Vì tấc đất là tấc vàng.

b)Nhất nước: Nước là thành phần chính của cây trồng, nước tham gia vào mọi hoạt động sống như quang hợp; vận chuyển, trao đổi chất; định hình cơ thể... nước sạch cho sản phẩn sạch, nước ô nhiễm cho sản phẩm ô nhiễm... Mỗi thời kì sinh trưởng, phát triển cây cần lượng nước khác nhau, thừa thiếu đều không tốt. Không có nước cây không thể duy trì sự sống.
Nhì phân: Phân bón là thức ăn của cây, mỗi giai đoạn cây cần thành phần, tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau. Phân bón không thể thiếu trong nông nghiệp hiện đại, đặc biệt với phương pháp trồng cây không cần đất.
Tam cần: Cần cù, chăm chỉ trong lao động chân tay và trí óc. Nông nghiệp hiện đại không chỉ cần những con người chỉ biết 1 nắng hai sương mà còn cần những nhà nông thông thái, chịu khó học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu kiến thức khoa học, kĩ thuật, có kiến thức về thị trường kinh tế nông nghiệp...
Tứ giống: Giống có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Cần nghiên cứu tạo giống tốt, phù hợp với địa phương.
Cả 4 yếu tốt trên đều quan trọng và không thể thiếu thì nông nghiệp sẽ phát triển.